Triển vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Putin’s War Party,” Foreign Affairs, 01/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc bầu cử ở Nga sẽ xác thực chế độ chuyên chế và định hình xung đột vĩnh viễn với phương Tây.

“Nếu có Putin thì có nước Nga; nếu không có Putin thì không có nước Nga,” chủ tịch đương nhiệm của Duma Quốc gia, đồng thời là phụ tá trung thành của Putin, Vyacheslav Volodin, đã phát biểu như vậy vào năm 2014. Volodin khi đó đang nói về một chế độ chuyên chế lý tưởng, một chế độ mà trong đó đất nước được đánh đồng với người cai trị và ngược lại. Vào thời điểm Volodin nói những lời đó, Điện Kremlin đang đắm chìm trong hân hoan vì đã sáp nhập thành công Crimea. Nhờ cái gọi là “đa số ủng hộ Putin,” chính phủ đã có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một chế độ chuyên chế như vậy với sự tán thành rộng rãi của công chúng. Continue reading “Triển vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin”

Mặt trận thứ hai của Putin: Kiểm soát người dân Nga

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Putin’s Second Front,” Foreign Affairs, 07/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành cuộc chiến giành lấy tinh thần của người Nga.

Trong hơn hai thập niên qua, những người dân thường ở nước Nga của Vladimir Putin chí ít cũng có thể tin tưởng vào một quyền cơ bản: quyền được thụ động. Chừng nào họ còn sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ trước nạn tham nhũng của tầng lớp chóp bu và sự cai trị không hồi kết của chế độ Putin, thì họ không bắt buộc phải thể hiện rằng mình tích cực ủng hộ chính phủ. Họ không quan tâm nước Nga đang làm gì trên thế giới. Chỉ cần họ không can thiệp vào công việc của giới thượng lưu, họ được tự do sống cuộc sống của mình. Continue reading “Mặt trận thứ hai của Putin: Kiểm soát người dân Nga”

Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “How Russians Learned to Stop Worrying and Love the War,” Foreign Affairs, 01/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đa số người dân Nga vẫn đang ngoan ngoãn tuân theo sự cai trị của Putin.

Trong giai đoạn sau của thời kỳ Xô viết, chỉ có hai lần quân đội Liên Xô làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của dân thường. Lần đầu tiên là cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, vốn gần như không được người Nga chú ý vì chẳng ai biết chuyện gì đang xảy ra. Lần thứ hai là cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979, với hậu quả lớn hơn nhiều. Đối với nhiều người, cảnh những chiếc quan tài bằng kẽm được chở về từ một đất nước phương nam xa xôi, ngay cả khi chủ nghĩa Mác-Lênin không còn phổ biến ở quê nhà, đã phá vỡ nền tảng đạo đức của dự án Xô-viết. Continue reading “Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?”

Putin đang ngày càng giống Stalin

Nguồn: Andrei Kolesnikov, Putin’s Stalin Phase, Foreign Affairs, 08/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Nga đang bị cô lập, hoang tưởng, và ngày càng giống với nhà độc tài thời Xô-viết.

Chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin càng trở nên khắc nghiệt và đàn áp hơn, thì trong mắt người dân Nga bình thường, chế độ Joseph Stalin sẽ càng thành công. Trong vòng 5 năm tính đến năm 2021, số lượng người Nga đồng ý rằng “Stalin là một nhà lãnh đạo vĩ đại” đã tăng gấp đôi từ 28% lên 56%, theo các cuộc thăm dò do Trung tâm Levada độc lập thực hiện. So với cùng kỳ, số người không đồng ý với tuyên bố đó đã giảm từ 23% xuống 14%. Kể từ năm 2015, Stalin đã được tán dương trong các ngày lễ quốc gia, và các cuộc thảo luận về sự đàn áp của ông phần lớn đã bị ngăn chặn. Sự quan tâm đối với nhà độc tài Liên Xô đôi khi còn được thể hiện theo kiểu ông đang cạnh tranh với Putin. Tuy nhiên, nói đúng hơn thì ông chỉ đơn giản là một người giúp đỡ từ quá khứ xa xôi, trấn an Tổng thống Nga đương nhiệm rằng ông đang đi đúng hướng. Continue reading “Putin đang ngày càng giống Stalin”

Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Victor Who Lost the USSR”, Project Syndicate, 05/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ba mươi lăm năm trước, Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. “Người ta mong đợi rất nhiều ở Gorbachev”, Anatoly Chernyaev – một quan chức của Đảng Cộng sản và là một trí thức, người sau này sẽ trở thành cố vấn hàng đầu cho Gorbachev – đã viết như vậy trong nhật ký của mình vào thời điểm đó. Liên Xô không cần gì khác ngoài “một cuộc cách mạng từ trên xuống”, ông ghi lại. “Liệu Mikhail Sergeyevich có hiểu điều này không?”

