21/06/1982: John Hinckley Jr., kẻ ám sát Ronald Reagan, được tuyên bố vô tội 

Nguồn: John Hinckley Jr., who attempted to assassinate Ronald Reagan, found not guilty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, John W. Hinckley, Jr., kẻ đã bắn Tổng thống Ronald Reagan và ba người khác bên ngoài một khách sạn ở Washington, D.C. vào ngày 30/03/1981, đã được tuyên vô tội đối với cáo buộc cố tình giết người vì lý do mất trí.

Trong phiên tòa, các luật sư bào chữa của Hinckley lập luận rằng thân chủ của họ bị mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ, đưa ra các bằng chứng y khoa, và còn tiết lộ rằng vì tình trạng của mình nên hắn ta bị ám ảnh với bộ phim Taxi Driver năm 1976, trong đó nhân vật chính cố gắng ám sát một thượng nghị sĩ hư cấu. Các luật sư tuyên bố rằng Hinckley đã xem bộ phim này hơn 10 lần, bị ám ảnh bởi nữ diễn viên chính, Jodie Foster, và đã cố gắng tái hiện các sự kiện trong phim ở ngoài đời thực. Họ đã lập luận thành công rằng bộ phim, chứ không phải Hinckley, mới là nguyên nhân thực sự đằng sau các sự kiện xảy ra vào ngày 30/03/1981. Continue reading “21/06/1982: John Hinckley Jr., kẻ ám sát Ronald Reagan, được tuyên bố vô tội “

21/06/1964: KKK giết ba nhà hoạt động dân quyền

Nguồn: The KKK kills three civil rights activists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Michael Schwerner, Andrew Goodman, và James Chaney đã bị giết bởi một đám đông theo Ku Klux Klan (KKK) gần Meridian, Mississippi. Ba nhà hoạt động dân quyền trẻ tuổi này đang giúp các cử tri người da đen Mississippi đăng ký bầu cử, và vì thế làm cho nhóm KKK địa phương nổi giận. Cái chết của Schwerner và Goodman, hai người da trắng miền Bắc và là thành viên của Đại hội Bình đẳng Chủng tộc (Congress of Racial Equality, CORE), đã gây ra sự phẫn nộ trên toàn quốc. Continue reading “21/06/1964: KKK giết ba nhà hoạt động dân quyền”

21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya

Nguồn: Allies surrender at Tobruk, Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tướng Erwin Rommel đã giành chiến thắng sau cùng trong cuộc tấn công vào doanh trại của liên quân Anh tại Tobruk, Libya, khi lực lượng thiết giáp của ông chiếm thành công cảng này.

Anh giành quyền kiểm soát tại Tobruk kể từ sau khi đánh bại người Ý vào năm 1940. Nhưng phía Đức đã cố gắng giành lại khu vực bằng cách yểm trợ quân Ý bằng Quân đoàn Afrika của Erwin Rommel, người liên tục chiến thắng trước Tập đoàn quân số 8 của Anh trong các trận chiến quanh Tobruk, cuối cùng buộc quân Anh rút lui về Ai Cập. Continue reading “21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya”

21/06/1788: Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn

shutterstock_72889642

Nguồn:U.S. Constitution ratified,” History.com (truy cập ngày 20/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1788, New Hampshire đã trở thành tiểu bang thứ chín và là tiểu bang cần thiết cuối cùng phê chuẩn Hiến pháp của Hoa Kỳ để đưa văn bản này trở thành luật của xứ sở (the law of the land).

Đến năm 1786, những khiếm khuyết trong Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) thời hậu Cách mạng Mỹ đã lộ rõ, chẳng hạn như việc thiếu một cơ quan trong ương phụ trách thương mại trong nước và nước ngoài. Quốc hội đã thông qua một kế hoạch soạn thảo một bản hiến pháp mới, và đến ngày 25 tháng 5 năm 1787, Hội nghị Lập hiến được triệu tập tại Hội trường Độc lập ở Philadelphia. Ngày 17 tháng 9 năm 1787 , sau ba tháng thảo luận dưới sự giám sát của Chủ tịch Hội nghị George Washington, bản Hiến pháp mới của nước Mỹ, thứ tạo ra một chính phủ liên bang mạnh mẽ với một hệ thống kiềm chế và đối trọng phức tạp, được ký bởi 38 trên 41 đại biểu có mặt tại lễ bế mạc Hội nghị. Theo Điều VII của Hiến pháp, nó sẽ không được thừa nhận khi chưa nhận được sự phê chuẩn của 9 trên 13 tiểu bang. Continue reading “21/06/1788: Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn”