Trung Quốc: Vương đạo hay bá đạo?

vuongdao

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông”, Giáo sư Miles Maochun Yu ở Học viện Hải quân Mỹ (US Naval Academy) viết:  Trung Quốc đang tiến hành leo thang sức mạnh quân sự ở Biển Đông, gây ra cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc tham gia, kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật, và thậm chí Nga. Tác giả nhấn mạnh: cần phải thấy các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông tuân theo một logic nhất quán của lịch sử Trung Quốc và chúng có căn gốc sâu xa từ văn hóa chiến lược lâu đời của nước này, trong đó có cái gọi là “vương đạo”. Continue reading “Trung Quốc: Vương đạo hay bá đạo?”

Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba

cmc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với NhậtNhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

Thời đại Kennedy có một sự kiện đáng nhớ lại, đó là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10/1962.

Hồi đó, do Liên Xô chở tên lửa tấn công vào Cuba mà giữa Liên Xô với Mỹ nảy sinh tình trạng nguy hiểm có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân. Hầu như chưa có ai đưa tin về sự thật của vụ này. May sao chiến tranh không nổ ra, loài người thoát được tai họa hạt nhân và tiếp tục tồn tại trên trái đất này, vì thế chẳng ai còn bàn thêm về sự kiện đó. Về sau tôi ngẫu nhiên có dịp trò chuyện với một số cựu quan chức Mỹ liên quan đến sự kiện ấy, và có đọc mấy cuốn hồi ký về Kennedy, nhờ thế biết được một số nội tình của vụ khủng hoảng này. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba”

Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

JAPAN - U.S. PACKTS AND TREATIES

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

Hối suất trên trời rơi xuống

Một việc lớn Dodge làm được trong năm 1949 là ấn định tỷ giá hối suất đồng Yen với đồng dollar Mỹ. Kinh tế Nhật nhất thiết phải dựa vào xuất khẩu, nhưng các mặt hàng xuất khẩu lại áp dụng các tỷ giá hối suất khác nhau: hàng dệt Nhật có sức cạnh tranh nhất dùng tỷ giá 270/1, tơ sống là 420/1, hàng công nghiệp chế tạo kém sức cạnh tranh hơn, như kính tấm dùng tỷ giá 600/1 – nghĩa là không có một tiêu chuẩn thống nhất để đo lường. Hôm 2/4, Dodge đề nghị dùng hối suất thống nhất 330/1. Bộ trưởng Tài chính Ikeda nói như thế thì Nhật không chịu nổi, ít nhất cũng phải là 350/1. Chúng tôi cho rằng vấn đề này nên gác lại đến cuối năm. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ”

Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

US_MacArthur_Yoshida_19541104

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchKiichi Miyazawa (宮澤 喜一, 8/10/1919 – 28/6/2007) là thành viên đảng Dân chủ Tự do Nhật (Liberal Democratic Party, LDP), xuất thân từ gia đình danh giá, cha từng là nghị sĩ Quốc hội Nhật, ông nội từng là Bộ trưởng trong Chính phủ Nhật. Miyazawa tốt nghiệp khoa Luật Đại học Đế quốc Tokyo, năm 1942 làm viên chức ở Bộ Tài chính Nhật, từ đó bắt đầu tham gia chính trường. Từng giữ các cương vị: nghị sĩ Quốc hội (1953-1967), Bộ  trưởng Ngoại thương và Công nghiệp (1970-71), Bộ  trưởng Ngoại giao (1974-76), Tổng Giám đốc Cơ quan Kế hoạch kinh tế (1977-78), Chánh Văn phòng Nội các (1984-86), Bộ  trưởng Tài chính (1986-88), Thủ tướng Chính phủ Nhật (11/1991-8/1993, nhưng từ chức sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của LDP. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật”

TQ bình luận về chuyến thăm VN của Obama

obamavn

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 23/5/2016 (giờ Hà Nội), Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới tít “Obama không có cách nào biến Việt Nam thành Philippines“. Bài báo viết:

Từ ngày 23 Tổng thống Mỹ Obama bắt đầu thăm Việt Nam. Mối quan hệ Việt-Mỹ được coi là một xu hướng động không xác định và nhạy cảm, vì thế được quan tâm nhiều. Mối quan hệ ấy có thể đi bao xa, vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau.

Đây là một chuyến thăm muộn màng chẳng đi đâu mà vội của Obama. Năm ngoái tròn 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam và tròn 20 năm Việt-Mỹ lập quan hệ ngoại giao, nhưng năm nay Obama mới đến, điều đó nói lên Việt Nam “không phải là quan trọng nhất” với Mỹ, “có thể thu xếp đến sau”, đồng thời cũng nói lên mức độ quan trọng của Việt Nam đòi hỏi Obama “phải đến nước này một chuyến trước ngày mãn nhiệm”. Continue reading “TQ bình luận về chuyến thăm VN của Obama”

Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?

thatcher-gorb

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi thôi chức Thủ tướng Anh khoảng một năm, tháng 11/1991 bà Margaret Thatcher sang thăm Mỹ. Ngày 18, với tư cách khách danh dự, bà được mời tới nói chuyện tại Hội nghị của Viện Dầu mỏ Mỹ (American Petroleum Institute, API) đang họp ở Houston (trước khi chuyển sang làm chính trị, bà Thatcher từng là một chuyên gia hóa học). Dưới đây là một số nội dung chính trong bài nói chuyện kéo dài chừng 45 phút của bà.

Liên Xô là quốc gia tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới phương Tây. Tôi không nói về sự đe dọa quân sự, vì xét về bản chất mối đe dọa đó không tồn tại. Các quốc gia [phương Tây] chúng tôi được trang bị tốt, kể cả vũ khí hạt nhân. Continue reading “Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?”

Tình trạng mất tiếng nói của trí thức TQ hiện nay

mkey1

Tác giả: Thanh Tiêu Độc Tọa (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Truyền thống chính trị chuyên chế của Trung Quốc

Chuyên chế là đặc điểm lớn nhất của truyền thống chính trị Trung Quốc. Nền văn minh Trung Hoa là văn minh sông lớn, đồng bằng rộng, dòng Hoàng Hà tràn ngập nước làm nên điều kiện địa lý của vùng Trung nguyên. Đất đai màu mỡ nhưng nước sông dâng tràn gây ngập lụt, vì thế trị thủy trở thành một công việc chung không thể thiếu và phải thường xuyên làm. Thời xưa, sức sản xuất ở trình độ rất thấp, không thể nào dựa vào sức lực cá nhân để đối phó với sự thách thức của thiên nhiên, vì vậy tất phải huy động sức lực của toàn xã hội, dựa vào sức mạnh của toàn bộ xã hội để ứng phó với sự tàn phá của thiên nhiên. Làm thế nào để chỉnh hợp toàn bộ xã hội thành một sức mạnh? Điều đó đòi hỏi phải tổ chức chặt chẽ, quan trọng nhất là phải có một uy quyền tuyệt đối có thể điều động sức mạnh của toàn xã hội, tập trung được sức mạnh đó. Trong quá trình trị thủy, quyền lợi và địa vị của thủ lĩnh thị tộc luôn luôn được tăng cường, cuối cùng chuyển biến thành tầng lớp quý tộc mới, trở thành quân chủ. Continue reading “Tình trạng mất tiếng nói của trí thức TQ hiện nay”

Tại sao Tập Cận Bình muốn phục hồi Khổng Tử?

35_Confucius

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Số phận long đong của học thuyết Khổng Tử

Khổng Tử và học thuyết của ông – Nho giáo – từng trải một cuộc đời long đong lận đận tại Trung Quốc (TQ). Với tư tưởng cốt lõi là Nhân, mới đầu Nho giáo chỉ là một học thuyết tu thân dưỡng tính, chưa được tiểu quốc nào dùng làm đạo trị quốc, cho dù Khổng Tử từng đích thân tới thuyết phục họ. Thời Chiến Quốc, Mạnh Tử kế thừa và phát triển học thuyết đó thành lý luận Nhân chính.

Đời Hán, Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) kết hợp với thuyết Âm dương Ngũ hành và các thuyết khác, sửa đổi Nho giáo thành hệ tư tưởng có khuynh hướng thần học (nhấn mạnh quan hệ giữa thần quyền với quân quyền). Hệ thống này dựa trên bạo lực của chế độ phong kiến nhưng lại được mô tả thành Đạo Trời, “Trời không đổi thì đạo cũng không đổi”. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình muốn phục hồi Khổng Tử?”

Việt Nam: Quốc gia thành công hay thất bại?

 vn

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Các chỉ tiêu đánh giá quốc gia thất bại

Từ năm 2005 trở đi, hàng năm tạp chí chính trị học nổi tiếng thế giới Foreign Policy (Chính sách Đối ngoại, xuất bản tại Mỹ) đều công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được đánh giá theo Chỉ số Quốc gia thất bại.[1]

Chỉ số Quốc gia thất bại (Failed States Index – FSI) do Quỹ Hòa Bình (Fund for Peace, một thinktank ở Mỹ, độc lập với tạp chí Foreign Policy) tổng hợp 90.000 nguồn dữ liệu định lượng khác nhau được công khai từ đầu năm đến cuối năm của gần 180 quốc gia trên thế giới, để gộp thành 12 thang điểm đo đạc từ mức độ phát triển kinh tế cho đến chỉ số về sự công bằng trong xã hội. Sau đó, tạp chí Foreign Policy công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được đánh giá theo Chỉ số quốc gia thất bại. Continue reading “Việt Nam: Quốc gia thành công hay thất bại?”

Nghìn người vâng dạ, không bằng một người nói thẳng

xi

Tác giả: Lôi Tư (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Ngày 1/3/2016, báo điện tử của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc có đăng bài viết sau đây, gây ra một số tranh luận trong giới học giả phương Tây nghiên cứu Trung Quốc về ý nghĩa, mục đích của bài báo, cũng như liên hệ của nó với các chiến dịch của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bài viết để bạn đọc cùng tham khảo.

Hầu như các cán bộ lãnh đạo do vi phạm kỷ luật và pháp luật mà bị xử lý đều nói đến chuyện cơ quan mình chưa thực hiện đầy đủ công tác giám sát nội bộ, nói rằng không ai nhắc nhở tôi, nếu năm ấy có người rỉ tai thì tôi cũng chưa tới mức phạm tội nặng như vậy.

Vấn đề nhỏ chẳng ai nhắc nhở, vấn đề lớn không ai phê bình, đến mức gây ra sai sót lớn, đó chính là “Nghìn người vâng dạ không bằng một người nói thẳng”!

— Lời TBT ĐCSTQ Tập Cận Bình phát biểu khi dự Họp sinh hoạt chuyên đề dân chủ của ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Bắc.

Continue reading “Nghìn người vâng dạ, không bằng một người nói thẳng”

Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ

su-bin

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) số ra ngày 24/3/2016 đăng xã luận dưới tiêu đề “Chúng ta nên cảm ơn hay là kêu oan cho Tô Bân?” Nguyên văn như sau:

Ngày 23/03/2016, bộ Tư pháp Hoa Kỳ ra thông cáo cho biết một người Trung Quốc tên là Tô Bân [Su Bin – Stephen Su] đã thú nhận tội xâm nhập hệ thống máy tính của nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ để đánh cắp tài liệu kỹ thuật liên quan đến các loại máy bay tiên tiến như máy bay tiêm kích F-22 , F-35 và máy bay vận tải hạng nặng C-17.

Thông cáo nói: trong bản nhận tội thỏa thuận được với Bộ Tư pháp Mỹ, ông Tô Bân thừa nhận đã “đóng vai trò quan trọng trong một âm mưu từ Trung Quốc”, có kết hợp với hai người “không rõ lai lịch” sống ở Trung Quốc. Có báo Mỹ phỏng đoán hai người đó là quân nhân Trung Quốc. Continue reading “Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ”

Trung Quốc: Khủng hoảng niềm tin gây bất an xã hội

d43d7e14d473177427860f

Tác giả: Trương Hiền Lượng (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vào thập niên 80 thế kỷ trước, nguyên Thủ tướng Anh Thatcher từng nói “Trung Quốc không thể trở thành nước lớn trên thế giới.” Vì sao vậy? Bà Thatcher nói: Vì Trung Quốc không có một ý thức hệ chính thống [nguyên văn chủ lưu ý thức hình thái] có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Xin chớ coi thường “Bà đầm thép” này, câu nói ấy của bà ta vừa sâu cay vừa trúng đích! Ý thức hệ chính thống của Trung Quốc hiện nay là gì?

