Tại sao Putin cần Wagner?

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, Why Putin Needs Wagner, Foreign Affairs, 12/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đang có một cuộc đấu tranh quyền lực ngầm nhằm duy trì lực lượng đánh thuê tàn bạo của Nga.

Đầu tháng 5, căng thẳng giữa Bộ Quốc phòng Nga và Wagner, tập đoàn quân sự tư nhân thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cuối cùng cũng bộc phát. Suốt nhiều tháng, những người lính Wagner đã dẫn đầu cuộc bao vây Bakhmut của Nga ở miền đông Ukraine, trả cái giá rất lớn về sinh mạng. Nhưng giờ đây, Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh hiếu chiến của Wagner, không thể chịu đựng thêm nữa. Trong một đoạn video gây sốc, ông ta đứng bên cạnh xác chết của những người lính Wagner ở Bakhmut, nói những lời tục tĩu nhắm vào Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, cũng như người đứng đầu bộ tổng tham mưu và người đứng đầu lực lượng Nga ở Ukraine. Prigozhin đe dọa sẽ rút lực lượng của mình khỏi Bakhmut nếu họ không được cung cấp thêm đạn dược ngay lập tức. Continue reading “Tại sao Putin cần Wagner?”

Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Macron’s labeling of Russia as ‘vassal state’ goes viral in China,” Nikkei Asia, 18/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đã cố gắng làm lu mờ hội nghị thượng đỉnh G-7 bằng cách cử một phái đoàn đến Ukraine.

Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, rằng Moscow trên thực tế đang trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc, đã gây xôn xao khắp Trung Quốc.

Macron cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Chủ nhật (13/05/2023), ngay trước cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Paris vào cuối ngày, rằng Nga “đã thua về mặt địa chính trị” trong cuộc chiến ở Ukraine. Continue reading “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’”

Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?

Nguồn: Dmytro Kuleba, “Why NATO Must Admit Ukraine,” Foreign Affairs, 25/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine cần NATO, và NATO cần Ukraine.

Ngày 04/04, tôi ngồi tại chiếc bàn tròn lớn bên trong trụ sở NATO ở Brussels và vỗ tay khi Phần Lan chính thức được kết nạp vào liên minh. Tôi mừng cho những người bạn Phần Lan của mình và tôi hoan nghênh sự thay đổi trong cấu trúc an ninh châu Âu. Nhưng đất nước của tôi, Ukraine, vẫn chưa là thành viên NATO, và sự thay đổi sẽ không hoàn tất cho đến khi chúng tôi trở thành thành viên. May mắn cho chúng tôi, bánh xe lịch sử đang quay, và không ai có thể ngăn cản điều đó.

Cuộc chiến của Nga với Ukraine không đơn thuần chỉ là việc Nga sát hại người Ukraine rồi cướp đất của chúng tôi. Tổng thống Vladimir Putin đang cố gắng phá hủy nền tảng của trật tự an ninh châu Âu vốn đã hình thành sau năm 1945. Đây là lý do tại sao rủi ro là rất lớn, không chỉ đối với Ukraine mà còn với toàn bộ cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương. Continue reading “Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?”

Trung Quốc có thể cứu vãn cuộc chiến của Putin ở Ukraine như thế nào?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “How China Could Save Putin’s War in Ukraine,” Foreign Affairs, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích về logic—và hậu quả—của việc Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga.

