Vì sao người Trung Quốc thiếu tự tin văn hóa?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hơn bao giờ hết, giờ đây Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đang ra sức đẩy mạnh việc xây dựng Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại Tập Cận Bình, nhấn mạnh Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là chủ đề của toàn bộ lý luận và thực tiễn của Đảng từ cải cách mở cửa tới nay. Chủ tịch Tập Cận Bình đã liên tiếp đề xuất một số chủ trương quan trọng về lý luận và thực tiễn, có tính chất mở ra một thời đại mới, nhằm nhanh chóng thực hiện giấc mơ Phục hưng dân tộc Trung Hoa, đưa nước này trở lại vai trò cường quốc số một thế giới như thời xa xưa. Nếu việc đó suôn sẻ thì ông Tập rất có thể sẽ sánh vai với các lãnh tụ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình.

Ngoài những đề xuất cụ thể như dự án nghìn tỷ đô la Một vành đai, một con đường, ông Tập còn đưa ra những yêu cầu mới về tư tưởng, như yêu cầu toàn Đảng toàn dân Kiên trì 4 tự tin: tự tin về đường lối, tự tin về lý luận, tự tin về chế độ và tự tin về văn hóa. Ở đây tự tin văn hóa là nói sự khẳng định và tích cực thực hành các giá trị văn hóa của tổ quốc mình. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thiếu tự tin văn hóa?”

MacArthur: Người mở cửa nước Nhật lần thứ hai

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Nhật trong lịch sử từng hai lần được mở cửa với thế giới phương Tây, nhờ đó nhanh chóng trở thành cường quốc thế giới. Và như một định mệnh, cả hai lần mở cửa ấy đều do người Mỹ chủ động thực hiện.

Nhân vật đầu tiên mở toang cánh cổng mấy nghìn năm đóng kín nước Nhật phong kiến bảo thủ là Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Matthew Perry (1794-1858). Ngày 14/7/1853 hạm đội do ông chỉ huy cặp bến Kurihama (nay là Yokosuka) ở vịnh Tokyo, chuyển tới chính quyền Nhật thư của Tổng thống Mỹ Millard Fillmore yêu cầu Nhật mở cửa thông thương với Mỹ. Chín tháng sau, khi hạm đội Perry quay lại Tokyo, chính quyền Nhật chấp nhận mở cửa, từ đó nước Nhật sang trang lịch sử mới, bắt đầu bước lên con đường hiện đại hóa, nhanh chóng trở thành một cường quốc. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử ấy, năm 1901 người Nhật khánh thành Công viên Perry cùng tượng đài kỷ niệm ông tại chính địa điểm Perry lên bờ lần đầu. Nhưng cuối cùng sự nghiệp hiện đại hóa vẻ vang ấy đã bị thế lực quân phiệt Nhật chôn vùi trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương do họ gây ra. Continue reading “MacArthur: Người mở cửa nước Nhật lần thứ hai”

Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật trong 8 năm 1937-1945, khi ra Đài Loan lại làm Tổng thống chính quyền đảo này cho tới ngày qua đời ở Đài Bắc (5/4/1975).

Tưởng cũng là nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy mạng Bách Độ (Baidu) của Bắc Kinh đánh giá Tưởng là lãnh tụ dân tộc, là vĩ nhân trong lịch sử cận-hiện đại Trung Quốc nhưng nhiều người đại lục vẫn đánh giá rất xấu về Tưởng. Vậy thực chất con người Tưởng Giới Thạch như thế nào? Continue reading “Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch”

Vụ ám sát Kirov dưới con mắt một cựu lãnh đạo KGB

Tác giả: Alexander Mikhailovich Orlov | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 01/12/1934, đảng viên trẻ Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Nikolayev bí mật lẻn vào điện Smolny ở Leningrad dùng súng lục bắn chết Sergey Mironovich Kirov, ủy viên Bộ Chính trị, người lãnh đạo Thành ủy thành phố Leningrad. Hung thủ bị bắt ngay tại chỗ. Để điều tra vụ ám sát này, một ban chuyên án do Stalin lãnh đạo lập tức từ Moskva đến Leningrad.

Cho tới nay [1953, khi Orlov xuất bản cuốn The Secret History of Stalin’s Crimes tại New York], chưa bao giờ người ta công bố tình hình chi tiết vụ mưu sát Kirov. Nikolayev là người thế nào? Làm sao hắn ta có thể lẻn vào điện Smolny được canh gác cẩn mật? Làm sao hắn có thể bám sát và tới gần Kirov? Đâu là nguyên nhân khiến Nikolayev tiến hành hoạt động liều chết này – nguyên nhân chính trị hay nguyên nhân cá nhân? Tất cả mọi tình hình của vụ mưu sát này đều bị người ta ém nhẹm một cách thần bí. Continue reading “Vụ ám sát Kirov dưới con mắt một cựu lãnh đạo KGB”

Sao lại nói chữ quốc ngữ VN ‘rất nực cười’?

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc thời hiện đại có một học giả rất nổi tiếng là Quý Tiễn Lâm (季羡林Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)… Cụ Quý chủ trương đề cao nền văn hóa truyền thống TQ, từng đưa ra thuyết “30 năm nước chảy bên Tây, 30 năm nước chảy bên Đông”, khẳng định trong thế kỷ XXI văn hóa TQ sẽ thay thế văn hóa phương Tây trở thành dòng chính trong văn hóa thế giới, chiếm địa vị lãnh đạo toàn cầu. Cụ còn đứng đầu phái chống lại việc cải cách chữ Hán ở TQ và vì thế càng được những người Hoa theo chủ nghĩa dân tộc hết lời ca ngợi. Continue reading “Sao lại nói chữ quốc ngữ VN ‘rất nực cười’?”

Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu–ghét của VN với TQ

Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘Quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế”. Nội dung bài báo như sau:

Phòng bị – khi mở bản đồ vùng này, tôi bỗng phát hiện…

Trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán [nguyên văn Hán phong] từng một thời có danh hiệu đẹp là “Trung Hoa nhỏ”, và ở thời nay, việc xây dựng và cải cách chính trị, kinh tế và chế độ xã hội Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc, thể hiện ở tính chất giống nhau về mô hình. Thế nhưng đất nước núi liền núi sông liền sông với Trung Quốc này lại có tình cảm cực kỳ phức tạp với Trung Quốc: có phòng bị nhưng không thể không ở gần; có ấm ức [ủy khúc] nhưng từ đáy lòng lại có sự hâm mộ và hướng tới [Trung Quốc]. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu–ghét của VN với TQ”

Thời báo Hoàn Cầu: TQ-VN hợp tác là xu thế lớn, các thế lực bên ngoài đừng hòng xuyên tạc

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 12 đến Hà Nội bắt đầu chuyến thăm VN cấp nhà nước. Đây là sự kiện lớn trong mối quan hệ hai đảng hai nước TQ-VN. Dư luận VN nói chung chú ý tới việc đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tập Cận Bình sau Đại hội XIX ĐCSTQ và cho rằng điều đó thể hiện TQ coi trọng VN.

Vì tại Đà Nẵng vừa có tổ chức hội nghị APEC, rất nhiều nhà lãnh đạo các nước tới dự, Tổng thống Mỹ Trump chính thức thăm VN từ ngày 11 đến ngày 12. Thời gian nguyên thủ TQ và Mỹ thăm VN khéo trùng hợp nhau, sự thực này đã tăng cường quan điểm của nước ngoài cho rằng VN đang triển khai “cân bằng ngoại giao” giữa các nước lớn. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: TQ-VN hợp tác là xu thế lớn, các thế lực bên ngoài đừng hòng xuyên tạc”

Vì sao người Trung Quốc thích Trump?

Nguồn: Hoàn cầu Thời báoBiên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chiều Thứ Tư [08/11/2017] Tổng thống Trump và bà Melania xuất hiện tại Viện Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Tiếp đó là một loạt những hoạt động thu xếp dày công đón tiếp họ. Từ lâu Trump đã là ngôi sao sáng trên chính trường toàn cầu, cũng là một trong các nhà lãnh đạo chính trị được chú ý nhất trên mạng Internet Trung Quốc (TQ). Nhìn chung công chúng TQ rất thích Trump, đã hình thành về đại thể ấn tượng tích cực đối với ông.

Cần nói rằng quá trình này xảy ra không dễ, bởi lẽ cách nhìn lúc mới đầu của người TQ đối với Trump hoàn toàn bị truyền thông Mỹ dẫn dắt. Sự miêu tả nhảm nhí của truyền thông Mỹ về Trump đã ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận TQ. Cho tới khi Trump thắng cử, công chúng TQ mới chợt hiểu rằng thì ra truyền thông Mỹ và phương Tây đã lừa dối chúng ta. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thích Trump?”

Đại sứ TQ nói về chuyến thăm VN của Tập Cận Bình

 

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trước ngày Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Đà Nẵng dự Hội nghị lần thứ 25 của các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và thăm Việt Nam cấp nhà nước, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Tân Hoa Xã cho biết: Đây là lần đầu tiên sau khi Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc thắng lợi, nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự hội nghị quốc tế nhiều bên và lần đầu tiên đi thăm nước ngoài, là tác phẩm mở đầu nền ngoại giao nước lớn mang đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, sẽ thể hiện cho thế giới thấy nội hàm phong phú của nền ngoại giao đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới. Continue reading “Đại sứ TQ nói về chuyến thăm VN của Tập Cận Bình”

Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?

 

Tác giả: Chu Giang Minh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) cho biết Trung Quốc sẽ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, và Trung Quốc có quyết tâm kiên định về việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Đồng thời ông còn nói vũ khí hạt nhân (VKHN) không mang lại an toàn cho Triều Tiên. Logic ấy cũng thích hợp với Nhật, Hàn Quốc khi chúng không mang lại an toàn cho hai nước này mà chỉ làm tình hình khu vực xấu đi. Điều này nghe ra dường như là một vấn đề rất đáng quan tâm: vì sao một quốc gia rõ ràng đã hoàn thành thử nghiệm VKHN rồi mà lại cần phải được các quốc gia khác thừa nhận mình có phải là quốc gia sở hữu VKHN hay không? Rốt cuộc thì quốc gia sở hữu VKHN có địa vị quốc tế như thế nào? Continue reading “Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?”

Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P2)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Phần 1

Hỏi: Về văn hóa thì sao, phải chăng TQ đã tiến sang giai đoạn khoa học?

CHQ: Đặc điểm của thần học là dựa vào “Mệnh trời” [thiên mệnh]. Huyền học thì coi trọng “suy lý”. Khoa học coi trọng “Chứng cớ thực tế” [thực chứng]. Xin nêu một ví dụ: giai đoạn thần học nói mặt trời không chuyển động; về sau thấy mặt trời mọc phía Đông, lặn phía Tây bèn kết luận mặt trời quay xung quanh trái đất – đó là huyền học, không có chứng cớ thực, nhưng vào thời ấy là một tiến bộ lớn. Trong giai đoạn khoa học, người ta đưa ra thuyết trái đất xoay xung quanh mặt trời. Continue reading “Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P2)”

Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P1)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

Hỏi: Cụ cho rằng Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đang đứng ở vị trí nào trên ba mặt kinh tế, chính trị, văn hóa?

Châu Hữu Quang (CHQ): Về kinh tế, giai đoạn công nghiệp hóa Trung Quốc (TQ) lạc hậu so với phương Tây. Ngày nay công nghiệp hóa TQ có tiến bộ là nhờ công cuộc cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Mặt kinh tế của cải cách mở cửa là tiếp thu biện pháp “Ngoại bao” [Outsourcing: xí nghiệp gia công sản phẩm; nước ngoài bao cung cấp vốn và bao tiêu thụ sản phẩm], nói trắng ra là dùng sức lao động rẻ tiền của chúng ta để phục vụ cho nước ngoài. Chuyện này chẳng có gì vẻ vang cả, nhưng không đi con đường ấy thì chúng ta không thể phát triển. Ấn Độ cũng dùng cách này để phát triển. Chúng ta là “nhà máy của thế giới”, Ấn Độ là “văn phòng làm việc của thế giới”. Nga phê phán TQ, nói ta vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là chịu sự bóc lột của phương Tây. Là bóc lột, nhưng khác với bóc lột thời xưa. Continue reading “Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P1)”

Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trang “Diễn đàn Đông Á” bản điện tử số ra ngày 11/9/2017 đăng bài “Đã đến lúc chuẩn bị cho kết cục xấu nhất của Triều Tiên” của tác giả Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo), Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh. Bài này đang gây ra một cuộc tranh cãi lớn trong dư luận Trung Quốc.

Giáo sư Giả Khánh Quốc cho rằng vũ khí hạt nhân và tên lửa mà Triều Tiên phát triển sớm muộn sẽ trở thành sự đe dọa thực sự đối với nước Mỹ, nước này có thể sẽ phát động cuộc tấn công quân sự “phủ đầu” nằm hủy diệt vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Cho dù Mỹ tự kiềm chế không đánh đòn phủ đầu thì trong tình hình ngày càng bị quốc tế trừng phạt nghiêm khắc hơn và Mỹ cùng Hàn Quốc tập trận chung với quy mô ngày càng lớn, Triều Tiên cũng có thể phát động chiến tranh. Continue reading “Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?”

Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây

Tác giả: Bill Jenner (Australia) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cách đây ít lâu tiểu thuyết Thủy Hử được dựng thành phim truyền hình nhiều tập. Sau khi công chiếu, các nhân vật trong truyện đã trở thành đề tài ưa thích được dân chúng khắp Trung Quốc (TQ) sôi nổi bàn tán. Nhân dịp này, giáo sư Bill Jenner ở Đại học Quốc gia Australia, một người đã nhiều năm nghiên cứu văn học cổ điển TQ và từng dịch tác phẩm cổ điển TQ nổi tiếng Tây Du Ký ra tiếng Anh, đã trả lời phỏng vấn, nói lên quan điểm của ông đối với tiểu thuyết Thủy Hử. Qua đây có thể thấy người phương Tây và người Trung Quốc có quan điểm giá trị rất khác nhau. Continue reading “Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây”

Trung Quốc ngửa bài với ASEAN và Việt Nam?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 30/08/2017 đăng bài dưới nhan đề “Trung Quốc muốn một Đông Nam Á như thế nào?” nói về hai nguyện vọng của Trung Quốc: 1) Không muốn Đông Nam Á có một liên minh chống Trung Quốc, đặc biệt là liên minh do Mỹ đứng đầu; 2) Không muốn Đông Nam Á bị chia rẽ và mất ổn định về chính trị, bởi lẽ đó sẽ là cái cớ để Mỹ can thiệp vào Đông Nam Á.

Bài viết là bản dịch từ bản tiếng Anh “What type of East Asian order will China accept?” của Huang Jing, đăng trên trang Eastasiaforum.org của Australia. Nội dung bài báo như sau: Continue reading “Trung Quốc ngửa bài với ASEAN và Việt Nam?”

Các sai lầm của thuyết ‘Chữ Hán ưu việt’

Tác giả: Mễ A Luân[1] | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Đã nhiều năm nay thuyết “chữ Hán ưu việt” rất thịnh hành ở Trung Quốc (TQ). Thuyết này trái ngược nghiêm trọng với các nguyên lý khoa học kỹ thuật, gây ra sự ngộ nhận cực lớn trong xã hội, đồng thời gây ra trở ngại cực lớn cho sự phát triển khoa học công nghệ (KHCN) thông tin Trung văn. Muốn tự chủ phát triển sáng tạo các công nghệ cốt lõi và giành lấy quyền chủ động chiến lược phát triển KHCN thông tin Trung văn, TQ cần phải tiến hành dọn sạch các sai lầm của thuyết “chữ Hán ưu việt”.

1. Thuyết “Chữ Hán ưu việt” bắt đầu tràn ngập đại lục TQ từ năm 1989. Quan điểm phổ biến nhất hồi đó là: Trong các văn kiện của Liên Hợp Quốc (LHQ), những tệp [file] văn kiện in chữ Hán có độ dày nhỏ nhất, cho nên chữ Hán ưu việt hơn các loại ngôn ngữ như Anh văn. Vì người cổ súy cho thuyết “Chữ Hán ưu việt” từng làm công tác phiên dịch tại trụ sở LHQ nên quan điểm đó đã làm nhiều người nhầm lẫn.[2]  Continue reading “Các sai lầm của thuyết ‘Chữ Hán ưu việt’”

Mỹ công khai tài sản của Tổng thống Trump

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một báo cáo về tài sản cá nhân của Tổng thống Mỹ do chính Tổng thống Donald Trump ký và được Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (Office of Government Ethics, OGE) công bố hôm 16/06/2017 cho thấy tổng tài sản của ông Donald Trump ít nhất bằng 1,4 tỷ USD.

OGE có nhiệm vụ theo dõi tài sản của hơn 4 triệu nhân viên Chính phủ Mỹ, kể từ Tổng thống trở xuống, nhằm mục đích phòng chống tham nhũng. Mỗi năm một lần OGE tiến hành thẩm tra tài sản của các đối tượng đó.

Bản báo cáo 98 trang này tiết lộ sự biến đổi tài sản của Tổng thống Trump từ 1/2016 đến 4/2017. Báo cáo cho biết, tuy Trump đã rút ra khỏi việc kinh doanh của Tập đoàn của mình nhưng năm ngoái ông đã có thu nhập ít nhất bằng 597 triệu USD, tức giảm 3% so cùng kỳ, khiến cho tài sản ông so với lần khai báo trước giảm còn 1,4 tỷ USD. Continue reading “Mỹ công khai tài sản của Tổng thống Trump”

Về nạn ‘say đắm chữ Tàu’

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tâm lý sùng bái chữ viết tồn tại mấy nghìn năm nay là một loại tín ngưỡng chỉ có ở người Hoa. Chữ Hán do họ phát minh chủ yếu ghi ý, không ghi âm, vì thế các cộng đồng nói tiếng địa phương khác nhau có thể dùng chung thứ chữ này, qua đó hiểu nhau, nhờ vậy thực hiện được việc thống nhất đất nước – sự nghiệp gian khó nhất trong lịch sử Trung Hoa. Tính siêu việt ngôn ngữ và công lao thần kỳ ấy của chữ Hán khiến nó được quý trọng tới mức thần thánh hóa. Người Hoa tin vào truyền thuyết thánh nhân bốn mắt Thương Hiệt làm chữ: mỗi lần tạo một chữ thì quỷ thần lại kinh hãi khóc rống lên vì thiên cơ bị lộ. Ngoài ra, tính chất ghi ý làm cho chữ Hán ẩn chứa những triết lý cao siêu, chỉ người tài giỏi mới hiểu, vì thế gọi là chữ thánh hiền. Đặc trưng hình vẽ mang lại cho chữ Hán vẻ đẹp độc đáo, viết chữ trở thành nghệ thuật hội họa thư pháp. Do được sùng bái, chữ Hán không chỉ là hệ thống ký hiệu ghi Hán ngữ mà còn là vật mang, là biểu trưng của văn hóa Trung Hoa, thậm chí người Hoa cho rằng mọi thứ tốt, xấu của nền văn hóa ấy đều liên quan tới chữ Hán.   Continue reading “Về nạn ‘say đắm chữ Tàu’”

Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Một trăm năm sau, khi đọc lại mấy bài ấy người ta lại một lần nữa thấy tác giả thực là yêu nước và uyên bác.

Những người tinh hoa phát tiết sớm như Phạm Quỳnh rất hiếm.[1] Suốt 15 năm (1917-1932) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, ông đã dùng tờ báo này trình bày quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa-xã hội. Cho dù quan điểm chính trị của ông có thể không phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc đương thời, nhưng rõ ràng ông là một nhà trí thức yêu nước đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cao quý Dùng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học của nước nhà. Continue reading “Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ”

Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cách đây 110 năm, một số nhà trí thức yêu nước tiên tiến đã thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) tại Hà Nội, khởi đầu một phong trào yêu nước chống phong kiến chống thực dân với tính chất hoàn toàn mới chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Ở đây, Nghĩa thục là trường tư thục (do tư nhân mở) vì nghĩa, tức vì lợi ích chung, không vì tư lợi, không thu tiền của người học. Đông Kinh là tên thành Thăng Long thời Hồ Quý Ly, tức Hà Nội hiện nay, địa điểm đặt trường.

ĐKNT do một nhóm sĩ phu Bắc Hà đồng sáng lập: Lương Văn Can (Thục trưởng, tức Hiệu trưởng), Nguyễn Quyền (Giám học) và Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Kỳ, Dương Bá Trạc, Vũ Hoành v.v… Họ đều là các nhà Nho, trong đó cử nhân Dương Bá Trạc mới 23 tuổi, cử nhân Nguyễn Hữu Cầu 28 tuổi, nhiều tuổi nhất là Lương Văn Can 53 tuổi. Continue reading “Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN”