Hãy để Nga được là Nga

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Let Russia Be Russia,” Project Syndicate, Dec. 15, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bài liên quan: #27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Trong bài viết nổi tiếng ký tên “X” của George F. Kennan xuất bản năm 1947, ông lập luận rằng sự thù địch của Liên Xô đối với Hoa Kỳ là gần như không thể lay chuyển, bởi nó không bắt nguồn từ xung đột lợi ích cổ điển giữa các cường quốc, mà bắt nguồn từ sự bất an và chủ nghĩa dân tộc đã ăn sâu bén rễ. Có thể nói cuộc xung đột hiện nay giữa Nga của Vladimir Putin và phương Tây cũng tương tự: Gốc rễ của nó là sự va chạm giữa phương Tây với các giá trị phổ quát và nước Nga đang theo đuổi một bản sắc riêng biệt.

Cuộc đấu tranh tìm bản sắc của một quốc gia có thể định hình hành vi chiến lược của nó. Bản tính muốn khai hóa (các dân tộc khác) của nền văn minh Mỹ giúp giải thích cách ứng xử như một cường quốc toàn cầu của nó. Sự hồi sinh của Hồi giáo về cơ bản là một cuộc tìm kiếm bản sắc trọn vẹn của một nền văn minh cổ đại bị choáng ngợp trước những thách thức của thời hiện đại. Và việc Israel nhấn mạnh bản sắc Do Thái của họ đã trở thành một trở ngại rất lớn cho hòa bình với người Palestine. Continue reading “Hãy để Nga được là Nga”

Tại sao người Nga “nghiện” Putin?

participants-rally-support-vladimir

Tác giả: Maxim Trudolyubov | Biên dịch: Đào Tuấn Ninh

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?

Dõi theo quỹ đạo đáng lo ngại của nước Nga dưới thời tổng thống Vladimir Putin, nhiều nhà quan sát quốc tế thắc mắc làm thế nào một vị lãnh đạo rõ ràng đang đưa đất nước đến bờ vực thẳm lại vẫn được ái mộ đến vậy. Câu trả lời đơn giản là: những người ủng hộ ông Putin – một lượng đa số người Nga – không thấy được mối nguy trước mắt.

Theo một cuộc điều tra độc lập của Trung tâm Levada, tỉ lệ ủng hộ ông Putin tăng từ 65% vào tháng 1 lên 80% vào tháng 3, ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea. Tỉ lệ này đạt mức cao nhất vào đầu tháng 8, lên tới 87%, khi nhiều người tin rằng Nga và Ukraine đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh tổng lực. Mặc dù tỉ lệ sau đó đã giảm xuống còn 84% vào đầu tháng 9, nhưng sự giảm đi đó vẫn nằm trong phạm vi sai số. Nói cách khác, không hề có cơ sở để nói rằng tỉ lệ ủng hộ ông Putin đang giảm xuống. Continue reading “Tại sao người Nga “nghiện” Putin?”

Liệu Putin có thể sống sót?

hi-putin-852-cp-03451715-8col

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nhiều người cho rằng Vladimir Putin điều hành nước Nga như một kẻ độc tài, từng uy hiếp và loại trừ những kẻ chống đối, đồng thời tạo ra một mối đe dọa lớn đối với những nước xung quanh. Đó là một quan điểm hợp lý, nhưng có lẽ nó cần được suy xét lại trong hoàn cảnh những sự kiện gần đây.

Ukraine và nỗ lực để đảo ngược sự suy thoái của nước Nga

Trước hết hiển nhiên phải bắt đầu từ Ukraine. Đây là quốc gia có ý nghĩa chiến lược quan trọng, được Nga xem như một nước đệm để chống lại phương Tây, và là con đường vận chuyển năng lượng sang châu Âu – một yếu tố nền tảng của kinh tế Nga. Continue reading “Liệu Putin có thể sống sót?”

#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Nicholas Redman (2014). “Russia’s Breaking Point”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 2, pp. 235-244.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

“Những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine là bi kịch của cả một đất nước … Mùa Xuân Arab đã lan tới thủ đô của một nước Châu Âu.”

– Mikhail Margelov, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga[1]

Tại sao Nga can thiệp vào Ukraine?

Phản ứng mạnh mẽ của Nga trước những sự kiện ở Ukraine không có gì đáng ngạc nhiên cả. Hai trong số những mỗi quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga trong thập kỷ trước là củng cố chính quyền trước sự công kích từ những người dân bất mãn và, từ góc nhìn của Matxcơva, trước nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài, Continue reading “#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine”

#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh

????????

Nguồn: Daniel Deudney & G. John Ikenberry (2009). “The Unravelling of the Cold War Settlement”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 51, No. 6, pp. 39-62.>>PDF

Biên dịch: Đặng Mạnh Tuân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, khi Chiến tranh Lạnh sắp sửa kết thúc, các lãnh đạo của Mỹ và Nga đã cùng nhau nhìn thấy trước được một trật tự thế giới mới đang nổi lên. Họ cũng đã dự thảo một dàn xếp với các nguyên tắc và thỏa thuận nhằm thiết lập một nền hòa bình giữa các cường quốc cũng như mở rộng trật tự tự do quốc tế. Không giống với bất kì dàn xếp nào trước đó, trọng tâm của dàn xếp sau Chiến tranh Lạnh về kiểm soát vũ khí không phải dựa trên điểm mạnh của bên chiến thắng hay điểm yếu của bên bại trận mà dựa trên mối đe dọa chung mà cả hai phe đều phải đối mặt từ một loại vũ khí mới. Xuất hiện sau năm thập kỉ đối kháng và cạnh tranh mãnh liệt, sự tái thiết ngoại giao này giữa Nga và phương Tây dường như đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong chính trị thế giới. Continue reading “#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh”

#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nguồn: Sharon L. Wolchik (2012). “Putinism Under Siege: Can There Be a Color Revolution?” Journal of Democracy, Vol. 23, No. 3 (July), pp. 63-70.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thùy Liên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc biểu tình vào tháng 12/2011 là những cuộc biểu tình lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ, làm dấy lên những câu hỏi rằng: liệu bộ máy chính quyền của Putin có thể rơi vào một cuộc cách mạng “màu” hay cách mạng trong bầu cử, giống như những cuộc cách mạng đã từng  hất cẳng các chế độ chuyên quyền khác ở những nước hậu Cộng sản tại Châu Âu và lục địa Á – Âu trong một thập kỷ rưỡi qua hay không? Continue reading “#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?”

#79 – Chính sách đối ngoại Nga: Kế thừa trong thay đổi

Nguồn: Andrew C. Kuchins & Igor A. Zevelev (2012). “Russian Foreign Policy: Continuity in Change”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 1, pp. 147-161.>>PDF

Biên dịch: Vũ Thanh Bình | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?

Sự quay trở lại cương vị tổng thống của Vladimir Putin sắp diễn ra trong năm 2012 đang làm trỗi dậy nhiều câu hỏi về tương lai chính sách an ninh và đối ngoại của Liên bang Nga cũng như mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ. Putin sẽ tìm cách tiếp nối và thực hiện các mục tiêu chương trình hiện đại hóa của Tổng thống hiện nay –  Dmitri Medvedev- tới mức độ nào? Phải chăng Putin sẽ cải cách hệ thống chính trị theo chiều hướng đa nguyên và phi tập trung hóa quyền lực? Phải chăng quá trình “tái điều chỉnh” mối quan hệ Hoa Kỳ – Nga sẽ kéo dài? Ngay cả khi những vấn đề này Continue reading “#79 – Chính sách đối ngoại Nga: Kế thừa trong thay đổi”