Chắc chắn là các chính sách của Gorbachev như perestroika (cải tổ chính trị và kinh tế) và glasnost (minh bạch và công khai hóa) đã mang lại một cuộc cách mạng của những sự kỳ vọng. Sau 20 năm bị đình trệ bởi một chế độ chuyên chế ốm yếu – ba nhà lãnh đạo đã chết trong vòng chưa đầy ba năm (một cuộc đua xe tang, như cách nói đùa ảm đạm của người Nga) – người ta muốn tìm kiếm sự thay đổi. Họ tin rằng Gorbachev có thể mang lại điều đó. Continue reading “Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại”

Putin sẽ trở thành ‘lãnh đạo vĩnh cữu’ của nước Nga?

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Eternal Putin”, Project Syndicate, 13/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ cho thấy dự định duy trì quyền lực của ông sau năm 2024, khi nhiệm kỳ cuối cùng của ông đáng lẽ kết thúc. Khi làm vậy, dường như Putin đã đặt cược rằng không có ai có thể ngăn cản ông.

Nhờ dự luật mới được thông qua bởi quốc hội Nga, Vladimir Putin giờ đây có vẻ sẽ tiếp tục nắm ghế tổng thống cho đến năm 2036, khi ông 83 tuổi. Ông thậm chí có thể đạt được danh vị “lãnh đạo tối cao”, giống như mô hình của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc những năm 1970. Nhưng chúng ta không nên mong đợi những cải cách hay hiện đại hóa giống của Đặng Tiểu Bình từ Putin. Continue reading “Putin sẽ trở thành ‘lãnh đạo vĩnh cữu’ của nước Nga?”

Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin

rusvainobigafp12aug16

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “All the President’s Eunuchs”, Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thanh lọc một cách bài bản các cố vấn thân cận và lâu năm nhất của mình. Lần gần đây nhất – nhưng chắc chắn chưa phải là cuối cùng – nạn nhân là Sergei Ivanov, một cựu điệp viên KGB (giống như Putin) đồng thời là cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người vừa bị buộc phải rời khỏi vị trí Chánh văn phòng Điện Kremlin.

Ivanov, một nhà hoạch định chính sách tương đối quyền lực, đã bị thay thế bởi một nhân vật không quyền không lực: cựu lãnh đạo của Cục Lễ tân (Protocol Schedule Directorate), Anton Vaino. Continue reading “Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin”

Bí quyết tồn tại của Putin

Vladimir-Putin-009

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Secret of Putin’s Survival“, Project Syndicate, 01/06/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp 

Hai năm trước, một tiến trình dài tiến tới chủ nghĩa chuyên chế và chủ nghĩa biệt lập dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã lên đến cực điểm với việc sáp nhập Crimea vào Nga. Nhưng thậm chí khi cộng đồng quốc tế chỉ trích hành động trên, dường như người Nga lại chào đón điều này. Trong thực tế, việc bán đảo này “trở về” dưới sự kiểm soát của nước Nga đã có tác động sâu sắc đến tình cảm của công chúng – thứ được cho là đã làm tăng cường khả năng nắm giữ quyền lực của Putin, thậm chí cả khi nước Nga phải đối mặt với những thách thức nặng nề hơn về kinh tế và chính trị.

Tháng 3 năm 2016, 83% người Nga vẫn ủng hộ việc sáp nhập Crimea, trong khi chỉ 13% phản đối điều đó. Ngay cả những người cấp tiến – bao gồm những người biểu tình chống lại chế độ trên quảng trường Bolotnaya ở Moskva trong những năm 2011-2013 – cũng đã tìm thấy ở Crimea một lý do để ủng hộ Putin, mặc dù với một số dè dặt. Trong thực tế, Putin đang nhận được mức ủng hộ 80%, phản ánh mối liên hệ gần gũi giữa Putin và Crimea trong tâm trí người dân Nga. Continue reading “Bí quyết tồn tại của Putin”

Tại sao các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không hiệu quả?

640x-1

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Why Sanctions on Russia Don’t Work”, Project Syndicate, 28/03/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Phương pháp tiếp cận của phương Tây đối với Nga được xác định dựa trên giả thiết rằng tiếp tục gây áp lực đối với Nga sẽ làm cho chế độ của Tổng thống Vladimir Putin phải có những nhượng bộ và thậm chí là sụp đổ. Nhưng sự thật không phải như vậy.

Các giả định cơ bản về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây là sự suy thoái nhanh chóng về kinh tế do các biện pháp này gây ra sẽ khiến cho công chúng Nga, đặc biệt là tầng lớp tinh hoa chính trị và tài chính, chống lại Điện Kremlin. Putin sẽ không thể chống lại sự bất đồng chính kiến đang gia tăng từ các khu vực thành thị giàu có và tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh của đất nước. Continue reading “Tại sao các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không hiệu quả?”