16/07/1918: Gia đình Romanov bị hành quyết

Nguồn: Romanov family executed, ending a 300-year imperial dynasty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại Yekaterinburg, Nga, Sa hoàng Nicholas II và gia đình đã bị những người Bolshevik hành quyết, kết thúc triều đại Romanov kéo dài ba thế kỷ.

Đăng quang vào năm 1896, Nicholas không được đào tạo trở thành người cai trị và cũng không mong muốn lên ngôi. Điều đó chẳng giúp ích gì cho chế độ chuyên chế mà ông tìm cách duy trì giữa một dân tộc đang khao khát thay đổi. Kết quả thảm khốc của Chiến tranh Nga-Nhật đã mở đường cho Cách mạng Nga năm 1905, cuộc cách mạng chỉ kết thúc sau khi Nicholas phê chuẩn thành lập một nghị viện mang tính đại diện – tức Duma – và hứa sẽ cải cách hiến pháp. Continue reading “16/07/1918: Gia đình Romanov bị hành quyết”

04/09/1918: Hoa Kỳ can thiệp vào nội chiến Nga

Nguồn: American troops land at Archangel, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1918, quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ vào Archangel, thuộc miền bắc nước Nga. Cuộc đổ bộ là một phần trong chiến dịch can thiệp của quân Đồng minh vào cuộc nội chiến bùng lên ở nước Nga sau khi diễn ra cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 dẫn đến sự thoái vị của Sa hoàng Nicholas II và thành lập chính phủ lâm thời; việc Vladimir Lenin và Đảng Bolshevik xã hội chủ nghĩa cấp tiến của ông lên nắm quyền; và cuối cùng, việc Nga rút khỏi lực lượng Đồng minh trong Thế chiến I.

Đến mùa xuân năm 1918, sau khi Hiệp ước Brest-Litovsk chấm dứt nỗ lực chiến tranh của Nga chống lại phe Liên minh Trung tâm (Central Powers),  nước này đã bị cuốn vào một cuộc xung đột nội bộ dữ dội. Những người ủng hộ nhóm Bolsheviks – được gọi là Hồng quân – đối đầu với Bạch vệ, lực lượng chống Bolshevik trung thành với chính phủ lâm thời, trong một cuộc đấu tranh quyền lực nhằm xác định tiến trình tương lai của nhà nước Nga. Continue reading “04/09/1918: Hoa Kỳ can thiệp vào nội chiến Nga”

09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov

Nguồn: Romanov remains identified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, các nhà khoa học pháp y Anh tuyên bố rằng họ đã xác định được danh tính hài cốt của Sa hoàng cuối cùng, Nicholas II, cùng với vợ ông, Alexandra, và ba cô con gái của họ. Nhóm nhà khoa học này đã sử dụng dấu vết DNA ty thể (mitochondria DNA, mtDNA) để định danh các bộ hài cốt được khai quật từ một ngôi mộ tập thể gần Yekaterinburg vào năm 1991.

Đêm 16/07/1918, ba thế kỷ cầm quyền của triều đại Romanov đã chấm dứt khi quân Bolshevik xử tử Nicholas và gia đình ông. Chi tiết về vụ hành quyết cũng như địa điểm nơi an nghỉ cuối cùng của họ là điều tối mật ở Liên Xô suốt sáu thập niên. Vì không có bằng chứng vật lý cụ thể, sau Cách mạng Bolshevik, tin đồn sớm lan nhanh khắp châu Âu rằng một đứa trẻ nhà Romanov, có lẽ là cô con gái út, Anastasia, đã sống sót sau cuộc tàn sát. Trong những năm 1920, đã có một vài người tuyên bố mình chính là Nữ tước Anastasia. Câu chuyện thuyết phục nhất là của Anna Anderson, người đã đến Berlin năm 1922, tự xưng là Anastasia. Năm 1968, Anderson di cư đến thành phố Charlottesville, Virginia, nơi bà qua đời năm 1984. Continue reading “09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov”

11/02/1918: Tướng Nga Kaledin tự sát

Nguồn: Russia’s General Kaledin commits suicide, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, Tướng Nga Alexei Maximovitch Kaledin, một chỉ huy của lực lượng Nga trong Thế chiến I và là đối thủ kiên định của những người Bolshevik, đã tự sát.

Kaledin, sinh năm 1861, là con trai của một sĩ quan người Cossack vùng sông Don (Don Cossack). Người Cossack, một nhóm nông dân-quân nhân bao gồm phần lớn những người gốc Nga và Ukraine sống chủ yếu trên các thảo nguyên kéo dài từ phía bắc Biển Đen và dãy Caucasus đến dãy Altai ở Siberia phía đông, đã thành lập nước cộng hòa Don Cossack gần như độc lập dọc theo Sông Don vào năm 1635. Vào giữa thế kỷ 19, nó được chính quyền Nga hoàng tiếp quản, chính quyền này đã ban cho người Cossack các đặc quyền để đổi lấy sự phục vụ của họ trong quân đội. Trong những năm sau đó, Nga đã sử dụng các đội quân Cossack nhằm tuần tra biên giới và dập tắt tình trạng bất ổn nội bộ, bao gồm cả việc đàn áp cuộc Cách mạng năm 1905. Continue reading “11/02/1918: Tướng Nga Kaledin tự sát”

30/08/1918: Vladimir Lenin bị ám sát hụt

Nguồn: Vladimir Lenin shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sau bài phát biểu tại một nhà máy ở Moskva, lãnh đạo Liên Xô Vladimir Lenin đã bị bắn hai lần bởi Fanya Kaplan, một thành viên của đảng Cách mạng Xã hội. Dù bị thương nặng, Lenin vẫn sống sót sau vụ tấn công. Vụ ám sát hụt đã khơi mào một làn sóng trả thù của phe Bolshevik chống lại các đảng viên Cách mạng Xã hội cũng như các đối thủ chính trị khác. Hàng ngàn người đã bị xử tử khi nước Nga chìm sâu trong nội chiến.

Sinh năm 1870 với tên gọi Vladimir Ilich Ulyanov, Lenin đã được dẫn dắt tới cuộc cách mạng sau khi anh trai ông bị hành quyết năm 1887 vì âm mưu ám sát Sa hoàng Alexander III. Ông học luật và bắt đầu hành nghề tại Petrograd (nay là St. Petersburg), nơi ông kết giao với các nhóm Marxist cách mạng. Năm 1895, ông giúp tổ chức các nhóm Marxist ở thủ đô thành “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, một nỗ lực nhằm thu hút giai cấp công nhân đi theo sự nghiệp Marxist. Vào tháng 12 năm 1895, Lenin và các lãnh đạo khác của Liên hiệp bị bắt. Lenin bị bỏ tù trong một năm và sau đó bị lưu đày ở Siberia với thời hạn ba năm. Continue reading “30/08/1918: Vladimir Lenin bị ám sát hụt”

Chính quyền Bolshevik và bộ máy chính quyền cũ

Nguồn: Anne O’Donnell, “The Bolsheviks Versus the Deep State”, The New York Times, 27/03/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Văn phòng trống trơn. Hành lang vắng lặng. Khắp thành phố thủ đô là sự yên ắng của những công việc không được thực hiện, những bản ghi nhớ không được đánh máy, những công văn không bị đốc thúc, những tủ hồ sơ vẫn luôn đóng kín. Bộ máy nhà nước không được sử dụng. Và đó không phải là Washington ngày nay; mà là Petrograd, Nga, từ 100 năm trước, nơi mà sau khi lực lượng Bolshevik lên nắm quyền vào cuối tháng 10, các quan chức trong chính quyền cũ – hàng chục ngàn người – đã khóa trái ngăn tủ bàn làm việc của họ và đem giấu chìa khóa. Họ tuyên bố đình công, phản đối những gì họ coi là hành vi vi phạm gây sốc và bất hợp pháp của phe Bolshevik đối với lòng tin của công chúng. Continue reading “Chính quyền Bolshevik và bộ máy chính quyền cũ”

16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng

Nguồn: Lenin returns, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, Vladimir Lenin, lãnh đạo đảng Bolshevik cách mạng, đã quay trở lại Petrograd sau một thập niên lưu vong để đảm nhận vai trò dẫn dắt Cách mạng Nga. Một tháng trước đó, Sa hoàng Nicholas II đã bị buộc phải thoái vị khi các binh lính Nga tham gia cuộc nổi dậy của công nhân tại Petrograd, thủ đô của Nga lúc đó.

Sinh ra vào năm 1870 với tên gọi Vladimir Ilich Ulyanov, Lenin đã được dẫn dắt tới cuộc cách mạng sau khi anh trai ông bị hành quyết năm 1887 vì âm mưu ám sát Sa hoàng Alexander III. Ông học luật và bắt đầu hành nghề tại Petrograd (nay là St. Petersburg), nơi ông kết giao với các nhóm Marxist cách mạng. Năm 1895, ông giúp tổ chức các nhóm Marxist ở thủ đô thành “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, một nỗ lực nhằm thu hút giai cấp công nhân đi theo sự nghiệp Marxist. Vào tháng 12 năm 1895, Lenin và các lãnh đạo khác của Liên hiệp bị bắt. Lenin bị bỏ tù trong một năm và sau đó bị lưu đày ở Siberia với thời hạn ba năm. Continue reading “16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng”

07/01/1915: Bolshevik tiếp cận Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Bolshevik envoy approaches German ambassador in Turkey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, khi các nhóm Bolshevik đang cố gắng kích động cách mạng trong tầng lớp nông dân , Alexander Helphand, một doanh nhân giàu có theo phe Bolshevik và đang làm điệp viên cho Đức, đã tiếp cận đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ ở Constantinople để cho ông biết những lợi ích gần gũi giữa Đức và Bolshevik.

Helphand khẳng định lợi ích của chính phủ Đức giống hệt với lợi ích của các nhà cách mạng Nga. Những người Bolshevik đã sốt sắng tìm cách tiêu diệt chế độ Sa hoàng và chia nhỏ đất nước thành các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Continue reading “07/01/1915: Bolshevik tiếp cận Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ”