#83 – Tù nhân của địa lý

Nguồn: Ricardo Hausmann (2001). “Prisoners of Geography”, Foreign Policy, No. 122 (Jan. – Feb.), pp. 44-53.

Biên dịch: Dương Thanh Nga | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các chuyên gia phát triển kinh tế hứa hẹn rằng với sự hòa hợp chính xác của các chính sách hỗ trợ thị trường, các nước nghèo cuối cùng sẽ phát triển thịnh vượng. Nhưng chính sách không phải là vấn đề – địa lý mới là vấn đề. Các quốc gia nhiệt đới không giáp biển không bao giờ có thể tiếp cận những thị trường và công nghệ mới mà họ cần để phát triển trong nền kinh tế toàn cầu.

Bạn thuộc cung Bọ Cạp. Vậy thì bạn chắc hẳn là một người sôi nổi. Các phong vũ biểu cho rằng áp suất khí quyển đang giảm. Vì vậy trời sắp mưa. Vĩ độ của bạn ít hơn 20 độ. Trong trường hợp này, quốc gia của bạn chắc chắn nghèo. Continue reading “#83 – Tù nhân của địa lý”

#70 – Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền

Nguồn: Stephen D. Krasner (2001). “Think Again: Sovereignty”, Foreign Policy, No. 122 (Jan. – Feb.), pp. 20-29.

Biên dịch: Trần Thị Diệu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan điểm về nhà nước như một thực thể tự trị và độc lập đang sụp đổ dưới “đòn công kích” kết hợp của các liên minh tiền tệ, CNN, Internet và các tổ chức phi chính phủ. Nhưng những ai tuyên bố về sự diệt vong của“chủ quyền” dường như đã hiểu sai lịch sử. Các quốc gia – dân tộc có bản năng sinh tồn mạnh mẽ và cho đến lúc này đã thích nghi với những thách thức mới, ngay cả thách thức đặt ra bởi toàn cầu hóa. Continue reading “#70 – Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền”

#60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ

Nguồn: Thomas L. Friedman (2006). “The First Law of Petropolitics”, Foreign Policy, No.154 (May/June), pp 28-36.>>PDF

Biên dịch: Trần Nguyễn Hồng Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp  

Tổng thống Iran phủ nhận việc Đức Quốc Xã diệt chủng người Do Thái, Hugo Chávez cho rằng các nhà lãnh đạo phương Tây nên xuống địa ngục, còn Vladimir Putin thì đang chủ động lấn lướt. Nguyên nhân từ đâu? Họ hiểu rằng giá dầu và tiến trình tự do luôn chuyển động ngược chiều nhau. Đó là định luật đầu tiên của chính trị dầu mỏ, và nó có thể là tiền đề cho những lý giải về một số đặc điểm trong thời đại của chúng ta. Continue reading “#60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ”

#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại

Nguồn: Gerald B. Helmen & Steven R. Ratner (1992). “Saving Failed States”, Foreign Policy, No. 89 (Winter), pp. 3-20

Biên dịch: Nông Hải Âu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ Haiti ở Tây bán cầu tới phần sót lại của Nam Tư ở châu Âu, từ Somalia, Sudan, và Liberia ở châu Phi đến Campuchia ở Đông Nam Á, có một hiện tượng mới đáng lo ngại đang nổi lên: các quốc gia – dân tộc thất bại, hoàn toàn không có khả năng duy trì vai trò một thành viên của cộng đồng quốc tế. Nội chiến, chính phủ tan vỡ, và thiếu thốn kinh tế đang tạo ra ngày càng nhiều hơn tình trạng debellatios, thuật ngữ được dùng mô tả tình trạng bị phá hủy của Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khi các quốc gia này rơi vào tình trạng hỗn loạn Continue reading “#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại”

#52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Nguồn: Devesh Kapur (1998). “The IMF: A Cure or a Curse?” Foreign Policy, No. 111 (Summer), pp. 114-129.>>PDF

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc

Vào tháng 11 năm 1996, một ấn phẩm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa tin về một hội nghị ở Jakarta do IMF tài trợ đã loan báo rằng “các điều kiện cơ bản lành mạnh của ASEAN là tín hiệu tốt cho sự phát triển bền vững.” Ấn phẩm nhấn mạnh rằng thông điệp chính của Hội nghị là “khu vực này đã sẵn sàng kéo dài thành công của mình sang thế kỷ 21, và các chính phủ ở đây vẫn tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này …. Niềm tin của những thành viên tham dự … bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản vững mạnh tại khu vực này; từ truyền thống, và cam kết của các nước ASEAN trong việc phân bổ đầu tư hiệu quả; và từ niềm tin phổ biến rằng môi trường bên ngoài sẽ tiếp tục thuận lợi.” Continue reading “#52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?”

#40 – Đế chế có thời hạn

empire_main

Nguồn: Niall Ferguson[1] (2006). “Empires with Expiration Dates”,  Foreign Policy (September/October), pp. 46-52.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự tồn vong của các đế chế đóng vai trò thúc đẩy lịch sử phát triển. Tuy nhiên, những đế chế ra đời trong suốt 100 năm qua đều chịu chung số phận “đoản mệnh”; không một đế chế nào tồn tại đủ lâu để chứng kiến buổi bình minh của thế kỷ mới. Ngày nay, trên thế giới không còn tồn tại đế chế nào nữa, ít nhất là một cách chính thức. Nhưng điều đó có thể sớm thay đổi nếu nước Mỹ – hay thậm chí là Trung Quốc – nắm bắt được vận mệnh đế chế của mình. Làm thế nào để những cường quốc này không đi vào vết xe đổ của những đế chế đã sụp đổ? Continue reading “#40 – Đế chế có thời hạn”

#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa

PeopleGlobe

Nguồn: Moisés Naím (2009). “Think again: Globalization”, Foreign Policy, No. 171 (March/April), pp. 28-30, 32, 34.>>PDF

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới

Hãy quên đi những bản cáo phó vội vàng. Đối với những người phê phán, toàn cầu hóa là nguyên nhân của sự sụp đổ nền tài chính hiện nay, sự gia tăng bất bình đẳng, gian lận thương mại và kém an ninh. Nhưng đối với phe ủng hộ toàn cầu hóa, đó cũng là hướng giải pháp cho những vấn đề này. Điều không thể tranh cãi đó là toàn cầu hóa vẫn đang tồn tại. Continue reading “#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa”

#26 – Thế giới băng đảng

Nguồn: Andrew V. Papachristos[1] (2005). “Gang World”, Foreign Policy, No. 147 (Mar. – Apr.), pp. 48-55.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Hoàng Thân Anh Tuấn

Số lượng các băng nhóm đường phố đang tăng nhanh một cách chóng mặt trên toàn cầu. Nước Mỹ đã vô tình làm bùng phát hiện tượng này khi trục xuất hàng triệu dân nhập cư có tiền án ra khỏi Mỹ mỗi năm. Nhưng đây chỉ là một phần lý do các băng nhóm hoạt động lan ra khắp thế giới. Internet cũng đóng góp một phần vai trò, bởi đây là nơi các băng nhóm thiết lập lãnh địa hay truyền bá văn hóa của mình. Các thành viên băng đảng có thể chưa bao giờ nghe nói tới toàn cầu hóa, nhưng toàn cầu hóa lại làm cho chúng mạnh lên. Continue reading “#26 – Thế giới băng đảng”

#17 – Hãy suy nghĩ lại: Nạn buôn người

2048873899_1365622940

Nguồn: Feingold, David A.*, “Human Traficking”, Foreign Policy, No. 150 (Sep. – Oct., 2005), pp. 26-30, 32.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu theo phản ánh của tin tức báo chí, thì buôn người là một hiện tượng mới xuất hiện gần đây. Thực tế, việc ép buộc người di chuyển qua biên giới đã có từ rất lâu rồi, như quy luật cung – cầu. Cái mới ở đây là nạn buôn người ngày càng tăng lên về số lượng và sự thật là chúng ta chưa nỗ lực để ngăn chặn vấn nạn này. Chúng ta cần phải hành động để chấm dứt việc buôn bán sinh mạng con người, hơn là chỉ cảm thấy căm tức hay phẫn nộ.  Continue reading “#17 – Hãy suy nghĩ lại: Nạn buôn người”

#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng

4273-itok=SkHQyE8k

Nguồn: Yergin, Daniel (2006). “Ensuring Energy Security”, Foreign Affairs, Vol. 85, No. 2 (Mar – Apr), pp. 69-82. >>PDF

Biên dịch: Trần Thạch Thương Thương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Câu hỏi cũ, đáp án mới

Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, người đứng đầu Cục Hải quân hoàng gia Winston Churchill đã có một quyết định mang tính lịch sử, đó là chuyển đổi nguồn năng lượng cho tàu hải quân Anh từ than đá sang dầu khí. Ông hướng tới xây dựng hạm đội quốc gia hùng mạnh hơn đối thủ là nước Đức. Nhưng điều đó cũng có ý nghĩa rằng Hải quân Hoàng gia Anh sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn than đá ở xứ Wales mà phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu thô hết sức bấp bênh từ Ba Tư. Điều này đã khiến an ninh năng lượng trở thành một câu hỏi trong chiến lược quốc gia. Câu trả lời của Churchill khi ấy là gì? Đó là: “Sự an toàn và ổn định của dầu mỏ nằm trong sự đa dạng và chỉ có sự đa dạng [về nguồn cung] mà thôi.” Continue reading “#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng”