‘Tình đơn phương’ của Nhật với Nga

Nguồn: Brahma Chellaney, “From Russia with Unrequited Love”, Project Syndicate, 22/12/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe đã liên tục “ve vãn” Tổng thống Nga  Vladimir Putin, gặp gỡ với Putin hơn chục lần trong 4 năm qua. Trong tháng 12/2016, Abe đón Putin ở Tokyo và ở quê nhà của ông là thành phố Nagato (nổi tiểng về onsen, tức suối nước nóng). Nhưng sự ve vãn của Abe cho đến nay mới chỉ đem lại rất ít lợi ích cho Nhật Bản, nhưng lại mang về rất nhiều thứ cho nước Nga.

Chính sách ngoại giao cởi mở với Putin của Abe là trọng tâm của chiến lược rộng hơn nhằm định vị Nhật Bản như một đối trọng của Trung Quốc, và tái cân bằng quyền lực ở châu Á, nơi Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ hình thành một tứ giác chiến lược. Ông Abe đã xây dựng một mối quan hệ gần gũi với Ấn Độ, và coi những tiến bộ trong quan hệ với Nga, đất nước mà Nhật Bản chưa bao giờ chính thức có hòa bình từ sau Thế chiến II, như mảnh ghép còn thiếu cho sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Continue reading “‘Tình đơn phương’ của Nhật với Nga”

Tương lai châu Âu hậu Merkel

Nguồn: Ashoka Mody, “Europe after Merkel”, Project Syndicate, 13/10/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm tới, nước Đức sẽ tổ chức một cuộc bầu cử liên bang, và Quốc hội Đức (Bundestag) mới sẽ lựa chọn Thủ tướng tiếp theo của đất nước. Dù bà Angela Merkel có còn tại vị hay không – hiện tại, mọi thứ không thuận lợi cho bà và đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà – thì vẫn có một điều chắc chắn: Thủ tướng của nước Đức sẽ không còn là Thủ tướng không chính thức của châu Âu nữa. Điều đó sẽ làm thay đổi sâu sắc cách châu Âu hoạt động – một số sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng sự gián đoạn có thể gây tác động xấu.

Việc Thủ tướng Đức áp đặt nhiều thẩm quyền hơn trong Liên minh châu Âu không phải là điều chưa từng xảy ra. Người đã từng làm như thế chính là cựu thủ tướng Helmut Kohl. Sau khi giám sát quá trình thống nhất nước Đức trong giai đoạn 1989-1990, ông bắt đầu theo đuổi cái mà ông coi là sứ mệnh lịch sử nhằm thống nhất châu Âu. Kohl đã dẫn dắt châu Âu, từ thoả thuận về Hiệp ước Maastricht năm 1991 đến quyết định gây tranh cãi về việc cho ra đời đồng euro năm 1998. Continue reading “Tương lai châu Âu hậu Merkel”

Những sai lầm và hệ lụy của cuộc xâm lược Iraq

iraqw

Nguồn: Robert Harvey, “The World the Iraq war made”, Project Syndicate, 04/08/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh mảnh đất của vùng Lưỡng Hà, Iraq và Syria, bây giờ là vùng đất hoang tàn của đau thương và đổ nát, báo cáo điều tra về Iraq, thường được gọi là Bản báo cáo Chilcot (theo tên của Chủ tịch Uỷ ban điều tra, Sir John Chilcot), có mục đích giúp giải thích việc chúng ta đã gặp phải kết cục này như thế nào. Do hiện bản báo cáo đã chi tiết hoá mức độ sai phạm của chính phủ Anh trong cuộc tấn công vào Iraq do Mỹ dẫn đầu năm 2003, những người có dính líu đến những phát hiện trong báo cáo đang sử dụng hai lập luận để bác bỏ nó.

Lập luận đầu tiên, được đưa ra bởi cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, là thế giới sẽ tồi tệ hơn hiện nay nếu Tổng thống Iraq Saddam Husein vẫn còn đang nắm quyền. Lập luận thứ hai là cuộc tấn công vào Iraq có thể thành công, nhưng vì thiếu vắng một kế hoạch hậu chiến, nên những hỗn loạn đã xảy ra sau đó. Continue reading “Những sai lầm và hệ lụy của cuộc xâm lược Iraq”

Tháo ngòi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á

 Tiananmenpar

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Defusing Asia’s Arms Race”, Project Syndicate, 12/07/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Phán quyết chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye sẽ đáp ứng mong đợi của các nước trong khu vực. Nhưng nó sẽ không thể đảo ngược một trong những xu thế đáng lo ngại nhất ở châu Á: quá trình tăng cường lực lượng vũ trang đáng báo động trong khu vực.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, hiện nay châu Á chiếm gần một nửa chi tiêu mua sắm vũ khí của thế giới, nhiều hơn hai lần tổng mua sắm của các nước ở Trung Đông và nhiều hơn 4 lần so với châu Âu. Continue reading “Tháo ngòi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á”

Đối tác chiến lược: Thúc đẩy hay cản trở an ninh?

strprt

Nguồn: H.D.P (David) Envall & Ian Hall, “Strategic Partnerships: helping or hindering security?”, East Asia Forum, 15/06/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ đối tác chiến lược đang trở thành trung tâm trong việc quản trị an ninh quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tất cả các cường quốc và rất nhiều các nước nhỏ hơn đã tham gia vào các quan hệ đối tác phức tạp với cả bạn bè và các đối thủ chiến lược tiềm tàng. Ví dụ, Trung Quốc đã miệt mài xây dựng gần 50 quan hệ đối tác chiến lược ở khu vực và xa hơn, với cả các nước có sự khác biệt như Afghanistan, Úc và Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ có khoảng 20 quan hệ đối tác và Nhật Bản là 10.

Như chúng tôi đã lập luận trong các bài viết khác, quan hệ đối tác chiến lược là một hình thức thực hành an ninh mới trong khu vực. Khi khái niệm này mới nổi lên, một số nhà phân tích đã lập luận rằng quan hệ đối tác xảy ra khi hai nhà nước có chung tầm nhìn về việc an ninh khu vực nên được quản trị như thế nào. Nhưng khi các quan hệ đối tác chiến lược mới được hình thành giữa các nhà nước với tầm nhìn và lợi ích mâu thuẫn nhau, giải thích về sự nổi lên của quan hệ đối tác chiến lược đó đã trở nên kém thuyết phục. Continue reading “Đối tác chiến lược: Thúc đẩy hay cản trở an ninh?”

Bí quyết tồn tại của Putin

Vladimir-Putin-009

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Secret of Putin’s Survival“, Project Syndicate, 01/06/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp 

Hai năm trước, một tiến trình dài tiến tới chủ nghĩa chuyên chế và chủ nghĩa biệt lập dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã lên đến cực điểm với việc sáp nhập Crimea vào Nga. Nhưng thậm chí khi cộng đồng quốc tế chỉ trích hành động trên, dường như người Nga lại chào đón điều này. Trong thực tế, việc bán đảo này “trở về” dưới sự kiểm soát của nước Nga đã có tác động sâu sắc đến tình cảm của công chúng – thứ được cho là đã làm tăng cường khả năng nắm giữ quyền lực của Putin, thậm chí cả khi nước Nga phải đối mặt với những thách thức nặng nề hơn về kinh tế và chính trị.

Tháng 3 năm 2016, 83% người Nga vẫn ủng hộ việc sáp nhập Crimea, trong khi chỉ 13% phản đối điều đó. Ngay cả những người cấp tiến – bao gồm những người biểu tình chống lại chế độ trên quảng trường Bolotnaya ở Moskva trong những năm 2011-2013 – cũng đã tìm thấy ở Crimea một lý do để ủng hộ Putin, mặc dù với một số dè dặt. Trong thực tế, Putin đang nhận được mức ủng hộ 80%, phản ánh mối liên hệ gần gũi giữa Putin và Crimea trong tâm trí người dân Nga. Continue reading “Bí quyết tồn tại của Putin”

Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong

CHINA YUNNAN JINGHONG DAM ON LANCANG RIVER

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “China’s alarming ‘water diplomacy’ on the Mekong”, Nikkei Asian Review, 21/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thoạt đầu, đó có vẻ là một điều tốt. Khi các nước dọc theo hạ nguồn sông Mekong, con sông uốn lượn chảy qua vùng Đông Nam Á lục địa đang phải chịu đựng một đợt hạn hán nghiêm trọng, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xả nước từ đập Cảnh Hồng (Jinghong) trên thượng nguồn trong gần một tháng từ ngày 15 tháng 3. Tuyên bố này có phần chủ ý nhằm thể hiện thiện chí một tuần trước Lễ khại mạc Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC) của các nhà lãnh đạo sáu nước khu vực Mekong.

Nhưng trong khi việc xả nước sẽ giúp góp phần giải cứu các vùng bị khô hạn tấn công, thì nó cũng dự báo các căng thẳng địa chính trị trong tương lai giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam dòng sông. Có quyền lực chính trị đơn phương nhờ vị trí địa lý và việc thao túng các tuyến đường thủy tự nhiên thông qua việc xây dựng hàng loạt các đập ở thượng nguồn, Trung Quốc cho thấy ý đồ áp đặt các quy tắc quản lý nước lên khu vực mà họ cho là phù hợp. Continue reading “Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong”

Tinh thần kinh doanh: Một công cụ ngoại giao mới

Entrepreneurship

Nguồn: Anne-Marie Slaughter & Elmira Bayrasli, “Entrepreneurship as a Diplomatic Tool”, Project Syndicate, 23/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy

Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ bất hoà từ lâu. Bị chia rẽ bởi quá khứ đau thương, hai quốc gia láng giềng này không có quan hệ ngoại giao, và biên giới hai nước vẫn trong tình trạng đóng cửa.

Bất chấp điều đó, vào tháng 11 năm 2014, một nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ đã tới Armenia để tham dự sự kiện Triển lãm Khởi nghiệp Cuối tuần, một sự kiện nơi mà các doanh nhân nhiệt huyết hoàn thiện và giới thiệu các ý tưởng của mình tới các nhà đầu tư và các chuyên gia. Trong một nhóm chung, những người Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi làm việc cùng nhau để xây dựng những dự án đầu tư mạo hiểm. “Chúng tôi không quan tâm đến việc là người Armenia hay Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi chỉ quan tâm đến việc trở thành những doanh nghiệp tốt nhất”,  một thành viên người Thổ Nhĩ Kỳ nói. Continue reading “Tinh thần kinh doanh: Một công cụ ngoại giao mới”

Mặt trái của trò chơi ‘trưng cầu dân ý’

referendum-1

Nguồn: Ian Buruma, “The Referendum Charade”, Project Syndicate, 08/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Các cuộc trưng cầu dân ý đang là mốt thịnh hành ở châu Âu. Tháng 6 tới, cử tri nước Anh sẽ quyết định liệu Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UK) có ở lại Liên minh châu Âu (EU) hay không. Chính phủ Hungary cũng đã kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc chấp nhận hạn ngạch người nhập cư do EU đặt ra cho nước này. Thủ tướng Hungary, Viktor Orbán, đã nói rằng Hungary sẽ từ chối để họ (những người nhập cư) vào nước này. Ông nói “Tất cả những kẻ khủng bố cơ bản đều là dân nhập cư”. Và cuộc trưng cầu dân ý có vẻ sẽ đi theo hướng mà ông mong muốn.

Có lẽ cuộc trưng cầu dân ý kỳ quặc nhất sẽ diễn ra vào tháng 4 ở Hà Lan, tiếp sau một chiến dịch kiến nghị thành công. Câu hỏi được đặt ra cho các công dân Hà Lan là liệu nước này có nên ủng hộ một hiệp định liên kết giữa EU và Ukraine hay không. Tất cả các nước thành viên khác của EU đã đồng ý, nhưng nếu không có Hà Lan, hiệp định này sẽ không được phê chuẩn. Continue reading “Mặt trái của trò chơi ‘trưng cầu dân ý’”

Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng

20121215_FNP002_0

Nguồn: Dani Rodrik, “Good and Bad Inequality”, Project Syndicate, 11/12/2014

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Phạm Hồng Anh

Trong ngôi đền của các học thuyết kinh tế, nguyên tắc đánh đổi giữa sự bình đẳng và tính hiệu quả luôn chiếm một vị trí cao. Nhà kinh tế học người Mỹ Arthur Okun, tác giả của cuốn sách kinh điển về chủ đề này có tên Equality and Efficiency: The Big Tradeoff (Bình đẳng và Hiệu quả: Một sự đánh đổi lớn), tin rằng các chính sách công chỉ quẩn quanh việc giải quyết quan hệ căng thẳng giữa hai giá trị này. Năm 2007, nhà kinh tế học thuộc trường Đại học New York Thomas Sargent, trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học California, Berkeley, đã tóm lược toàn bộ kiến thức kinh tế học trong 12 nguyên tắc ngắn gọn, và nguyên tắc đánh đổi cũng nằm trong số đó. Continue reading “Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng”

#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

470037-china-politics-congress

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “China: A Strong Centre”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 14-27.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World 

TRUNG QUỐC: MỘT CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG MẠNH

Để hiểu được Trung Quốc và tương lai của quốc gia này trong 20 năm tới, bạn phải hiểu về con người và xã hội của họ. Trong 5.000 năm, người Trung Quốc tin tưởng rằng đất nước chỉ an toàn khi chính quyền trung ương mạnh. Một chính quyền trung ương yếu có nghĩa là lộn xộn và hỗn loạn. Một chính quyền trung ương mạnh sẽ đưa đến một đất nước Trung Hoa hòa bình và thịnh vượng. Mọi người Trung Quốc đều hiểu điều đó. Đó là nguyên tắc cốt yếu của họ, được rút ra từ những bài học lịch sử sâu sắc nhất. Sẽ không có sự chệch hướng khỏi nguyên tắc này trong tương lai gần. Đây là một tư tưởng có trước thời cộng sản. Nó đã tồn tại qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm. Continue reading “#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc”

#113 – Lý thuyết giản lược

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Reductionist Theories” (Chapter 2) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 18-37.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Một trong những mặt đáng thất vọng của các nghiên cứu chính trị quốc tế là việc năng lực giải thích đạt được những tiến bộ rất ít ỏi bất chấp khối lượng công việc khổng lồ đã được thực hiện trong những thập niên gần đây. Không có gì tăng lên, kể cả là những lời phê bình. Thay vào đó, một vài kiểu tóm tắt, những lời phê bình hời hợt được lặp đi lặp lại, và cả những sai lầm cũng được lặp lại. Thay vì thêm vào hàng tá những nghiên cứu có sẵn, Continue reading “#113 – Lý thuyết giản lược”