Trung-Nhật cạnh tranh giành dự án đường sắt Indonesia

INDONESIA-INFRASTRUCTURE/ DTW102

Nguồn: Emirza Adi Syailendra, “Indonesia’s High Speed Rail: A China-Japan Scramble for Influence?”, RSIS Commentary, 09/12/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

So với Nhật Bản, Trung Quốc thể hiện sự vượt trội của mình trong dự án đường sắt cao tốc đầu tiên tại Indonesia, điều phản ánh tham vọng hiện thực hóa sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 của Bắc Kinh. Động thái này có ý nghĩa gì đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương?

Indonesia đã đưa ra quyết định lớn và rất quan trọng khi trao quyền xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung cho Trung Quốc thay vì Nhật Bản. Chính phủ Indonesia bối rối chọn lựa giữa Nhật Bản – “người bạn lâu năm đáng tin cậy” – và Trung Quốc – một cường quốc mới nổi – khi nước này đang chuẩn bị triển khai dự án đường sắt cao tốc vào đầu năm 2016 tới. Hai ‘gã khổng lồ’ trong khu vực Đông Á này trình ra những gói thỏa thuận rất cạnh tranh, trong đó mỗi bên đều đưa ra các điều khoản có lợi cho chính phủ Indonesia. Continue reading “Trung-Nhật cạnh tranh giành dự án đường sắt Indonesia”

07/12/1975: Indonesia xâm lược Đông Timor

East_Timor_Demo

Nguồn:Indonesia invades East Timor,” History.com (truy cập ngày 06/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Rạng sáng ngày mùng 7 tháng 12 năm 1975, quân đội Indonesia đã tiến hành một cuộc xâm lược lớn vào đất nước thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha trên nửa phía Đông của đảo Timor, nằm gần nước Úc trên biển Timor.

Sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi Đông Timor tháng 8 năm 1975, quân đội Indonesia lập tức xâm nhập biên giới đất nước này qua Tây Timor thuộc Indonesia. Ngày 28 tháng 11, lo ngại cuộc xâm lược sắp diễn ra của Indonesia, chính phủ dân cử dân chủ của Đông Timor tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đông Timor. Continue reading “07/12/1975: Indonesia xâm lược Đông Timor”

Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia

b90b36ea6a81482ca37e9b0ce509e239_18

Nguồn: Gareth Evans, “Indonesia’s Forgotten Genocide, Project Syndicate, 02/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 vừa qua đánh dấu 50 năm kể từ ngày diễn ra một trong những cuộc thảm sát tồi tệ nhất thế kỷ hai mươi được gây ra bởi lực lượng quân đội Indonesia. Dù vậy, lần kỷ niệm này trôi qua một cách gần như yên ắng. Cuộc thảm sát khoảng 500.000 thành viên và những người ủng hộ Đảng Cộng sản Indonesia (Indonesian Communist Party – PKI) trong giai đoạn 1965 – 1966 là cuộc diệt chủng ít được nhắc tới nhất của thế kỷ trước.

Việc vén bức màn về cuộc tắm máu đến giờ là đã quá chậm trễ, nhưng những người có quá khứ muốn che dấu dường như vẫn chống lại những nỗ lực này. Những người tổ chức Lễ hội Ubud dành cho Tác giả và Độc giả vốn nổi tiếng ở Bali đã nếm mùi một làn sóng kiểm duyệt mạnh tay mới, với việc các quan chức địa phương đe dọa sẽ hủy bỏ toàn bộ lễ hội nếu những phiên thảo luận được đề xuất về các cuộc thảm sát được tiến hành. Continue reading “Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia”

12/10/2002: Khủng bố ở Bali khiến 202 người thiệt mạng

226901-bali-memorial

Nguồn:Terrorists kill 202 in Bali,” History.com (truy cập ngày 11/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2002, ba vụ đánh bom khủng bố đã làm xáo trộn sự yên bình của thị trấn Kuta trên đảo Bali của Indonesia. Các vụ nổ, sản phẩm của phiến quân khủng bố Hồi giáo, đã khiến 202 người thiệt mạng (trong đó có 88 người Úc, 38 người Indonesia, và khách du lịch đến từ hơn 20 quốc gia khác) cùng hơn 200 người khác bị thương, nhiều người trong số đó bị bỏng nặng. Các vụ tấn công là một cú sốc đối với cư dân và những ai quen thuộc với hòn đảo chủ yếu là người theo Ấn Độ giáo, vốn được biết đến từ lâu như một thiên đường bình yên và thân thiện này.

Vụ nổ khiến nhiều người thiệt mạng nhất xảy ra khi một quả bom lớn, ước tính nặng khoảng 1.020 kilôgam, phát nổ trong một chiếc xe tải nhỏ đặt bên ngoài hộp đêm Sari Club của thị trấn. Vụ nổ để lại một hố bom lớn trên mặt đất và được cho là đã ép vỡ tất cả các cửa sổ trong thị trấn. Đa số người thiệt mạng và bị thương trong vụ nổ là du khách trẻ đang đi nghỉ mát trên đảo, nhiều nhất từ Úc, ngoài ra còn có 38 người Indonesia, chủ yếu là người Bali. Continue reading “12/10/2002: Khủng bố ở Bali khiến 202 người thiệt mạng”

#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Nguồn: Richard Robison (1996). “The politics of ‘Asian values’”, The Pacific Review, Vol. 9, No. 3, pp. 309-327.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này lập luận rằng một loạt các tư tưởng chính trị chuyên chế và bảo thủ đã được những người châu Á ủng hộ coi như là một cấu thành văn hóa trong xã hội Á châu. Thông qua đó, họ cố bảo vệ quan điểm của mình trước giới phê bình trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, những giá trị về hệ thống trung ương tập quyền ẩn chứa trong các “giá trị châu Á” phải hứng chịu sức ép khi mà chủ nghĩa tư bản công nghiệp làm chuyển đổi xã hội châu Á và các nền kinh tế khu vực trở nên quốc tế hóa. Trớ trêu thay, các giá trị châu Á được các nhà tân bảo thủ theo định hướng thị trường ở phương Tây mô tả như là mô hình cho tương lai. Các giá trị này kết hợp với nhautrong phức hợp giữa chủ nghĩa bảo thủ xã hội với các chính sách nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế. Continue reading “#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á”

Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia

Indonesia

Tác giả:  Vũ Lê Thái Hoàng – Lê Linh Lan*

Tóm tắt: Với mục tiêu tìm hiểu về định nghĩa, tiêu chí phân loại và kiểu chính sách/hành vi đặc thù của nhóm các nước “tầm trung” trong quan hệ quốc tế, bài viết nghiên cứu mảng lý thuyết về các nước nhỏ/yếu (vốn được chú ý ít hơn mảng lý thuyết về các nước lớn) trong chủ nghĩa Tân Hiện thực và Thể chế Tân Tự do bởi đây là nền tảng khơi nguồn cho lý thuyết về các nước tầm trung. Qua đó, các tác giả nhận thấy chính sách ưu tiên ngoại giao đa phương và kiểu hành vi đối với các thể chế quốc tế, khu vực tạo nên một trong những đặc thù cơ bản nhất của các nước tầm trung nhằm khắc phục sự bất cân xứng về sức mạnh và giảm thiểu những rủi ro của chính sách cân bằng, phù thịnh hay trung lập trong quan hệ với các nước lớn. Bài viết cũng vận dụng khuôn khổ lý thuyết trên để hiểu rõ hơn về chính sách “cân bằng năng động” (dynamic equilibrium) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của quốc gia tầm trung In-đô-nê-xi-a dưới thời Tổng thống Xu-xi-lô Giút-đô-dô-nô, qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho các quốc gia tầm trung ở khu vực trong một môi trường chiến lược đang có nhiều biến chuyển nhanh chóng, phức tạp.

Continue reading “Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia”

#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Southeast Asia”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 159-203.

Biên dịch và Hiệu đính: Trương Thị Thanh Hiền & Vũ Thị Hương Giang[1]

INDONESIA: Dịch chuyển khỏi trung ương

Sự phát triển quan trọng nhất trong nền chính trị Indonesia kể từ cuối thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Suharto là một sự phát triển không ấn tượng một cách đáng ngạc nhiên. Nó không liên quan đến các cuộc biểu tình đường phố ồn ào kêu gọi những thay đổi sâu rộng hay các kế hoạch táo bạo của chính phủ để thay đổi nền kinh tế đất nước. Bạn không thể tạo ra một bom tấn Hollywood từ điều đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng các sử gia, những người nhìn lại nhiều năm trước, sẽ nhận ra bản chất rất quan trọng của nó. Sự phát triển mà tôi đang đề cập đến chính là sự khu vực hóa, còn được gọi là sự phân quyền (hay phi tập trung hóa – NHĐ). Continue reading “#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam”

#61 – Wendt hội ngộ phương Đông: Văn hóa hợp tác và xung đột của ASEAN

Nguồn: Stefan Rother (2012). “Wendt meets East: ASEAN cultures of conflict and cooperation”, Cooperation and Conflict, Vol. 47, No.1, pp. 49–67.

Biên dịch: Mai Chí Trung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi bàn luận về các khái niệm hợp tác và xung đột thì các lý thuyết chủ đạo về Quan hệ quốc tế rất khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có một mẫu số chung: chúng đều bắt nguồn từ những kinh nghiệm và lịch sử học thuật của phương Tây. Thời gian gần đây, một lượng văn liệu về những khả năng hình thành cũng như các lợi ích mà các học thuyết Quan hệ quốc tế phi phương Tây mang lại đang dần xuất hiện. Bài viết này đề xuất một “sự dung hòa”: một cách tiếp cận lý thuyết có thể áp dụng được cho cả quan hệ quốc tế phương Tây lẫn phi phương Tây, trong đó có xét đến cả những bối cảnh lịch sử, tư tưởng và văn hóa. Dựa trên chủ nghĩa kiến tạo xã hội được phát triển bởi Alexander Wendt, bài viết lập luận rằng sự tồn tại của bản sắc tập thể giữa các quốc gia trong một khu vực cụ thể có thể tự thể hiện trong những lôgic hay những văn hóa vô chính phủ riêng biệt. Chúng dựa trên những quy chuẩn của xung đột hoặc hợp tác được thiết lập thông qua sự tương tác, có thể được đề xuất bởi các tác nhân bên ngoài và được bản địa hóa, hoặc có thể bị tác động bởi sự tái định hình bản sắc quốc gia thông qua những sự kiện trong nước. Ngoài ra còn có tình trạng phụ thuộc vào các thói quen văn hóa: những quy chuẩn bắt nguồn từ nhận thức hay ký ức văn hóa của một khu vực có xu hướng bị phớt lờ bởi những sự giải thích vốn chỉ tập trung vào những sự kiện hiện nay hoặc những mô hình hợp tác theo kiểu phương Tây. Các nghiên cứu về khu vực học có thể đóng góp các bối cảnh này.
Continue reading “#61 – Wendt hội ngộ phương Đông: Văn hóa hợp tác và xung đột của ASEAN”