20/06/1875: Ngày mất Joe Meek

Nguồn: Mountain man Joe Meek dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1875, Joe Meek, bậc thầy kể chuyện phiêu lưu miền biên giới, đã qua đời tại trang trại của ông ở Oregon. Cuộc đời ông cũng tràn ngập sự phiêu lưu mạo hiểm như chính những câu chuyện ông kể.

Sinh ra ở Virginia năm 1810, Meek là một chàng trai thân thiện và vui tính, nhưng ông lại quá hiếu động để có thể học hành chăm chỉ. Ở tuổi 16, Meek mù chữ chuyển hướng đi về miền Tây để gặp hai người anh trai khi đó đang ở Missouri. Trong những năm tiếp theo, ông tự học đọc và viết, nhưng cách đánh vần và ngữ pháp của ông vẫn rất độc đáo trong suốt cuộc đời ông. Continue reading “20/06/1875: Ngày mất Joe Meek”

20/06/1947: Ông trùm Bugsy Siegel bị ám sát

Nguồn: Bugsy Siegel, organized crime leader, is killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Benjamin “Bugsy” Siegel, kẻ đã đưa tội phạm có tổ chức đến vùng Bờ Tây nước Mỹ, đã bị bắn chết tại nhà của cô tình nhân Virginia Hill ở Beverly Hills, California. Siegel khi đó đang nói chuyện với cộng sự của mình là Allen Smiley thì ba viên đạn bất ngờ xuyên qua cửa sổ và găm vào đầu hắn ta, khiến Siegel chết ngay lập tức. Continue reading “20/06/1947: Ông trùm Bugsy Siegel bị ám sát”

20/06/1863: West Virginia gia nhập Liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: West Virginia enters the Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, trong Nội chiến Hoa Kỳ, West Virginia (Tây Virginia) được kết nạp vào Liên bang Hoa Kỳ với tư cách là bang thứ 35 của Mỹ, hoặc bang thứ 24 nếu xét đến việc ly khai của 11 bang miền Nam. Cùng ngày, Arthur Boreman nhậm chức thống đốc đầu tiên của bang này.

Việc định cư tại các vùng đất phía tây Virginia đã diễn ra từ từ trong thế kỷ 18, khi những người định cư dần vượt qua rào cản tự nhiên của Cao nguyên Allegheny. Khu vực này ngày càng trở nên quan trọng đối với chính quyền bang Virginia tại Richmond vào thế kỷ 19, nhưng sự phổ biến của các trang trại nhỏ và sự vắng mặt của chế độ nô lệ đã khiến phía tây trở nên xa cách với phía đông. Bởi vì nô lệ là một yếu tố được tính đến khi phân bổ đại diện, các chủ đồn điền giàu có ở phía đông đã chiếm ưu thế trong cơ quan lập pháp Virginia, và những yêu cầu của cư dân phía tây về mức thuế thấp hơn và phát triển cơ sở hạ tầng đã không được đáp ứng. Continue reading “20/06/1863: West Virginia gia nhập Liên bang Hoa Kỳ”

20/06/1919: Nội các Đức từ chức vì bế tắc ở Hoà đàm Versailles

Nguồn: German cabinet resigns over Versailles deadlock, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong những ngày cuối cùng của Hội nghị Hòa bình Versailles tổ chức tại Paris, Pháp, nội các Đức đã rơi vào bế tắc trước việc có nên chấp nhận các điều khoản được đề xuất cho phái đoàn của họ – chủ yếu đến từ Hội đồng Tứ cường: Pháp, Anh, Mỹ và Ý – và theo đó có nên phê chuẩn Hiệp ước Versailles hay không.

Ngày 07/05/1919, phái đoàn Đức được nghe trình bày về các điều khoản của hiệp ước, sau đó, họ có hai tuần để tìm hiểu tài liệu kỹ hơn, và gửi lại phản hồi chính thức bằng văn bản. Người Đức, vốn đã đặt trọn niềm tin vào quan điểm của Tổng thống Woodrow Wilson về cái gọi là “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đã viện dẫn “Mười bốn điểm” nổi tiếng của ông làm cơ sở cho họ tìm kiếm hòa bình vào tháng 11/1918, nay vô cùng tức giận và vỡ mộng trước nội dung thực sự của bản hiệp ước. Continue reading “20/06/1919: Nội các Đức từ chức vì bế tắc ở Hoà đàm Versailles”

20/06/1900: Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra ở Bắc Kinh

boxers-2

Nguồn: Boxer Rebellion begins in China”, History.com (truy cập ngày 19/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1900, nhằm phản ứng lại sự xâm lấn lan rộng của nước ngoài vào các vấn đề quốc gia của Trung Quốc, các nhà dân tộc chủ nghĩa nước này đã tiến hành một cuộc khởi nghĩa tại Bắc Kinh. Tự gọi mình là Nghĩa Hòa Đoàn, nghĩa là “phong trào vì xã hội công bằng và hòa hợp”, những người tham gia đã chiếm đóng Bắc Kinh, giết chết một số người phương Tây, trong đó có đại sứ Đức Baron von Ketteler, và bao vây các công sứ quán nước ngoài trong khu ngoại giao đoàn của thành phố.

Đến cuối thế kỷ 19, các cường quốc phương Tây và Nhật Bản đã buộc triều đình nhà Thanh của Trung Quốc phải chấp nhận sự kiểm soát rộng khắp của nước ngoài đối với các vấn đề kinh tế của đất nước. Trong các cuộc chiến tranh nha phiến, các cuộc nổi loạn của dân chúng, và cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, Trung Quốc đã chiến đấu để chống lại người nước ngoài, nhưng họ thiếu một quân đội hiện đại và đã phải chịu hàng triệu thương vong. Continue reading “20/06/1900: Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra ở Bắc Kinh”

20/06/1963: Mỹ – Xô thiết lập “đường dây nóng”

WHITE HOUSE-KREMLIN HOTLINE

Nguồn:United States and Soviet Union will establish a ‘hot line’,” History.com (truy cập ngày 19/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, để giảm bớt nguy cơ bất ngờ bùng nổ chiến tranh hạt nhân, Hoa Kỳ và Liên Xô đã đồng ý thiết lập một hệ thống thông tin liên lạc “đường dây nóng” giữa hai nước. Thỏa thuận này là một bước tiến nhỏ trong việc giảm bớt căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba diễn ra hồi tháng 10 năm 1962, vốn đã đưa hai nước tới sát bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Sự cần thiết cần có một hệ thống thông tin tức thời và thường xuyên giữa chính phủ Hoa Kỳ và Liên Xô trở nên rõ ràng sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Hoa Kỳ phát hiện ra Liên Xô đã xây dựng những căn cứ có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Cuối cùng, chính quyền Tổng thống John F. Kennedy đã thiết lập một chiến dịch “phong tỏa” hải quân xung quanh Cuba để ngăn chặn Liên Xô cung cấp những tên lửa đó. Continue reading “20/06/1963: Mỹ – Xô thiết lập “đường dây nóng””