27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã

Nguồn: FDR proclaims an unlimited national emergency in response to Nazi threats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia không giới hạn, nhằm đối phó với lời đe dọa thống trị thế giới của Đức Quốc Xã. Trong bài phát biểu lần này, FDR đã lặp lại câu nói nổi tiếng trong một bài phát biểu khác của ông vào năm 1933, trong thời kỳ Đại Suy thoái: điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi. Continue reading “27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã”

27/05/1905: Trận Eo biển Tsushima

Nguồn: The Battle of Tsushima Strait, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga-Nhật, Hạm đội Baltic của Nga đã gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong trận Eo biển Tsushima (Eo biển Đối Mã). Trận đánh mang tính quyết định này, với chỉ 10 trong số 45 tàu chiến Nga trốn thoát đến nơi an toàn, đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Nga rằng việc tiếp tục chống lại mưu đồ ở Đông Á của Đế quốc Nhật Bản là vô vọng.

Ngày 08/02/1904, sau khi bị Nga bác bỏ kế hoạch nhằm phân chia Mãn Châu và Triều Tiên thành các vùng ảnh hưởng, người Nhật đã phát động một cuộc tấn công hải quân bất ngờ nhắm vào Cảng Arthur, một căn cứ hải quân của Nga ở Trung Quốc. Đây là trận đánh lớn đầu tiên của thế kỷ 20, và hạm đội Nga đã bị phá hủy nặng nề. Sau khi chiến tranh nổ ra, Nhật đã giành được một loạt chiến thắng quyết định trước Nga, những người đánh giá thấp tiềm lực quân sự của đối thủ ‘không phải phương Tây’ này. Continue reading “27/05/1905: Trận Eo biển Tsushima”

27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm

Nguồn: Bismarck sunk by Royal Navy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Hải quân Anh đã đánh chìm Bismarck – thiết giáp hạm Đức – ở Bắc Đại Tây Dương, gần nước Pháp. Số người Đức thiệt mạng trong vụ việc là hơn 2.000 người.

Ngày 14/02/1939, tàu Bismarck dài 823 bộ (76,5m) đã ra khơi tại Hamburg. Lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler hy vọng rằng chiếc tàu chiến hiện đại sẽ là khởi đầu cho sự tái sinh của hạm đội chiến đấu trên mặt nước của Đức. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh nổ ra, Anh đã phòng vệ chặt chẽ mọi tuyến đường biển từ Đức đến Đại Tây Dương, và chỉ có tàu ngầm U-boat mới có thể di chuyển tự do qua vùng chiến sự. Continue reading “27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm”

27/05/1972: Xô-Mỹ ký các thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược

Carter_Brezhnev_sign_SALT_II

Nguồn:SALT agreements signed,” History.com (truy cập ngày 26/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, Tổng Bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev cùng Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã ký các thỏa thuận của cuộc đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược (SALT) tại một cuộc họp ở Moskva. Tính đến thời điểm đó, những thỏa thuận này là nỗ lực lớn nhất đạt được nhằm kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Trước đó, Nixon và Brezhnev có vẻ không phải là những chính khách Mỹ và Liên Xô sẵn sàng ký một hiệp ước hạn chế hạt nhân mang tính đột phá. Cả hai đều là những người nổi tiếng là có chính sách cứng rắn trong Chiến tranh Lạnh. Nhưng đến năm 1972, cả hai nhà lãnh đạo đều mong muốn một mối quan hệ ngoại giao gần gũi hơn giữa hai nước. Continue reading “27/05/1972: Xô-Mỹ ký các thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược”