Chiến tranh xảy ra không phải do tai nạn

Nguồn:  Erik Lin-Greenberg, “Wars Are Not Accidents”, Foreign Affairs, 08/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ ám sát một lãnh đạo cấp cao của Hamas ở Tehran do Israel thực hiện vào tháng 7, cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong mùa hè, và một loạt các hành vi khiêu khích trên không và trên biển ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã làm dấy lên lo ngại rằng các cuộc xung đột âm ỉ kéo dài có thể leo thang thành các cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn. Sau những hành động khiêu khích này, các nhà phân tích lo lắng về nguy cơ gia tăng các vụ tai nạn quân sự và nhận thức sai lầm về chiến lược. Họ lo ngại rằng những sự cố kiểu này có thể làm gia tăng căng thẳng đến mức các nhà hoạch định chính sách mất kiểm soát và vấp phải những cuộc chiến mà họ không có ý định tham gia. Như Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói vào tháng 8, các cuộc tấn công ở Trung Đông “làm tăng nguy cơ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm mà không ai có thể dự đoán và không ai có thể kiểm soát hoàn toàn.” Continue reading “Chiến tranh xảy ra không phải do tai nạn”

27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân

Nguồn: The United States and Soviet Union step back from brink of nuclear war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, cuộc đàm phán phức tạp và đầy căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cuối cùng đã dẫn đến một kế hoạch chấm dứt cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba vốn đã kéo dài hai tuần. Vậy là giai đoạn đáng sợ – trong đó thế giới cận kề nguy cơ hủy diệt hạt nhân – cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân”

20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba

Nguồn: Kennedy secretly plans blockade of Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, các phóng viên tại Nhà Trắng được tin Tổng thống John F. Kennedy đã bị cảm lạnh; trên thực tế, ông đang tổ chức nhiều cuộc họp bí mật với các cố vấn trước khi ra lệnh phong tỏa Cuba.

Kennedy đang ở Seattle và dự kiến sẽ tham dự Hội chợ Thế giới Thế kỷ 21 ở Seattle thì thư ký báo chí của ông thông báo rằng tổng thống đã bị “nhiễm trùng đường hô hấp.” Tổng thống sau đó bay trở lại Washington, nơi ông được cho là đã nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Continue reading “20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba”

Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta

Tác giả: Lê Như Mai

Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962 đã kết thúc gần 60 năm nhưng ý nghĩa của sự kiện này vẫn được nhắc đến nhiều bởi đây là khủng hoảng đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dù cuộc khủng hoảng cuối cùng đã không dẫn đến chiến tranh nhờ có vai trò của ngoại giao và thỏa hiệp giữa hai siêu cường nhưng nó đã có tác động lớn đến hệ thống quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh – Hệ thống Yalta. Bài viết này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm trình bày những điểm chính về Hệ thống Yalta,[1] dẫn ra những diễn biến chính của Khủng hoảng Tên lửa Cuba, để từ đó phân tích các tác động của sự kiện đến Hệ thống Yalta. Continue reading “Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta”

28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba

Nguồn: The Cuban Missile Crisis comes to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã bước đến hồi kết khi lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đồng ý di dời dàn tên lửa của nước này khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Cuba. Sự kiện này đã chấm dứt gần hai tuần ngập tràn lo lắng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, trong đó hai nước đã đến rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng này rất nhiều và rất đa dạng. Quan hệ giữa Cuba và Liên Xô đã rơi vào xáo động một thời gian sau khi Khrushchev cho loại bỏ tên lửa, nguyên nhân là bởi Fidel Castro cáo buộc Liên Xô đã quay sang ủng hộ người Mỹ mà bỏ rơi cách mạng Cuba. Continue reading “28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba”