Dữ liệu thời gian thực sẽ biến đổi chính sách kinh tế vĩ mô?

Nguồn: A real-time revolution will up-end the practice of macroeconomics”, The Economist, 23/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển hướng sang dữ liệu mới và phân tích nhanh.

Có ai thực sự hiểu những gì đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới? Đại dịch đã khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Ít ai dự đoán được giá dầu lên mức 80 đô la, chưa nói đến các đội tàu container  đang chờ bên ngoài các cảng của California và Trung Quốc. Khi Covid-19 xuất hiện vào năm 2020, các nhà kinh tế đã dự báo quá cao tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm. Hiện tại, giá cả đang tăng nhanh hơn dự kiến ​​ và không ai dám chắc liệu lạm phát và tiền lương  có tăng cao hay không. Bất chấp tất cả các phương trình và lý thuyết của họ, các nhà kinh tế học thường vẫn dò dẫm trong bóng tối, với quá ít thông tin để họ có thể dựa vào  và chọn ra các chính sách tối đa hóa việc làm và tăng trưởng. Continue reading “Dữ liệu thời gian thực sẽ biến đổi chính sách kinh tế vĩ mô?”

Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s plan to rule for life is coming together”, Nikkei Asia, 21/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong khoảng thời gian vài ngày, hai diễn biến quan trọng đã diễn ra ở Trung Quốc, cả hai đều liên quan trực tiếp đến việc Tập Cận Bình, chủ tịch nước và tổng bí thư đảng, sẽ trở thành nhà lãnh đạo trọn đời.

Một là văn kiện được gọi là “nghị quyết lịch sử thứ ba”, mà nội dung của nó sẽ được công khai vào tháng tới. Thứ hai là sự xuất hiện của một thời gian biểu cho mục tiêu chính trị mới của ông Tập là “thịnh vượng chung”. Continue reading “Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?”

Cú sốc năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh

Nguồn: The first big energy shock of the green era”, The Economist, 16/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Vào tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tụ họp tại hội nghị thượng đỉnh COP26, để tuyên bố rằng họ có ý định đặt ra một lộ trình để lượng khí thải carbon ròng toàn cầu về mức 0 vào năm 2050. Khi họ chuẩn bị cam kết tham gia vào nỗ lực kéo dài 30 năm này, mối lo ngại về năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh đang mở ra trước mắt họ. Kể từ tháng 5, giá tổng hợp các mặt hàng dầu, than và khí đốt đã tăng 95%. Anh, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, đã phải cho hoạt động trở lại các nhà máy nhiệt điện than, giá xăng ở Mỹ đã chạm mức 3 đô la một gallon, mất điện đã nhấn chìm Trung Quốc và Ấn Độ, và Vladimir Putin vừa nhắc nhở châu Âu rằng nguồn cung cấp nhiên liệu của họ phụ thuộc vào thiện chí của Nga. Continue reading “Cú sốc năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh”

Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?

Nguồn: Hydrogen’s moment is here at last”, The Economist, 09/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hydro đã gây tranh cãi kể từ sau thảm kịch Hindenburg, một khí cầu sử dụng hydro vốn đã bốc cháy và chìm trong biển lửa vào năm 1937. Những người ủng hộ hydro nói rằng loại khí này là một phép màu carbon thấp, có thể cung cấp năng lượng cho ô tô và các hộ gia đình. Họ hy vọng nền kinh tế hydro sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng. Những người hoài nghi lại lưu ý rằng một số làn sóng đầu tư vào hydro kể từ những năm 1970 đã kết thúc trong thất bại khi những khiếm khuyết của loại khí này được phơi bày. Như chúng tôi đã giải thích, thực tế nằm ở giữa hai quan điểm trên. Vào năm 2050, các công nghệ hydro có thể loại bỏ khoảng một phần mười lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày nay. Đó là một tỉ lệ không lớn, nhưng nếu xét quy mô khổng lồ của quá trình chuyển đổi năng lượng, đây là một ngành kinh doanh quan trọng và béo bở. Continue reading “Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?”

Thực tế mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc

Nguồn: China’s new reality is rife with danger”, The Economist, 02/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tương lai Tập Cận Bình sẽ được định hình bởi kết quả chiến dịch của ông chống lại sự thái quá của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

Tập Cận Bình đang tiến hành một chiến dịch thanh lọc Trung Quốc khỏi sự thái quá của chủ nghĩa tư bản. Vị Chủ tịch của Trung Quốc coi nợ nần chồng chất là trái độc của đầu cơ tài chính và các tỷ phú là sự chế giễu đối với chủ nghĩa Mác. Các doanh nghiệp phải chú ý đến hướng dẫn của nhà nước. Đảng phải thấm nhuần vào mọi lĩnh vực của đời sống dân tộc. Việc liệu ông Tập có thể áp đặt thực tế mới của mình hay không sẽ định hình tương lai của Trung Quốc, cũng như kết quả cuộc chiến ý thức hệ giữa dân chủ và độc tài. Continue reading “Thực tế mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc”

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China and Taiwan bids catch CPTPP chair Japan off guard”, Nikkei Asia, 30/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi đảng đối lập chính của Đài Loan là Quốc Dân Đảng bầu Eric Chu làm lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, với cương vị là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện mừng, kêu gọi hai đảng hợp tác để đạt được sự thống nhất quốc gia và “tiến hành sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản đối Đài Loan độc lập. Dựa trên “nền tảng chính trị chung” đó, hai bên, trong những năm qua, đã có những tương tác tích cực, ông Tập nói. Continue reading “Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?”

Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp

Nguồn: Ian Lloyd Neubauer, “Australia owes France nothing”, Nikkei Asia, 25/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Phản bội. Gian dối. Một cú đâm sau lưng. Một sự bội tín.

Đây chỉ là một vài trong những cách đầy màu sắc mà các quan chức Pháp đã dùng để mô tả quyết định của Australia trong việc hủy bỏ thỏa thuận để đóng 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường hồi năm 2016, thay vào đó bằng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh cung cấp.

Bề ngoài, sự phẫn nộ của Pháp – thể hiện qua việc Tổng thống Emmanuel Macron triệu hồi các đại sứ của mình ở Úc và Mỹ – dường như là chính đáng. Rốt cuộc, đã thỏa thuận là thỏa thuận. Continue reading “Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp”

Rủi ro hệ thống đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ là gì?

Nguồn: What are the systemic risks of an Evergrande collapse?”, The Economist, 21/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà quản lý tài chính của Trung Quốc đang mài giũa một kỹ năng mới: “cho vỡ nợ theo nguyên tắc thị trường” — tức rời thị trường một cách có trật tự và tái cấu trúc lành mạnh cho các công ty đang gặp khó khăn. Thuật ngữ này đã xuất hiện trong các tài liệu của chính phủ và các phương tiện truyền thông địa phương gần đây khi các cơ quan quản lý trở nên thành thạo trong việc quản lý các vụ vỡ nợ lớn hơn, thường xuyên hơn và phức tạp hơn. Họ đã có một số thành công. Evergrande, một công ty phát triển bất động sản khổng lồ của Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ, đang chứng tỏ mình là một trường hợp đặc biệt. Continue reading “Rủi ro hệ thống đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ là gì?”

Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?

Nguồn: Tetsuro Kosaka, “China’s military has an Achilles’ heel: Low troop morale”, Nikkei Asia, 19/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vô tình để lộ những điểm yếu của quân đội nước này.

Một biểu hiện cho điều đó là việc xây dựng các cơ sở phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới ở một vùng sa mạc nội địa. Còn một dấu hiệu khác là nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ sinh, bao gồm các biện pháp giúp giảm gánh nặng chi phí trong việc giáo dục con cái. Đằng sau những động thái này là bằng chứng cho thấy nước này đang giải quyết những lo ngại liên quan đến tinh thần binh sĩ, cũng như khả năng của quân đội nước này trong việc thực hiện một cuộc chiến kéo dài. Continue reading “Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?”

Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân

Nguồn: Australia is getting nuclear subs, with American and British help”, The Economist, 15/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ có 6 quốc gia trên thế giới — Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga — hiện đang vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Úc có thể trở thành nước thứ bảy một cách bất ngờ. Trong một tuyên bố đưa ra trong lần xuất hiện chung trên truyền hình vào ngày 15 tháng 9, Joe Biden, Boris Johnson và Scott Morrison, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Úc, đã công bố điều mà họ mô tả là “quan hệ đối tác an ninh ba bên nâng cao”, có tên là AUKUS. Sáng kiến ​​đầu tiên, và là viên ngọc trên vương miện của họ, sẽ là việc hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai cho Hải quân Hoàng gia Úc. Hiệp ước này, sẽ được ký chính thức tại Washington vào tuần tới, phản ánh mối quan ngại chung của họ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, và mong muốn của Mỹ trong việc tăng cường khả năng quân sự của các đối tác châu Á. Continue reading “Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân”

Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s China floats dangerous trial balloon of ‘revolution’”, Nikkei Asia, 09/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu tìm kiếm từ khóa “Cách mạng Văn hóa” trong phần các thảo luận nổi bật trên Baidu, bạn sẽ thấy thông báo sau: “Hiện không có cuộc thảo luận nào liên quan đến chủ đề này.”

Điều này thật kỳ lạ, khi các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc đang sôi sục với các cuộc thảo luận về chủ đề này.

Một lời giải thích cho câu hỏi này là người dùng mạng xã hội đã thận trọng và không sử dụng cụm từ chính xác “Cách mạng Văn hóa”, vì biết rằng các cơ quan kiểm duyệt internet đang theo dõi cẩn thận. Các cuộc thảo luận về giai đoạn hỗn loạn đó của lịch sử Trung Quốc, từ năm 1966 đến năm 1976, trên thực tế đã trở thành điều cấm kỵ. Continue reading “Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?”

Tại sao UAE là điểm đến yêu thích của các cựu quan chức?

Nguồn: Why Afghan officials have washed up in the United Arab Emirates”, The Economist, 28/8/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một số trường hợp, tiền mặt của họ đến trước.

Trong nhiều ngày, thế giới tự hỏi Tổng thống Ashraf Ghani đã đi đâu khi Taliban tiến vào Kabul, thủ đô của Afghanistan. Có một chút bất ngờ khi ông xuất hiện tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào ngày 18 tháng 8. Ông Ghani đã tham gia vào một danh sách dài các cựu lãnh đạo các nước tìm kiếm nơi trú ẩn ở quốc gia vùng Vịnh đầy nắng này. Pervez Musharraf, cựu tổng thống Pakistan, Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng Thái Lan và Juan Carlos, cựu vương của Tây Ban Nha, đều được cho là đã chuyển đến sinh sống ở UAE. Continue reading “Tại sao UAE là điểm đến yêu thích của các cựu quan chức?”

Sài Gòn năm 1975 khác với Kabul năm 2021 như thế nào?

Nguồn: Nayan Chanda, “Saigon forged a new future; Kabul revives a dark past”, Asia Times, 31/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việt Nam vừa đón phó tổng thống Hoa Kỳ. Còn Taliban liệu có bao giờ đón nhận một nhà máy của Mỹ ở Afghanistan?

Khi Taliban giành quyền kiểm soát Kabul, các bình luận trên truyền hình liên tục đưa ra những so sánh với sự thất thủ của Sài Gòn. Những bức ảnh về những đoàn người tuyệt vọng chờ lên trực thăng Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975, và trực thăng Chinook bay lượn trên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul vào tháng 8 năm 2021, thực sự tạo ra ấn tượng về một sự giống nhau rất đáng chú ý. Nhưng sự tương đồng chỉ gói gọn trong những hình ảnh đó, và nỗi đau khổ của con người mà họ đại diện. Continue reading “Sài Gòn năm 1975 khác với Kabul năm 2021 như thế nào?”

Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Bonnie S. Glaser & Gregory Poling, “China’s Power Grab in the South China Sea”, Foreign Affairs, 20/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hoa Kỳ phải đối mặt với một bài toán hóc búa ở Biển Đông: Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ hiện trạng trên biển theo hướng có lợi cho mình. Nhưng kể từ năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á, những nước có quyền lợi hợp pháp đang bị chà đạp, lại miễn cưỡng trong việc chống lại Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng không thể thay đổi hành vi trên biển của Trung Quốc nếu không có sự tham gia tích cực của các bên tranh chấp thuộc khu vực này. Tuy nhiên, ở phần lớn Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, giới tinh hoa và công chúng đánh giá cam kết của Washington đối với khu vực một phần dựa vào việc liệu Mỹ có giúp họ bảo vệ các quyền lợi trên biển hay không. Continue reading “Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông”

Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?

Nguồn: David Hutt, “Afghan retreat enables full US ‘pivot’ to Asia”, Asia Times, 19/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thời gian sẽ trả lời việc Mỹ đột ngột từ bỏ Afghanistan sau gần 20 năm cam kết có phải là một thời điểm mang tính quyết định trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden hay không.

Nhưng trong khi các nhà phân tích và bình luận cho rằng động thái này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Mỹ trong ngắn hạn, có lý do chính đáng để tin rằng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các mục tiêu dài hạn và mối quan hệ của Washington ở các khu vực cốt lõi hơn đối với lợi ích chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Đông Nam Á , một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Quốc. Continue reading “Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?”