Nguồn nước đang trở thành vũ khí khủng bố như thế nào?

Nguồn: Abdoulie Ceesay, “The World Is Entering a Dark New Era of Hydroterrorism”, Foreign Policy, 18/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Nước từ lâu đã là một công cụ của chiến tranh, nhưng trong những năm gần đây, thế giới đã bước vào một kỷ nguyên đen tối mới của khủng bố nguồn nước. Trên khắp toàn cầu, từ Yemen đến Ukraine, nguồn tài nguyên thiết yếu này ngày càng được sử dụng như một công cụ kiểm soát. Theo Viện Thái Bình Dương, bạo lực liên quan đến nguồn nước trên toàn cầu đã tăng hơn 50% chỉ riêng trong năm 2023. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế vẫn coi nguồn nước là vấn đề phát triển hay môi trường – chứ không phải là điểm nóng an ninh quốc gia mà nó đã trở thành. Continue reading “Nguồn nước đang trở thành vũ khí khủng bố như thế nào?”

Báo Trung Quốc bình luận về cuộc tập trận chung đầu tiên giữa quân đội Trung – Việt

Nguồn: “马博:中越首次陆军联训意义深远”,环球时 , 24/7/2025.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 24/7/2025 “Thời báo Hoàn cầu” (Trung Quốc) đăng xã luận viết về “Cuộc tập trận chung đầu tiên giữa quân đội Trung Quốc và Việt Nam” tại Quảng Tây, Trung Quốc. Bài báo có tiêu đề: “Mã Bác: Cuộc tập trận chung đầu tiên giữa quân đội Trung Quốc và Việt Nam có ý nghĩa sâu rộng”. Nội dung bài báo như sau:

Từ giữa cho đến cuối tháng 7, quân đội Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức một cuộc tập trận chung tại Quảng Tây với chủ đề “Huấn luyện chung tại khu vực biên giới“. Đây là hoạt động huấn luyện chung đầu tiên chủ yếu dựa trên quân đội kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam. Điều này không chỉ phản ánh quan hệ Trung Quốc-Việt Nam đã đạt đến một tầm cao mới, mà còn là phản ứng mạnh mẽ trước những lời thổi phồng của thế giới bên ngoài về những khác biệt giữa hai nước. Continue reading “Báo Trung Quốc bình luận về cuộc tập trận chung đầu tiên giữa quân đội Trung – Việt”

Thương mại tự do không thể giải quyết các vấn đề kinh tế của Đông Nam Á

Nguồn: Jomo Sundaram, 乔莫·夸梅·孙达拉姆:东南亚的经济问题,不能靠“自由贸易”解决, Guancha, 16/07/2025.

Người dịch: Lê Thị Thanh Loan

Lời giới thiệu: Trong những năm gần đây, nhiều người cho rằng các nước Đông Nam Á đã rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, đồng thời đưa ra nhiều đề xuất cải cách khác nhau để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, liệu “bẫy thu nhập trung bình” có thực sự là một vấn đề đang tồn tại, hay chỉ là một kiểu đổ lỗi cho cấu trúc chính trị-kinh tế sai lầm? Các quốc gia thuộc “phương Nam toàn cầu” cần kêu gọi một trật tự chính trị mới nào trong vòng biến động lớn lao này?

Đối với vấn đề nêu trên, tại hội thảo học thuật “Nam Á và Đông Nam Á” được tổ chức vào tháng 6/2025, Guancha đã có cuộc đối thoại với ông Jomo Kwame Sundaram – nhà kinh tế học người Malaysia, người sáng lập kiêm Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Phát triển Quốc tế. Continue reading “Thương mại tự do không thể giải quyết các vấn đề kinh tế của Đông Nam Á”

Quyền lực của Tập Cận Bình có đang lung lay?

Nguồn:Is Xi Jinping in trouble?”, The Economist, 20/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Hàng năm cứ vào tháng Tám, người đàn ông quyền lực nhất thế giới biến mất khỏi tầm mắt. Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ rời Bắc Kinh vào tuần tới và cùng các quan chức cấp cao tới khu nghỉ dưỡng ven biển Bắc Đới Hà, cách thủ đô ba tiếng về phía đông, để nghỉ dưỡng dịp hè. Các nhân vật cấp cao của Đảng Cộng sản đã tụ tập tại các biệt thự ở đây từ thời Mao Trạch Đông. Mặc dù vậy, những lần vắng mặt kéo dài có thể khuấy động những đồn đoán sôi nổi bên ngoài Trung Quốc về quyền lực của nhà lãnh đạo. Continue reading “Quyền lực của Tập Cận Bình có đang lung lay?”

Đài Loan đang chống lại gián điệp Trung Quốc bằng cách nào?

Nguồn: Nathan Attrill, “How Taipei is fighting back against Beijing’s spies”, The Strategist, 18/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Đài Loan đang đẩy mạnh đáng kể các nỗ lực nhằm đối phó với thách thức gián điệp ngày càng tăng mà các nhà chức trách cho là có liên quan đến Trung Quốc. Trong năm 2024, 64 cá nhân đã bị buộc tội liên quan đến gián điệp—nhiều hơn tổng số của hai năm trước đó cộng lại. Theo dữ liệu của chính phủ, khoảng hai phần ba số người bị buộc tội có lý lịch quân sự, bao gồm cả quân nhân tại ngũ. Trong một số trường hợp, cá nhân bị quy là đã nhận tiền để làm rò rỉ tài liệu mật hoặc tự quay video bày tỏ sự ủng hộ Bắc Kinh, những nội dung này sau đó được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan đang chống lại gián điệp Trung Quốc bằng cách nào?”

Liệu quân đội Trung Quốc có sẵn sàng cho chiến tranh?

Nguồn: M. Taylor Fravel, “Is China’s Military Ready for War?”, Foreign Affairs, 18/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Một làn sóng thanh trừng mới đã càn quét giới lãnh đạo cấp cao của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20 vào tháng 10 năm 2022, hơn 20 sĩ quan cấp cao của PLA từ cả bốn quân chủng – lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa – đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng hoặc bị cách chức. Sự vắng mặt của các tướng lĩnh khác cũng đã được báo cáo, điều này có thể báo trước các cuộc thanh trừng bổ sung. Continue reading “Liệu quân đội Trung Quốc có sẵn sàng cho chiến tranh?”

Tại sao châu Âu lại ‘sợ’ tự chủ quốc phòng?

Nguồn: Zaki Laïdi, “Why Is Europe Afraid of Defending Itself?”, Project Syndicate, 11/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Chỉ vài ngày sau khi Tổng thư ký NATO Mark Rutte ca ngợi hội nghị thượng đỉnh của liên minh tại The Hague là một thành công tuyệt đối, Mỹ đã đình chỉ một lô hàng thiết bị quân sự dự kiến ​​viện trợ cho Ukraine và nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với một số ngân hàng Nga. Kể từ đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã đảo ngược quyết định này, vốn do Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đưa ra. Nhưng không ai biết mức độ và thời gian của sự đảo ngược mới này. Chính sách của Mỹ vẫn vô cùng khó đoán. Và đây chính là điều khiến người châu Âu lo sợ. Do đó, bất chấp sự khúm núm của Rutte, Trump đang phát tín hiệu rằng các cam kết an ninh của Mỹ không còn gắn liền với nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của các nước châu Âu. Continue reading “Tại sao châu Âu lại ‘sợ’ tự chủ quốc phòng?”

Iran và logic của chiến tranh hạn chế

Nguồn: Raphael S. Cohen, “Iran and the Logic of Limited Wars”, Foreign Policy, 14/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuộc không chiến của Israel chống lại Iran— “Chiến dịch Sư Tử Trỗi Dậy” —có thể đã kết thúc, nhưng những tranh cãi xung quanh các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Một câu hỏi quan trọng là liệu các cuộc tấn công của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran tại Fordow, Natanz và Esfahan, được mệnh danh là “Chiến dịch Búa Đêm”, đã thành công trong việc xóa sổ hoàn toàn địa điểm Fordow được chôn sâu hay chỉ làm nó tê liệt trong vài tháng. Mức độ thiệt hại đối với chương trình hạt nhân của Iran, tất nhiên, rất quan trọng từ góc độ tác chiến. Nhưng lời chỉ trích rộng hơn—rằng chiến dịch không kích kéo dài 12 ngày bằng cách nào đó là liều lĩnh vì nó có thể không phá hủy vĩnh viễn chương trình hạt nhân của Iran—đã bỏ lỡ điểm mấu chốt. Continue reading “Iran và logic của chiến tranh hạn chế”

Tên gọi Trung Quốc từ đâu mà có?

Nguồn: James Palmer, “How China Got Its Name”, Foreign Policy, 08/07/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Những điều mà các chuyên gia hiểu sai về nguồn gốc tên gọi “Vương quốc trung tâm”.

Vào tháng trước, chúng tôi đã xuất bản lược sử về việc Latinh hoá ngôn ngữ của Trung Quốc và lý do tại sao người Mỹ thường phát âm sai tên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bài viết được yêu thích nhiều đến mức trong tuần này, chúng tôi quyết định sẽ đào sâu một mê cung ngôn ngữ học khác.

