28/12/1973: Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng được ký thành luật

Nguồn: Endangered Species Act signed into law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Richard Nixon đã ký ban hành Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng (Endangered Species Act, ESA). Đạo luật mà Nixon đã kêu gọi thông qua một năm trước đó được cho là một trong những luật về môi trường quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Continue reading “28/12/1973: Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng được ký thành luật”

28/12/1832: John C. Calhoun từ chức Phó tổng thống Mỹ

Nguồn: John C. Calhoun resigns vice presidency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1832, viện dẫn những khác biệt chính trị với Tổng thống Andrew Jackson, và mong muốn được sở hữu chiếc ghế Thượng viện còn trống ở Nam Carolina, John C. Calhoun đã trở thành phó tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ từ chức.

Sinh ra gần Abbeville, Nam Carolina, vào năm 1782, Calhoun là người ủng hộ quyền của các tiểu bang, đồng thời bảo vệ miền Nam nông nghiệp chống lại miền Bắc công nghiệp. Calhoun từng là Bộ trưởng Chiến tranh dưới thời Tổng thống James Monroe, và đã ra tranh cử tổng thống vào năm 1824. Tuy nhiên, những cuộc tấn công gay gắt từ các ứng viên khác đã buộc ông phải rời khỏi cuộc đua và đành chấp nhận chức vụ phó tổng thống dưới thời Tổng thống John Quincy Adams. Continue reading “28/12/1832: John C. Calhoun từ chức Phó tổng thống Mỹ”

28/12/1964: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng tại Bình Giã

Nguồn: South Vietnamese win costly battle at Binh Gia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã thành công trong việc giành lại Bình Giã trong một chiến dịch rất nhiều thương vong. Trước đó, vào ngày 04/12, Việt Cộng đã phát động một đợt tấn công lớn và chiếm được Bình Giã, nằm cách Sài Gòn 40 dặm về phía đông nam. Continue reading “28/12/1964: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng tại Bình Giã”

28/12/1908: Trận động đất tồi tệ nhất châu Âu

Nguồn: Worst European earthquake, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lúc bình minh ngày này năm 1908, trận động đất kinh hoàng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử châu Âu đã làm rung chuyển Eo biển Messina ở miền nam nước Ý, san bằng hai thành phố: Messina ở Đảo Sicily và Reggio di Calabria ở đất liền Ý. Trận động đất và sóng thần theo sau đó đã giết chết khoảng 100.000 người.

Sicily và Calabria được gọi là la terra ballerina/the dancing land – vùng đất khiêu vũ, vì các hoạt động địa chấn định kỳ diễn ra tại khu vực. Năm 1693, 60.000 người đã bị giết ở miền nam Sicily bởi một trận động đất, và vào năm 1783, phần lớn bờ biển Tyrrenian xứ Calabria đã bị san bằng bởi một trận động đất lớn khiến 50.000 người thiệt mạng. Continue reading “28/12/1908: Trận động đất tồi tệ nhất châu Âu”

28/12/1989: Lãnh đạo “Mùa xuân Praha” trở lại chính trường

Nguồn:Dubcek returns to public office,” History.com (truy cập ngày 27/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, Alexander Dubček, cựu lãnh đạo Tiệp Khắc và kiến trúc sư của “Mùa xuân Praha,” được bầu làm chủ tịch nghị viện đa đảng mới của Tiệp Khắc. Đây là lần đầu tiên Dubček nắm giữ chức vụ lãnh đạo sau khi bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản năm 1970.

Xu hướng tự do hóa ở Tiệp Khắc bắt đầu từ năm 1963, và đạt đỉnh năm 1968 sau khi Dubček lên thay thế Novotný làm Tổng bí thư Đảng. Ông công bố một loạt các cải cách sâu rộng về chính trị và kinh tế, bao gồm cả tăng cường tự do ngôn luận và bãi bỏ chế độ kiểm duyệt nhà nước. Nỗ lực xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người” của Dubček được hưởng ứng trên khắp cả nước, và giai đoạn tự do ngắn ngủi này được gọi là “Mùa xuân Praha.” Continue reading “28/12/1989: Lãnh đạo “Mùa xuân Praha” trở lại chính trường”