31/03/1905: Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất

Nguồn: The First Moroccan Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, Hoàng đế Wilhelm của Đức đã đến Tangiers để tuyên bố ủng hộ vương quốc Morocco, kích động sự giận dữ của Pháp và Anh trong sự kiện gọi là Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất, một điềm báo rằng cuộc xung đột lớn hơn giữa các quốc gia châu Âu đang đến gần – đó chính là Thế chiến I.

Hoàng đế Đức không có bất kỳ mối quan tâm thực sự nào đối với Morocco; chính phủ Đức cũng không. Mục đích cốt yếu của việc ông xuất hiện là để phá vỡ Liên minh Anh-Pháp, được thành lập vào tháng 04/1904. Entente Cordiale (Hiệp ước Thân mật), tên gọi sau này của liên minh, ban đầu không nhằm mục đích liên minh chống lại Đức, mà nhằm dàn xếp các cuộc cạnh tranh đế quốc lâu dài giữa Anh và Pháp ở Bắc Phi. Continue reading “31/03/1905: Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất”

31/03/1889: Tháp Eiffel chính thức khai trương

Nguồn: Eiffel Tower opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1889, Tháp Eiffel đã chính thức khai trương tại Paris trong một buổi lễ do Gustave Eiffel, kiến trúc sư thiết kế tháp, chủ trì, với sự tham dự của Thủ tướng Pháp Pierre Tirard, cùng một số nhân vật nổi tiếng khác và 200 công nhân xây dựng.

Năm 1889, kỷ niệm 100 năm diễn ra Cách mạng Pháp, chính phủ Pháp đã lên kế hoạch cho một cuộc triển lãm quốc tế và tuyên bố tổ chức cuộc thi thiết kế một tượng đài sẽ được xây dựng tại vườn Champ-de-Mars ở trung tâm Paris. Trong số hơn 100 mẫu thiết kế được gửi đến, Ủy ban tổ chức lễ kỷ niệm Trăm năm (Centennial Committee) đã chọn Eiffel – một tòa tháp làm bằng sắt rèn với độ cao gần 1,000 feet (305m) và là cấu trúc nhân tạo cao nhất thế giới. Gustave Eiffel, một người xây cầu nổi tiếng, là một bậc thầy về kết cấu kim loại và chính là chủ nhân thiết kế khung của Tượng Nữ thần Tự đã được dựng lên ở Cảng New York. Continue reading “31/03/1889: Tháp Eiffel chính thức khai trương”

31/03/1492: Người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha

Nguồn: Jews to be expelled from Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1492, tại Tây Ban Nha, nhà cầm quyền Công giáo đã ban hành một sắc lệnh hoàng gia trong đó tuyên bố rằng tất cả những người Do Thái từ chối cải đạo sang Công giáo sẽ bị trục xuất khỏi đất nước.

Hầu hết người Tây Ban Nha gốc Do Thái đã chọn con đường lưu vong thay vì từ bỏ tôn giáo và văn hoá của họ, và nền kinh tế Tây Ban Nha đã phải chịu tổn thất nặng nề khi mất đi một phần quan trọng trong lực lượng lao động của mình. Continue reading “31/03/1492: Người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha”

31/03/1991: Khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại

Nguồn: Warsaw Pact ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau 36 năm tồn tại, khối Hiệp ước Warsaw (Vác-sa-va) – liên minh quân sự giữa Liên Xô và các “quốc gia vệ tinh” thuộc Đông Âu  – đã chính thức kết thúc. Hiệp ước Warsaw sụp đổ là dấu hiệu cho thấy Liên Xô đã mất khả năng kiểm soát các đồng minh cũ và Chiến tranh Lạnh đang dần đi đến hồi kết.

Khối Hiệp ước Warsaw được thành lập vào năm 1955, chủ yếu là để phản ứng trước việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Mỹ và các đồng minh Tây Âu, gồm cả nước Tây Đức mới tái vũ trang. Năm 1949, NATO đã được thành lập như một liên minh phòng thủ quân sự giữa Mỹ, Canada, và một số nước châu Âu để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô sang Tây Âu. Năm 1954, các thành viên NATO đã bỏ phiếu chấp nhận sự gia nhập của Tây Đức. Phía Liên Xô đã đáp trả bằng việc thành lập Hiệp ước Warsaw, với các thành viên ban đầu gồm Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria, Tiệp Khắc, và Albania. Continue reading “31/03/1991: Khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại”