Bức màn sắt mới đang buông xuống nước Nga

RUSSIA-POLITICS/

Nguồn: Victor Davidoff, “A New Iron Curtain Is Descending Over Russia”, The Moscow Times, 09/08/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 28 tháng Bảy, văn phòng công tố trưởng Nga tuyên bố tổ chức Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED) của Mỹ là “tổ chức không được mong muốn”. Kể từ ngày đó, ngân quỹ của NED tại các ngân hàng Nga sẽ bị đóng băng, các tổ chức phi chính phủ của Nga bị cấm nhận tài trợ của NED và việc tham gia các dự án do NED tài trợ bị coi là phạm tội hình sự có thể bị phạt đến sáu năm tù giam.

Thoạt nhìn, lệnh cấm này giống như các lệnh khác trong danh sách cấm mọi thứ dài dằng dặc từ chương trình opera cùa Hà Lan đến hoa tutips. Nhưng lệnh cấm này mang tính biểu tượng mạnh mẽ thể hiện con đường đi lên rồi đi xuống mà nước này đã trải qua 30 năm qua.

Vào thời kỳ ngay trước cải tổ (perestroika) của Mikhail Gorbachev, nước Nga bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài bằng bức màn sắt khiến thông tin, công nghệ, thuốc men hoặc hàng hóa không thể lọt qua. Continue reading “Bức màn sắt mới đang buông xuống nước Nga”

Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?

Ukraine-Crisis

Nguồn: Jacques Lévesque, “La crise russo-ukrainienne accouchera-t-elle d’un nouvel ordre européen?Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bất chấp những bất đồng giữa các nước Tây Âu và sự do dự của Washington, Thỏa thuận Minsk 2 nhằm chấm dứt xung đột ở miền đông Donbass đã được ký kết ngày 11 tháng 2 vừa qua nhờ sáng kiến của Pháp và Đức. Nếu thỏa thuận dù vẫn rất mong manh này cho phép ngăn chặn xung đột tái diễn ở Ukraine, nó sẽ mang lại cơ may cuối cùng cho việc cải cách trật tự châu Âu, bởi thỏa thuận này đã đặt nền móng cho một kiểu quan hệ mới giữa phương Tây với Nga, trong đó, Pháp và Đức, hai trụ cột của châu Âu, có thể đóng vai trò lịch sử. Trước hết, ta hãy cùng xem xét những nhân tố cho phép đánh giá mức độ thực hiện Thỏa thuận Minsk. Continue reading “Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?”

Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin

Putin

Nguồn: Paul R.Gregory, “Putin in the Dock”, Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chỉ đọc tin trên những trang truyền thông quốc tế, ai đó có thể nghĩ rằng hai năm vừa qua là hai năm tốt đẹp đối với tổng thống Nga Vladimir Putin. Chiến dịch của ông tại Ukraine hầu như đã đạt được mục đích chính; Nga đã giành được quyền kiểm soát Crimea và làm bất ổn phần lớn các khu vực còn lại của đất nước này. Giá dầu sụt giảm có thể đã tàn phá nền tài chính của Nga, nhưng cho đến nay uy tín (trong nước) của Putin dường như vẫn không hề bị ảnh hưởng.

Thế nhưng hàng loạt những vụ thua kiện ít được bình luận đến có thể tác động đáng kể đến vận mệnh của Putin. Ví dụ, vào năm 2014, Tòa án Nhân quyền Châu Âu ( ECHR) đã đưa ra 129 cáo buộc chống lại Nga, và vào tháng Giêng, Hội đồng Châu Âu đã tước quyền bỏ phiếu của Nga vì sự vi phạm luật pháp quốc tế của nước này. Khi những phán quyết ngày càng chồng chất, chúng bắt đầu đe dọa vị thế trên trường quốc tế của Nga, tình hình tài chính của đất nước và cả bản thân Putin. Continue reading “Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin”

Thấy gì từ việc Nga tiêu hủy thực phẩm phương Tây?

russia-destroy-food-cheese

Nguồn: Natalia Antonova, “Kremlin Is Wasting Food and PR Opportunity”, The Moscow Times, 11/08/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những người Nga chúng tôi lớn lên sống cùng ông bà trong thời kì khốn khó của chế độ Xô-viết hiểu rằng lương thực, thực phẩm không phải là chuyện đùa. Mới chỉ cách đây vài chục năm thôi, nạn đói và thiếu thốn không phải là chuyện xa lạ đối với người Nga Xô-Viết – kể cả những người có chút đặc quyền.

Vì thế, hành động hăm hở tiêu hủy hàng núi thực phẩm phương Tây nhập lậu trên khắp nước Nga theo lệnh của tổng thống Nga là điều gì đó thật kinh khủng, thật đau xót. Cho đến nay, kiến nghị đòi dừng chuyện tiêu hủy hàng nhập này đã thu được trên 300.000 chữ kí tại trang Change.org.

Ngay cả các đồng minh của Điện Kremlin, là những tu sĩ và nhà báo bảo thủ, cũng phải giật mình khi thấy TV chiếu cảnh pho-mát bị xe ủi vùi lấp còn thịt xông khói thì bị thiêu hủy. Continue reading “Thấy gì từ việc Nga tiêu hủy thực phẩm phương Tây?”

Người Nga phải quên đi quá khứ và nghĩ về tương lai

6176_0

Nguồn: Ivan Sukhov, “Russians Must Forget the Past and Think Ahead,” The Moscow Times, 05/08/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Văn hóa cổ điển Nga đặt trọng tâm vào văn học: Nhiều thập niên sau khi xuất hiện, các tác phẩm của Alexander Pushkin, Nikolai Gogol, Fyodor Dostoevsky, Leo Tolstoy, Vladimir Nabokov, và Mikhail Bulgakov vẫn thường xuyên được trích dẫn, là nền tảng của nghệ thuật đương thời và thậm chí đôi khi còn ảnh hưởng đến cả các quyết định chính trị.

Song nghịch lí là ngày nay, câu cửa miệng căn bản của văn học Nga đã trở thành “Ai là người có lỗi?” và “Bây giờ phải làm gì?” Nghịch lí nằm ở chỗ những câu hỏi này thật ra là nhan đề của hai cuốn sách hồi thế kỉ 19 đặc trưng cho thể loại báo chí hơn là văn học cổ điển. Continue reading “Người Nga phải quên đi quá khứ và nghĩ về tương lai”

Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?

Nguồn: Ivan Sukhov, “Who Will Build a Better Future for Russia?The Moscow Times, 29/07/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một bạn đại học cũ của tôi, quen biết đã hơn 20 năm, đang có kế hoạch rời bỏ nước Nga vĩnh viễn vào tháng 9 này.

Giống như những đám mây đang quần tụ vần vũ trước một cơn bão, bạn gần bạn xa của tôi đang bàn đến việc rời bỏ nước Nga. Những cơn gió như thế đã bắt đầu, báo hiệu một cơn bão lớn.

Tất nhiên sẽ ít khả năng có một dòng di dân ào ạt: Trong một phần tư thế kỷ qua kể từ khi Bức màn Sắt sụp đổ, chỉ có khoảng 10% người Nga từng du lịch ra nước ngoài – bao gồm cả số lượng lớn đi du lịch Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế, chỉ có một thiểu số dự định rời khỏi nước Nga mãi mãi. Continue reading “Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?”

Xoay trục sang Đông không giải quyết được vấn đề của Nga

134398567_14364874764591n

Nguồn: Vladimir Ryzhkov, “Pivot East Won’t Solve Russia’s Problems”, The Moscow Times, 16/07/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn

Nhà cầm quyền Nga có một động thái mang tính biểu tượng là chọn Ufa, thủ phủ vùng thảo nguyên Bashkortostan để tổ chức sự kiện kép: thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và thượng đỉnh  BRICS. Khách được chào đón theo phong tục Nga kết hợp với phong tục vùng Bashkir. Vừa hạ cánh, khách được được đón bằng bánh mì và muối theo truyền thống Nga rồi được đãi trà với sữa dê trong lều da Bashkir của dân du mục – một biểu tượng mới nhằm làm sâu sắc thêm tình đoàn kết của nhóm quốc gia phi phương Tây.

Sau khi đã chành chọe với phương Tây và đang mắc kẹt vào cuộc đối đầu gay go nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ này, Nga đang đặt cược vào Nam và Đông. Bằng cách này, Nga hy vọng đạt ba mục đích chính: 1) tránh được sự cô lập quốc tế toàn diện; 2) tạo ra một mặt trận các nước chống phương Tây có khả năng thách thức vai trò áp đảo của phương Tây và thay đổi luật chơi trong chính trị, kinh tế, và các định chế quốc tế; và 3) thay thế các nguồn lực, công nghệ và thị trường phương Tây mà Nga đã mất, bằng nguồn từ các nước phi phương Tây. Continue reading “Xoay trục sang Đông không giải quyết được vấn đề của Nga”

Triết lý “càng đơn giản càng tốt” của Putin

Vladimir-Putin-009

Nguồn: Georgy Satarov, “Putin Made Simple”, Project Syndicate, 30/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Ba tuần trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đắc cử lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2000, ban vận động tranh cử của ông đã phát hành cuốn sách “Nhân vật số một: những cuộc trò chuyện với Vladimir Putin”, dựa trên 24 giờ phỏng vấn giữa Putin và 3 nhà báo. Với các trích dẫn như “Thực sự, cuộc sống rất đơn giản”, cuốn sách bộc lộ một niềm tin chủ chốt, đóng vai trò nền tảng cho phong cách lãnh đạo của Putin: thế giới phức tạp này có thể và phải được làm cho đơn giản đi. Continue reading “Triết lý “càng đơn giản càng tốt” của Putin”

Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin

41d461f5cbbd39b9d065

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Goebbels of the Kremlin”, Project Syndicate, 22/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Tại nước Nga Xô-viết, mọi người đều biết rằng mình đang bị theo dõi. Bất kỳ sự khác biệt nào so với hành vi được chính quyền cho phép sẽ bị nghi kỵ và rất có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt. Liên bang Xô Viết coi mọi thứ  – từ  gián điệp nước ngoài, kẻ thù giai cấp, những người mặc quần jean hoặc chơi nhạc jazz –  đều là kẻ thù của nó. Hệ tư tưởng thống trị của chế độ này không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà là sự nghi kỵ và thù oán.

Kể từ những năm đầu của thập niên 1980, trước khi những tia sáng đầu tiên của chính sách công khai hóa (glasnost) xuất hiện tại Nga cho đến nay, chưa khi nào những giai đoạn đen tối như vậy lại cận kề như lúc này. Bảo vệ xã hội khỏi những kẻ thù ở cả trong và ngoài nước lại một lần nữa là vấn đề trọng tâm của chế độ.  Thực tế, đặc tính cảnh giác cố hữu của dân tộc này là yếu tố chính giúp duy trì tỉ lệ ủng hộ cao của quần chúng dành cho Tổng thống Vladimir Putin. Và không ai đóng vai trò quan trọng hơn Vladislav Surkov trong việc tạo ra bầu không khí xã hội cần thiết đó. Continue reading “Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin”

Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0

Russian President Vladimir Putin speaks during his visit to the Crimean port of Sevastopol on May 9, 2014. Putin's visit to Crimea, which was annexed by Moscow in March, is a "flagrant violation" of Ukraine's sovereignty, authorities in Kiev said today.AFP PHOTO/ YURI KADOBNOVYURI KADOBNOV/AFP/Getty Images

Nguồn:  Andrei Kolensnikov, “Totalitarianism 2.0”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyên luận năm 1970 Lối thoát, Tiếng nói, và Lòng trung thành của mình, Albert Hirschman đã xem xét ba lựa chọn mà người ta có thể sử dụng để ứng phó với sự không hài lòng với các tổ chức, doanh nghiệp, và nhà nước: họ có thể bỏ đi, đòi hỏi thay đổi, hoặc nhượng bộ. Trong 45 năm từ khi xuất bản cuốn sách của mình, khuôn khổ phân tích của Hirschman đã được áp dụng một cách hữu ích trong một loạt các bối cảnh vô cùng rộng lớn. Cũng như vậy, việc sử dụng nó để hiểu được nền chính trị Nga hiện nay đem lại những góc nhìn sâu sắc quan trọng.

Trong năm 2011-2012, nhiều người dân Nga có giáo dục tốt, và tương đối giàu có, đã xuống đường đòi được dân chủ thực sự, hy vọng sử dụng  “tiếng nói” của mình để thay đổi hệ thống từ bên trong. Nhưng Vladimir Putin, người từng nhận được lượng phiếu bầu lớn để trở lại nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, đã không lắng nghe; mà thay vào đó, ông gia tăng sự đàn áp. Continue reading “Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0”

Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga

moscow_victory_parade_759

Nguồn: Surgei Guriev, “Russia’s Indefensible Military Budget,” Project Syndicate, 14/05/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 9 tháng 5 vừa qua, Nga đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn nhất kể từ thời Liên Xô. Tiếp nối truyền thống thời kỳ đó, Quảng trường Đỏ đã tràn ngập các thiết bị quân sự tối tân nhất, bao gồm cả siêu tăng đời mới T-14 “Armata.” Và cũng theo truyền thống đó, khi chiếc siêu tăng chết máy trong buổi tổng duyệt, người dân đã tức thì nói đùa rằng: “Chiếc xe tăng Armata thực sự có sức công phá chưa từng có; một tiểu đoàn có thể tiêu diệt toàn bộ ngân sách Nga!”

Dù là cường điệu (mỗi chiếc xe tăng có giá khoảng 8 triệu đô la Mỹ), câu nói đùa đã làm nổi bật thêm một đặc điểm khác trong khuynh hướng quay về thời kỳ Liên Xô của Nga: bội chi ngân sách quân sự. Continue reading “Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga”

Tại sao vũ khí khí đốt của Putin đã hết thời?

RUSSIA GAS LINK

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Europe Versus Gazprom,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều năm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lợi dụng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn khí tự nhiên của đất nước mình như một vũ khí chính sách đối ngoại mà không sợ bị Liên minh châu Âu (EU) thách thức. Nhưng giờ thì đã khác. Với việc EU bắt đầu vụ kiện chống độc quyền (antitrust) chống lại Tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga, châu Âu đã gửi một tín hiệu rõ ràng rằng sự hung hăng của Putin không còn đáng sợ như trước đây nữa.

Thông điệp từ các ủy viên của Ủy ban châu Âu về Cạnh tranh – rằng các quy luật thị trường áp dụng cho tất cả mọi người – cũng đã bị Putin phớt lờ trong nhiều năm qua. Sự tin tưởng vào các phương tiện kinh tế và pháp lý để đạt được các mục tiêu chính trị từ lâu đã là một đặc điểm trong sự cai trị của Putin. Cách đây hơn một thập niên, Điện Kremlin đã sung công Tập đoàn Dầu khí Yukos, khi đó chiếm 20% sản lượng của Nga, và bỏ tù người sáng lập tập đoàn là ông Mikhail Khodorkovsky trong 10 năm vì tội trốn thuế bị dàn dựng sau khi ông dám phản đối Putin. Continue reading “Tại sao vũ khí khí đốt của Putin đã hết thời?”

Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?

image

Nguồn: Christian Neef, “Fortress of Nationalism: Russia Is Losing Its Political Morals,” Spiegel Online, 31/3/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ sát hại chính trị gia đối lập Boris Nemtsov cho thấy nước Nga đã trở nên xuống cấp về mặt đạo đức. Đất nước này đang biến thành một pháo đài dân tộc chủ nghĩa và những người nắm quyền sẵn sàng phớt lờ những tác động nguy hiểm tiềm tàng.

Trong vòng bốn tuần đã có hai sự kiện diễn ra ở Nga mà thoạt nhìn có vẻ như không có liên hệ với nhau. Nhưng nếu nhìn kỹ thì chúng lại có liên quan chặt chẽ. Sự kiện đầu tiên là cái chết của chính trị gia đối lập Boris Nemtsov; và sự kiện thứ hai là cuộc họp của Diễn đàn Bảo thủ Nga cách đây một tuần vào ngày chủ nhật tại thành phố St. Petersburg. Cả hai sự việc – vụ giết người trắng trợn ngay bên ngoài điện Kremlin và nỗ lực để tạo ra một phong trào Quốc tế dân tộc chủ nghĩa trên đất Nga – đều chứng minh một điều: Nga đã trở nên bất ổn cả về chính trị lẫn đạo đức. Continue reading “Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?”

Tại sao nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ?

Nguồn: Charles Wyplosz, “Why Russia’s Economy Will Not Collapse,” Project Syndicate, 27/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cơn sụt giá chóng vánh của đồng rúp bất chấp nỗ lực tăng mạnh lãi suất đến dường như tuyệt vọng giữa đêm khuya[1] của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) hồi tháng trước đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về cuộc khủng hoảng kinh tế Nga năm 1998. Quả thật, phương Tây đã tìm cách làm sống lại bóng ma đó trong cuộc đối đầu đang tiếp diễn với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhưng dù nền kinh tế Nga chắc chắc đang gặp rắc rối, khả năng nó sụp đổ hoàn toàn lại rất thấp.

Dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của Nga; phần còn lại là các hàng hóa cơ bản khác. Do đó, sự sụt giảm giá dầu thế giới gần đây rõ ràng là một cú sốc đủ lớn – khi kết hợp với tác động của các biện pháp trừng phạt ngày càng khắt khe của phương Tây – để châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng đáng kể. Continue reading “Tại sao nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ?”

Hệ quả toàn cầu của việc Nga bị cô lập

putin isolated

Nguồn: Harold James & Domenico Lombardi, “The Global Consequences of Russia’s Isolation“, Project Syndicate, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Cuộc khủng hoảng hiện tại của Nga, đặc biệt là sự sụp đổ của đồng rúp, cho thấy sự mong manh không chỉ của nền kinh tế Nga, mà còn của trật tự quốc tế hiện tại và các nền tảng tư duy đương đại về tính bền vững kinh tế và chính trị. Quả thật, cuộc khủng hoảng của Nga chưa từng được cho là sẽ xảy ra – và sự cô lập ngày một tăng của Nga khiến nó ít được hưởng lợi từ cơ chế quản trị toàn cầu hiện nay.

Sau cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ Latinh những năm 1980 và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98 (cũng ảnh hưởng tới Nga), các nền kinh tế mới nổi đã quyết tâm tìm hiểu làm thế nào để tránh lặp lại kinh nghiệm đó. Continue reading “Hệ quả toàn cầu của việc Nga bị cô lập”

Chuỗi thắng lợi ngoại giao của Putin

2putin-interview-syria-diplomacy.si

Nguồn: Richard Weitz, “Putin’s Winning Streak,” Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Vân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ khi Nga xâm chiếm Crimea mùa hè năm ngoái, phương Tây đã dựa vào một chiến lược với các lệnh trừng phạt kinh tế và cô lập quốc tế để buộc Điện Kremlin ngừng hỗ trợ cho phiến quân ở miền Đông Ukraina. Nhưng một loạt những thành công gần đây trong ngoại giao của Tổng thống Nga Vladimir Putin – đặc biệt là với Iran, Bắc Triều Tiên, và Pakistan – đã làm giảm hiệu quả của chiến lược này. Continue reading “Chuỗi thắng lợi ngoại giao của Putin”

Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?

130526225309-russia-xi-putin-story-top

Nguồn: Joseph S. Nye, “A New Sino-Russian Alliance?” Project Syndicate, 13/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một số nhà phân tích tin rằng năm 2014 đã mở ra một kỷ nguyên mới của địa chính trị theo phong cách Chiến tranh Lạnh. Cuộc xâm lược Ukraina và sáp nhập Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin bị đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề của châu Âu và Hoa Kỳ, làm suy yếu mối quan hệ của Nga với phương Tây và khiến Điện Kremlin mong muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có thể xây dựng một liên minh thực sự với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hay không?

Thoạt nhìn, điều đó có vẻ hợp lý. Quả thật, lý thuyết truyền thống về cân bằng quyền lực cho thấy ưu thế vượt trội của Mỹ về các nguồn lực sẽ bị cân bằng lại bởi sự hợp tác Trung – Nga. Continue reading “Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?”

Putin và quyền lực mềm của Nga

russia-victory-parade

Nguồn: Joseph Nye, “Putin’s Rules of Attraction“, Project Syndicate, 12/12/2014.

Biên dịch: Phan Việt Hưng | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Hành động gây hấn ngầm của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraina vẫn tiếp tục và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng vậy. Tuy nhiên nền kinh tế không phải là thứ duy nhất đang bị đe dọa; quyền lực mềm của Nga đang bị suy yếu, với những hậu quả có tiềm năng gây tổn hại tới đất nước.

Một đất nước có thể buộc các nước khác thúc đẩy lợi ích của mình bằng 3 cách chính: thông qua ép buộc, mua chuộc, hay thu hút. Putin đã cố gắng ép buộc và gặp phải các biện pháp trừng phạt ngày càng cứng rắn. Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đối thoại chính của châu Âu với Putin, đã bày tỏ sự thất vọng về chính sách của Nga đối với Ukraine bằng những lời lẽ ngày càng gay gắt. Continue reading “Putin và quyền lực mềm của Nga”

Hãy để Nga được là Nga

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Let Russia Be Russia,” Project Syndicate, Dec. 15, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bài liên quan: #27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Trong bài viết nổi tiếng ký tên “X” của George F. Kennan xuất bản năm 1947, ông lập luận rằng sự thù địch của Liên Xô đối với Hoa Kỳ là gần như không thể lay chuyển, bởi nó không bắt nguồn từ xung đột lợi ích cổ điển giữa các cường quốc, mà bắt nguồn từ sự bất an và chủ nghĩa dân tộc đã ăn sâu bén rễ. Có thể nói cuộc xung đột hiện nay giữa Nga của Vladimir Putin và phương Tây cũng tương tự: Gốc rễ của nó là sự va chạm giữa phương Tây với các giá trị phổ quát và nước Nga đang theo đuổi một bản sắc riêng biệt.

Cuộc đấu tranh tìm bản sắc của một quốc gia có thể định hình hành vi chiến lược của nó. Bản tính muốn khai hóa (các dân tộc khác) của nền văn minh Mỹ giúp giải thích cách ứng xử như một cường quốc toàn cầu của nó. Sự hồi sinh của Hồi giáo về cơ bản là một cuộc tìm kiếm bản sắc trọn vẹn của một nền văn minh cổ đại bị choáng ngợp trước những thách thức của thời hiện đại. Và việc Israel nhấn mạnh bản sắc Do Thái của họ đã trở thành một trở ngại rất lớn cho hòa bình với người Palestine. Continue reading “Hãy để Nga được là Nga”

Tại sao người Nga “nghiện” Putin?

participants-rally-support-vladimir

Tác giả: Maxim Trudolyubov | Biên dịch: Đào Tuấn Ninh

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?

Dõi theo quỹ đạo đáng lo ngại của nước Nga dưới thời tổng thống Vladimir Putin, nhiều nhà quan sát quốc tế thắc mắc làm thế nào một vị lãnh đạo rõ ràng đang đưa đất nước đến bờ vực thẳm lại vẫn được ái mộ đến vậy. Câu trả lời đơn giản là: những người ủng hộ ông Putin – một lượng đa số người Nga – không thấy được mối nguy trước mắt.

Theo một cuộc điều tra độc lập của Trung tâm Levada, tỉ lệ ủng hộ ông Putin tăng từ 65% vào tháng 1 lên 80% vào tháng 3, ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea. Tỉ lệ này đạt mức cao nhất vào đầu tháng 8, lên tới 87%, khi nhiều người tin rằng Nga và Ukraine đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh tổng lực. Mặc dù tỉ lệ sau đó đã giảm xuống còn 84% vào đầu tháng 9, nhưng sự giảm đi đó vẫn nằm trong phạm vi sai số. Nói cách khác, không hề có cơ sở để nói rằng tỉ lệ ủng hộ ông Putin đang giảm xuống. Continue reading “Tại sao người Nga “nghiện” Putin?”