Một học thuyết chiến thắng cho Ukraine

Nguồn: Andriy Zagorodnyuk và Eliot A. Cohen, “‘A Theory of Victory for Ukraine”, Foreign Affairs, 21/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Với viện trợ và lối tiếp cận đúng, Kyiv vẫn có thể giành chiến thắng

Chính phủ Mỹ đã quyết định viện trợ thêm cho Ukraine ngay trong thời điểm then chốt. Vào cuối tháng Tư, ngay trước khi gói viện trợ được thông qua, đất nước bị chiến tranh tàn phá này đã cạn kiệt lượng đạn dự trữ cuối cùng và phải phân phối hạn chế đạn pháo – hậu quả là các lực lượng Ukraine bắt đầu mất dần lãnh thổ. Gói viện trợ 60 tỷ USD hiện đang được đổ vào Ukraine sẽ giúp khắc phục những bất cập này, mang đến cho Kyiv cơ hội ngăn chặn cuộc tấn công của Nga. Gói viện trợ này cũng đóng vai trò như một cú hích tâm lý lớn, mang lại cho người Ukraine sự tự tin mới rằng họ sẽ không bị đối tác quan trọng nhất của mình bỏ rơi. Continue reading “Một học thuyết chiến thắng cho Ukraine”

Tại sao Ukraine nên tiếp tục tấn công vào các kho trữ dầu của Nga?

Nguồn: Michael Liebreich, Lauri Myllyvirta, và Sam Winter-Levy, “Why Ukraine Should Keep Striking Russian Oil Refineries”, Foreign Affairs, 08/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mối lo ngại của Washington về thị trường năng lượng là không hợp lý.

Vào ngày 19 tháng 1, một drone của Ukraine đã tấn công một kho dầu ở thị trấn Klintsy, vùng Bryansk phía tây nước Nga, khiến bốn bể chứa xăng bốc cháy và thiêu rụi khoảng 1,6 triệu gallon dầu. Cuối tuần đó, một cuộc tấn công khác đã gây ra hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu Rosneft ở Tuapse, một thành phố của Nga cách lãnh thổ do Ukraine kiểm soát khoảng 600 dặm. Vào tháng 3, drone Ukraine đã tấn công bốn nhà máy lọc dầu của Nga trong hai ngày. Tháng 4 bắt đầu với một cuộc tấn công bằng drone của Ukraine vào nhà máy lọc dầu lớn thứ ba của Nga, nằm sâu trong vùng Tatarstan, cách khoảng 800 dặm. Tháng 4 kết thúc với các cuộc tấn công vào các cơ sở ở hai thành phố khác của Nga, Smolensk và Ryazan. Continue reading “Tại sao Ukraine nên tiếp tục tấn công vào các kho trữ dầu của Nga?”

Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P2)

Nguồn: Tracy Wen Liu và Peter Guest, “How China’s ad-hoc tech pipeline fuels Russia’s Ukraine war efforts,” Nikkei Asia, 01/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

“Chúng ta có thể làm gì?

Khác với người Ukraine, người Nga không thể đăng nhập vào Amazon ở Ba Lan rồi mua máy bay không người lái. Nhưng ở Trung Quốc, những người Nga tìm kiếm linh kiện có thể hoạt động khá công khai, theo lời các thương nhân ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Ukraine, cũng như các nguồn tin ngoại giao châu Âu.

Andrew (tên giả), một công dân Trung Quốc ở độ tuổi 40, đang là doanh nhân điều hành một công ty sản xuất máy bay không người lái ở Trung Quốc chuyên chế tạo các phương tiện bay không người lái được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Chúng thường được sử dụng cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, nhưng khả năng hoạt động bền bỉ của chúng cũng có nghĩa là chúng có thể dễ dàng được tái sử dụng cho các khu vực xung đột. Continue reading “Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P2)”

Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P1)

Nguồn: Tracy Wen Liu và Peter Guest, “How China’s ad-hoc tech pipeline fuels Russia’s Ukraine war efforts,” Nikkei Asia, 01/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thiết bị điện tử dân dụng từ các sàn thương mại điện tử Trung Quốc đã tìm đường ra chiến trường.

Khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Ukraine hồi tháng 2/2022, các công ty phương Tây đã rút khỏi thị trường Nga. Nhưng nhiều công ty khác lại nhìn thấy cơ hội.

Hai tháng sau cuộc xâm lược, trong lúc Amazon, Apple, và những gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ đang bận rộn thoát khỏi Nga, Hank, một người bán linh kiện điện tử trực tuyến tại quê hương Trung Quốc của mình, đã đăng ký làm người bán trên Ozon.ru, một nền tảng thương mại điện tử của Nga. Continue reading “Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P1)”

Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P2)

Nguồn: Samuel Charap và Sergey Radchenko, “The Talks That Could Have Ended the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM

Trong nhận xét mà ông đưa ra vào ngày 29/03, ngay sau khi kết thúc đàm phán, Medinsky, trưởng phái đoàn Nga, rõ ràng đã rất lạc quan. Ông giải thích rằng các cuộc thảo luận xoay quanh hiệp ước về tính trung lập của Ukraine đang bước vào giai đoạn thực tế, và rằng – bất chấp những điều khoản phức tạp do hiệp ước có nhiều bên đảm bảo tiềm năng – Putin và Zelensky có lẽ sẽ ký nó tại một hội nghị thượng đỉnh trong tương lai gần. Continue reading “Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P2)”

Viện trợ Ukraine nhìn từ góc độ lịch sử

Nguồn: Paul Krugman, “Ukraine Aid in the Light of History,” New York Times, 23/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thứ Bảy vừa qua, Hạ viện Mỹ cuối cùng đã vượt qua sự phản đối của phong trào MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) và thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine. Chính quyền Biden có lẽ đã chuẩn bị sẵn vật tư, chỉ còn chờ sự cho phép của Quốc hội, vậy nên chúng ta sẽ sớm thấy được tác động của bước đột phá về mặt lập pháp này. Continue reading “Viện trợ Ukraine nhìn từ góc độ lịch sử”

Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P1)

Nguồn: Samuel Charap và Sergey Radchenko, “The Talks That Could Have Ended the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một sự kiện ngoại giao bí mật, tuy chỉ tồn tại ngắn ngủi, nhưng chứa đựng bài học cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Rạng sáng ngày 24/02/2022, không quân Nga đồng loạt tấn công các mục tiêu trên khắp Ukraine. Cùng lúc đó, bộ binh và thiết giáp của Moscow từ phía bắc, phía đông, và phía nam tràn vào Ukraine. Trong những ngày tiếp theo, quân Nga đã cố gắng bao vây Kyiv.

Đó là những ngày và những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược vốn dĩ có thể dẫn đến việc Ukraine bị Nga đánh bại và khuất phục. Khi nhìn lại, thật kỳ diệu là điều đó đã không xảy ra. Continue reading “Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P1)”

Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine is the front line of a much larger conflict,” Financial Times, 21/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và các đồng minh coi Nga, Trung Quốc, Iran, và Triều Tiên là trục đối thủ

Sau nhiều tháng tranh cãi và do dự, Hạ viện Mỹ cuối cùng cũng chịu hành động. Cuộc bỏ phiếu ở Washington nhằm cung cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 61 tỷ đô la cho Ukraine có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga. Chí ít, nó sẽ giúp Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu. Continue reading “Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều”

Không ai thực sự biết Putin sẽ làm gì tiếp theo

Nguồn: Stephen M. Walt, “Nobody Actually Knows What Russia Does Next,” Foreign Policy, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày càng có nhiều cảnh báo của phương Tây về kế hoạch tương lai của Vladimir Putin – nhưng chúng vẫn không thuyết phục hơn chút nào.

Các thành viên chủ chốt của giới tinh hoa chính sách đối ngoại phương Tây hẳn phải là những người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác: Họ tuyên bố mình biết chính xác ý định của Tổng thống Nga Vladimir Putin là gì. Các quan chức nổi tiếng và các nhà bình luận chính trị ngày càng đồng ý rằng tham vọng của ông ấy là vô hạn và Ukraine chỉ là mục tiêu đầu tiên của ông mà thôi. Continue reading “Không ai thực sự biết Putin sẽ làm gì tiếp theo”

Ukraine, Gaza, và sự trỗi dậy của địa chính trị bản sắc

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine, Gaza and the rise of identity geopolitics,” Financial Times, 25/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lương tâm toàn cầu chuyển động theo những cách thức bí ẩn.

Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột ở Gaza, một video TikTok của John Kirby đã được lan truyền rộng rãi. Ở phần đầu tiên, người phát ngôn Nhà Trắng tỏ ra điềm tĩnh khi mô tả thương vong của dân thường ở Gaza là một phần của thực tế chiến tranh “tàn bạo và xấu xí.” Còn trong phần thứ hai, ông lại nghẹn ngào khi mô tả nỗi kinh hoàng của mình trước cái chết của thường dân ở Ukraine.

Đối với những người chỉ trích chính quyền Biden, video đó đã tóm tắt thứ tiêu chuẩn kép của nước Mỹ. Nhưng toàn bộ cuộc tranh luận về cách đối xử với Ukraine và Gaza đã bỏ qua một quan điểm rộng hơn về lòng trắc ẩn có chọn lọc. Những bi kịch ở Ukraine, Gaza và Israel đều được chú ý nhiều hơn các cuộc chiến và thảm hoạ nhân đạo ở những nơi khác trên thế giới. Continue reading “Ukraine, Gaza, và sự trỗi dậy của địa chính trị bản sắc”

Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “NATO Should Not Accept Ukraine—for Ukraine’s Sake,” Foreign Policy, 05/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là năm lý do tại sao việc mở rộng NATO sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn cho Kyiv.

Trong lúc cục diện chiến trường xoay chuyển theo hướng bất lợi cho Ukraine, và giữa bối cảnh có những nghi ngờ về việc liệu Quốc hội Mỹ có thông qua một đợt viện trợ mới hay không, các chuyên gia có ảnh hưởng như cựu lãnh đạo NATO Anders Fogh Rasmussen và cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Ivo Daalder đang lặp lại lời kêu gọi trước đó của họ về việc đưa Ukraine vào NATO sớm hơn. Bước đi này vừa được cho là một cách để thuyết phục Nga rằng chiến dịch quân sự của họ không thể giữ Ukraine nằm ngoài liên minh, vừa là động thái cần thiết để cung cấp an ninh đầy đủ cho Ukraine khi chiến tranh cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một trong những cách chính mà Nga dùng để né tránh kiểm soát xuất khẩu của phương Tây là thông qua trung chuyển hàng hóa qua các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ. Vào tháng 11 năm ngoái, Bloomberg đưa tin rằng trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ phương Tây, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đồng ý hạn chế xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm sang Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang xem xét một động thái tương tự. Về phần mình, các quan chức Kazakhstan đã công bố lệnh cấm xuất khẩu một số mặt hàng chiến trường sang Nga vào tháng 10. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp lệnh trừng phạt, Moscow vẫn nhập khẩu các linh kiện vũ khí quan trọng từ Mỹ và châu Âu.

Vào khoảng gần trưa ngày 19/08/2023, một tên lửa hành trình của Nga đã cắt ngang qua những mái vòm củ hành mạ vàng và những dãy chung cư thấp tầng trên đường chân trời Chernihiv ở miền bắc Ukraine. Tên lửa Iskander-K đã lao thẳng vào mục tiêu: nhà hát kịch của thành phố, nơi đang tổ chức cuộc họp của các nhà sản xuất máy bay không người lái vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Hơn 140 người bị thương và 7 người thiệt mạng. Nạn nhân nhỏ nhất, Sofia Golynska, 6 tuổi, đang chơi ở công viên gần đó. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)”

Nhìn lại vị thế quốc tế của Nga và Ukraine sau hai năm chiến tranh

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Ngày 24/2/2022 Nga xua quân sang xâm chiếm lãnh thổ Ukraine. Đối với Nga thì đây chỉ là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, nhưng đối với đại đa số các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đây là một cuộc xâm lược.

Sau khi Nga xua quân sang xâm chiếm lãnh thổ của Ukraine, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ quan ngại về các báo cáo vi phạm nhân quyền và vi phạm luật nhân đạo quốc tế của Nga. Do đó, ngày 7/4/2022, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Genève đã bỏ phiếu khai trừ Nga ra khỏi Hội đồng. Để làm được điều này cần có ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ. Kết quả bỏ phiếu vào ngày 7/4/2022 cho thấy có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng, đủ để khai trừ Nga ra khỏi Hội đồng. Continue reading “Nhìn lại vị thế quốc tế của Nga và Ukraine sau hai năm chiến tranh”

K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu

Nguồn: Steven Borowiec, “K-defense: South Korea’s weapons industry goes global,” Nikkei Asia, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giữa bối cảnh leo thang căng thẳng với Triều Tiên, Seoul đang dần tìm được chỗ đứng để giải quyết tình trạng thiếu vũ khí toàn cầu.

Sau những bản nhạc K-pop sôi động và những bộ phim K-drama sướt mướt, theo Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, đã đến lúc cần một biệt danh “K-” mới cho một kỷ nguyên mới bi quan hơn, khi đất nước có thương hiệu toàn cầu này thâu tóm thêm một thị trường xuất khẩu béo bở khác: vũ khí. Continue reading “K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu”

Bản chất sống còn trong cuộc tranh luận về viện trợ cho Ukraine

Nguồn: Ross Douthat, “What the Ukraine Aid Debate Is Really About,” New York Times, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuối tuần qua, Thượng nghị sĩ J.D. Vance đại diện bang Ohio đã đến Hội nghị An ninh Munich để đảm nhiệm một vai trò không mấy dễ dàng: phát ngôn viên cho quan điểm dân túy chỉ trích việc Mỹ hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine, trước cử tọa là những nhân vật chủ chốt trong lĩnh vực chính sách đối ngoại phương Tây.

