‘Thời đại Đông Á’ của khoa học kỹ thuật đang tới nhanh

Tác giả: Akito Arima | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong tương lai không xa, các nước vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, nhất là Trung Quốc, sẽ xuất hiện nhiều nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật tài giỏi, hơn nữa, nhất định sẽ giành được nhiều giải Nobel – một thời đại như thế đang tiến nhanh tới chúng ta.

Trong cuốn “Lịch sử khoa học kỹ thuật Trung Quốc” của Needham, tác giả có đưa ra “Câu hỏi Needham” nổi tiếng: Vì sao từ thời cổ cho tới thế kỷ 15, khoa học kỹ thuật Trung Quốc đi trước Tây Âu, nhưng vào khoảng trước sau thế kỷ 16, khoa học kỹ thuật cận đại lại không phát sinh ở nước này ? Nói cách khác, vì sao Galileo Galilei lại không xuất hiện tại Trung Quốc? Continue reading “‘Thời đại Đông Á’ của khoa học kỹ thuật đang tới nhanh”

Nhận thức mới về chủ nghĩa tư bản của Marx và Engels thời kỳ cuối đời

Tác giả: Dương Kim Hải (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong nửa sau của thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản thế giới mà đại diện là Anh và Mỹ đã có một loạt biến đổi mới. Không những các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, tức cách mạng động lực máy hơi nước, được áp dụng phổ biến ở các nước này, mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 mới xuất hiện, tức cách mạng động lực máy điện, cũng lan ra nhiều nước phương Tây. Khắp nơi nhà máy công xưởng mọc lên như nấm, đường sắt đan xen như mạng lưới, xe lửa và tàu biển chạy như mắc cửi trên đất liền và trên đại dương, đèn điện xuất hiện và nhanh chóng được áp dụng, đêm đêm nơi nơi sáng rực. Đúng như Engels nói, đó là thời đại phát triển nhanh chóng của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Continue reading “Nhận thức mới về chủ nghĩa tư bản của Marx và Engels thời kỳ cuối đời”

Bình luận sách Chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cuốn sách Mao: The Unknown Story (Chuyện chưa biết về Mao) của vợ chồng bà Jung Chang (Trương Nhung) — Jon Halliday sau khi xuất bản đã gây xôn xao dư luận phương Tây. Riêng tại Anh, sau 6 tháng đầu tiên, sách này đã bán được 60 nghìn bản, đứng đầu bảng xếp hạng của mạng Amazon. Trên toàn cầu, trong một thời gian ngắn sách bán được 12 triệu bản. Mick Jagger, ca sĩ chính của ban nhạc Rolling Stones, đi đâu cũng quảng cáo cho sách này. Ngôi sao bóng đá Davis Beckham, cựu Tổng thống Nam Phi Mandela nói họ từng đọc Mao: The Unknown Story. Tổng thống G. Bush giới thiệu nó với Thủ tướng Đức Angela Merkel khi bà tới thăm Mỹ, ông nói cuốn sách cho thấy Mao là một bạo chúa tàn ác hơn những gì người ta tưởng tượng… Continue reading “Bình luận sách Chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông”

Mao Trạch Đông ‘để mất’ Việt Nam như thế nào?

Tác giả: Jung Chang và Jon Halliday | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngay ở châu Á, chỗ nào Mao Trạch Đông cũng gặp trở ngại. Thảm hại nhất là vụ “để mất” Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1950, Stalin đã giao cho Mao “quản lý” Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều năm qua, Mao xuất tiền xuất người giúp Đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp, rồi đánh Mỹ. Nhưng vì Mao coi Đảng Cộng sản Việt Nam như quân cờ trên bàn cờ của mình nên người Việt Nam bất hòa với Mao.

Năm 1954, Mao bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp quân sự, cần mua nhiều vật tư cấm vận của phương Tây. Ông muốn dùng Pháp làm đột phá khẩu phá thế cấm vận. Hồi ấy Pháp đang đánh nhau với Việt Nam. Kế hoạch của Mao là bảo Đảng Cộng sản Việt Nam mở rộng chiến tranh “nhằm tăng thêm khó khăn bên trong nước Pháp” (lời Chu Ân Lai), khi nào Pháp sứt đầu mẻ trán thì Trung Quốc đứng ra giúp Pháp thương lượng với Việt Nam, qua đó đổi lấy sự thông cảm của Pháp trên vấn đề xuất khẩu vật tư chiến lược cho Trung Quốc. Continue reading “Mao Trạch Đông ‘để mất’ Việt Nam như thế nào?”

Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Pháp thời nào cũng có những nhà trí thức nổi tiếng trong nước và thế giới. Ở đây xin giới thiệu sơ qua một gương mặt được gọi là nhà trí thức siêu sao, triết gia siêu sao (super star intellectual, super star philosopher) của nước Pháp thời nay.

Đó là Bernard-Henri Lévy mà người Pháp ưa nói ngắn thường gọi tắt là BHL.

Triết gia kiêm nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội, nhà làm phim và đạo diễn điện ảnh sinh năm 1948 này là tác giả của hàng tá đầu sách và nhiều bộ phim. Trong đó ba cuốn sách Ngỡ ngàng nước Mỹ (American Vertigo), Sự man rợ mang bộ mặt con người (Barbarism with a Human Face), Ai giết Daniel Pearl? (Who Killed Daniel Pearl?) và hai bộ phim tài liệu Bosna!Một ngày tại Sarajevo chết chóc (A Day in the Death of Sarajevo) từng làm châu Âu và khắp thế giới biết đến tên tuổi Bernard-Henri Lévy. Continue reading “Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay”

Lỗ Tấn: Thánh nhân số một của Trung Quốc?

Tác giả: Chân Lương (Trung Quốc) | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc tọa đàm tại Vũ Hán ngày 20/11/1971, Mao Trạch Đông từng nói: “Tôi khuyên các đồng chí nên đọc tạp văn của Lỗ Tấn. Lỗ Tấn là đệ nhất thánh nhân của Trung Quốc. Thánh nhân số một của Trung Quốc không phải là Khổng Phu Tử, cũng không phải là tôi; tôi là hiền nhân, là học trò của thánh nhân.”

Tại sao Mao Trạch Đông tôn sùng Lỗ Tấn như vậy? Nên xem xét mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông với Lỗ Tấn như thế nào? Bài này sẽ thử giải đáp vấn đề đó. Continue reading “Lỗ Tấn: Thánh nhân số một của Trung Quốc?”

Một ví dụ về đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong số các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc hiện nay, nhân vật Lục Hạo giới thiệu dưới đây có một quá trình trưởng thành rất đặc biệt, tiêu biểu cho lớp người lớn lên sau cải cách mở cửa. Đó là lớp người có thực tài, có ý chí phấn đấu vì dân vì nước, trên thực tế đã trải qua các cương vị lãnh đạo ở nhiều cấp từ thấp lên cao,  có những cống hiến cụ thể trong công tác. Họ được dư luận quan tâm, đồng thời được lãnh đạo cấp cao chú ý sử dụng, đào tạo thành lớp cán bộ lãnh đạo kế tiếp.

Lục Hạo (陆昊 Lu Hao) người gốc Thượng Hải, sinh tháng 6 năm 1967 tại Tây An. Ngay từ thủa còn học trung học, anh đã có chí phấn đấu vươn lên trở thành lớp người đi đầu trong mọi công việc. Lên phổ thông cấp III (Cao trung), Hạo chọn phân ban văn, đi sâu vào văn, sử, chính trị học, đồng thời phấn đấu gương mẫu học tập và công tác đoàn thể. Năm 18 tuổi, Lục Hạo được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, là đảng viên-học sinh phổ thông duy nhất, cũnglà Ủy viên thành ủy Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (TNCSTQ) duy nhất đang học phổ thông của thành phố Tây An hồi bấy giờ. Continue reading “Một ví dụ về đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Tìm hiểu vấn đề an toàn của tên lửa vũ trụ Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tên lửa dùng để thăm dò vũ trụ đều phải có công suất cực lớn, phóng đi với vận tốc cực nhanh, có thế mới thắng được sức hút của Trái Đất, đi vào vũ trụ. Để đưa vật thể lên quỹ đạo vòng quanh Trái Đất, nó phải đạt tốc độ vũ trụ cấp một (7,9 km/s). Để đưa vật thể ra khỏi bầu khí quyển của Trái Đất, bay xa vào vũ trụ sâu, nó phải đạt tốc độ vũ trụ cấp hai (11,2 km/s). Chế tạo và sử dụng tên lửa mạnh là việc rất phức tạp.

Thống kê của Liên Xô và Mỹ cho thấy các trục trặc về tên lửa chiếm 51% tổng số lần phóng vệ tinh thất bại, gây tổn thất rất lớn về người và tài sản. Vì thế bảo đảm độ an toàn cao khi phóng tên lửa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong ngành hàng không vũ trụ, không những bảo đảm an toàn tại bãi phóng mà cả an toàn cho dân cư ở gần bãi phóng. Continue reading “Tìm hiểu vấn đề an toàn của tên lửa vũ trụ Trung Quốc”

Ngành thám hiểm vũ trụ Trung Quốc có bước tiến lớn

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 24/11/2020, Trung Quốc đã phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Thường Nga-5 (Chang’e 5), bắt đầu thực thi sứ mệnh thứ 3 trong Chương trình thăm dò Mặt Trăng — phần cốt lõi trong kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Theo tin mới nhất, bộ phận trở về của tàu vũ trụ Chang’e 5 sẽ hạ cánh xuống vùng Nội Mông Cổ vào ngày 17/12/2020, mang theo khoảng 2 kg mẫu đất đá Mặt Trăng.

Chương trình thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc chia làm 3 bước: “Bay vòng, Đổ bộ, Trở về”, tức 3 sứ mệnh. Trong 10 năm đầu tiên của thế kỷ 21, Trung Quốc đã hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ nhất: phóng các tàu Chang’e 1 (phóng tháng 10/2007) và Chang’e 2 (10/2010) làm vệ tinh bay vòng xung quanh Mặt Trăng, tiến hành khảo sát thiên thể này và gửi các tài liệu khảo sát về Trái Đất. Sau đó lại hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ hai: phóng tàu thăm dò Chang’e 3 (12/2013) rồi Chang’e 4 (12/2018) đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng và cho xe robot đi lại trên đó tiến hành các khảo sát tại chỗ và gửi kết quả về Trái Đất. Continue reading “Ngành thám hiểm vũ trụ Trung Quốc có bước tiến lớn”

Chủ thuyết “Giày Vừa Chân” của Tập Cận Bình

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ vì cho rằng nước mình là một nước lớn nên các tân lãnh đạo Trung Quốc khi mới “lên ngôi” bao giờ cũng đưa ra một chủ thuyết mới khác với người tiền nhiệm.

Đặng Tiểu Bình có thuyết Mèo trắng mèo đen mà người Trung Quốc gọi là Lý luận Đặng Tiểu Bình. Giang Trạch Dân có thuyết Ba Đại diện. Hồ Cẩm Đào có Quan điểm phát triển một cách khoa học. Các thuyết nói trên đều được đưa vào Lời Nói Đầu Hiến pháp Trung Quốc và các văn kiện chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Năm 2012, Tập Cận Bình lên nắm các chức vụ cao nhất ở Trung Quốc: Tổng Bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương. Vậy ông đưa ra chủ thuyết gì? Continue reading “Chủ thuyết “Giày Vừa Chân” của Tập Cận Bình”

Tại sao văn hóa Trung Quốc chưa trỗi dậy?

Tác giả: Hồ Kiến Hoa (Trung Quốc)| Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là tóm lược bài phát biểu của học giả nổi tiếng Trung Quốc Hồ Kiến Hoa[1] tại Diễn đàn học thuật lần VIII do Thương vụ Ấn thư quán tổ chức ngày 22/7/2017. Bài này đã đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ học ngày nay” ngày 8/1/2018, dưới tiêu đề “Lập trường của ngôn ngữ học Trung Quốc nhìn từ góc độ ngôn ngữ học đương đại”. Khi biên dịch chúng tôi chỉ giữ lại phần nói về văn hóa, văn minh Trung Quốc, lược bỏ những phần không liên quan.

Bốn chục năm cải cách mở cửa vừa qua là bốn chục năm Trung Quốc bận bịu với việc học tập các loại lý luận do “ông thầy” phương Tây sáng lập. Continue reading “Tại sao văn hóa Trung Quốc chưa trỗi dậy?”

Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ai đến thăm Toà Thánh Vatican đều không thể không tìm đến ngắm nhìn đội vệ binh Thuỵ Sĩ cao lớn oai nghiêm mặc quân phục cổ xưa ba màu vàng lam đỏ, tay cầm giáo dài, chuyên canh gác cổng ra vào của quốc gia nhỏ nhất thế giới này.

Vatican nằm trên lãnh thổ Italy tại sao không dùng người Italy làm vệ binh mà lại dùng người Thuỵ Sĩ và đã dùng họ suốt 5 thế kỷ qua? Đây thật là một câu hỏi thú vị không phải bất cứ ai cũng biết lời giải đáp. Continue reading “Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican”

Người Trung Quốc đánh giá chữ Hán như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ Hán ra đời cách nay hơn 3.300 năm, từng có đóng góp lớn cho sự nghiệp thống nhất Trung Quốc (TQ). Chữ Hán là thứ tượng trưng cho văn hóa Trung Hoa, là báu vật thiêng liêng tổ tiên để lại. Người Hoa coi chữ Hán như chữ của thần thánh, mấy nghìn năm qua không ai dám nhận xét, cải tiến, phát triển loại chữ này. Cho tới nay ai đánh giá không tốt về chữ Hán sẽ bị dư luận đả kích ngay. Thiển nghĩ, nếu cứ để chữ Hán phát triển tự nhiên trong đông đảo dân chúng thì rất có thể nó cũng có lịch sử tương tự các loại chữ viết cổ đại khác (chữ Ai Cập cổ, chữ hình Nêm), tức là biến mất và thay bằng loại chữ tiên tiến hơn. Tiếc rằng, chữ Hán sau khi ra đời đã bị tầng lớp vua quan và trí thức phong kiến coi là thứ công cụ độc quyền dùng để giữ vững chế độ phong kiến, thi hành chính sách ngu dân nhằm dễ dàng áp bức bóc lột nhân dân lao động. Continue reading “Người Trung Quốc đánh giá chữ Hán như thế nào?”

Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong số 4 người Hoa từng được tặng giải Nobel khoa học,1 Dương Chấn Ninh (Yang Zhen Ning) được chính quyền Trung Quốc (TQ) trọng vọng hơn cả, luôn luôn là nhân vật trung tâm được các nhà báo phỏng vấn, đưa tin. Đó là do ông đã đóng góp sớm nhất, tích cực nhất vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc, và có nhiều ý kiến độc đáo trên các mặt KHKT, văn hóa giáo dục của TQ. Chính quyền, báo chí TQ và đặc biệt giới trí thức nước này rất coi trọng các ý kiến, quan điểm của ông, nhất là khi họ có tranh luận chưa ngã ngũ về một vấn đề nào đó. Continue reading “Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý”

Trung Quốc bình luận việc Biden đắc cử tổng thống Mỹ

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 08/11/2020, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ra xã luận tiêu đề “Chớ ảo tưởng về mối quan hệ Trung-Mỹ, cũng đừng từ bỏ cố gắng”, nói về tác động của việc Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ và triển vọng quan hệ Mỹ – Trung. Bài viết có nội dung như sau:

Xem ra việc Biden trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới đã trở thành cục diện xác định. Bất chấp thái độ của Trump, các đồng minh phương Tây của Mỹ đã gửi lời chúc mừng tới Biden. Trong 4 năm Trump nắm quyền, chính sách đối ngoại của Mỹ giao động lớn nhất trên mối quan hệ với Trung Quốc, có thể coi việc [Trump] toàn diện đả kích, kiềm chế Trung Quốc là “di sản ngoại giao” lớn nhất của ông ta. Vậy Biden sẽ tiếp tục “đường lối Trump” trong quan hệ với Trung Quốc tới mức nào? Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Biden đắc cử tổng thống Mỹ”

Trung Quốc bình luận chuyến thăm châu Á của Pompeo

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

21h tối hôm 30/10, Thời báo Hoàn cầu đăng xã luận dưới tiêu đề “Pompeo là liều thuốc độc mà các nước châu Á cần thận trọng đối xử”. Nội dung như sau:

Sau khi hoàn tất chuyến thăm Việt Nam đột xuất tăng thêm, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã kết thúc chuyến công du châu Á của ông, bắt đầu từ hôm Thứ Hai tuần này (26/10). Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ trên biển, nhưng giữa hai nước lại có buôn bán đối ngoại quy mô lớn nhất đối với Việt Nam, hai nước còn đều là quốc gia xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa hai bên sâu nặng, quan trọng mà tế nhị. Continue reading “Trung Quốc bình luận chuyến thăm châu Á của Pompeo”

Nhật ngày một thua Trung Quốc về năng lực nghiên cứu khoa học

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài “Giải thưởng Nobel và năng lực khoa học của Trung Quốc và Nhật” đăng trên báo Nhật “Triều Nhật Tân văn” [Asahi Shimbun] ngày 25/10/2020, bình luận:

Tháng 10, giải Nobel công bố mỗi năm một lần cho thấy năm nay không có người Nhật nào được trao giải. Nhưng trước đó tôi vẫn cứ chuẩn bị viết bài. Muốn vậy, tôi chẳng những sưu tầm tư liệu nói về kết quả công việc của các cán bộ nghiên cứu chủ chốt mà còn sưu tầm các số liệu dùng để tìm hiểu chính sách khoa học kỹ thuật (KHKT). Trong quá trình chỉnh lý tư liệu, tôi cảm thấy ngạc nhiên trước các tư liệu cho thấy Trung Quốc có thực lực khoa học rất mạnh. Continue reading “Nhật ngày một thua Trung Quốc về năng lực nghiên cứu khoa học”

Vài nét về công tác dịch thuật tại Liên Hợp Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Liên Hợp Quốc (LHQ) là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, gồm 193 quốc gia thành viên. LHQ có trụ sở chính đặt tại New York, và 3 văn phòng đặt tại Geneva (Thụy Sĩ), Vienna (Áo) và Nairobi (Kenya).

LHQ quy định dùng 6 ngôn ngữ chính thức (official languages) là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, A Rập và Trung Quốc. Các đại biểu hoặc khách mời họp LHQ đều sử dụng một trong 6 ngôn ngữ đó. Các văn kiện của LHQ đều in bằng 6 thứ tiếng, nhưng Ban Thư ký chủ yếu dùng tiếng Anh và Pháp để làm việc nội bộ. Hiện nay cả 6 ngôn ngữ này đều được coi là ngôn ngữ làm việc (working languages) của LHQ, nhưng năm 1946 chỉ có tiếng Anh và Pháp được coi là ngôn ngữ làm việc. Continue reading “Vài nét về công tác dịch thuật tại Liên Hợp Quốc”

Thử bàn về giấc mơ ngôn ngữ của người Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 2010, sách Giấc mơ Trung Quốc của Đại tá Giải phóng quân Lưu Minh Phúc xuất bản, cho thấy người Trung Quốc (TQ) đang mơ ước trở thành quốc gia nhất thế giới trong mọi lĩnh vực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v…, tranh ngôi Số Một thế giới từ tay nước Mỹ.

Giờ đây họ lại mơ ước đưa tiếng nói và chữ viết của họ trở thành ngôn ngữ hàng đầu toàn cầu. Nguyện vọng đó thể hiện rõ trong bài Làm gì để tiếng Trung Quốc trở thành ngôn ngữ thông dụng thứ hai thế giới đăng trên Quang minh nhật báo ngày 04/01/2020, tác giả là Giáo sư Lý Vũ Minh, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Ngôn ngữ quốc gia, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học quốc tế TQ, Bí thư Đảng uỷ Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. Continue reading “Thử bàn về giấc mơ ngôn ngữ của người Trung Quốc”

Kim Dung trong mắt nhà văn Vương Sóc

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong khoảng 20 năm qua, giáo trình ngữ văn bậc phổ thông ngành giáo dục Trung Quốc (TQ) bỏ bớt dần tác phẩm của các nhà văn TQ trường phái hiện thực, thay bằng tác phẩm của Kim Dung,[1] nhà văn chuyên viết tiểu thuyết kiếm hiệp, rất nổi tiếng ở TQ và Việt Nam. Dư luận TQ đã có phản ứng về việc này. Một số nhà văn TQ đã phát biểu quan điểm. Dưới đây là bài viết của Vương Sóc.[2] Có người cho rằng đây là chủ nghĩa hiện thực phê phán chủ nghĩa lãng mạn. Bài này đã gây tranh cãi, Kim Dung đã có phản hồi.

Trước đây tôi không đọc những thứ của Kim Dung, chỉ biết ông là người Chiết Giang, ngụ tại Hồng Kông, viết kiếm hiệp.[3] Theo quan niệm kiêu ngạo ngu ngốc trước kia của tôi, những thứ của các tác gia Đài Loan, Hồng Kông đều không thuộc dòng văn học chính thống. Tác phẩm của họ chỉ có hai loại lớn: tình ái và kiếm hiệp. Một thì tình cảm ướt át tràn trề, một thì bịa đặt loạn xị ngậu. Nhất là kiếm hiệp, vốn là một loại tiểu thuyết cũ. Thập kỷ 1980, khi trào lưu tư tưởng mới đang rầm rộ đua nở, ai cũng sợ mình lạc hậu, đọc sách báo nào có loại nhân vật kiểu như mặc quần ống bó, đội mũ quả dưa thì trước tiên tự mình cảm thấy kém tư cách. Continue reading “Kim Dung trong mắt nhà văn Vương Sóc”