Gordon Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời

Nguồn: “Gordon Moore, a chip pioneer who set the stage for Google, Apple”, Nikkei Asia, 26/3/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Dự đoán của người đồng sáng lập Intel về tốc độ nâng cấp chip đã dẫn đường cho Thung lũng Silicon.

Sáu thập niên trước, Gordon Moore đã dự đoán chính xác về tốc độ tiến bộ của chip máy tính, điều vốn sẽ biến đổi cuộc sống hiện đại.

Bằng cách đó, người đồng sáng lập và cựu chủ tịch của Intel, người vừa qua đời hôm thứ Sáu (24/3/2023) ở tuổi 94, đã tạo tiền đề cho sự trỗi dậy của các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Continue reading “Gordon Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời”

Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?

Nguồn: “Why does Ukraine want Western jets—and will it get them?”, The Economist, 1/2/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Không quân Nga vẫn chưa chiếm thế thượng phong. Điều đó có thể sớm thay đổi

Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây chuyển giao máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kể từ khi Nga xâm lược nước này vào tháng 2 năm 2022. Nhưng sau ngày 25/01/2023, khi thủ tướng Đức Olaf Scholz rốt cuộc đã đồng ý xuất khẩu xe tăng Leopard 2 sang Ukraine (được thúc đẩy bởi việc Mỹ viện trợ xe tăng M1 Abrams),  thì nhu cầu đối với máy bay chiến đấu của nước này đã trở nên cấp bách hơn. Ukraine muốn các tiêm kích F-16 hoặc F-15 của Mỹ mà NATO đang sở hữu số lượng lớn và bị loại biên dần khi được trang bị thêm nhiều tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Vào ngày 30 tháng 1, Tổng thống Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ không viện trợ  F-16. Vậy Ukraine có thể nhận được chúng không? Continue reading “Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?”

Tại sao tuổi nghỉ hưu của Pháp lại thấp như vậy?

Nguồn: “Why is the French pension age so low?”, The Economist, 31/1/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tuổi nghỉ hưu ở Pháp là một phần của huyền thoại quốc gia

Người Pháp lại một lần nữa xuống đường để phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu—lần này là từ 62 lên 64 tuổi. Đề xuất này đã được thủ tướng Elisabeth Borne công bố vào ngày 10 tháng 1 và đang nỗ lực được nghị viện thông qua. Ở Pháp, đề xuất này không được lòng dân: 68% người dân phản đối cải cách. Nhưng so với những nơi khác ở châu Âu thì kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu trông khá khiêm tốn. Vì sao tuổi hưởng lương hưu của Pháp lại thấp như vậy? Continue reading “Tại sao tuổi nghỉ hưu của Pháp lại thấp như vậy?”

Có phải Nga đang cạn kiệt nguồn đạn?

Nguồn: “Is Russia running out of ammunition?”, The Economist, 20/12/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Nhiều quả đạn pháo có lẽ còn nhiều tuổi hơn cả những người lính bắn chúng

“Vậy tối nay hãy để tôi nói với Putin những gì các tướng lĩnh và bộ trưởng của ông ấy quá sợ hãi không dám nói,” Đô đốc Tony Radakin, tham mưu trưởng quân đội Anh, tuyên bố vào ngày 14 tháng 12: “Nga phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng.” Mười ngày trước đó, Avril Haines, quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ, đã đưa ra nhận định tương tự. Vậy có phải Nga sắp hết đạn? Continue reading “Có phải Nga đang cạn kiệt nguồn đạn?”

Hunter Biden bị cáo buộc những gì?

Nguồn: “What are the allegations against Hunter Biden?”, The Economist, 14/12/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Đảng Cộng hòa nhắm đến con trai Tổng thống Joe Biden

Vào tháng 10 năm 2020, chưa đầy một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tờ New York Post đã giới thiệu cho thế giới về nội dung bên trong một chiếc MacBook Pro. Chiếc máy tính xách tay này thuộc về con trai của Joe Biden, Hunter Biden. Tờ báo cáo buộc rằng một email trên ổ cứng của chiếc máy tính cho thấy vào năm 2015, Hunter đã giới thiệu giám đốc của một công ty năng lượng Ukraine với ông Biden, khi đó là phó tổng thống. Tờ báo này cho rằng các thương vụ kinh doanh của Hunter đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách của Mỹ. Continue reading “Hunter Biden bị cáo buộc những gì?”

Xã hội Mỹ tập trung quá nhiều vào chủng tộc nên lơ là vấn đề giai cấp

Nguồn: “American society is so focused on race that it is blind to class”, The Economist, 2/11/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Sự kết thúc của chính sách tuyển sinh dựa trên ý thức chủng tộc của các trường đại học có thể là cơ hội để xây dựng một hệ thống tốt hơn

Chính sách tuyển sinh dựa trên ý thức chủng tộc của các trường đại học Mỹ có thể sắp kết thúc. Vào ngày 31 tháng 10, Tối cao pháp viện đã có hai phiên điều trần, trong đó các luật sư lập luận rằng những hành động cho phép các trường đại học ưu tiên những thí sinh thuộc một số chủng tộc hơn những thí sinh khác là vi phạm luật dân sự và Hiến pháp. Nếu nhìn vào cách đặt câu hỏi mang tính hoài nghi của các thẩm phán bảo thủ, những người nhờ Donald Trump mà hiện đang duy trì được thế đa số, thì vấn đề không phải là liệu các ưu tiên như vậy sẽ bị hạn chế, mà là liệu chúng có tồn tại được nữa hay không. Continue reading “Xã hội Mỹ tập trung quá nhiều vào chủng tộc nên lơ là vấn đề giai cấp”

Tại sao máy bay yểm trợ tầm gần đã hết thời?

Nguồn: “Has the Ukraine war killed off the ground-attack aircraft?’’, The Economist, 1/11/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Các máy bay phản lực hỗ trợ tầm gần của Nga không phát huy được tác dụng.

Sức mạnh không quân truyền thống ít được chú ý trong cuộc xung đột ở Ukraine, bị làm lu mờ bởi máy bay không người lái kamikaze và tên lửa hành trình mà cả hai bên sử dụng. Khi lực lượng không quân Nga tăng cường hoạt động bên trong không phận Ukraine vào tháng 9, tổn thất của lực lượng này đã tăng mạnh. Các máy bay yểm trợ tầm gần (CAS) có hiệu quả đặc biệt kém, đặt ra câu hỏi về tương lai của những máy bay này và triển vọng viện trợ các máy bay phản lực tương tự của Mỹ cho Ukraine. Continue reading “Tại sao máy bay yểm trợ tầm gần đã hết thời?”

Tại sao chu kỳ bầu cử của Quốc hội Hoa Kỳ lại ngắn như vậy?

Nguồn: “Why is the electoral cycle of America’s Congress so short?”, The Economist, 20/9/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Không có nền dân chủ phát triển nào cho các nhà lập pháp ít thời gian như vậy.

Vào tháng 12 năm 2021, chưa đầy một năm sau khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden nói với các quan chức trong một cuộc họp của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ rằng: “Chúng ta sẽ giành chiến thắng vào năm 2022”. Các cử tri vốn đã cảm thấy mệt mỏi vì cuộc bầu cử tổng thống khốc liệt trước đó có thể không hứng thú về viễn cảnh của một chiến dịch tranh cử khác. Nhưng đối với người Mỹ, bầu cử hai năm một lần đã là thông lệ. Điều I của Hiến pháp quy định rằng tất cả các thành viên của Hạ viện và một phần ba của Thượng viện được “bầu hai năm một lần”. Các Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ sáu năm, nhưng các thành viên của Hạ viện chỉ tại vị hai năm. Mỹ là nền dân chủ phát triển duy nhất quy định các nhiệm kỳ lập pháp ngắn như vậy. Tại sao chu kỳ bầu cử của Quốc hội lại ngắn như vậy và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến chính phủ Hoa Kỳ? Continue reading “Tại sao chu kỳ bầu cử của Quốc hội Hoa Kỳ lại ngắn như vậy?”

Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?

Nguồn: “How does the British monarchy’s line of succession work?”, The Economist, 22/10/2021

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Việc Thái tử Charles kế vị ngai vàng có vẻ sẽ rất khác với mẹ ông

“Điều duy nhất được biết đến đi nhanh hơn ánh sáng bình thường là chế độ quân chủ,” theo cách nói của Ly Tin Wheedle, triết gia kiểu Khổng Tử trong tiểu thuyết “Discworld” của Terry Pratchett. Theo truyền thống, khi một quốc vương qua đời, quyền kế vị sẽ được chuyển đến người thừa kế ngay lập tức. Ngay sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, con trai cả của bà, Charles, đã trở thành nguyên thủ quốc gia của 4 quốc gia thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, và 14 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác, bao gồm Úc, Canada, Jamaica và Tuvalu. Tất cả thành viên bên dưới ông trong hàng thừa kế sẽ bước lên một bậc theo thứ tự. Một hội đồng Đăng cơ bao gồm các chính trị gia, các thành viên của hội đồng cơ mật và các nhà lãnh đạo khác sẽ chỉ đơn thuần khẳng định quyền kế vị của ông. Vậy quy trình kế vị hoàng gia của Anh hoạt động như thế nào và tại sao việc Charles lên ngôi dường như khác với mẹ ông? Continue reading “Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?”

Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?

Nguồn: “Are sanctions on Russia working?”, The Economist, 25/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Những bài học từ kỷ nguyên mới của chiến tranh kinh tế.

Sáu tháng trước, Nga xâm lược Ukraine. Trên chiến trường, một cuộc chiến tranh tiêu hao đang diễn ra dọc theo hàng nghìn km tiền tuyến của sự chết chóc và tàn phá. Ngoài ra, một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra gay gắt, đó là xung đột kinh tế khốc liệt với quy mô chưa từng thấy kể từ những năm 1940. Các nước phương Tây cố gắng làm tê liệt nền kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ đô la của Nga bằng một  kho vũ khí trừng phạt mới. Hiệu quả của lệnh cấm vận này là chìa khóa cho cục diện cuộc chiến tại Ukraine. Nhưng nó cũng tiết lộ rất nhiều về năng lực của các nền dân chủ tự do trong việc thể hiện quyền lực trên toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới cuối những năm 2020 và xa hơn nữa, bao gồm cả việc chống lại Trung Quốc. Một điều đáng lo ngại là cho đến nay cuộc chiến cấm vận vẫn chưa diễn ra như mong đợi. Continue reading “Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?”

Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: “The connection between Russian sanctions and bizarre Turkish monetary policy”, The Economist, 27/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tiền của Nga có công dụng vượt ra ngoài những mục đích thông thường.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang xa lánh Nga, có một quốc gia lại đang xích lại gần nước này, đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Khách du lịch và người di cư Nga đang đổ về Istanbul và các khu nghỉ dưỡng ven biển của đất nước này, mua vào hàng nghìn bất động sản. Nga đang tài trợ cho một nhà máy hạt nhân trị giá 20 tỷ USD ở Akkuyu, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi nhiều quốc gia đã cắt giảm xuất khẩu sang Nga kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga lại tăng tới 60%. Các công ty phương Tây bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt dường như cũng đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ làm một cửa ngõ chiến lược để xuất hàng hóa sang Nga. Continue reading “Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”