11/01/1965: Biểu tình nổ ra ở Sài Gòn và Huế

Nguồn: Demonstrations erupt in Saigon and Hue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, các thành phố lớn của Việt Nam – đặc biệt là Sài Gòn và Huế – và phần lớn miền Trung đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình và đình công của các Phật tử.

Từ chối chấp nhận bất kỳ chính phủ nào lãnh đạo bởi Trần Văn Hương, người mà họ cho là một con rối của người Mỹ, các Phật tử đã chống đối các thể chế của Mỹ và các cuộc biểu tình của họ ngày càng mang tính chống Mỹ hơn. Hòa thượng Thích Trí Quang, một nhà lãnh đạo Phật giáo, và các nhà sư khác đã tham gia tuyệt thực. Một nữ Phật tử ở Nha Trang đã tự thiêu (đây là lần tự thiêu đầu tiên kể từ năm 1963). Mặc dù Hương đã cố gắng xoa dịu các Phật tử bằng cách cải tổ lại chính quyền của mình, nhưng họ không hài lòng. Continue reading “11/01/1965: Biểu tình nổ ra ở Sài Gòn và Huế”

09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương

Nguồn: Support is pledged to civilian government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, dưới áp lực của các quan chức Mỹ, Tướng Nguyễn Khánh và các tướng lĩnh thuộc Hội đồng Quân lực mới thành lập – những người tham gia vào cuộc đảo chính không đổ máu vào ngày 19/12/1964 – đã đồng ý ủng hộ chính phủ dân sự của Thủ tướng Trần Văn Hương.

Cuộc đảo chính diễn ra khi Khánh và một nhóm các tướng lĩnh, dưới sự lãnh đạo của Đại tá Không Quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng Lục Quân Nguyễn Văn Thiệu, đã bắt hơn ba mươi viên chức cao cấp và quan chức dân sự, giành quyền kiểm soát chính phủ. Cuộc đảo chính là một phần trong tình trạng bất ổn chính trị liên tục diễn ra sau cuộc đảo chính tháng 11/1963 vốn dẫn đến việc ám sát Ngô Đình Diệm. Giai đoạn sau khi lật đổ Diệm được đánh dấu bằng một loạt các cuộc đảo chính và các chính phủ “cửa xoay”. Continue reading “09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương”

07/12/1964: Tình hình xấu đi ở miền Nam Việt Nam

Nguồn: Situation deteriorates in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, tình hình ở miền Nam Việt Nam đã xấu đi khi Việt Cộng tấn công và chiếm giữ trụ sở huyện An Lão và phần lớn vùng thung lũng xung quanh, nằm cách Sài Gòn 300 dặm về phía đông bắc.

Quân đội miền Nam chỉ giành được quyền kiểm soát sau khi quân tiếp viện được trực thăng Mỹ đưa đến. Trong cuộc giao tranh, đã có hai cố vấn người Mỹ thiệt mạng. Hơn 300 lính miền Nam gặp thương vong và khoảng 7.000 dân làng bị buộc phải bỏ nhà cửa. Continue reading “07/12/1964: Tình hình xấu đi ở miền Nam Việt Nam”

31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt

Nguồn: Agreement on conduct of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Dean Rusk thừa nhận có sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề mở rộng chiến tranh vào miền Bắc Việt Nam, nhưng họ đã đạt được thỏa thuận về tiến trình chung của cuộc chiến. Ông tuyên bố rằng những cảnh báo của Mỹ đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc và Bắc Việt đã chỉ rõ cam kết của người Mỹ. Continue reading “31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P2)

Tng hp: Mai Nguyễn

6 – Sinh s vì Dương Văn Minh lên đi tướng trước Nguyn Khánh 3 ngày!

Vừa là bạn đồng sàng, vừa là phụ tá đắc lực của Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan được “Thủ tướng” Kỳ tin cẩn lần lượt giao nắm các chức vụ đầy quyền sinh sát trong ngành an ninh quân đội, tình báo và cảnh sát Sài Gòn

Một bữa, Loan uống say, mặt đỏ và méo, kéo tay Nguyễn Chánh Thi lôi vào một căn phòng ở Bộ Tổng tham mưu hét toáng lên: – Thôi ông ơi, ông thì chu khó đi ra ngoi quc mt thi gian đi! Chúng nó ngi ông lm. Nếu ông còn ln qun đây thì chúng nó còn khó chu và còn làm nhiu chuyn n ào lm. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P2)”

29/08/1964: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh từ chức

6718648979_65113bb843

Nguồn: “Khanh steps down”, History.com (truy cập ngày 28/8/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vào ngày này năm 1964, Nguyễn Khánh rời khỏi vị trí người đứng đầu miền Nam Việt Nam và Nguyễn Xuân Oánh – người từng là giáo sư tại Đại học Trinity ở Connecticut – được chỉ định làm thủ tướng. Nguyễn Khánh chịu trách nhiệm chính cho sự bất ổn sau sự kiện Ngô Đình Diệm bị ám sát vào tháng 11/1963. Thời kỳ này đánh dấu mười lần thay đổi chính phủ tại Sài Gòn chỉ trong vòng 18 tháng. Continue reading “29/08/1964: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh từ chức”

Vì sao chúng ta đang trở lại Kỉ nguyên Thịnh vượng?

5-piketty-640x360

Tác giả: Paul Krugman | Biên dịch: Nguyễn Khánh

Thomas Piketty, hiện đang là giáo sư tại Đại học kinh tế Paris, không phải là một cái tên quá quen thuộc . Nhưng việc này có thể thay đổi khi cuốn sách được dịch sang tiếng Anh của ông, “Tư bản ở thế kỉ 21”, được công bố với lối suy luận tuyệt vời, bao quát về tính bất bình đẳng. Tới lúc này, những tác động ông mang lại vô cùng sâu sắc. Không khó để nghe ai đó nói rằng chúng ta đang sống trong Kỉ nguyên Thịnh vượng lần thứ hai, hoặc như cách Piketty vẫn thích dùng, một Belle Époque thứ hai- được định nghĩa bởi sự gia tăng không tưởng của nhóm “một phần trăm”. Những sự thật đó trở nên không xa lạ là nhờ vào cuốn sách của Piketty. Ông và một số đồng nghiệp (có thể kể đến Anthony Atkinson ở Đại học Oxford và Emmanuel ở Đại học Berkeley), đã tiên phong trong việc tìm ra một phương thức sử dụng số liệu để nghiên cứu sự tập trung của thu nhập và sự giàu có trong quá khứ- đầu thế kỉ 20 ở Mỹ và Anh, và cuối thế kỉ 18 ở Pháp. Continue reading “Vì sao chúng ta đang trở lại Kỉ nguyên Thịnh vượng?”