Ý nghĩa mơ hồ của chiến dịch Kursk của Ukraine

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Murky Meaning of Ukraine’s Kursk Offensive,” Foreign Policy, 28/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thành công ngắn hạn không nhất thiết sẽ có tác động lâu dài.

Liệu cuộc phản công bất ngờ của Ukraine vào Nga là bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến, hay một trò hề vô nghĩa, hay một bước đi sai lầm chiến lược của Kyiv? Về cơ bản, chiến dịch đã thành công trong ngắn hạn, nhưng quan trọng vẫn là trung hạn đến dài hạn. Liệu nó có tác động sâu rộng nào đến chính sách của phương Tây đối với Nga nói chung và cuộc chiến ở Ukraine nói riêng hay không? Continue reading “Ý nghĩa mơ hồ của chiến dịch Kursk của Ukraine”

Sự suy giảm năng lực ra quyết định chiến lược của Israel

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Dangerous Decline in Israeli Strategy,” Foreign Policy, 16/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều thập kỷ, dự án Phục quốc Do Thái đang dần thất bại trong việc tự bảo vệ mình.

Israel đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Người dân nước này đang bị chia rẽ sâu sắc và tình trạng này khó có thể cải thiện. Họ cũng đang sa lầy vào một cuộc chiến bất phân thắng bại ở Gaza, với quân đội bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, và một cuộc chiến rộng lớn hơn với Hezbollah hoặc Iran vẫn có khả năng xảy ra. Nền kinh tế Israel đang gặp khó khăn nặng nề, và tờ Times of Israel gần đây đưa tin rằng có tới 60.000 doanh nghiệp có thể phải đóng cửa trong năm nay. Continue reading “Sự suy giảm năng lực ra quyết định chiến lược của Israel”

Stephen Walt: Hai xu hướng lớn toàn cầu đang đối đầu nhau

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Two Biggest Global Trends Are at War,” Foreign Policy, 06/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phải học cách giải quyết những mâu thuẫn của trật tự thế giới mới.

Trong trường hợp khó xảy ra, là Donald Trump, Kamala Harris, hoặc các nhà lãnh đạo thế giới đầy tham vọng khác đến xin lời khuyên của tôi về chính sách đối ngoại, tôi rất sẵn lòng nói chuyện với họ về nhiều vấn đề. Đó là biến đổi khí hậu, cách đối phó với Trung Quốc, lý do tại sao chủ nghĩa bảo hộ là ngu ngốc, phải làm gì với Gaza, vai trò của các chuẩn mực, ý nghĩa thực sự của lý thuyết cân bằng mối đe dọa, và một loạt các chủ đề khác. Nhưng có lẽ tôi sẽ bắt đầu bằng cách thu hút sự chú ý của họ đến hai xu hướng cạnh tranh nhau trong nền chính trị thế giới, vốn đã bắt nguồn từ hàng thập kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ trước. Hai xu hướng này mâu thuẫn với nhau theo những cách quan trọng, việc không đánh giá đúng cách chúng tương tác với nhau đã khiến nhiều quốc gia đi chệch hướng. Continue reading “Stephen Walt: Hai xu hướng lớn toàn cầu đang đối đầu nhau”

Sức khỏe của Biden sẽ không gây nguy hiểm cho nước Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Biden’s Frailty Doesn’t Endanger America,” Foreign Policy, 11/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao tình trạng thể chất suy yếu của tổng thống không làm cho nước Mỹ dễ bị tổn thương hơn?

Những ngày này, câu hỏi nhức nhối trên chính trường Mỹ là liệu Joe Biden có rút khỏi cuộc đua tổng thống năm 2024 hay không. Cho đến nay, ông đã phớt lờ những lời kêu gọi rút lui, nhưng không ai có thể đoán được ông (và Đảng Dân chủ) cuối cùng sẽ làm gì – hoặc điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Các chuyên gia chính trị là người hưởng lợi chính trong vụ ồn ào này, và các nhà bình luận trên khắp phổ chính trị đã liên tục đưa ra ý kiến kể từ cuộc tranh luận tai tiếng ngày 27/06. Continue reading “Sức khỏe của Biden sẽ không gây nguy hiểm cho nước Mỹ”

Lần này NATO sẽ thực sự gặp rắc rối?

Nguồn: Stephen M. Walt, “This Time, NATO Is in Trouble for Real,” Foreign Policy, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều năm báo động sai, liên minh quân sự phương Tây cuối cùng cũng tiến đến bờ vực thẳm.

Khi bất kỳ tổ chức nào – một trường đại học, một tập đoàn, một viện chính sách, hay thậm chí là một cặp vợ chồng – hướng tới lễ kỷ niệm 75 năm, bạn có thể mong đợi những người ủng hộ tổ chức đó trình bày một danh sách dài về thành tựu, phẩm chất, và sự trường tồn đáng chú ý của nó. Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington cũng không phải là ngoại lệ: Chắc chắn sẽ có rất nhiều bài phát biểu ca ngợi những thành tựu trong quá khứ của liên minh và đề cao vai trò của nó như là nền tảng của quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Continue reading “Lần này NATO sẽ thực sự gặp rắc rối?”

Mỹ có thể học được gì từ Trung Quốc?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What the United States Can Learn From China,” Foreign Policy, 20/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy, người Mỹ nên tự hỏi Bắc Kinh đang làm gì đúng – và Mỹ đang làm gì sai.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, các đối thủ cạnh tranh cũng không ngừng phấn đấu để làm tốt hơn. Họ tìm kiếm những sáng kiến giúp cải thiện vị thế của mình và nỗ lực bắt chước bất cứ điều gì có hiệu quả với đối thủ. Chúng ta đã chứng kiến hiện tượng này trong thể thao, kinh doanh, và cả chính trị quốc tế. Bắt chước không có nghĩa là phải làm chính xác những gì người khác đã làm, nhưng việc phớt lờ các chính sách mang lại lợi ích cho người khác và từ chối thích nghi chính là cách khiến bạn tiếp tục thua cuộc. Continue reading “Mỹ có thể học được gì từ Trung Quốc?”

Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Morality Is the Enemy of Peace,” Foreign Policy, 13/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xung đột ở Gaza và Ukraine chỉ có thể kết thúc bằng những thỏa thuận không làm ai hài lòng hoàn toàn.

Ngoại trưởng Pháp Charles-Maurice de Talleyrand (1754-1838) là một nhà chính trị lão luyện, từng phục vụ cho chính phủ cách mạng Pháp, sau đó là cho Napoléon Bonaparte, và trong cả thời kỳ Bourbon phục hoàng. Ông là một chính khách tinh tế và tài giỏi, được nhớ đến ngày nay chủ yếu nhờ lời khuyên sâu sắc dành cho các nhà ngoại giao đồng nghiệp của mình: “Trên hết, đừng quá nhiệt tình.” Quả thật đó là những lời lẽ khôn ngoan: việc quá nhiệt tình, cứng nhắc và đạo đức hóa quá mức thường là trở ngại cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề quốc tế khó khăn. Continue reading “Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?”

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Day After Iran Gets the Bomb,” Foreign Policy, 14/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các học giả và nhà hoạch định chính sách vẫn đang cố gắng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra sau khi Tehran có được vũ khí hạt nhân.

Liệu Iran có chế tạo được vũ khí hạt nhân? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thực sự làm được điều đó? Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên đang dần trở thành “có,” nhưng câu trả lời cho câu hỏi thứ hai vẫn tiếp tục mù mờ.

Cộng hòa Hồi giáo Iran đã xung đột với Mỹ và nhiều nước láng giềng suốt 45 năm qua, kể từ cuộc cách mạng lật đổ quốc vương shah vào năm 1979. Người Mỹ đã ủng hộ Saddam Hussein trong Chiến tranh Iran-Iraq (dù Baghdad mới là bên khơi mào xung đột), và Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush đã đưa Tehran vào “trục ma quỷ” khét tiếng của mình. Continue reading “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?”

Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin

Nguồn: Stephen M. Walt, “Appeasement Is Underrated,” Foreign Policy, 29/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biện hộ cho việc gạt bỏ hoạt động ngoại giao bằng cách viện dẫn thỏa thuận của Neville Chamberlain với Đức Quốc Xã là cố tình vận dụng sai lịch sử một cách thiếu hiểu biết.

Tôi phản đối việc kiểm duyệt, nhưng các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại ở Mỹ sẽ cải thiện đáng kể nếu các chính trị gia và học giả ngừng bảo vệ các khuyến nghị của mình bằng cách liên tục viện dẫn Neville Chamberlain và cái gọi là “bài học Munich.” Bất cứ khi nào ai đó nói với tôi rằng một sự kiện lịch sử nào đó chính là lý do tại sao Mỹ phải làm một điều gì đó ngày hôm nay, tôi lại có xu hướng nghĩ rằng mình đang bị lừa. Continue reading “Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin”

Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông

Nguồn: Stephen M. Walt, “America Fueled the Fire in the Middle East,” Foreign Policy, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Israel đang dần trở thành một mối đe dọa lớn – nhưng trách nhiệm nằm ở Washington nhiều hơn là Tehran.

Quyết định của Iran nhằm trả đũa cuộc tấn công của Israel vào lãnh sự quán của họ ở Damascus, Syria – bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa – cho thấy chính quyền Biden đã xử lý tình hình Trung Đông sai lầm đến mức nào. Sau khi tự thuyết phục mình vào đêm trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 rằng khu vực này “yên bình hơn so với nhiều thập niên trước,” các quan chức Mỹ đã phản ứng theo những cách khiến tình hình vốn đã tồi tệ càng trở nên tồi tệ hơn. Điều tốt nhất mà người ta có thể nói để bào chữa là họ có rất nhiều bạn đồng hành. Các đời chính quyền Trump, Obama, Bush và Clinton đều đã tạo ra nhiều vấn đề. Continue reading “Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông”

Không ai thực sự biết Putin sẽ làm gì tiếp theo

Nguồn: Stephen M. Walt, “Nobody Actually Knows What Russia Does Next,” Foreign Policy, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày càng có nhiều cảnh báo của phương Tây về kế hoạch tương lai của Vladimir Putin – nhưng chúng vẫn không thuyết phục hơn chút nào.

Các thành viên chủ chốt của giới tinh hoa chính sách đối ngoại phương Tây hẳn phải là những người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác: Họ tuyên bố mình biết chính xác ý định của Tổng thống Nga Vladimir Putin là gì. Các quan chức nổi tiếng và các nhà bình luận chính trị ngày càng đồng ý rằng tham vọng của ông ấy là vô hạn và Ukraine chỉ là mục tiêu đầu tiên của ông mà thôi. Continue reading “Không ai thực sự biết Putin sẽ làm gì tiếp theo”

Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “NATO Should Not Accept Ukraine—for Ukraine’s Sake,” Foreign Policy, 05/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là năm lý do tại sao việc mở rộng NATO sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn cho Kyiv.

Trong lúc cục diện chiến trường xoay chuyển theo hướng bất lợi cho Ukraine, và giữa bối cảnh có những nghi ngờ về việc liệu Quốc hội Mỹ có thông qua một đợt viện trợ mới hay không, các chuyên gia có ảnh hưởng như cựu lãnh đạo NATO Anders Fogh Rasmussen và cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Ivo Daalder đang lặp lại lời kêu gọi trước đó của họ về việc đưa Ukraine vào NATO sớm hơn. Bước đi này vừa được cho là một cách để thuyết phục Nga rằng chiến dịch quân sự của họ không thể giữ Ukraine nằm ngoài liên minh, vừa là động thái cần thiết để cung cấp an ninh đầy đủ cho Ukraine khi chiến tranh cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?”

Tại sao châu Âu chưa thể tự chủ quân sự?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Why Europe Can’t Get Its Military Act Together”, Foreign Policy, 21/02/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trên con đường tự chủ quân sự.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh ở châu Âu khi ông phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử rằng ông sẽ khuyến khích Nga “làm bất cứ điều gì họ muốn” đối với bất kỳ nước nào mà ông cho là không hoàn thành nghĩa vụ quốc phòng. Các nước châu Âu vốn đã lo lắng về khả năng ông Trump tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, và những phát biểu mới nhất này đã khiến mối lo ngại đó tăng cao. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Van der Leyen nói với tờ Financial Times vài ngày sau đó rằng châu Âu đang phải đối mặt với một thế giới “ngày càng khắc nghiệt hơn” và “chúng ta phải chi tiêu nhiều hơn, chi tiêu tốt hơn và chi tiêu theo cách của châu Âu”. Continue reading “Tại sao châu Âu chưa thể tự chủ quân sự?”

Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Another Trump Presidency Won’t Much Change U.S. Foreign Policy,Foreign Policy, ngày 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nỗi sợ hãi của thế giới phần lớn đã bị phóng đại.

Trừ phi xảy ra diễn biến khó lường, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ là cuộc tái đấu giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Dù hầu hết người Mỹ sẽ hạnh phúc hơn nếu cả hai không tham gia tranh cử, nhưng đó không phải là kịch bản có thể xảy ra vào tháng 11. Cuộc bầu cử đã được xem là “một sự kiện mang tính bước ngoặt” sẽ có tác động sâu rộng đến nền dân chủ Mỹ và cách nước này tiếp cận phần còn lại của thế giới. Continue reading “Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?”

Tác động toàn cầu từ cuộc chiến Israel-Hamas

Nguồn: Stephen M. Walt, “The World Won’t Be the Same After the Israel-Hamas War,” Foreign Policy,08/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến mới nhất ở Trung Đông sẽ có tác động địa chính trị lan rộng.

Liệu cuộc chiến mới nhất ở Gaza có gây ra hậu quả sâu rộng? Về mặt nguyên tắc, tôi nghĩ rằng những diễn biến địa chính trị bất lợi thường được cân bằng bởi các lực lượng đối kháng khác nhau, và các sự kiện ở một phần nhỏ của thế giới thường sẽ không gây ra tác động lan tỏa lớn ở những nơi khác. Khủng hoảng và chiến tranh vẫn xảy ra, nhưng những cái đầu lạnh thường chiếm ưu thế và theo đó hạn chế hậu quả của các cuộc chiến. Continue reading “Tác động toàn cầu từ cuộc chiến Israel-Hamas”

Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Here’s How Scared of China You Should Be,” Foreign Policy, 07/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một vấn đề quan trọng trong các cuộc tranh luận hiện nay về đại chiến lược của Mỹ là các ưu tiên của nước này trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Mỹ nên dành bao nhiêu nguồn lực (tiền bạc, con người, thời gian, sự chú ý,…) cho vấn đề này? Liệu Trung Quốc có phải là thách thức địa chính trị lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt, hay chỉ là gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét? Việc chống lại Trung Quốc có nên được ưu tiên hơn tất cả các vấn đề khác (như Ukraine, biến đổi khí hậu, di cư, Iran, …), hay nó chỉ nên là một trong số nhiều vấn đề và không nhất thiết phải quan trọng nhất? Continue reading “Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?”

Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Saudi-Iranian Détente Is a Wake-Up Call for America,” Foreign Policy, 14/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thỏa thuận lần này là một thỏa thuận quan trọng – và không phải ngẫu nhiên mà trung gian đàm phán lại là Trung Quốc.

Hòa giải giữa Ả Rập Saudi và Iran – trong đó Trung Quốc đóng vai trò hỗ trợ – không quan trọng bằng chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Richard Nixon, chuyến đi của Anwar Sadat tới Jerusalem năm 1977, hay Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Nhưng ngay cả thế, nếu thỏa thuận này được duy trì, nó vẫn sẽ là một thỏa thuận lớn. Quan trọng nhất, nó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính quyền Biden cũng như các thành viên còn lại của giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, bởi nó phơi bày những khuyết điểm mà họ tự gây ra cho mình, vốn đã làm tê liệt chính sách Trung Đông của Mỹ. Nó cũng làm nổi bật cách Trung Quốc cố gắng thể hiện mình là một lực lượng vì hòa bình trên thế giới, danh hiệu mà người Mỹ gần như đã từ bỏ trong những năm gần đây. Continue reading “Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ”

Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What Putin Got Right,” Foreign Policy, 15/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù Tổng thống Nga đã phạm phải sai lầm khi xâm lược Ukraine, nhưng ông không hẳn đã sai về mọi thứ.

Khi quyết định xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sai về rất nhiều điều. Ông đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội Nga, nhưng lại đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Ukraine và khả năng của quân đội nước này trong việc bảo vệ đất nước của họ. Ông có lẽ cũng đã sai về tinh thần đoàn kết của phương Tây, về tốc độ mà NATO và các nước khác sẽ viện trợ cho Ukraine, cũng như sự sẵn lòng của các nước đang nhập khẩu năng lượng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, theo đó từ bỏ nguồn năng lượng nhập khẩu của họ. Ông có thể cũng đã đánh giá quá cao sự sẵn sàng hỗ trợ của Trung Quốc: Bắc Kinh đang mua rất nhiều dầu và khí đốt từ Nga, nhưng lại không cung cấp cho Moscow sự ủng hộ về mặt ngoại giao hay các viện trợ quân sự có giá trị. Đặt tất cả những sai lầm này lại với nhau, và chúng ta thu được kết quả là một quyết định gây hậu quả tiêu cực sâu sắc lên nước Nga, sẽ còn kéo dài rất lâu sau khi Putin rời chính trường. Nếu ông chọn một con đường khác, có lẽ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga đã không suy giảm nhiều như trong cuộc chiến này, bất kể nó kết thúc ra sao. Continue reading “Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?”

Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Realist Guide to World Peace,” Foreign Policy, 23/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bạn không cần phải là một người theo chủ nghĩa lý tưởng thì mới muốn chấm dứt chiến tranh.

Mỗi năm, mùa nghỉ lễ là khoảng thời gian ngắn ngủi mà chúng ta được khuyến khích để nghĩ về hòa bình. Các bên tham chiến đôi khi sẽ tuyên bố ngừng bắn vào thời điểm này, và các cộng đồng tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới được dạy bảo rằng theo đuổi và gìn giữ hòa bình là một nghĩa vụ thiêng liêng. Nếu may mắn, hầu hết chúng ta sẽ dành một phần thời gian trong kỳ nghỉ lễ để tận hưởng niềm vui bên bạn bè và gia đình, cố gắng gạt bản năng độc ác của loài người sang một bên, dù là trong khoảnh khắc. Continue reading “Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới”

Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên

Nguồn: Stephen M. Walt, “Deaths in Poland Are a Warning for Everyone,” Foreign Policy, 17/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vụ mảnh vỡ tên lửa của Ukraine rơi ở Ba Lan là một lời nhắc nhở rằng chiến tranh luôn có thể vô tình leo thang.

Nếu bạn nghĩ rằng rủi ro leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine là không đáng kể, thì cái chết bi thảm của hai công dân Ba Lan gây ra bởi một tai nạn tên lửa phòng không của Ukraine hôm thứ Ba (ngày 15/11/2022) sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Một cuộc chiến lớn đang diễn ra ở Ukraine, và ngay cả khi các bên đều hết sức cẩn thận, thì những cuộc chiến lớn vẫn cực kỳ lộn xộn, đầy bất trắc, và đầy những hậu quả không lường trước được. Vũ khí gặp trục trặc, các chỉ huy trên chiến trường không phải lúc nào cũng tuân theo mệnh lệnh, và “sương mù chiến tranh” khiến bạn khó nhận ra kẻ thù đang làm gì và dễ hiểu sai ý định của họ. Continue reading “Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên”