29/10/1942: Người Anh chống lại sự bức hại người Do Thái

Print Friendly, PDF & Email

Nguồn: The British protest against the persecution of Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các tu sĩ và các nhân vật chính trị của Anh đã tổ chức một cuộc mít-ting công khai để thể hiện sự phẫn nộ của họ đối với cuộc bức hại người Do Thái của Đức Quốc xã.

Trong một thông điệp gửi tới cuộc họp, Thủ tướng Winston Churchill đã tóm tắt những tình cảm của tất cả mọi người hiện nay: “Những tội ác có hệ thống mà người Do Thái – nam giới, phụ nữ và trẻ em – đã phải chịu đựng dưới chế độ Đức Quốc xã là một trong những sự kiện kinh hoàng nhất của lịch sử, và để lại một vết nhơ không thể tẩy xóa được lên tất cả những kẻ gây ra và kích động chúng. Hãy giải phóng những người đàn ông và phụ nữ này.” Churchill tiếp tục, “phải tố cáo những tội ác này, và khi cuộc đấu tranh của thế giới này kết thúc với chiến thắng của nhân quyền, bức hại chủng tộc sẽ kết thúc.”

Ngay ngày hôm sau, làn sóng biểu tình chống lại sự tàn ác đã xuất hiện mạnh mẽ ở nhiều nơi khác khắp Châu Âu. Khi các sĩ quan của Cảnh sát Mật Gestapo ở Brussels đưa hơn 100 trẻ em Do Thái khỏi nhà trẻ để trục xuất chúng, các nhân viên nhà trẻ đã từ chối không rời bỏ những đứa trẻ của họ. Sau đó, toàn bộ nhân viên và trẻ em đều bị đưa đến một trại trục xuất được thành lập ở Malines. Rất nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra nhằm chống lại Đức, những kẻ đã nắm quyền điều hành đất nước trong hơn hai năm, trong đó có một bản kiến nghị của Tổng thư ký của Bộ Tư pháp Bỉ. Các em bé và nhân viên đã được trở về nhà.

[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”420″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]