Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thảng Giêng năm Hồng Đức thứ 2 [21/1-19/2/1471], tức Minh thành Hóa năm thứ 7, đại quân sắp vào đất giặc, Vua cho tập thủy chiến tại cửa biển Thuận Hóa và vẽ bản đồ Chiêm Thành dâng lên. Ngày mồng 6, bắt sống viên quan Chiêm Thành giữ cửa ải Cu Đê, Đà Nẵng. Bấy giờ theo truyền thống nhà Vua ngự giá ra cõi ngoài; các Tù trưởng dân tộc thiểu số và Sứ thần Ai Lao đến cống. Vua soạn sách lược bình Chiêm, cho dịch ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi; chuẩn bị thóc luộc chín có thể để lâu, dùng cung cấp quân lương lâu ngày: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Quang Thuận thứ 9 [25/1-23/2/1468], tức Minh Thành Hóa năm thứ 4, vua ra sắc chỉ cho những quan chức tại nơi nước độc xa xôi, nếu làm việc tốt, hết hạn 6 năm được thuyên chuyển về nơi đất lành; nếu bê trễ sẽ bị bổ đến miền biên cương xa xôi thêm 6 năm nữa, mới được cứu xét:

Mùa xuân, tháng Giêng, ra sắc chỉ rằng: Những quan viên nhậm chức nơi nước độc chốn biên cương xa xôi, người nào biết cách nuôi vỗ dân, đốc thúc không phiền nhiễu dân mà vẫn thu đủ thuế, đủ hạn 6 năm thì cho chuyển về nơi đất lành. Nếu ai kiếm cớ đau ốm né tránh, nộp thuế thiếu nhiều, thì phải bổ đi miền biên cương xa, đủ 6 năm nữa mới được quyết định lại. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 45a. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngày 27 tháng giêng năm Quang Thuận thứ 8 [3/3/1467] (Minh Thành Hóa năm thứ 3), nhà Vua đến bái yết Lam Kinh. Ngày 29 [5/3/1467] hành cung Vua đóng tại điện An Lạc. Ngày mồng một tháng 2 [6/3/1467] có nhật thực, làm lễ tế văn miếu. Ngày mồng 8 [13/3/1467] sai bọn Thượng thư bộ Hộ Trần Phong khám đất tại Lam Sơn, để cấp cho các công thần:

Ngày 27, vua bắt đầu đến Lam Kinh bái yết lăng Lam Kinh. Ngày 29, ngự giá đóng tại hành điện An Bạc. Ban phép tập trận đồ. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P3)”

Những thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống Nguyên Mông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, người viết từng tham khảo các bộ sử như Nguyên sử, Tục Tư Trị Thông Giám của Tất Nguyên, An Nam Chí Lược của Lê Trắc, Đại Việt Sử Kỳ Toàn ThưKhâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Về sử liệu, các bộ sử có thể bổ sung cho nhau; duy về thời điểm lịch sử thì bộ An Nam Chí Lược ghi rất cẩn trọng, phần lớn ghi đầy đủ cả ngày, tháng, năm. Kỹ hơn nữa khi ghi ngày, soạn giả Lê Trắc ghi cả ngày theo số đếm, và cả ngày Can Chi. Continue reading “Những thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống Nguyên Mông”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngày 17 tháng Giêng năm Quang Thuận năm thứ 5 [23/2/1464], Vua Anh Tông nhà Minh mất; 5 hôm sau vào ngày 28/2/1464 Vua Hiến Tông lên ngôi:

Mùa xuân, tháng Giêng, ngày 17, vua Anh Tông nhà Minh băng. Ngày 22, Thái tử Kiến Nhu lên ngôi, đổi niên hiệu là Thành Hóa. Đó là Hiến Tông.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 15a.

Tháng 2 [8/3-6/4/1464], Vua Lê Thánh Tông trở về Thanh Hóa bái yết lăng tẩm. Ban sắc khen Thượng thư bộ Hình Lê Cảnh Huy đã đưa lời nói thẳng; khuyến khích nên xét kỹ những vụ án oan uổng, để xứng với chức vụ: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P2)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Quang Thuận thứ 2 [12/3-10/4/1461], Vua Thánh Tông về Thanh Hóa, bái yết lăng tẩm:

Tháng 2, vua ngự về Tây Kinh bái yết sơn lăng.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 7a.

Vào tháng 8 năm ngoái, Vua Anh Tông nhà Minh sai sứ bộ Duẫn Mân sang phong Lạng Sơn Vương Nghi Dân. Tháng 2 năm nay đến Quảng Tây, thì biết tin Nghi Dân cướp ngôi đã bị người trong nước lật đổ; rồi đưa Lê Hạo, tức Vua Thánh Tông, lên ngôi. Sau khi nghe Duẫn Mân tâu, Vua Minh quyết định cho sứ bộ trở về kinh: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)”

Lê Nghi Dân bị phế truất, Lê Thánh Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong năm Canh Thìn, tức Minh Thiên Thuận thứ 4 [1460] nước ta có 2 niên hiệu. Lạng Sơn Vương Nghi Dân cướp ngôi vào ngày mồng 3 tháng 10 năm trước [28/10/1459]; năm sau tiếp tục niên hiệu Thiên Hưng năm thứ 2, cho đến ngày mồng 6 tháng 6 [24/6/1460] thì bị lật đổ. Sau đó Vua Lê Thánh Tông lên ngôi, với niên hiệu Quang Thuận năm thứ nhất.

Vào tháng 2 [22/2-22/3/1460], Nghi Dân làm cuộc cải tổ hành chánh, đặt ra 6 bộ, 6 khoa; trước kia chỉ có 2 bộ, nay đặt 6 bộ gồm Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công: Continue reading “Lê Nghi Dân bị phế truất, Lê Thánh Tông lên ngôi”

Lê Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào năm ngoái Thái Hòa thứ 7 [1449], tại Chiêm Thành, Ma Ha Quí Do giành ngôi của người anh là Ma Ha Quí Lai, nên bị vua Lê Nhân Tông nước ta gửi thư trách. Vốn ôm lòng oán hận, lại muốn tránh tội cướp ngôi; Quí Do mạo tên là Quí Lai, sai sứ sang nhà Minh tố cáo Đại Việt mấy lần xâm hại, bắt người nước này kể cả nam lẫn nữ đến 33.500. Trong chiếu thư gửi Vua Lê Nhân Tông vào năm nay, tức Thái Hòa thứ 8 [1450], Vua nhà Minh nêu việc này lên, để phản đối: Continue reading “Lê Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông”

Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Thái Hòa thứ 6 [3/1448], Đèo Mạnh Vượng, tri châu Phục Lễ vùng Lai Châu có tội. Triều đình bắt Mạnh Vượng tự tử, rồi trao chức Chiêu thảo sứ cho em Vượng:

Tháng 2, Tư không châu Phục Lễ Đèo Mạnh Vượng có tội, cho tự tử. Sai nhập nội tư mã Lê Ê đem 5.000 quân hộ tống người em thứ của Mạnh Vượng, cho làm chiêu thảo sứ tri châu Phục Lễ, thay trông coi dân chúng của Mạnh Vượng và tịch thu gia sản của Mạnh Vượng. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)”

Đại Việt dưới thời Vua Lê Nhân Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Nhân Tông tên húy Bang Cơ, con thứ ba của Thái Tông; mẹ là Tuyên Từ hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh, người làng Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Vua sinh ngày mồng 9 tháng 6 năm Tân Dậu Đại Bảo thứ 2 [27/6/1441]; ngày 16 tháng 11 [29/11/1441] lập làm Hoàng thái tử. Ngày 12 tháng 8 năm Đại Bảo thứ 3 [15/9/1442], đại thần là bọn Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với bọn Lê Liệt, Lê Bôi tôn lên ngôi, lúc ấy Vua mới 2 tuổi; lấy năm sau làm Thái Hòa năm thứ 1.

Mở đầu kỷ nguyên Thái Hòa năm thứ nhất [1443], bấy giờ vua mới 3 tuổi, nên Thái hậu Nguyễn Thị Anh coi chính sự, quyết đoán việc nước. Xuống chiếu cầu lời nói thẳng, để sửa chữa những chỗ thiếu sót: Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Lê Nhân Tông (P1)”

Cách đổi lịch thời vua Quang Trung, Quang Toản sang dương lịch

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Càn Long ban sắc phong cho Vua Quang Trung tước Quốc vương vào ngày ngày 21 tháng 6 năm Càn Long thứ 54 [12/8/1789], sau đó sai Sứ thần Thành Lâm mang sắc đến nước ta. Thành Lâm cho biết lễ tuyên phong cử hành vào ngày 15 tháng 10 [1/12/1789], trong dịp này Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh ban cho lịch Thời Hiến và mở cửa khẩu để buôn bán. Sự kiện được Thành Lâm soạn thành tấu văn nội dung như sau: Continue reading “Cách đổi lịch thời vua Quang Trung, Quang Toản sang dương lịch”

Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên

Tác giả: Hoàng Bạch Thảo

Vào các tháng Giêng và tháng 5 năm Thiệu Bình thứ 5 [1438], Vua cho đào kênh tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Cũng trong tháng 5, giáng người anh trưởng là Quận vương Tư Tề làm thường dân:

Năm Mậu Ngọ, Thiệu Bình thứ 5 [2/1438], (Minh Chính Thống năm thứ 3). Mùa xuân, tháng Giêng, sai dân chúng 4 đạo đào kênh ở Trường Yên [Ninh Bình], Thanh Hóa, Nghệ An.

Mùa hạ, tháng 5, sai văn thần đốc thúc quân dân đào các kênh ở lộ Thanh Hóa.

Giáng quận vương Tư Tề xuống làm thứ nhân.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 11, trang 50b. Continue reading “Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thái Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trước đây nhà Minh chỉ phong cho các Vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông quyền trông coi quốc sự; bấy giờ triều đình nước ta muốn nhà Vua được phong Vương như các triều đại trước; nên dùng Thượng thư bộ Lễ, Đào Công Soạn, người giỏi về ngoại giao, đảm nhiệm việc cầu phong:

Năm Thiệu Bình thứ 3, mùa xuân, tháng Giêng [2/1436], bàn sai Thẩm hình viện sứ kiêm Lễ bộ thượng thư Đào Công Soạn và Nội mật viện phó sứ Nguyễn Thúc Huệ sang nhà Minh cầu phong.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 11, trang 34a. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thái Tông (P3)”

Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhân lễ tết Nguyên Đán, năm Thiệu Bình thứ 2, nhà Vua dẫn các quan bái yết Thái miếu, rồi thiết triều:

Năm Ất Mão, Thiệu Bình thứ 2, tháng Giêng, ngày mồng 1 [29/1/1435], vua dẫn các quan tới bái yết Thái miếu. Khi về cung, mặc áo trắng coi chầu, nhạc nổi lên, quan hầu thét cảnh giới, các quan đều mặc cát phục trắng an ủi.” Toàn Thư, Bản Kỷ, Quyển 11, trang 20b.

Ngày mồng 3 tháng Giêng, tại Trung Quốc, Vua Tuyên Tông mất, Vua Anh Tông lên ngôi; đến ngày 15 tháng 5, gửi chiếu dụ báo tin cho An Nam: Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P2)”

Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua tên húy là Nguyên Long, con thứ của vua Thái Tổ, ở ngôi 9 năm, băng khi đi tuần miền Đông, thọ 20 tuổi, táng ở Hựu Lăng. Mẹ vua là Cung Từ hoàng thái hậu Phạm thị, tên húy là Trần, người hương Quần Lai, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa. Vào ngày 20 tháng 11 năm Quí Mão [22/12/1423], sinh ra vua; tháng 3 năm Thuận Thiên thứ 1 [4/1428], phong làm Lương quận công; ngày mồng 6 tháng Giêng năm Thuận Thiên thứ 2, [9/2/1429], được lập làm Hoàng thái tử. Ngày mồng 8 tháng 9 năm Thuận Thiên thứ 6 [20/10/1433], lên ngôi, lấy năm sau làm năm Thiệu Bình thứ 1. Bấy giờ, vua mới 11 tuổi, nhưng không phải nhờ mẫu hậu buông rèm coi việc nước; mọi việc trong thiên hạ do nhà Vua tham khảo với bầy tôi quyết định. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P1)”

Những năm cuối của triều vua Lê Thái Tổ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Một năm trước, vào ngày 25/11/1429, nhân sứ nhà Minh là bọn Lý Kỳ về nước, Vua Lê Thái Tổ sai bọn đầu mục là Đào Công Soạn mang vàng bạc và sản vật địa phương sang triều cống. Ngày 3/4/1430 đến kinh đô nhà Minh, đưa lời tâu của Vua, cùng các kỳ lão, một lần nữa khẳng định rằng người và khí giới đã trả về hết; con cháu họ Trần đã tìm khắp nơi nhưng không còn ai; xin cầu phong. Sự việc trình bày qua văn bản sau đây:

Ngày 11 tháng 3 năm Tuyên Đức thứ 5 [3/4/1430]. Bọn Thị lang Lý Kỳ đi sứ Giao Chỉ trở về. Lê Lợi sai bọn Đầu mục Đào Công Soạn triều cống khí mãnh bằng vàng, bạc; cùng sản vật địa phương. Lại dâng lời tấu như sau: Continue reading “Những năm cuối của triều vua Lê Thái Tổ”

Lê Thái Tổ chấn chỉnh đất nước, chiêu hiền đãi sĩ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng, Vua ra lệnh nghiêm trị tệ trạng uống rượu, cờ bạc; qui định bảo vệ, và sử dụng ấn:

Kỷ Dậu, Thuận Thiên năm thứ 2, (Minh Tuyên Đức năm thứ 4). Mùa xuân, tháng Giêng, ngày mồng 4 [7/2/1429], ra lệnh chỉ cho các quan, cho kinh đô và các lộ, huyện, xã rằng: Kẻ nào du thủ thực, đánh cờ đánh bạc thì quan ty và quân dân bắt nộp để trị tội. Đánh bạc thì chặt 5 ngón tay, đánh cờ thì chặt 1 ngón tay, những kẻ không phải là việc quan mà vô cớ tụ họp uống rượu thì xử phạt 100 trượng, người chứa chấp bị tội kém một bậc. Continue reading “Lê Thái Tổ chấn chỉnh đất nước, chiêu hiền đãi sĩ”

Đánh thắng giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên:

Mậu Thân, Thuận Thiên năm thứ 1 (Minh Tuyên Đức năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng [17/1-14/2/1428], quân Minh đã về nước, vua bèn thâu tóm cả nước, lấy năm này làm năm đại định.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 10, trang 54b.

Nhà Vua ra lệnh các quan tại trung ương bàn định pháp lệnh cai trị quân dân; các tướng hiệu trị quân theo pháp luật; các lộ tại địa phương tra xét dân tình không để cho tàn dư quân Minh lọt lưới: Continue reading “Đánh thắng giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ lên ngôi”

Phản ứng nội bộ nhà Minh sau thất bại tại Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong cuộc xâm lăng nước ta dưới thời nhà Hồ, Liễu Thăng chiếm công đầu; đến năm Tuyên Đức thứ 2 [1427], lại được giao chức Tổng binh, cứu viện Vương Thông. Ỷ binh hùng, tướng mạnh, có thể chiến thắng một cách dễ dàng, nên thái độ y đầy kiêu ngạo. Biết rõ tâm lý, Bình Định Vương Lê Lợi sai sứ nghênh đón tận quan ải, mong bãi binh, và dâng thư xin qui phụ. Theo tư liệu sưu tầm đựợc, có 2 thư gửi cho Liễu Thăng; một bản do Trần Cảo đứng tên, nhan đề “Thư Gửi Liễu Thăng”, xuất xứ từ Quân Trung Từ Mệnh Tập, b 6, đã đăng tại phần trên; một bản đứng tên Lê Lợi, xuất xứ từ Minh Thực Lục, đăng dưới đây. Với thái độ ngạo mạn, y không thèm xem qua thư, cho chuyển thẳng về triều, rồi điều quân tiến gấp: Continue reading “Phản ứng nội bộ nhà Minh sau thất bại tại Đại Việt”

Giặc Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi toàn thắng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Toàn Thư chép Bình Định Vương Lê Lợi sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, dùng tên Trần Cảo dâng biểu lên Vua nhà Minh, xin lập dòng dõi nhà Trần; vua Minh lấy lý do yên dân, chấp thuận. Sau đó sai bọn La Nhữ Kính mang chiếu sang phong Trần Cảo làm An Nam Quốc vương, và cho rút quân về:

Trước đó vua sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, sai người dâng biểu của Cảo xin lập làm dòng dõi họ Trần, chuyển tới Quảng Tây và Vân Nam nhà Minh mỗi nơi một bản. Kiềm quốc công Mộc Thạnh nhận được thư, lập tức chạy tâu về kinh, vua Minh nhận được biểu, ra dụ cho các quan văn võ rằng: “Những người bàn không hiểu ý nghĩa của việc ngừng can qua, hẳn cho rằng làm thế là không có uy vũ.[1] Nhưng nếu dân được yên thì trẫm có kể gì lời bàn của người khác. Continue reading “Giặc Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi toàn thắng”