Cái tên nói lên điều gì?

Có hai điều mà chuyên gia nào cũng biết về Trung Quốc: Thứ nhất, tên gọi của nó trong tiếng Trung, Trung Quốc, có nghĩa là “Vương quốc trung tâm”. Thứ hai, tên gọi đó phản ánh niềm tin của Trung Quốc về vị thế trung tâm của mình trong các vấn đề thế giới. Continue reading “Tên gọi Trung Quốc từ đâu mà có?”

Nga có thể lợi dụng khoảng trống Mỹ để lại ở châu Âu như thế nào?

Nguồn: Andrea Kendall-Taylor, Jim Townsend, và Kate Johnston, “How Russia Could Exploit a Vacuum in Europe”, Foreign Affairs, 10/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức hai tuần trước tại The Hague đã đáp ứng đúng những kỳ vọng thấp mà các đồng minh đã đặt ra cho nó. Giữa những lo ngại rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gây xáo trộn chương trình nghị sự thông thường, các nhà lãnh đạo NATO đã cắt giảm đáng kể kế hoạch, loại bỏ các cuộc thảo luận khó khăn về những vấn đề như hỗ trợ Ukraine, quan hệ NATO-Nga và các cuộc tấn công hỗn hợp của Nga ở châu Âu. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh đã kết thúc với một thỏa thuận lịch sử giữa hầu hết các đồng minh (Tây Ban Nha là một ngoại lệ đáng chú ý) về việc tăng chi tiêu quốc phòng của các thành viên lên 5% GDP trong mười năm tới, trong đó 3,5% dành cho chi tiêu quân sự cốt lõi và 1,5% dành cho việc củng cố cơ sở hạ tầng dân sự và khả năng chống chịu tổng thể. Continue reading “Nga có thể lợi dụng khoảng trống Mỹ để lại ở châu Âu như thế nào?”

Klaus Larres: “Trump vừa không hiểu rõ vừa không ưa thích châu Âu”

Nguồn: Klaus Larres, 克劳斯·拉雷斯:谈论中美关系时,永远要记住丘吉尔的这句名言, Guancha, 10/07/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Lời giới thiệu: “Thuế quan đối ứng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump lại một lần nữa bị hoãn lại.

Vào ngày 8/7, sau khi ra lệnh gia hạn thời gian tạm hoãn“thuế quan đối ứng” trong 90 ngày (hạn chót là ngày 9/7) đến ngày 1/8, Trump tuyên bố mốc thời gian này “sẽ không thay đổi nữa”, đồng thời sẽ áp dụng mức thuế mới 50% đối với tất cả các loại đồng nhập khẩu vào Mỹ. Chỉ một ngày trước đó, ông tuyên bố với hai đồng minh châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc rằng, Mỹ sẽ áp dụng mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ hai nước này kể từ ngày 1/8. Continue reading “Klaus Larres: “Trump vừa không hiểu rõ vừa không ưa thích châu Âu””

Kẹt giữa hai làn đạn: Việt Nam và vấn đề hàng Trung Quốc trung chuyển

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 2 tháng 7 năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố một thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam, tuyên bố rằng “Việt Nam sẽ trả cho Hoa Kỳ mức thuế 20% đối với bất kỳ và tất cả hàng hóa nào được gửi vào lãnh thổ của chúng tôi, và mức thuế 40% đối với bất kỳ hàng hóa trung chuyển nào”. Trong khi các chi tiết cụ thể của thỏa thuận vẫn đang được hoàn thiện, điều khoản về ‘trung chuyển’, dường như nhắm vào hàng Trung Quốc được trung chuyển qua Việt Nam để trốn mức thuế cao hơn của Hoa Kỳ, vẫn làm dấy lên lo ngại ở Hà Nội về khả năng bị trả đũa bởi Bắc Kinh. Mặc dù khả năng trừng phạt Việt Nam của Trung Quốc có thể bị hạn chế bởi các cân nhắc chiến lược và kinh tế rộng hơn của nước này, Hà Nội vẫn nên duy trì cảnh giác và nỗ lực đạt được một thỏa thuận cuối cùng với Washington giúp giảm thiểu tác hại kinh tế cũng như tránh làm suy yếu quan hệ với Trung Quốc. Continue reading “Kẹt giữa hai làn đạn: Việt Nam và vấn đề hàng Trung Quốc trung chuyển”

Bàn về khái niệm chủ quyền của các quốc gia tầm trung

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Với bản đồ quyền lực toàn cầu ngày càng phân mảnh, các quốc gia tầm trung – không đủ lớn để áp đặt luật chơi, nhưng cũng không nhỏ đến mức phải chấp nhận – đang trở thành những nhân vật chính của thế kỷ 21. Từ hành lang Liên Hợp Quốc, các vòng đàm phán đa phương, tới các tuyến hàng hải tấp nập, các quốc gia tầm trung thường xuất hiện trong vai trò nhà điều phối, cầu nối, thỉnh thoảng là kẻ phá bĩnh – song hiếm khi vắng mặt.

Khái niệm “quốc gia tầm trung” vốn linh hoạt – nó có thể bao gồm một Indonesia hơn 200 triệu dân với ba thập kỷ liên tiếp tăng trưởng trên 5% và được dự báo sẽ bước vào nhóm bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới; một Singapore là đảo quốc chỉ 6 triệu dân nhưng là trung tâm hàng hải và tài chính của Châu Á; một Hàn Quốc đã “hoá rồng”, đồng thời xếp thứ hai về sản xuất chip và thứ chín về chi tiêu quốc phòng hàng đầu; hay một Việt Nam đang trở thành công xưởng mới của thế giới với tham vọng vươn lên. Điểm chung không nằm ở quy mô lãnh thổ hay dân số, mà ở cách các quốc gia này sở hữu “đòn bảy” đủ mạnh – kinh tế đủ lớn để khiến các nước lớn phải lắng nghe, năng lực ngoại giao đủ dày để tham gia hợp tác đa phương, và có lẽ quan trọng nhất – tham vọng vượt xa khỏi vị thế phụ thuộc. Continue reading “Bàn về khái niệm chủ quyền của các quốc gia tầm trung”

Cuộc chiến ở Ukraine kết hợp drone và kỹ thuật chơi game như thế nào?

Nguồn:How drones and video-game techniques are coming together in Ukraine’s war”, The Economist, 08/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuộc chiến của Ukraine đã trở thành một môi trường thúc đẩy đổi mới quân sự. Một trong những điểm đáng chú ý là việc áp dụng các “chính sách khuyến khích từ trò chơi điện tử” nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu của lực lượng vũ trang Ukraine trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga. Hệ thống này đảm bảo rằng những người điều khiển drone thành công sẽ được ưu tiên nhận drone mới hơn so với những đồng nghiệp làm việc kém hiệu quả. Hiện tại, quy trình này đang được nâng cấp với một hệ thống mà ông Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, gọi là “Amazon dành cho quân đội” – một cơ chế cho phép các đơn vị mua sắm trang bị chiến trường bằng cách sử dụng số điểm họ kiếm được từ việc phá hủy các phương tiện và mục tiêu khác của Nga. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine kết hợp drone và kỹ thuật chơi game như thế nào?”

Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s ‘Taiwanese separatist’ hotline shows expanding lawfare strategy”, The Strategist, 09/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Chiến dịch cưỡng ép Đài Loan của Bắc Kinh đang chuyển sang giai đoạn căng thẳng hơn về mặt pháp lý. Trong khi các cuộc tập trận quân sự và chiến tranh nhận thức vẫn là những yếu tố chính trong chiến thuật cưỡng ép của Bắc Kinh, Trung Quốc hiện đang tăng cường sử dụng luật pháp một cách có hệ thống để nhắm mục tiêu vào nền dân chủ của Đài Loan. Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực hình sự hóa các nhà lãnh đạo được bầu của Đài Loan, đáng chú ý nhất là việc thiết lập một đường dây nóng tố cáo công khai. Continue reading “Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?”

Tại sao Trung Quốc chưa thể thay thế USAID?

Nguồn: Henry Tugendhat và James Palmer, “China Isn’t Ready to Replace USAID”, Foreign Policy, 07/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Kể từ khi chính quyền Trump bắt đầu giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), nhiều nhà bình luận đã nhìn thấy cơ hội cho Trung Quốc. Họ lập luận rằng Bắc Kinh sẽ “lấp đầy khoảng trống” do Washington để lại và đang “vui mừng” trước sự tan rã của cơ quan này. Nỗi lo ngại Trung Quốc sẽ thay thế viện trợ nước ngoài của Mỹ đã trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng trong giới phân tích Mỹ trong nhiều năm. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu cắt giảm USAID, Trung Quốc đã can thiệp để thay thế các dự án của Mỹ ở một vài quốc gia, chẳng hạn như Nepal và Campuchia. Continue reading “Tại sao Trung Quốc chưa thể thay thế USAID?”

Những lợi thế và hạn chế của drone trên chiến trường

Nguồn: Michael C. Horowitz, Lauren A. Kahn, và Joshua A. Schwartz, “What Drones Can—and Cannot—Do on the Battlefield”, Foreign Affairs, 04/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong vòng hai tuần của tháng 6, lực lượng vũ trang Ukraine và Israel đã thực hiện hai trong số những chiến dịch táo bạo nhất trong lịch sử quân sự gần đây. Vào ngày 1 tháng 6, Ukraine đã sử dụng hàng trăm máy bay không người lái (drone) được đưa sâu vào lãnh thổ Nga để gây hư hại đáng kể hoặc phá hủy ít nhất 11 máy bay ném bom chiến lược của Nga trong khuôn khổ Chiến dịch Mạng Nhện (Operation Spider’s Web). Sau đó, bắt đầu từ ngày 13 tháng 6, trong Chiến dịch Sư Tử Trỗi Dậy (Operation Rising Lion), Israel đã sử dụng drone được buôn lậu từng bộ phận vào Iran để phá hủy hệ thống phòng không của Iran, giúp Israel giành quyền kiểm soát hoàn toàn không phận Iran. Trong mỗi trường hợp, những chiếc drone có giá không quá vài nghìn USD mỗi chiếc đã có thể xóa sổ hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu USD giá trị của các hệ thống vũ khí tiên tiến không thể dễ dàng thay thế. Continue reading “Những lợi thế và hạn chế của drone trên chiến trường”

Liệu Donald Trump có thể áp đặt một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza?

Nguồn: Can Donald Trump force a ceasefire in Gaza?”, The Economist, 07/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Hai tuần sau cuộc chiến đầy kịch tính giữa Israel và Iran, Benjamin Netanyahu đang tới Washington để tận hưởng vinh quang cùng với Donald Trump. Nhưng để có một buổi tiếp đón của người chiến thắng tại Nhà Trắng, thủ tướng Israel có thể phải nhượng bộ tổng thống Mỹ về một vấn đề khác.

Khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào ngày 7 tháng 7, ông Trump hy vọng có thể thông báo chấm dứt cuộc chiến ở Gaza. Cách Washington hàng nghìn km, tại Doha, các nhà đàm phán của Israel và Hamas, phong trào Hồi giáo đã bắt đầu cuộc chiến bằng cuộc tấn công bất ngờ và vụ thảm sát 21 tháng trước, sẽ tiến hành các cuộc đàm phán sốt sắng để chốt thỏa thuận kịp thời cho chuyến thăm Mỹ của ông Netanyahu. Continue reading “Liệu Donald Trump có thể áp đặt một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza?”

Dự luật ‘to đẹp’ của Trump sẽ khiến Trung Quốc vĩ đại trở lại như thế nào?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Trump’s ‘Big, Beautiful Bill’ Will Make China Great Again”, The New York Times, 03/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Bạn có nghe thấy không – tiếng gầm lớn từ phương Đông? Đó là tiếng cười của 1,4 tỷ người Trung Quốc đang cười nhạo Mỹ.

Người Trung Quốc đang không thể tin vào vận may của họ: ngay khi kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tiêu thụ lượng điện khổng lồ bắt đầu, Tổng thống Mỹ và đảng của ông lại quyết định thực hiện một trong những quyết sách tự gây tổn hại mang tính chiến lược một cách không tưởng. Họ đã thông qua một dự luật khổng lồ mà, cùng với những điều vô lý khác, cố ý phá hoại khả năng sản xuất điện của Mỹ thông qua năng lượng tái tạo – đặc biệt là năng lượng mặt trời, pin và năng lượng gió. Continue reading “Dự luật ‘to đẹp’ của Trump sẽ khiến Trung Quốc vĩ đại trở lại như thế nào?”

Trung Quốc có bị tác động bởi thuế ‘trung chuyển’ trong thỏa thuận Mỹ-Việt?

Nguồn: Khúc Kiều Kiều,  “美越协议这一条是想孤立中国,问题是,世界同意美国这么做吗?“, Guancha, 04/07/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Mới đây, Mỹ tuyên bố đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam và sẽ áp dụng mức thuế 20% đối với hàng hóa Việt Nam.

Tờ South China Morning Post của Hồng Kông ngày 4/7 đã đăng một bài viết nói rằng, mức thuế 20% này thấp hơn mức 46% mà chính quyền Trump từng đe dọa trước đó, và điều này khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn còn nhiều ẩn số. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng những hàng hóa được xác định là “trung chuyển qua Việt Nam” sẽ phải chịu mức thuế 40%. Continue reading “Trung Quốc có bị tác động bởi thuế ‘trung chuyển’ trong thỏa thuận Mỹ-Việt?”