11/07/1905: Các thành viên Phong trào Niagara lần đầu gặp nhau

Nguồn: Members of the Niagara Movement meet for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, các thành viên của Phong trào Niagara (Niagara Movement) đã lần đầu tiên nhóm họp ở thác Niagara, phần thuộc lãnh thổ Canada. Nhóm học giả, luật sư và doanh nhân người Mỹ gốc Phi này đã gặp gỡ và thảo luận suốt ba ngày để lập ra cái mà sau này sẽ trở thành một tổ chức quyền lực của người da đen thời hậu chế độ nô lệ. Dù chỉ kéo dài vỏn vẹn 5 năm, Phong trào Niagara đã trở thành tiền thân có ảnh hưởng lớn lên phong trào dân quyền giữa thế kỷ 20.

Học giả tích cực hoạt động xã hội W.E.B. Du Bois là thành viên sáng lập của Phong trào Niagara. 29 người đàn ông đã tham dự cuộc họp đầu tiên của phong trào, thảo luận về việc thành lập một tổ chức chống lại sự phân biệt chủng tộc và thúc đẩy việc hòa nhập mạnh mẽ của người Mỹ gốc Phi vào xã hội Mỹ. Continue reading “11/07/1905: Các thành viên Phong trào Niagara lần đầu gặp nhau”

27/05/1905: Trận Eo biển Tsushima

Nguồn: The Battle of Tsushima Strait, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga-Nhật, Hạm đội Baltic của Nga đã gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong trận Eo biển Tsushima (Eo biển Đối Mã). Trận đánh mang tính quyết định này, với chỉ 10 trong số 45 tàu chiến Nga trốn thoát đến nơi an toàn, đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Nga rằng việc tiếp tục chống lại mưu đồ ở Đông Á của Đế quốc Nhật Bản là vô vọng.

Ngày 08/02/1904, sau khi bị Nga bác bỏ kế hoạch nhằm phân chia Mãn Châu và Triều Tiên thành các vùng ảnh hưởng, người Nhật đã phát động một cuộc tấn công hải quân bất ngờ nhắm vào Cảng Arthur, một căn cứ hải quân của Nga ở Trung Quốc. Đây là trận đánh lớn đầu tiên của thế kỷ 20, và hạm đội Nga đã bị phá hủy nặng nề. Sau khi chiến tranh nổ ra, Nhật đã giành được một loạt chiến thắng quyết định trước Nga, những người đánh giá thấp tiềm lực quân sự của đối thủ ‘không phải phương Tây’ này. Continue reading “27/05/1905: Trận Eo biển Tsushima”

31/03/1905: Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất

Nguồn: The First Moroccan Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, Hoàng đế Wilhelm của Đức đã đến Tangiers để tuyên bố ủng hộ vương quốc Morocco, kích động sự giận dữ của Pháp và Anh trong sự kiện gọi là Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất, một điềm báo rằng cuộc xung đột lớn hơn giữa các quốc gia châu Âu đang đến gần – đó chính là Thế chiến I.

Hoàng đế Đức không có bất kỳ mối quan tâm thực sự nào đối với Morocco; chính phủ Đức cũng không. Mục đích cốt yếu của việc ông xuất hiện là để phá vỡ Liên minh Anh-Pháp, được thành lập vào tháng 04/1904. Entente Cordiale (Hiệp ước Thân mật), tên gọi sau này của liên minh, ban đầu không nhằm mục đích liên minh chống lại Đức, mà nhằm dàn xếp các cuộc cạnh tranh đế quốc lâu dài giữa Anh và Pháp ở Bắc Phi. Continue reading “31/03/1905: Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất”

22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga

Nguồn: Bloody Sunday Massacre in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong tình cảnh bại trận trước Nhật Bản ở Viễn Đông, nước Nga Sa hoàng bị tàn phá khi bất mãn nội bộ cuối cùng cũng bùng phát thành bạo lực ở St. Petersburg trong sự kiện gọi là Thảm sát Chủ nhật Đẫm máu (Bloody Sunday Massacre).

Dưới thời Sa hoàng Nicholas II của nhà Romanov lên ngôi năm 1894, nước Nga đã trở nên tham nhũng và áp bức hơn bao giờ hết. Lo sợ rằng ông sẽ không có người nối dõi – bởi vì con trai duy nhất của ông, Alexis, mắc chứng bệnh máu không đông – Nicholas dần bị thao túng bởi những kẻ kỳ dị như Grigory Rasputin, người được gọi là pháp sư điên. Tham vọng đế quốc của Nga ở Mãn Châu vào đầu thế kỷ đã dẫn đến Chiến tranh Nga-Nhật kể từ tháng 2/1904. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo cách mạng, đáng chú ý nhất là Vladimir Lenin, người đã bị lưu đày, đang tập hợp lực lượng xã hội chủ nghĩa nổi dậy nhằm lật đổ Sa hoàng. Continue reading “22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga”

19/05/1943: Churchill và Roosevelt định ngày D-Day

Nguồn: Churchill and FDR plot D-Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã lựa chọn một ngày để đổ bộ qua Eo biển Manche – vốn sau này sẽ được gọi là D-Day – ngày 01/05/1944. Tuy nhiên, kế hoạch này đã gặp khó khăn vì bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Continue reading “19/05/1943: Churchill và Roosevelt định ngày D-Day”

19/05/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha ra khơi

Nguồn: Spanish Armada sets sail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1588, hạm đội khổng lồ của Tây Ban Nha, được mệnh danh là “Hạm đội Bất khả chiến bại” (Invincible Armada), đã khởi hành từ Lisbon để thực hiện sứ mệnh giành quyền kiểm soát Eo biển Manche và đưa đội quân xâm lược của Tây Ban Nha từ Hà Lan tới Anh.

Cuối những năm 1580, vì Nữ hoàng Elizabeth đã hậu thuẫn cho phe nổi dậy Hà Lan ở tỉnh Hà Lan thuộc Tây Ban Nha (Spanish Netherlands) nên vua Philip II của Tây Ban Nha đã lên kế hoạch xâm lược nước Anh. Một hạm đội xâm lược khổng lồ của Tây Ban Nha đã được hoàn tất vào năm 1587, nhưng cuộc đột kích táo bạo của Sir Francis Drake vào cảng Cadiz đã trì hoãn chuyến ra khơi của Armada mãi cho đến tháng 05/1588. Continue reading “19/05/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha ra khơi”