Dường như chẳng ai nói được rành rọt điều đó. Ai nói ra miệng được rõ ràng thì hầu như lời nói lại khác với thực tế, lời nói và việc làm không thống nhất. [Chẳng hạn] nói Trung Quốc ta còn có “đấu tranh giai cấp” là thứ có thể xuất khẩu – nhưng đấy là chuyện ở thời đại Mao Trạch Đông. Thời “Cách mạng Văn hóa” chúng ta làm “Xuất khẩu cách mạng” tới mức ở Paris cũng xuất hiện “Hồng vệ binh làm phản” [nguyên văn tạo phản]. Continue reading “Trung Quốc: Khủng hoảng niềm tin gây bất an xã hội”

Simone de Beauvoir: Nhà sáng lập phong trào nữ quyền

Beauvoir-sartre

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Simone de Beauvoir là triết gia, nhà văn theo chủ nghĩa hiện sinh và nhà hoạt động chính trị, một trong những phụ nữ Pháp nổi tiếng nhất thế kỷ 20; được gọi là người làm thay đổi giới phụ nữ phương Tây thế kỷ 20. Tổng thống Pháp François Mitterrand từng ca ngợi bà là “một trong những nhà văn bậc thày, nhà tiên phong vạch thời đại. Cuộc đời của bà, các tác phẩm bà viết và cuộc đấu tranh của bà đã nâng cao giác ngộ của tất cả những người đàn ông và đàn bà nước Pháp cũng như toàn thế giới”.

Tên bà được đặt cho một cây cầu bắc qua sông Seine thơ mộng đoạn chảy qua Paris, tiếng Pháp gọi là Passerelle Simone de Beauvoir. Cầu do kiến trúc sư người Áo Dietmar Feichtinger thiết kế, có hình dạng độc đáo tựa như con mắt mở to của người đàn bà. Thư viện quốc gia Mitterrand đứng sừng sững bên này cầu, sang bên kia cầu ta sẽ gặp tòa kiến trúc đồ sộ của trụ sở Bộ Tài chính Pháp và công viên Bercy xanh tươi êm đềm. Continue reading “Simone de Beauvoir: Nhà sáng lập phong trào nữ quyền”

Người Trung Quốc tranh luận về giá trị quan phương Tây

Graduates-sit-next-to-a-C-012

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tại Trung Quốc hiện đang diễn ra cuộc tranh luận về vấn đề giá trị quan sau khi lãnh đạo nước này đề xuất chủ trương ngăn chặn sự truyền bá giá trị quan của phương Tây. Sự việc bắt đầu từ một văn bản có tên “Ý kiến về việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường cao đẳng-đại học trong tình hình mới” do Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản TQ và Văn phòng Quốc vụ viện công bố hôm 19/1/2015 [sau đây gọi tắt là “Ý kiến”].

“Ý kiến” nhấn mạnh công tác ý thức hệ là công tác cực kỳ quan trọng của Đảng và Nhà nước, các trường cao đẳng-đại học (CĐ-ĐH) là mặt trận tuyến đầu của công tác này, lãnh trách nhiệm học tập nghiên cứu tuyên truyền chủ nghĩa Mác, bồi dưỡng và phát huy giá trị quan hạt nhân XHCN, cung cấp người tài và bảo đảm trí lực cho sự nghiệp thực hiện Giấc mơ Trung Quốc vì sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. “Ý kiến” nêu lên 6 nhiệm vụ chủ yếu của việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường CĐ-ĐH, trong đó nhiệm vụ thứ hai là tăng cường giáo dục giá trị quan hạt nhân XHCN. Continue reading “Người Trung Quốc tranh luận về giá trị quan phương Tây”

Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia

khmer_rouge_14

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchViệt Nam (VN) giải phóng nhân dân Campuchia khỏi cuộc diệt chủng của Khmer Đỏ là hoàn toàn chính nghĩa, là công trạng to lớn của VN đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Thế nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) tìm đủ mọi thủ đoạn xuyên tạc vu khống sự kiện này. Nhưng cuối cùng chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Những người TQ có lương tri cũng dần dần hiểu ra sự thật. Bạn đọc có thể thấy rõ điều đó qua bài dưới đây, đăng trên trang mạng Phượng Hoàng, một trang mạng chính thống hàng đầu của TQ, phục vụ người Hoa trên toàn cầu, bình quân hàng ngày có 671 triệu lượt truy cập.

Ngày 7/1/2009, hàng chục nghìn người Campuchia tụ tập tại sân vận động Olympic quốc gia ở Phnom Penh, nhiệt liệt chúc mừng 30 năm ngày kỷ niệm Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Hoạt động kỷ niệm quy mô lớn này do Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức và đã thu hút hơn 40 nghìn người tham gia. Continue reading “Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia”

Chiến tranh Trung-Việt trong mắt người Việt Nam

6

Tác giả: Vương Cẩm Tư (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khác với tư duy quen thuộc của người Trung Quốc, trong mắt người Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt không chỉ là cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam kéo dài nhiều năm sau năm 1979 như dưới góc nhìn của người Trung Quốc, mà còn gồm cả cái gọi là sự “xâm chiếm” Việt Nam do các vương triều Trung Quốc trước đây tiến hành kéo dài tới hai nghìn năm kể từ thời Đông Hán.

Thượng tuần tháng 9 năm 2010, tác giả Vương Cẩm Tư khởi hành từ Bắc Kinh cùng mấy người bạn đến Việt Nam xem tình hình thị trường gỗ hồng. Lúc rảnh rỗi, chúng tôi đã tìm hiểu về cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Trung-Việt trong mắt người Việt Nam”

Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ

ctvt

Tác giả: Lưu Á Châu

Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.

Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, tướng Lưu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.

Cuộc chiến Việt Nam 1979

Một lần Quân Giải phóng phát huy vai trò chính trị quan trọng là trong đợt sóng gió chính trị ngày mồng 4 tháng 6 [sự kiện quân đội Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989]. “Có thể nói, không giải quyết vấn đề mồng 4 tháng 6 thì không có cục diện phát triển phồn vinh của Trung Quốc ngày nay; không có quân đội [thì] sẽ không giải quyết được vấn đề ngày mồng 4 tháng 6, và cũng không thể có 13 năm huy hoàng”. Continue reading “Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ”

Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?

180373d28730168e6f9552

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm nay [17/02/2009] là một ngày nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam đều không thể nào quên. Ngày này 30 năm trước, quân đội Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích” Việt Nam trên biên giới Trung Việt. Cuộc chiến tranh này đã trở thành vết thương khó có thể hàn gắn giữa nhân dân hai nước. Nếu bỏ qua cuộc chiến đó để xem xét “Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam” hiện nay, dù là quan hệ nhà nước hay nhân dân, thì sẽ là què quặt, cũng là phiến diện không hoàn chỉnh.

Ba quốc gia có liên quan trực tiếp nhiều nhất tới cuộc chiến đó là Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia có cách nhìn khác hẳn nhau đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam 30 năm trước. Continue reading “Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?”

Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn

stalin crimes

Tác giả: Alexander M. Orlov | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi viết những dòng này tôi[1] không thuộc bất kỳ đảng phái nào; nhưng cho tới trước ngày 12/7/1938 thì tôi vẫn là đảng viên Đảng Cộng sản Bolshevik Liên Xô. Trong thời kỳ Nội chiến cách mạng (1918-1920), tôi từng chỉ huy một đội du kích trong vùng địch hậu. Sau Nội chiến, tôi làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Liên Xô. Năm 1924, tôi làm Cục phó Cục Quản lý kinh tế thuộc Tổng cục Bảo vệ Chính trị nhà nước (sau là Bộ Ủy viên nhân dân Nội vụ Liên Xô, tức Bộ Nội vụ, NKVD). Năm 1926, tôi làm Vụ trưởng Vụ kinh tế thuộc Tổng cục này. Tháng 9/1936, Bộ Chính trị Trung ương Đảng cử tôi sang làm Cố vấn cho Chính phủ Cộng hòa Tây Ban Nha,[2] phụ trách tổ chức công tác phản gián và chiến tranh du kích vùng địch hậu. Continue reading “Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn”

Seppuku: Tập tục mổ bụng tự sát của samurai Nhật Bản

ask-Seppuku-2-E

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuốn Chuyện Nhật Bản ngày xưa (Tales of Old Japan), nhà văn Milford đã tả lại quang cảnh vụ hành quyết một phạm nhân được phép chết theo phương thức mổ bụng tự sát seppuku mà chính ông được chứng kiến:

… Bảy đại biểu người nước ngoài chúng tôi được các quan chức Nhật Bản chứng kiến vụ hành quyết dẫn vào hondo, tức chính điện một ngôi chùa sắp sửa tiến hành nghi thức hành quyết. Khung cảnh ngôi chùa vô cùng thâm nghiêm. Một gian phòng rộng, mái cao đỡ bằng các cột gỗ màu sẫm. Trần nhà treo đầy những chiếc đèn lồng lớn màu vàng và những vật trang hoàng độc đáo của một ngôi chùa thờ Phật. Phần sàn nhà trước bàn thờ Phật được kê cao khoảng 3-4 tấc, làm thành một cái bục, trên có trải những chiếc chiếu trắng rất đẹp, chính giữa phủ một tấm thảm dạ màu đỏ. Continue reading “Seppuku: Tập tục mổ bụng tự sát của samurai Nhật Bản”