Cụm từ chính trong phát biểu của Vance là “thế giới khan hiếm,” mà ông đã sử dụng năm lần để mô tả tình hình chiến lược của Mỹ: bị quá sức do các cam kết toàn cầu nên không thể vừa hỗ trợ Ukraine, đồng thời duy trì vị thế trong khu vực Trung Đông, cũng như chuẩn bị cho một cuộc chiến ở Đông Á, và do đó buộc phải tiết kiệm tài nguyên và mong đợi các đồng minh châu Âu sẽ tự chống đỡ vũ khí và tham vọng của Nga. Continue reading “Bản chất sống còn trong cuộc tranh luận về viện trợ cho Ukraine”

Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc

Nguồn: Jakub Grygiel và A. Wess Mitchell, “5 Rules for Superpowers Facing Multiple Conflicts,” Foreign Policy, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine, Trung Đông, và Đài Loan là những vùng biên giới bất ổn, đòi hỏi Mỹ phải có một chiến lược có nguyên tắc hơn.

Năm 2017, chúng tôi đã viết một cuốn sách lập luận rằng Mỹ sẽ cùng lúc phải đối mặt với những thử thách từ Nga, Trung Quốc, và Iran. Chúng tôi cho rằng những thử thách, hay “cuộc thăm dò” này đang diễn ra ở vành đai bên ngoài của quyền lực Mỹ – còn gọi là “biên giới bất ổn” (unquiet frontier). Chúng tôi đã nói rằng các đồng minh tiền tuyến, chẳng hạn như Ba Lan, Israel, và Đài Loan, là những mục tiêu hấp dẫn đối với các đối thủ của Mỹ vì vị trí địa lý dễ bị tổn thương và khoảng cách quá xa giữa các nước này với Mỹ. Continue reading “Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc”

Nhờ đâu Ukraine đánh chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga?

Nguồn:, “How Ukraine sank the Caesar Kunikov — and is beating Russia at sea.” The Economist, 14/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi lực lượng trên bộ của Ukraine bị lợi thế pháo binh của Nga áp đảo thì lực lượng hải quân của nước này đang liên tiếp thu về những kết quả ngoạn mục trước Hạm đội Biển Đen. Hôm 14 tháng 2, chưa đầy hai tuần sau khi phá hủy tàu tên lửa Ivanovets, Ukraine tuyên bố đánh chìm thành công một tàu chiến có giá trị khác của Nga là Caesar Kunikov, một tàu đổ bộ lớp Ropucha, vào rạng sáng. Tuyên bố này đi kèm đoạn video ghi lại cảnh con tàu bị tàu không người lái Magura V5 của tình báo quân sự Ukraine tấn công liên tục. Continue reading “Nhờ đâu Ukraine đánh chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga?”

Vai trò quan trọng của tình báo nguồn mở trong Chiến tranh Ukraine

Nguồn: “Open-source intelligence is piercing the fog of war in UkraineThe Economist, 12/01/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào ngày 29 tháng 5 năm 1982, phóng viên đài BBC Robert Fox vừa chứng kiến 36 giờ giao tranh khốc liệt giữa Anh và Argentina tại Goose Green, một địa điểm xa xôi trên Quần đảo Falkland, Nam Đại Tây Dương. Đó là trận quyết định cả cuộc chiến và người Anh đã thắng. Nhưng dù rất muốn báo tin về ngay lập tức, ông Fox phải mất mười giờ mới có được điện thoại vệ tinh trên tàu chiến. Phải mất thêm tám giờ nữa để London giải mã được tin nhắn của ông, và do đó câu chuyện đã không được phát sóng cho tới 24 giờ sau. Các nhà báo truyền hình còn tệ hơn, ông Fox nói. Những khung hình của họ phải mất mười ngày mới về đến Anh. Continue reading “Vai trò quan trọng của tình báo nguồn mở trong Chiến tranh Ukraine”

Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?

Nguồn: Gideon Rachman, “Taiwan can still avoid Ukraine’s fate,” Financial Times, 15/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vẫn còn những trở ngại khổng lồ đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc vào hòn đảo.

Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Moscow vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.” Continue reading “Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?”