Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?

Nguồn: “Are sanctions on Russia working?”, The Economist, 25/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Những bài học từ kỷ nguyên mới của chiến tranh kinh tế.

Sáu tháng trước, Nga xâm lược Ukraine. Trên chiến trường, một cuộc chiến tranh tiêu hao đang diễn ra dọc theo hàng nghìn km tiền tuyến của sự chết chóc và tàn phá. Ngoài ra, một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra gay gắt, đó là xung đột kinh tế khốc liệt với quy mô chưa từng thấy kể từ những năm 1940. Các nước phương Tây cố gắng làm tê liệt nền kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ đô la của Nga bằng một  kho vũ khí trừng phạt mới. Hiệu quả của lệnh cấm vận này là chìa khóa cho cục diện cuộc chiến tại Ukraine. Nhưng nó cũng tiết lộ rất nhiều về năng lực của các nền dân chủ tự do trong việc thể hiện quyền lực trên toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới cuối những năm 2020 và xa hơn nữa, bao gồm cả việc chống lại Trung Quốc. Một điều đáng lo ngại là cho đến nay cuộc chiến cấm vận vẫn chưa diễn ra như mong đợi. Continue reading “Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?”

Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?

Nguồn: Adam Posen, “The End of Globalization?“, Foreign Affairs, 17/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?

Trong ba tuần qua, nền kinh tế Nga đã phải liêu xiêu vì các lệnh trừng phạt. Ngay sau khi Điện Kremlin xâm lược Ukraine, phương Tây bắt đầu đóng băng tài sản của những cá nhân giàu có thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cấm các chuyến bay của Nga vào không phận phương Tây, và hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài của nền kinh tế Nga. Đáng chú ý nhất, Mỹ và các đồng minh đã phong tỏa tài sản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, loại nước này khỏi không chỉ hệ thống thanh toán tài chính SWIFT, mà còn cả các thể chế cơ bản của tài chính quốc tế, bao gồm tất cả các ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Kết quả là, giá trị của đồng rúp sụt giảm, tình trạng thiếu hụt gia tăng khắp các bộ phận của nền kinh tế Nga, và chính phủ nước này dường như sắp vỡ nợ trái phiếu ngoại tệ. Dư luận – và nỗi sợ bị ảnh hưởng lây từ lệnh trừng phạt– đã buộc các doanh nghiệp phương Tây ồ ạt rời Nga. Chẳng bao lâu nữa, Nga sẽ không thể sản xuất các nhu yếu phẩm, cho quốc phòng lẫn tiêu dùng, vì nước này thiếu các thành phần đầu vào thiết yếu. Continue reading “Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?”

Vì sao Trung Quốc không thể cứu vãn nền kinh tế của Putin?

Nguồn: Paul Krugman, Why China Can’t Bail Out Putin’s Economy, New York Times, 07/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi quyết định xâm lược Ukraine, rõ ràng Vladimir Putin đã đánh giá sai mọi thứ. Ông đã phóng đại sức mạnh quân sự của quốc gia mình; điều mà tôi từng viết vào tuần trước, rằng Nga là một “siêu cường giả”, có sức mạnh kém hơn nhiều so với những gì chúng ta quan sát thấy, bây giờ lại càng đúng hơn nữa. Putin đánh giá thấp tinh thần và sức mạnh quân sự của Ukraine, cũng không lường trước được quyết tâm của các chính phủ dân chủ, nhất là chính quyền Biden, vốn đã làm được nhiều việc đáng chú ý trên tất cả mọi lĩnh vực, từ trang bị vũ khí cho Ukraine, đến tập hợp phương Tây ủng hộ các biện pháp trừng phạt tài chính. Continue reading “Vì sao Trung Quốc không thể cứu vãn nền kinh tế của Putin?”