Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc

Nguồn: Andrew Selth, “Aung San Suu Kyi: Why defend the indefensible?”, The Interpreter, 12/12/2019.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tuần này, cả thế giới được chứng kiến một cảnh tượng hiếm thấy. Bà Aung San Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình, từng được ca ngợi là “người dũng cảm và đạo đức nhất trên thế giới … một nữ anh hùng với hình tượng hoàn hảo khiến cho chúng ta có thể đặt chút niềm tin vào bản chất của con người”, đang đứng trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở La Hay để bảo vệ đất nước mình trước những cáo buộc về tội diệt chủng.

Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế đã ghi nhận những “hành động càn quét” đầy tàn bạo của lực lượng an ninh Myanmar chống lại cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakhine trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2016 đến cuối năm 2017. Ví dụ, vào năm 2018, một phái bộ điều tra độc lập của Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo dài 444 trang mô tả chi tiết hàng loạt vụ việc kinh hoàng bao gồm giết người, tra tấn, tấn công tình dục và phá hủy tài sản do lực lượng vũ trang Myanmar (Tatmadaw) và cảnh sát tiến hành. Continue reading “Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc”

Thế giới hôm nay: 22/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN 

Các biên bản làm việc được công bố hôm nay cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bị chia rẽ quanh việc có nên cắt giảm lãi suất vào cuối tháng 7 vừa qua hay không, và nếu có thì bao nhiêu. Việc Fed rốt cuộc giảm lãi suất 0,25% là lần đầu tiên Mỹ làm như vậy trong hơn một thập niên qua. Một số người tham gia cuộc họp muốn mức giảm lớn hơn nữa, với lý do lo ngại về lạm phát thấp và sự bất định gây ra bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến đi gặp Mette Frederiksen, thủ tướng Đan Mạch, vì bà từ chối thương lượng bán Greenland cho Mỹ. Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch. Đây là nơi có một căn cứ quân sự của Mỹ và các nguồn khoáng sản vẫn chưa được khai thác. Ông Trump đã đề xuất “thỏa thuận bất động sản lớn” này vào tuần trước; trong khi bà Frederiksen gọi ý tưởng ấy là kỳ khôi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/08/2019”

Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “The Lady and the Exodus”, Project Syndicate, 15/09/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng ở Myanmar đang tiếp diễn. Quân đội nước này tiến hành các cuộc tấn công vào Cộng đồng Rohingya, một nhóm sắc tộc thiểu số trong lòng một quốc gia có đa số người dân theo Phật giáo. Xung đột ngày một leo thang không chỉ gây nguy hại đến quá trình chuyển tiếp dân chủ đang diễn ra ở quốc gia này, mà còn làm lu mờ uy tín của nhà lãnh đạo thực tế tại đây, bà Aung San Suu Kyi.

Trong nhiều thập niên qua, chính phủ Myanmar đã từ chối công nhận tư cách dân tộc thiểu số hợp pháp cho Cộng đồng Rohingya- một nhóm sắc tộc với số nhân khẩu chiếm đến 2% tổng dân số của đất nước 50 triệu dân này, đồng nghĩa với việc tư cách công dân và thậm chí là những quyền cơ bản nhất như quyền cư trú của họ cũng bị phủ nhận. Continue reading “Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya”

ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “ASEAN and the Rohingya Crisis,” Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Cảnh ngộ ngày càng tồi tệ của các cộng đồng người Hồi giáo Rohingya tại tiểu bang Rakhine của Myanmar có thể sẽ sớm làm tổn hại chính phủ nước này, cũng như danh tiếng của nhà lãnh đạo, người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Cuộc khủng hoảng leo thang từ tháng 10/2016, khi quân đội Myanmar tấn công làm chết 130 người Rohingya, và đốt cháy hàng chục căn nhà của họ. Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo quân đội nói rằng cuộc tấn công là một phần trong nỗ lực nhằm định vị các nhóm phiến loạn chưa xác định, được cho là gây ra vụ giết hại chín cảnh sát vào ngày 9 tháng 10 năm ngoái tại ba trạm biên giới thuộc quận Maungdaw. Continue reading “ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya”

Thảm cảnh của người Rohingya

20150606_blp504

Nguồn:The Plight of the Rohingyas”, The Economist, 01/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dân tộc Rohingya thường được gọi là cộng đồng thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới, và điều đó là có lý. Họ là nhóm người “không nhà nước” đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, khoảng 1,5 triệu trong tổng số 10 triệu người (không nhà nước). Họ không có các quyền hợp pháp ở quốc gia nơi có khoảng 1,1 triệu trong số họ sinh sống, cụ thể là Myanmar. Không được bảo vệ, người Rohingya đã chịu đựng sự phân biệt đối xử và bạo hành trong hàng thập kỷ qua ở bang Rakhine miền Tây của Myanmar.

Điều này đã lên tới đỉnh điểm trong cuộc thanh trừng sắc tộc quy mô lớn đối với người Rohingya để đuổi họ ra khỏi Sittwe, thủ phủ của bang này, năm 2012. Sau đó khoảng 140.000 người trong số họ bị buộc phải vào các trại tị nạn bẩn thỉu. Nhiều người đã bắt đầu gọi đây là “tội ác diệt chủng” mới. Kể từ đó, hàng ngàn người đã cố gắng chạy trốn bằng thuyền để bắt đầu cuộc sống mới của họ ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Continue reading “Thảm cảnh của người Rohingya”