Suốt một năm qua, Trung Quốc đã tận dụng tối đa cuộc chiến chống lại Ukraine của Nga, nổi lên như một trong số ít bên được hưởng lợi từ xung đột. Họ tự xưng là một nhà kiến tạo hòa bình trong khi đạt được đòn bẩy đáng kể đối với Nga. Bắc Kinh là người hậu thuẫn rõ ràng và quan trọng nhất của Moscow trong cuộc chiến, cam kết hợp tác “không giới hạn” với Nga ngay trước khi nổ ra xâm lược vào tháng 2/2022 và giúp nền kinh tế thời chiến của Nga tiếp tục tồn tại. Sự phụ thuộc ngày càng tăng của Moscow vào Trung Quốc đã mang lại lợi nhuận và hữu ích cho Bắc Kinh – và sự phụ thuộc kinh tế này có thể sẽ tiếp tục và ngày càng sâu sắc hơn. Cam kết của Trung Quốc về “sự đa cực” trong địa chính trị đã khuyến khích nhiều quốc gia phương Nam tránh xa chiến tranh, không sẵn lòng tập hợp lại vì chính nghĩa của Ukraine. Sau khi khoa trương về thành tích giúp hòa giải Iran và Ả Rập Saudi, Trung Quốc hiện đang thúc đẩy “kế hoạch hòa bình” cho Ukraine, một đề xuất hoàn toàn phi thực tế, hầu như chỉ phục vụ cho lợi ích của Nga. (Đáng chú ý, kế hoạch này không bao gồm yêu cầu rút quân đội Nga khỏi Ukraine.) Bất kể sai sót của kế hoạch này là gì, nó vẫn cho phép nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện mình là một nhà trung gian ngoại giao và mang lại cho Trung Quốc một vai trò trong giai đoạn tái thiết Ukraine. Continue reading “Trung Quốc có thể cứu vãn cuộc chiến của Putin ở Ukraine như thế nào?”

Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For wolf-warrior envoy in France, it’s mission accomplished,” Nikkei Asia, 27/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại sứ Lô Sa Dã đã gửi tín hiệu đồng ý với Putin qua bình luận về chủ quyền của Liên Xô cũ.

Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi trên trường quốc tế khi phát biểu rằng châu Âu nên tránh bị kéo vào cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Chỉ hai tuần sau đó, Lô Sa Dã (Lu Shaye), Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, đã gây ra một vụ náo động khác ở châu Âu khi ông đặt câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Continue reading “Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?”

Mặt trận thứ hai của Putin: Kiểm soát người dân Nga

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Putin’s Second Front,” Foreign Affairs, 07/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành cuộc chiến giành lấy tinh thần của người Nga.

Trong hơn hai thập niên qua, những người dân thường ở nước Nga của Vladimir Putin chí ít cũng có thể tin tưởng vào một quyền cơ bản: quyền được thụ động. Chừng nào họ còn sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ trước nạn tham nhũng của tầng lớp chóp bu và sự cai trị không hồi kết của chế độ Putin, thì họ không bắt buộc phải thể hiện rằng mình tích cực ủng hộ chính phủ. Họ không quan tâm nước Nga đang làm gì trên thế giới. Chỉ cần họ không can thiệp vào công việc của giới thượng lưu, họ được tự do sống cuộc sống của mình. Continue reading “Mặt trận thứ hai của Putin: Kiểm soát người dân Nga”

Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?

Nguồn: Andrew Moore, “How AI Could Revolutionize Diplomacy,” Foreign Policy, 21/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ ChatGPT đến điện toán lượng tử, các công nghệ mới nổi sẽ cung cấp các công cụ mới để kiến tạo hòa bình.

Đã hơn một năm kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine, có rất ít dấu hiệu cho thấy xung đột sẽ sớm kết thúc. Thành công của Ukraine trên chiến trường đã được hỗ trợ bởi việc sử dụng sáng tạo các công nghệ mới, từ máy bay không người lái đến các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mã nguồn mở. Nhưng sau cùng thì, cuộc chiến ở Ukraine – giống như bất kỳ cuộc chiến nào khác – sẽ kết thúc bằng đàm phán. Và dù cuộc xung đột đã thúc đẩy những cách tiếp cận mới đối với chiến tranh, thì các phương pháp ngoại giao vẫn đang bị mắc kẹt ở thế kỷ 19. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?”

Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao

Nguồn: William Figueroa, “China in Russia, Japan in Ukraine: Asian Powers Enter International Diplomacy, The Diplomat, 22/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để hiểu được ý nghĩa của các chuyến thăm vừa qua, chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng bối cảnh rộng hơn của những nỗ lực ngoại giao quốc tế gần đây của Trung Quốc và Nhật Bản.

Hai tuần vừa qua quả là một quãng thời gian vô cùng bất ngờ đối với những ai theo dõi hoạt động ngoại giao ở Đông Á. Ngay sau tuyên bố bất ngờ của Trung Quốc, về một thỏa thuận hòa bình do Bắc Kinh làm trung gian giữa Iran và Ả Rập Saudi, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp cao tới Moscow vào ngày 20/03, để theo đuổi những gì có thể là một thành tựu ngoại giao mới: một lệnh ngừng bắn và một lộ trình cho hòa bình ở Ukraine. Continue reading “Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao”

“Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan

Nguồn: Craig Singleton, “China’s Ukraine Peace Plan Is Actually About Taiwan,” Foreign Policy, 06/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đề xuất của Bắc Kinh đã đặt ra các điều kiện để nước này giành chiến thắng trong một cuộc chiến ở Đông Á.

Sau 12 tháng dài đằng đẵng, Trung Quốc dường như không còn khả năng ảnh hưởng đến kết quả cuộc chiến của Nga ở Ukraine so với lúc xung đột mới bắt đầu. Giờ đây, khi chỉ còn là một người quan sát, vai trò chính của Bắc Kinh là cung cấp cho Moscow một huyết mạch tài chính bằng cách tăng cường mua dầu thô và than đá với giá chiết khấu, đồng thời cũng gặp được vận may bất ngờ từ lượng xuất khẩu tăng mạnh sang Nga. Tuy nhiên, những biện pháp này và các biện pháp nửa vời khác của Trung Quốc có lẽ chỉ nhằm mục đích đảm bảo Nga sẽ có những gì nước này cần để duy trì nền kinh tế thời chiến của mình – chứ không phải thực sự giành chiến thắng trong cuộc chiến. Continue reading ““Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan”

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)

Nguồn: Hal Brands, “Ukraine and the Contingency of Global Order,” Foreign Affairs, 14/2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Có thể và có lẽ

Hãy xem xét những ngày đầu đầy hỗn loạn của cuộc chiến, khi Ukraine lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng. Quân đội của nước này được trang bị kém và phải chịu áp đảo về quân số trên các mặt trận quan trọng, thậm chí lên đến tỷ lệ 12:1 ở các vùng xung quanh Kyiv. Lực lượng Nga khi đó đã càn quét miền nam Ukraine, chiếm Kherson và thiết lập một hành lang đường bộ nối với Crimea. Ở phía bắc và phía đông, các thành phố lớn – gồm cả Kyiv và Kharkiv – đã bị bao vây. Những kẻ phá hoại và sát thủ người Nga nhanh chóng xuất hiện ở Kyiv, tìm cách giết Zelensky và tiêu diệt chính phủ Ukraine. Continue reading “Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)”

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P1)

Nguồn: Hal Brands, “Ukraine and the Contingency of Global Order,” Foreign Affairs, 14/2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine diễn ra theo một cách khác – hoặc chuyển hướng đột ngột?

Người ta nói rằng vòng cung đạo đức của vũ trụ rất dài, nhưng nó luôn hướng về phía công lý. Đây là một cách hay để phân tích năm đầu tiên của cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Đúng là người Ukraine khó mà thấy được công lý trong một cuộc xung đột đã tàn phá lãnh thổ, nền kinh tế, và con người của đất nước họ. Nhưng chí ít, cuộc chiến cũng đã hủy hoại quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin và làm tiêu tan khát vọng đế quốc của ông. Cuộc chiến đã chứng kiến Ukraine vượt xa gần như tất cả những kỳ vọng ban đầu. Nó đã thống nhất và tiếp thêm sinh lực cho phương Tây. Dường như, người tốt đang chiến thắng, còn kẻ xấu đang phải nhận sự trừng phạt mà vũ trụ dành cho những ai chọn đứng về lề trái của lịch sử. Continue reading “Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P1)”

Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Vì chiến tranh bắt đầu từ trong đầu óc con người, nên việc bảo vệ hòa bình phải được kiến tạo từ trong đầu óc con người” – Hiến chương UNESCO.

Người ta nói chiến tranh là sự nối tiếp của chính trị. Mọi cuộc chiến tranh đều phải kết thúc, dù sớm hay muộn. Nhưng một khi đã nổ ra thì chiến tranh như một con quái vật hung dữ, rất khó kiểm soát. Chiến tranh Ukraine mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” tuy đã diễn ra hơn một năm, gây tổn thất nặng nề cho cả Ukraine và Nga, nhưng đa số các chuyên gia cho rằng chiến tranh Ukraine “còn lâu mới kết thúc”. Continue reading “Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc”

Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?

Nguồn: Gideon Rachman, “The real meaning of Xi’s visit to Putin,” Financial Times, 20/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những cuộc thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine sẽ làm che khuất mối quan hệ đang được thắt chặt giữa Trung Quốc và Nga.

“Tình hình quốc tế hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Ngày nay, trên thế giới có hai luồng gió, gió đông và gió tây… Tôi tin rằng, gió đông đang thổi bạt gió tây.”

Những bình luận như vậy giống như một lời tiên đoán về phát biểu mà Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Moscow tuần này. Nhưng thực ra, chúng được lấy từ bài phát biểu của một nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, Mao Trạch Đông – khi ông đến thăm Moscow năm 1957. Continue reading “Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?”

Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?

Nguồn:Chinese arms could revive Russia’s failing war”, The Economist, 02/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Nhưng đồng thời các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cẩn thận trong từng bước đi của mình

Trong nhiều thập niên qua, Nga đã cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. Trung bình, từ năm 2001 đến 2010, mỗi năm Nga bán cho Trung Quốc 2 tỷ đô la vũ khí, cùng với một hợp đồng lớn trị giá 7 tỷ đô la vào năm 2015. Nhưng bây giờ gió đã đổi chiều khi Nga đã mất hơn 9.400 thiết bị, trong đó có hơn 1.500 xe tăng, trong cuộc xâm lược bất thành vào Ukraine. Họ thiếu vũ khí đạn dược một cách trầm trọng. Mỹ tuyên bố có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang xem xét liệu có nên cung cấp vũ khí cho Nga hay không. Việc này có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn nữa trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu. Continue reading “Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?”

Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine

Nguồn: Azeem Ibrahim, “Russia’s Theft of Children in Ukraine Is Genocide,” Foreign Policy, 01/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đang cố gắng tiêu diệt cả một dân tộc.

Mọi chuyện đang dần trở nên sáng tỏ rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến diệt chủng. Gắn kết với ý định diệt chủng, kiên định với nỗ lực diệt chủng, cuộc chiến này là một cuộc tấn công không chỉ nhắm vào người Ukraine và đất nước Ukraine, mà còn vào chính ý niệm Ukraine.

Cuộc chiến có liên quan đến việc sát hại hàng loạt và hãm hiếp hàng loạt thường dân Ukraine. Ngoài ra, người Nga còn đánh cắp hàng loạt trẻ em Ukraine – một hành động cưỡng bức di dân phù hợp với định nghĩa về tội ác diệt chủng theo Công ước Diệt chủng năm 1948. Continue reading “Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine”

“Kế hoạch Ukraine” của Trung Quốc hoàn toàn rỗng tuếch

Nguồn: Giacomo Bruni và Ilaria Carrozza, “China’s Plan for Ukraine Is No Plan at All,” The Diplomat, 01/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên bố lập trường của Trung Quốc sẽ không đóng góp gì cho hòa bình ở Ukraine, nhưng nó cung cấp những hiểu biết hữu ích về quan điểm của Bắc Kinh đối với vai trò toàn cầu của họ.

Ngày 24/02/2023, một năm sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Trung Quốc đã công bố tài liệu “Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.” Theo phong cách thường thấy của Bắc Kinh, tài liệu giải thích lập trường chính thức của nước này thành 12 điểm. Những điểm này lặp lại quan điểm trước đây của Trung Quốc đối với cuộc xung đột, và vì thế, nó không đưa ra bất cứ điều gì mới về luận điệu và “sự trung lập” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, nó vẫn mang lại một số hiểu biết hữu ích về nhận thức của chính Trung Quốc về vai trò của nước này trên trường quốc tế, cũng như vị trí của nước này đối với các động lực quyền lực toàn cầu. Continue reading ““Kế hoạch Ukraine” của Trung Quốc hoàn toàn rỗng tuếch”

Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What Putin Got Right,” Foreign Policy, 15/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù Tổng thống Nga đã phạm phải sai lầm khi xâm lược Ukraine, nhưng ông không hẳn đã sai về mọi thứ.

Khi quyết định xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sai về rất nhiều điều. Ông đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội Nga, nhưng lại đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Ukraine và khả năng của quân đội nước này trong việc bảo vệ đất nước của họ. Ông có lẽ cũng đã sai về tinh thần đoàn kết của phương Tây, về tốc độ mà NATO và các nước khác sẽ viện trợ cho Ukraine, cũng như sự sẵn lòng của các nước đang nhập khẩu năng lượng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, theo đó từ bỏ nguồn năng lượng nhập khẩu của họ. Ông có thể cũng đã đánh giá quá cao sự sẵn sàng hỗ trợ của Trung Quốc: Bắc Kinh đang mua rất nhiều dầu và khí đốt từ Nga, nhưng lại không cung cấp cho Moscow sự ủng hộ về mặt ngoại giao hay các viện trợ quân sự có giá trị. Đặt tất cả những sai lầm này lại với nhau, và chúng ta thu được kết quả là một quyết định gây hậu quả tiêu cực sâu sắc lên nước Nga, sẽ còn kéo dài rất lâu sau khi Putin rời chính trường. Nếu ông chọn một con đường khác, có lẽ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga đã không suy giảm nhiều như trong cuộc chiến này, bất kể nó kết thúc ra sao. Continue reading “Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?”

Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ponders ramifications of supporting Russia,” Nikkei Asia, 23/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể coi Trung Quốc là nước tài trợ khủng bố?

Sau vụ Mỹ bắn rơi khí cầu do thám Trung Quốc vốn đã bay qua khắp nước này, căng thẳng ngoại giao đã nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, về khả năng Trung Quốc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong lúc căng thẳng gia tăng, yếu tố có thể làm thay đổi cuộc chơi sẽ là việc chính quyền Biden chọn áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – những hình phạt tương đương với việc coi Trung Quốc là nhà tài trợ khủng bố. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga”

Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?

Nguồn: “Why does Ukraine want Western jets—and will it get them?”, The Economist, 1/2/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Không quân Nga vẫn chưa chiếm thế thượng phong. Điều đó có thể sớm thay đổi

Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây chuyển giao máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kể từ khi Nga xâm lược nước này vào tháng 2 năm 2022. Nhưng sau ngày 25/01/2023, khi thủ tướng Đức Olaf Scholz rốt cuộc đã đồng ý xuất khẩu xe tăng Leopard 2 sang Ukraine (được thúc đẩy bởi việc Mỹ viện trợ xe tăng M1 Abrams),  thì nhu cầu đối với máy bay chiến đấu của nước này đã trở nên cấp bách hơn. Ukraine muốn các tiêm kích F-16 hoặc F-15 của Mỹ mà NATO đang sở hữu số lượng lớn và bị loại biên dần khi được trang bị thêm nhiều tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Vào ngày 30 tháng 1, Tổng thống Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ không viện trợ  F-16. Vậy Ukraine có thể nhận được chúng không? Continue reading “Liệu Ukraine có được nhận tiêm kích của phương Tây?”

Tổng thống Zelensky: Sẽ có chiến tranh thế giới nếu Trung Quốc liên minh với Nga

Nguồn: Falls sich China mit Russland verbünden sollte, gibt es einen Weltkrieg“, WELT, 20/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Gần một năm sau khi nổ ra chiến tranh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky giải thích lý do tại sao nếu để mất Bakhmut vào tay quân Nga sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, và cách ông đánh giá rủi ro về sự hỗ trợ quân sự của Bắc Kinh giành cho Moscow.

Hỏi: Người Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn, ồ ạt. Ông sẽ đối phó như thế nào? Continue reading “Tổng thống Zelensky: Sẽ có chiến tranh thế giới nếu Trung Quốc liên minh với Nga”