11/07/1804: Aaron Burr giết Alexander Hamilton trong trận đấu súng tay đôi

Nguồn: Aaron Burr slays Alexander Hamilton in duel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1804, trong một trong những trận đấu súng tay đôi nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ, Phó Tổng thống Aaron Burr đã bắn chết Alexander Hamilton, đối thủ chính trị lâu năm của mình. Hamilton, một thành viên hàng đầu của phe Liên bang, và là kiến trúc sư trưởng của nền kinh tế chính trị Mỹ, đã qua đời vào ngày hôm sau. Continue reading “11/07/1804: Aaron Burr giết Alexander Hamilton trong trận đấu súng tay đôi”

11/07/1905: Các thành viên Phong trào Niagara lần đầu gặp nhau

Nguồn: Members of the Niagara Movement meet for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, các thành viên của Phong trào Niagara (Niagara Movement) đã lần đầu tiên nhóm họp ở thác Niagara, phần thuộc lãnh thổ Canada. Nhóm học giả, luật sư và doanh nhân người Mỹ gốc Phi này đã gặp gỡ và thảo luận suốt ba ngày để lập ra cái mà sau này sẽ trở thành một tổ chức quyền lực của người da đen thời hậu chế độ nô lệ. Dù chỉ kéo dài vỏn vẹn 5 năm, Phong trào Niagara đã trở thành tiền thân có ảnh hưởng lớn lên phong trào dân quyền giữa thế kỷ 20.

Học giả tích cực hoạt động xã hội W.E.B. Du Bois là thành viên sáng lập của Phong trào Niagara. 29 người đàn ông đã tham dự cuộc họp đầu tiên của phong trào, thảo luận về việc thành lập một tổ chức chống lại sự phân biệt chủng tộc và thúc đẩy việc hòa nhập mạnh mẽ của người Mỹ gốc Phi vào xã hội Mỹ. Continue reading “11/07/1905: Các thành viên Phong trào Niagara lần đầu gặp nhau”

11/07/1960: “Giết con chim nhại” xuất bản lần đầu tiên

Nguồn: “To Kill a Mockingbird” published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tiểu thuyết gia 34 tuổi Nelle Harper Lee đã cho xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, “Giết con chim nhại” (To Kill a Mockingbird).

Lấy bối cảnh ở Maycomb, một thị trấn nhỏ ở Alabama giống như quê nhà Monroeville của Lee, “Giết con chim nhại” sở hữu nhiều nhân vật không thể xóa nhòa, bao gồm cô bé kể chuyện mang phong cách tomboy, Jean Louise Finch (được biết đến với cái tên “Scout”), ông hàng xóm bí ẩn Boo Radley và cha của Scout, Atticus Finch, một luật sư nổi tiếng, người đã bào chữa cho một người đàn ông da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng. Giờ đây đã trở thành một tác phẩm bắt buộc trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông và là chủ đề của nhiều nỗ lực kiểm duyệt, “Giết con chim nhại” đem lại mô tả sống động về cuộc sống ở miền nam nước Mỹ dưới thời kỳ Jim Crow, trong cuộc Đại Khủng hoảng. Continue reading “11/07/1960: “Giết con chim nhại” xuất bản lần đầu tiên”

11/07/1656: Những tín đồ phái Giáo hữu đầu tiên đến Boston

Nguồn: First Quaker colonists land at Boston, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1656, hai người phụ nữ Anh là Ann Austin và Mary Fisher đã trở thành những tín đồ phái Giáo hữu đầu tiên di cư đến các thuộc địa của Mỹ khi con tàu chở họ cập bến tại Thuộc địa Vịnh Massachusetts, Boston. Hai người đến từ Barbados, nơi các tín đồ phái Giáo hữu đã thành lập một trung tâm truyền giáo.

Hiệp hội Giáo hữu (Religious Society of Friends), với các tín đồ thường được gọi là Quaker, là một phong trào Kitô giáo do George Fox khởi xướng tại Anh vào đầu những năm 1650. Những người theo Giáo hữu phản đối việc đến nhà thờ, thay vào đó, họ ưu tiên tìm kiếm sự thấu hiểu về tâm linh và sự đồng thuận qua các cuộc gặp bình đẳng giữa các tín đồ. Họ cũng là những người ủng hộ bình đẳng giới và sớm trở thành một trong những nhóm chống chế độ nô lệ mạnh mẽ nhất ở Mỹ. Continue reading “11/07/1656: Những tín đồ phái Giáo hữu đầu tiên đến Boston”

11/07/1995: Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

screen-shot-2015-05-03-at-9-41-00-pm-1030x527

Nguồn:US establishes diplomatic relations with Vietnam,” History.com (truy cập ngày 10/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1995, hơn hai thập niên sau khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam, đề cập tới sự hợp tác của Việt Nam trong việc tìm kiếm 2.238 người Mỹ nằm trong danh sách mất tích trong Chiến tranh Việt Nam (như một lý do cho quyết định này).

Việc bình thường hóa của Hoa Kỳ với quốc gia cựu thù bắt đầu từ đầu năm 1994, khi tổng thống Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm với Việt Nam. Bất chấp việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, hàng rào thuế quan cao vẫn tiếp tục được áp lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nước đang chờ được trao quy chế “tối huệ quốc,” một quy chế thương mại của Hoa Kỳ mà Việt Nam có thể đạt được sau khi mở rộng chương trình cải cách thị trường tự do. Continue reading “11/07/1995: Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam”