Ukraine thay đổi thái độ đối với Trung Quốc

Tác giả: Niu Danqin, “乌克兰,对中国态度有变化,映象网, 25/07/2024.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ukraine đã thay đổi thái độ đối với Trung Quốc.

Sở dĩ có cảm giác như vậy là vì tôi đã xem tuyên bố mới nhất của ông Kuleba, Ngoại trưởng Ukraine, tuyên bố của ông tại Quảng Châu và tuyên bố của ông sau cuộc gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Đây là lần đầu tiên sau khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hồi tháng 3/2022, Ngoại trưởng Ukraine đến thăm Trung Quốc từ ngày 23 đến 26/7/2024.

Khách đến nhanh và đi chậm. Chính Kuleba nói: Đối thoại với Trung Quốc là rất quan trọng. Continue reading “Ukraine thay đổi thái độ đối với Trung Quốc”

Putin thăm Tập Cận Bình, kiểm định quan hệ đối tác ‘không giới hạn’

Nguồn: David Pierson & Paul Sonne, “Putin Will Visit Xi, Testing a ‘No Limits’ Partnership’” The New York Times, 15/5/2024.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tuần này, khi Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, đón Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đến thăm, hơn hai năm đã trôi qua kể từ khi hai nhà lãnh đạo chuyên chế này tuyên bố hai bên sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác “không giới hạn” nhằm đẩy lùi những gì họ cho là sự bắt nạt và can thiệp của Mỹ.

Những thách thức ngày càng tăng đến từ phương Tây đang thử thách những giới hạn của mối quan hệ đối tác đó. Continue reading “Putin thăm Tập Cận Bình, kiểm định quan hệ đối tác ‘không giới hạn’”

Chớ bao giờ quên vụ Thảm sát Katyn

 Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Katyn (tiếng Nga: Катын) là tên một cánh rừng nằm ở phía tây thành phố Smolensk của nước Nga, cách biên giới Nga-Belarus khoảng 60 km. Nơi đây vào tháng 4-5 năm 1940 từng xảy ra vụ xử bắn 25 nghìn người Ba Lan. Vụ thảm sát “lớn nhất và ghê rợn nhất lịch sử thế giới thế kỷ 20” này là kết quả thi hành hai văn bản: Quyết định số 13/144 do ban lãnh đạo cao nhất Liên Xô đứng đầu là Stalin thông qua ngày 5/3/1940 (Lạ thay, 5/3 cũng là ngày mất của Stalin 13 năm sau đó!) và Sắc lệnh số 00350 do Beria, Bộ trưởng Bộ Ủy viên Nhân dân Nội vụ Liên Xô ký. Điều đáng lên án nữa là trong một thời gian dài ban lãnh đạo Liên Xô từ Stalin cho tới Khrushchev, Brezhnev, Andropov, Chernenko đã dùng nhiều thủ đoạn để lừa dối nhân dân Liên Xô và thế giới nhằm chối bỏ tội ác của họ trong vụ thảm sát này. Họ nói quân đội phát xít Đức sau khi tiến vào đất Liên Xô (22/6/1941) đã gây ra vụ giết người đó. Continue reading “Chớ bao giờ quên vụ Thảm sát Katyn”

Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Kinh Việt Nam; tiếng Hán là tiếng nói của dân tộc Hán Trung Quốc. Mối quan hệ giữa hai thứ tiếng này xưa nay vẫn là mối quan tâm lớn của người Việt, cũng là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và quốc tế; trong gần 150 năm nay họ đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu, trong đó tác phẩm xuất bản gần đây nhất là cuốn “Lịch sử ngôn ngữ người Việt[1] dầy hơn 600 trang, ghi lại kết quả ngót 50 năm nghiên cứu vấn đề trên của giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học Trần Trí Dõi, Chủ nhiệm Bộ môn “Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tác giả đưa ra một số quan điểm đáng chú ý về nguồn gốc tiếng Việt và nguồn gốc dân tộc ta, là những vấn đề ai cũng quan tâm. Vì vậy, tuy là kẻ ngoại đạo với ngôn ngữ học, chúng tôi vẫn đánh bạo bày tỏ ý kiến về các vấn đề đó; nếu có sai sót xin quý vị chỉ bảo. Continue reading “Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam”

Phiên dịch: “Bà đỡ” của văn học Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc hiện nay có số lượng nhà văn và tác phẩm văn học nhiều nhất thế giới, tuy vậy thế giới lại ít biết về văn học nước này. Nền văn hoá, văn học Trung Quốc có lịch sử lâu đời mấy nghìn năm mà vẫn chưa có tác giả và tác phẩm văn học nổi tiếng toàn cầu. Trước năm 2012 nước này chưa có nhà văn Trung Quốc nào được trao giải Nobel Văn. Continue reading “Phiên dịch: “Bà đỡ” của văn học Trung Quốc”

Tìm hiểu về Think tank

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay còn chưa thể đưa ra một định nghĩa nhất trí về tổ chức xã hội gọi là Think tank, bởi lẽ chính quyền các nước có quan điểm khác nhau về vấn đề có cho phép dân chúng được công khai phản biện chính sách của nhà nước hay không, có thể lập Think tank dân sự hay không…. Vì vậy ở đây chỉ có thể giải thích chung chung. Hiểu đơn giản, Think tank là tên gọi một loại tổ chức tập hợp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao … , cuối cùng đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng, giải pháp có tính chất tư vấn nhằm hiến kế cho tầng lớp hoạch định chính sách chủ trương quốc gia. Continue reading “Tìm hiểu về Think tank”

Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới!

Tác giả: Tây Xuyên (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịch: Lâu nay người Trung Quốc bàn cãi nhiều về vấn đề nền văn học lâu đời của họ chưa có tác phẩm nào được xếp vào hàng tác phẩm văn học đỉnh cao thế giới, chưa có nhà văn nào được coi là nhà văn tầm cỡ thế giới. Giải Nobel Văn 2012 trao cho Mạc Ngôn (trong hình) không làm thoả mãn cơn khát giải Nobel của họ và dường như họ đã nhanh chóng quên đi niềm vinh hạnh ấy. Tháng 12/2012, từ Stockholm trở về cho tới nay, Mạc Ngôn chưa được một lãnh đạo cấp cao nào tiếp kiến. Ngược lại ông được “đón tiếp” ngay bằng cuốn “Phê phán Mạc Ngôn” của hai giáo sư tiến sĩ văn học Lý Bân và Trình Quế Đình xuất bản tháng 4/2013, gồm bài viết của hơn 40 nhà phê bình văn học vạch ra 9 khuyết điểm lớn của Mạc Ngôn. Tiếp đó mạng xã hội có nhiều bài phê phán tác phẩm của Mạc Ngôn bôi xấu Trung Quốc, hợp với ý đồ của phương Tây… Tình hình nói trên cho thấy sự phức tạp, bế tắc, bi quan trên văn đàn Trung Quốc. Bài dưới đây của nhà thơ Tây Xuyên dưới tiêu đề “Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới! Tất cả chỉ là những trò vui chơi bịp bợm” là một ví dụ. Continue reading “Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới!”

Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 22 tháng Sáu năm 1944, khi đã nắm chắc phần thắng trong cuộc chiến tranh chống phát xít, Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt ký “Dự luật Điều chỉnh quân nhân” (Servicemen’s Readjustment Act, thường gọi là G.I. Bill of Rights, thực chất là Luật về quyền lợi của quân nhân giải ngũ), nhằm chuẩn bị giải quyết quyền lợi cho 15 triệu binh sĩ Mỹ sắp giải ngũ khi chiến tranh kết thúc. Nội dung chính của Luật này là do Quân đoàn nước Mỹ (American Legion) dự thảo, sau đó hai viện Quốc hội thông qua Dự luật này vào mùa xuân 1944, khi Thế chiến II còn đang tiếp diễn gay go tại chiến trường Thái Bình Dương. Continue reading “Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”

Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói / Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ. / Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ…” (Thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ).

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời …Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… (Bài hát “Tình ca” của Phạm Duy).

Chẳng rõ ngoài tiếng Việt ra, trên thế gian này còn có thứ tiếng dân tộc nào được cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ ca ngợi bằng những lời lẽ nghĩa lý sâu xa, tình cảm thắm thiết đến thế? Ắt hẳn tiếng Việt phải có khả năng tạo nên một sức hút kỳ diệu khiến trái tim các nhà nghệ sĩ rung lên phát ra thành lời thơ mượt mà, điệu nhạc du dương như trên. Là những người có giác quan nhạy cảm trước mọi cái đẹp, cái vượt trội, các nghệ sĩ bẩm sinh có khả năng nhận ra những cái người thường khó nhận thấy. Mấy câu ca lời thơ trích dẫn ở trên chứng tỏ điều đó. Continue reading “Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta”

Phát biểu của CT Tập Cận Bình tại cuộc gặp nhân sĩ hữu nghị và thanh niên Việt – Trung

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Kính thưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bà Ngô Thị Mẫn,

Thưa các đồng chí và các bạn thanh niên hai nước Trung Quốc, Việt Nam,

Xin gửi mọi người lời chào buổi chiều tốt lành!

Rất vui được gặp các bạn. Sau sáu năm, tôi lại đến thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp, thấy các bạn tràn trề nhiệt tình tôi vô cùng vui mừng. Hôm nay ở đây có không ít bạn cũ từng nhiều năm dốc sức phấn đấu vì tình hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, cũng có rất nhiều bạn trẻ mới. Thay mặt Đảng và Chính phủ Trung Quốc, tôi xin gửi tới các bạn lời thăm hỏi thân thiết! Continue reading “Phát biểu của CT Tập Cận Bình tại cuộc gặp nhân sĩ hữu nghị và thanh niên Việt – Trung”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm VN của Chủ tịch Tập Cận Bình

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13/12. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước lần thứ hai tới Việt Nam của Tổng Bí thư Tập Cận Bình sau 6 năm. Cộng đồng xã hội hai nước tràn đầy hy vọng chuyến đi này sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Việt Nam lên một “vị trí mới” và đạt “tầm cao mới”. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm VN của Chủ tịch Tập Cận Bình”

Vì sao Hàn Quốc khó thực hiện được “Chế độ làm việc 69 giờ”?

Nguồn: Li Min (Thời báo Hoàn cầu) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lại một lần nữa, “cải cách giờ làm việc” trở thành tâm điểm chú ý của xã hội Hàn Quốc. Ngày 13/11/2023, Bộ Lao động Hàn Quốc tuyên bố: Mặc dù vẫn tiếp tục giữ nguyên các điểm chủ yếu của chính sách “Chế độ làm việc 69 giờ” (mỗi tuần làm 40 giờ, cộng với tối đa 29 giờ làm thêm được trả lương), nhưng phạm vi áp dụng chế độ này đã được thu hẹp, chỉ áp dụng cho các ngành nghề và loại công việc cá biệt. Còn cụ thể các ngành nào sẽ được thông báo sau. Continue reading “Vì sao Hàn Quốc khó thực hiện được “Chế độ làm việc 69 giờ”?”

Tổng quan tình hình ngôn ngữ Trung Quốc

Nguồn: Bộ Giáo dục Trung Quốc | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc là một quốc gia nhiều dân tộc, nhiều ngôn ngữ [tức tiếng nói], nhiều loại văn tự [tức chữ viết], tổng cộng có 56 dân tộc, hơn 80 ngôn ngữ và khoảng 30 loại chữ viết. Tiếng Hán [Hán ngữ] là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc, cũng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, là một trong 6 ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hợp Quốc. Hán ngữ là ngôn ngữ chung của dân tộc Hán ở Trung Quốc, ngoài dân tộc Hán chiếm 91,59% tổng số người sử dụng Hán ngữ ra, một số dân tộc thiểu số cũng sử dụng hoặc kết hợp sử dụng Hán ngữ. Continue reading “Tổng quan tình hình ngôn ngữ Trung Quốc”

Người Do Thái mạnh đến mức nào ở các nước phương Tây?

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), 02/11/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi nổ ra vòng xung đột Palestine-Israel hiện tại, mặc cho trong nước mình đang diễn ra các hoạt động ủng hộ Palestine với mức độ ra sao, các nhà lãnh đạo nhiều nước Âu – Mỹ như Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã lần lượt đến thăm Israel để bày tỏ quan điểm ủng hộ vững chắc nước này. Đằng sau các cuộc viếng thăm đó vừa có nhân tố chính trị cấp quốc gia vừa có liên quan tới tầm ảnh hưởng to lớn của người Do Thái ở các nước này. Thậm chí còn có câu nói: “Mỹ kiểm soát thế giới, còn người Do Thái kiểm soát nước Mỹ”. Quả thật, sau gần 2.000 năm phiêu bạt, người Do Thái không chỉ thành lập đất nước của mình mà còn đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế và các lĩnh vực khác. Thế nhưng với số dân chưa đến 16 triệu người, rốt cuộc họ có ảnh hưởng như thế nào ở các nước? Và ảnh hưởng này đã mang lại cho họ những gì? Continue reading “Người Do Thái mạnh đến mức nào ở các nước phương Tây?”

Nạn “chảy máu” tầng lớp tinh hoa ở Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tháng 6/2010, chính phủ Trung Quốc công bố Đề cương Quy hoạch phát triển nhân tài trung dài hạn 2010-2020, đề xuất mục tiêu đến năm 2020 Trung Quốc phải tiến vào hàng ngũ các cường quốc tài nguyên con người (chữ Hán là “nhân tài cường quốc”, “nhân tài” ở đây là tài nguyên con người).

Một số nhà phân tích cho rằng mục tiêu trên khó đạt được, bởi lẽ lâu nay ở Trung Quốc đang có tình trạng ra đi ngày một nhiều của cộng đồng tinh hoa với đại diện là tầng lớp người mới giàu lên sau 30 năm cải cách mở cửa. Một số người lại cho rằng nếu Trung Quốc kịp thời đưa ra và thực thi tốt chiến lược phấn đấu trở thành cường quốc nhân tài thì hoàn toàn có thể chấm dứt được tình trạng “chảy máu” tầng lớp tinh hoa, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc nhân tài hàng đầu thế giới. Continue reading “Nạn “chảy máu” tầng lớp tinh hoa ở Trung Quốc”

Tổng thống Biden nói về tình hình xung đột giữa Israel và Hamas

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Báo Mỹ New York Times ngày 15 đưa tin Tổng thống Mỹ Biden đã chấp nhận cuộc phỏng vấn trên chương trình “60 phút” (60 Minutes) của CBS. Chương trình này được phát sóng vào tối ngày 15. Trong cuộc phỏng vấn, Biden chủ yếu nói về vòng xung đột mới giữa Palestine với Israel và các chủ đề khác. Ông nói Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Palestine (Hamas) “phải bị tiêu diệt tận gốc” đồng thời cảnh báo Israel không được chiếm Gaza lần nữa, ông nói điều đó sẽ là một “sai lầm”. Về lời cảnh báo của ông đối với Israel, tờ New York Times cho rằng đây là “nỗ lực lớn đầu tiên mà Biden thực hiện trước công chúng nhằm kiềm chế các đồng minh của mình” kể từ vòng xung đột mới giữa Palestine với Israel. Continue reading “Tổng thống Biden nói về tình hình xung đột giữa Israel và Hamas”

Tổng thống De Gaule dập tắt âm mưu đảo chính năm 1961 như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong suy nghĩ của mọi người, để dập tắt một cuộc đảo chính quân sự, hầu như bao giờ cũng phải sử dụng vũ lực, và do đó khó tránh khỏi đổ máu, tàn phá. Nhưng để dập tắt cuộc đảo chính năm 1961 của các tướng lĩnh cấp cao chỉ huy quân đội Pháp đóng tại Algeria, Tổng thống Pháp De Gaule (Đờ-Gôn) đã sử dụng một thứ “vũ khí” duy nhất là … những chiếc đài thu thanh bán dẫn! Continue reading “Tổng thống De Gaule dập tắt âm mưu đảo chính năm 1961 như thế nào?”

Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?

Tác giả: Chen Yang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đêm 24/9, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào Odessa do Ukraine kiểm soát. Quân đội Ukraine thừa nhận cuộc tấn công đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở vật chất của cảng Odessa. Sau cuộc bắn phá, bến tàu “gần như bị phá hủy” và một hầm chứa ngũ cốc cũng bị hư hại. Ngày 25, CNN đưa tin: Hành động của quân đội Nga nhằm mục đích trả đũa việc quân đội Ukraine tấn công Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga. Đối mặt với các cuộc tấn công liên hợp thường xuyên do quân đội Ukraine phát động gần đây, con đường tương lai của Hạm đội Biển Đen Nga, lực lượng từng gây tranh cãi trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã trở thành chủ đề được thế giới quan tâm. Continue reading “Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị thượng đỉnh New Delhi của Nhóm G20 vừa bế mạc trong tình hình các bên bất đồng nghiêm trọng và thế giới bên ngoài không thuận lợi, cuối cùng đã thông qua bản tuyên bố chung thể hiện nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế về đoàn kết và hợp tác, cùng nhau vượt qua khó khăn và gác lại một số bất đồng nghiêm trọng. Thế nhưng, chuyến đi của Tổng thống Mỹ Biden sau khi rời New Delhi lại kéo mọi người về đến thực tế chính trị quốc tế phức tạp và thô ráp hơn. Ngày 10 tháng 9, Biden đến Hà Nội, Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm ngắn ngủi đã được bàn tán ầm ĩ, người dưng nước lã cũng đều biết. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden”

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu

Nguồn: Craig Singleton, “中国的军事力量正走向全球”, The New York Times, 08/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Địa điểm các quan chức Mỹ suy đoán là tiền đồn quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sắp được xây dựng xong tại căn cứ hải quân Ream trên lãnh thổ Campuchia. Điều này thể hiện một diễn biến lớn trong chiến lược phòng thủ khu vực của Bắc Kinh. Ngoài việc tạo điều kiện cho các cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, căn cứ địa mới này còn có thể cung cấp cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc một điểm tập kết, giám sát và tác động đến các tuyến đường biển quan trọng như eo biển Malacca, nơi ước tính khoảng 40% hàng hoá thương mại của thế giới đi qua. Continue reading “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu”