Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?

Nguồn: Why is Taiwan losing its friends?”, The Economist, 28/03/2023.

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Trung Quốc đang dần thu hút các đồng minh của hòn đảo này thông qua chính sách “ngoại giao ngân phiếu”

Các sản phẩm từ Đài Loan đang giúp vận hành mọi thứ, từ iPhone và tủ lạnh cho tới tên lửa đạn đạo. Hòn đảo này sản xuất tới hơn 60% lượng chip bán dẫn trên toàn thế giới. Đồng thời, chính nó cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường Trung – Mỹ. Dù có vị trí quan trọng như vậy, nhưng chỉ có một ít quốc gia công nhận chính phủ Đài Loan. Hiện chỉ có 13 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chủ yếu là các quốc gia nhỏ ở vùng Caribbean, Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Và con số này đang giảm dần: kể từ năm 1990 đến nay đã có ít nhất 15 quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan – trong đó gần đây nhất là Honduras vào ngày 25 tháng 3 – và khoảng 50 quốc gia đã làm như vậy trong những năm 1970. Vậy tại sao hòn đảo này lại đang mất dần đồng minh? Continue reading “Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Trường hợp Nhật BảnTriều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc

Tiến trình bỏ chữ Hán ở Việt Nam chỉ bắt đầu sau khi nước ta dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức đã được hơn 2000 năm, tức muộn hơn so với Nhật và Triều Tiên/ Hàn Quốc, nhưng kết quả cuối cùng lại triệt để thực hiện được mục tiêu bỏ chữ Hán, tức “Thoát Hán” về ngôn ngữ.

Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính nước ta vào nước Nam Việt, sau đó chính quyền nhà Triệu bắt đầu dạy dân ta học tiếng nói và chữ viết của người Trung Quốc. Trước đó người Việt Nam chỉ có ngôn ngữ nói, chưa hề có ngôn ngữ viết. Chữ Hán là thứ chữ viết đầu tiên mà người Việt tiếp xúc; tầng lớp tinh hoa người Việt đã nhận thức được tính chất vô cùng quan trọng của phát minh này, và nảy ra ý tưởng tìm cách mượn chữ Hán về dùng. Muốn vậy, họ đã sáng tạo “cách đọc Hán-Việt” đối với chữ Hán: đặt cho mỗi chữ Hán một tên tiếng Việt gọi là “từ Hán-Việt”, qua đó thực hiện đọc chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ của mình mà không đọc bằng tiếng Trung Quốc. Như vậy, người Việt Nam chỉ học chữ Hán mà không học tiếng Hán, qua đó mượn được chữ Hán về dùng mà vẫn nói tiếng mẹ đẻ của mình, nhờ thế dân tộc ta không bị văn hoá Hán đồng hoá. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Quang Thuận thứ 2 [12/3-10/4/1461], Vua Thánh Tông về Thanh Hóa, bái yết lăng tẩm:

Tháng 2, vua ngự về Tây Kinh bái yết sơn lăng.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 7a.

Vào tháng 8 năm ngoái, Vua Anh Tông nhà Minh sai sứ bộ Duẫn Mân sang phong Lạng Sơn Vương Nghi Dân. Tháng 2 năm nay đến Quảng Tây, thì biết tin Nghi Dân cướp ngôi đã bị người trong nước lật đổ; rồi đưa Lê Hạo, tức Vua Thánh Tông, lên ngôi. Sau khi nghe Duẫn Mân tâu, Vua Minh quyết định cho sứ bộ trở về kinh: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)”

Singapore: Quốc gia duy nhất toàn dân có nhà ở

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Singapore là một thành phố trên đảo, đất hẹp người đông: hơn 5,4 triệu dân sống trên diện tích 707 km2, mật độ dân lên tới 7058 người mỗi km2, cao hàng đầu thế giới. So với Hà Nội mới mở rộng thì Singapore có số dân bằng 80% mà diện tích chỉ bằng 21,2%. Nhà nước phải dùng cách lấp biển để mở rộng lãnh thổ từ 581,5 km2 hồi thập niên 1960 lên tới như hiện nay và đến năm 2030 sẽ đạt 800 km2. Thời kỳ mới lập quốc, 40% dân sống trong các nhà tạm, nhà ổ chuột

Không gian sống chật hẹp, đất quý hơn vàng. Vấn đề nhà ở của dân từng có thời là nhân tố ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Vì thế chính phủ nước này coi việc giải quyết nhà ở cho dân là nhiệm vụ ưu tiên số một; nhà nước bảo đảm xây dựng đủ nhà cho dân ở. Continue reading “Singapore: Quốc gia duy nhất toàn dân có nhà ở”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Trường hợp Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc

Chữ Hán ra đời vào khoảng năm 1300 TCN tại Trung Quốc, với hình thái đầu tiên là chữ Giáp Cốt, tức chữ khắc trên mai rùa hoặc xương thú vật. Người Trung Quốc xưa nay có truyền thống coi chữ Hán là biểu tượng, là đại diện, là vật mang văn hoá truyền thống của dân tộc Hoa Hạ, chữ Hán được tôn thờ như một báu vật của nền văn minh Trung Hoa.

Chữ Hán có tính biểu ý, tách rời tiếng nói, đặc điểm đó cho phép những người nói các thứ tiếng khác nhau có thể dùng chữ Hán như một thứ chữ viết chung để giao lưu với nhau. Trung Quốc đất rộng người đông, dân địa phương nào nói tiếng địa phương ấy (phương ngữ), nghe không hiểu nhau, nay cả nước có thể dùng chữ Hán viết ra để hiểu nhau. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Trung Quốc”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc

Xem thêm: Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người Triều Tiên ngày xưa không có chữ viết. Từ thời Tây Hán (206TCN-23), chữ Hán bắt đầu vào bán đảo Triều Tiên và từ thế kỷ 2–3 sau CN, trở thành chữ viết chính thức của xứ này, gọi là “Hanja” (Hán tự). Tiếng Triều Tiên khác ngữ hệ với Hán ngữ, chữ Hán không ghi âm được tiếng Triều Tiên. Chữ Hán mượn về chỉ dùng để viết, không dùng để nói, hơn nữa chữ Hán rất khó học, chỉ tầng lớp trên mới biết chữ, dân chúng đều mù chữ. Vào thời Tam Quốc (220-280), người Triều Tiên làm ra chữ Idu và Gugyeol cấu tạo trên cơ sở chữ Hán, tương tự chữ Nôm Việt Nam. Loại chữ này phức tạp hơn chữ Hán, cho nên không được phổ cập, ngày nay rất ít được nói tới. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc”

Lê Nghi Dân bị phế truất, Lê Thánh Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong năm Canh Thìn, tức Minh Thiên Thuận thứ 4 [1460] nước ta có 2 niên hiệu. Lạng Sơn Vương Nghi Dân cướp ngôi vào ngày mồng 3 tháng 10 năm trước [28/10/1459]; năm sau tiếp tục niên hiệu Thiên Hưng năm thứ 2, cho đến ngày mồng 6 tháng 6 [24/6/1460] thì bị lật đổ. Sau đó Vua Lê Thánh Tông lên ngôi, với niên hiệu Quang Thuận năm thứ nhất.

Vào tháng 2 [22/2-22/3/1460], Nghi Dân làm cuộc cải tổ hành chánh, đặt ra 6 bộ, 6 khoa; trước kia chỉ có 2 bộ, nay đặt 6 bộ gồm Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công: Continue reading “Lê Nghi Dân bị phế truất, Lê Thánh Tông lên ngôi”

Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’

Nguồn: Farah Stockman, “新加坡式的威权制度比民主制度更好吗?”, New York Times, 24/4/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Các chế độ chuyên chế nhân từ [benevolent autocracies] có mang lại kết quả tốt hơn các chế độ dân chủ hay không? Tôi luôn suy nghĩ về điều này từ mùa hè vừa qua, khi nghe những người Kenya có trình độ giáo dục cao nói với tôi rằng chế độ dân chủ không mang lại sự phát triển kinh tế mà họ đang rất cần. Họ hết lời ca ngợi Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore hiện đại, người chỉ trong vòng một thế hệ đã biến quốc gia-thành phố nghèo khổ của ông thành một trong những xã hội giàu có nhất Trái Đất.

Thử nghĩ xem, năm 1960, GDP bình quân đầu người của Singapore tương đương Jamaica, vào khoảng 425 đô la (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới). Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Singapore tăng lên đến 72.794 đô la, còn Jamaica chỉ có 5.181 đô la. Thảo nào Lý Quang Diệu đã trở thành một anh hùng của nhân dân. Ở Nam Phi, Lebanon và Sri Lanka, người ta cầu nguyện xuất hiện một Lý Quang Diệu của riêng họ. Continue reading “Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’”

Thế giới hôm nay: 25/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Josep Borrell, uỷ viên phụ trách đối ngoại của EU, cho biết 1.000 công dân EU và 21 nhà ngoại giao đã được sơ tán khỏi Sudan khi giao tranh đẫm máu giữa hai phe quân sự đối địch bước sang tuần thứ hai. Tới nay hơn 400 người đã thiệt mạng. Trong khi đó, người ta nghi ngờ Tập đoàn Wagner của Nga có thể đã châm ngòi xung đột ở Sudan, vì các tài liệu bị rò rỉ của Mỹ cho thấy nhóm lính đánh thuê này cung cấp vũ khí cho Lực lượng Hỗ trợ Nhanh, đơn vị bán quân sự đang chiến đấu với quân đội Sudan.

Tucker Carlson, người dẫn chương trình giờ vàng của Fox News, sẽ nghỉ việc, theo một tuyên bố từ Fox. “Tucker Carlson Tonight” có trung bình hơn 3 triệu người xem hàng đêm vào năm 2022. Fox từ chối giải thích tại sao ông Carlson bị sa thải. Ngay sau đó, CNN cũng thông báo sa thải người dẫn chương trình Don Lemon. Đuợc biết ông Lemon bị buộc tội ngược đãi đồng nghiệp nữ từ hồi đầu tháng (ông bác bỏ cáo buộc). Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/04/2023”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khái niệm “Bỏ chữ Hán ở các nước Đông Á” có nghĩa là không tiếp tục dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức của nước mình. Dĩ nhiên, muốn bỏ chữ Hán đang dùng thì nhất thiết phải làm ra được một loại chữ viết mới có thể thay thế chữ Hán. Làm chữ viết ở thời xưa là một công trình lao động trí óc cực kỳ phức tạp, đòi hỏi trí tuệ và thời gian rất nhiều năm, thậm chí hàng trăm năm. Nếu không làm được một loại chữ mới thích hợp thì chẳng thể bỏ được chữ Hán đang dùng.

Các nước Đông Á như Nhật, Triều Tiên-Hàn Quốc, Việt Nam thời cổ không có chữ viết, về sau đều tiếp nhận chữ Hán của Trung Quốc làm chữ viết chính thức của nhà nước mình. Tuy rằng các nước trên đều sùng bái chữ Hán nhưng sau một thời gian sử dụng thứ chữ này họ đều nhanh chóng nhận thấy chữ Hán không ghi được ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Như một tất yếu lịch sử, các nước này đều lần lượt tự tìm cách tạo ra chữ viết riêng cho dân tộc mình, và do đó xuất hiện xu hướng bỏ chữ Hán, dùng chữ viết của mình. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản”

Đông Nam Á ngỡ ngàng trước sự đổi thay của nông thôn Việt Nam

Tác giả: Chu Khôi

Thời gian gần đây, báo chí và nhiều kênh truyền thông, mạng xã hội ở các nước Đông Nam Á đã có nhiều bài viết, video ngợi ca sự thay đổi vượt bậc của nông thôn Việt Nam. Phần lớn đều cho rằng vùng nông thôn Việt Nam đang giàu đẹp và hiện đại hơn nhiều so với nông thôn ở Thái Lan, Philippine, Indonesia…

Giữa năm 2022, Báo điện tử Bangkok New của Thái Lan đăng bài viết “Chính quyền địa phương ở Việt Nam liệu có đang tiến bộ hơn ở Thái Lan”. Bài báo đã phân tích những nguyên nhân tại sao Thái Lan có nền kinh tế tổng thể mạnh hơn Việt Nam, GDP cao hơn Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người cũng cao gần gấp đôi, nhưng các vùng nông thôn lại nghèo và kém phát triển, bị nông thôn Việt Nam bỏ xa. Tác giả cho rằng, đây là một nghịch lý mà người Thái khó tin, nhưng lại là sự thật. Continue reading “Đông Nam Á ngỡ ngàng trước sự đổi thay của nông thôn Việt Nam”

Lê Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào năm ngoái Thái Hòa thứ 7 [1449], tại Chiêm Thành, Ma Ha Quí Do giành ngôi của người anh là Ma Ha Quí Lai, nên bị vua Lê Nhân Tông nước ta gửi thư trách. Vốn ôm lòng oán hận, lại muốn tránh tội cướp ngôi; Quí Do mạo tên là Quí Lai, sai sứ sang nhà Minh tố cáo Đại Việt mấy lần xâm hại, bắt người nước này kể cả nam lẫn nữ đến 33.500. Trong chiếu thư gửi Vua Lê Nhân Tông vào năm nay, tức Thái Hòa thứ 8 [1450], Vua nhà Minh nêu việc này lên, để phản đối: Continue reading “Lê Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông”

Immanuel Wallerstein với lý thuyết Hệ thống Thế giới Hiện đại và Trung tâm-Ngoại vi

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Lời Ban Biên tập: Lý thuyết Hệ thống thế giới hiện đại (Modern World-Systems Theory) mà trong đó, quan niệm về trung tâm và ngoại vi (Core – Peripheral Theory) đóng vai trò là cách tiếp cận chủ yếu, khám phá những quan hệ hiện thực đã kiến tạo nên hệ thống thế giới ngày nay, là một trong những lý thuyết khoa học xã hội đồ sộ nhất thế kỷ 20. Người đề xuất lý thuyết này là Wallerstein, nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ. Continue reading “Immanuel Wallerstein với lý thuyết Hệ thống Thế giới Hiện đại và Trung tâm-Ngoại vi”

Thế giới hôm nay: 21/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giẫm đạp khiến ít nhất 78 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương tại sự kiện từ thiện ở một trường học của Sana’a, thủ đô Yemen. Vụ việc xảy ra khi hàng trăm người đổ đến nhận tiền quyên góp từ các thương nhân để đánh dấu những ngày cuối tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Giới chức đổ lỗi cho quản lý yếu kém và cách thức phát tiền “ngẫu nhiên.” Các nhân chứng cho biết phiến quân Houthi, những người đang điều hành thành phố, đã bắn chỉ thiên, gây hoảng loạn.

Sau hai ngày trì hoãn, SpaceX đã phóng hệ thống Starship — mang theo một con tàu vũ trụ đặt trên tên lửa mạnh nhất từng được chế tạo — từ Bờ Vịnh Texas. Starship cất cánh thành công khỏi bệ phóng, nhưng tên lửa đẩy và tàu vũ trụ đã không thể tách rời nhau ở độ cao khoảng 40 km. Con tàu sau đó trải qua cái mà công ty gọi là “sự tháo rời nhanh chóng, không định trước” (tức bị nổ tung). Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/04/2023”

Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ còn kéo dài sau thời kỳ Putin

Nguồn: Alexander Gabuev, “Russia ’s reliance on China will outlast Vladimir Putin, says Alexander Gabuev”, The Economist, 18/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Khi Tập Cận Bình đến Moscow trong chuyến thăm chính thức vào ngày 20 tháng 3, các nghi lễ của Điện Kremlin đã tập trung vào việc thể hiện không chỉ sự tôn trọng đối với vị khách nước ngoài quan trọng nhất mà Nga từng tiếp đón kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Ukraine, mà còn là sự bình đẳng giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc và chủ nhà, Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, nghi thức ngoại giao phức tạp này không thể che giấu sự bất cân xứng ngày càng tăng giữa hai nước. Continue reading “Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ còn kéo dài sau thời kỳ Putin”

Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết món mỳ ăn liền cả thế giới đang ăn hiện nay chính là kết quả của một sáng chế quan trọng nhất trong công nghệ thực phẩm thế kỷ 20. Tác giả sáng chế ấy là một người Nhật — ông Momofuku Ando, còn gọi là Vua Mỳ ăn liền hoặc Cha đẻ Mỳ ăn liền (Noodles Papa). Một khảo sát năm 2000 của Viện Nghiên cứu Fuji cho thấy nhiều người Nhật chọn Mỳ ăn liền là phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật. Continue reading “Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật”

Ông Ngô Đình Quỳnh: “Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu”

Tác giả: Phạm Cao Phong

Những câu chuyện về thời thơ ấu ông Ngô Đình Quỳnh kể cho tôi mang âm hưởng trầm buồn.

Câu chuyện thời thơ ấu của ông làm tôi không cười nổi. Lần đầu đến trường ở Paris, giờ ra chơi, ông trố mắt nhìn những bạn cùng lớp:

-Khi đám bạn tổ chức trò ‘cút bắt’ thì tôi ngớ cả người, trò gì vậy ? Tôi như một một nhà bác học ngây người khám phá cuộc sống sinh hoạt của những chú kiến!

-Lần đầu thấy tuyết rơi, tôi ngạc nhiên lắm, tại sao lại có một đất nước như vậy!

Continue reading “Ông Ngô Đình Quỳnh: “Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu””

Thế giới hôm nay: 13/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lạm phát ở Mỹ đã giảm xuống mức 5% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 6% một tháng trước. Lạm phát đang ở mức thấp nhất trong gần hai năm qua nhờ giá năng lượng hạ nhiệt 3,5% trong tháng 3. Song lạm phát cơ bản, tức không tính chi phí thực phẩm và nhiên liệu, vẫn tăng 0,4% so với tháng 2 lên mức gần 5% theo năm do áp lực giá trên thị trường nhà ở. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 1/4 điểm tại cuộc họp tháng 5.

Chính quyền Biden đã đề xuất các quy định chặt chẽ hơn đối với phát thải ô tô để thúc đẩy doanh số bán xe điện ở Mỹ. Các quy định yêu cầu khoảng 67% số xe mới bán ra trong nước phải chạy bằng điện vào năm 2032. Con số hiện tại chỉ là 6%. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ước tính những điều chỉnh mới đề xuất sẽ giúp Mỹ tránh được gần 10 tỷ tấn khí thải carbon cho đến năm 2055. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/04/2023”

Kết nạp Phần Lan, NATO thu được những nguồn lực quân sự nào?

Nguồn:芬兰加入,北约获得多少军事资源”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 6/4/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 4/4/2023, Phần Lan chính thức trở thành quốc gia thành viên thứ 31 của NATO. Đồng thời với “sự che chở” mà Phần Lan nhận được, sự kiện nước này gia nhập NATO cũng làm tăng cường thực lực của NATO. Một khi các căn cứ địa quân sự trong lãnh thổ Phần Lan được cung cấp cho NATO sử dụng, điều đó sẽ nâng cao tiềm lực quân sự cho NATO như thế nào? Nga sẽ dùng cách nào để đối phó lại? Continue reading “Kết nạp Phần Lan, NATO thu được những nguồn lực quân sự nào?”

Thế giới hôm nay: 11/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Loạt tài liệu tình báo mật bị rò rỉ trên mạng cho thấy Mỹ đã nghe lén các đồng minh chủ chốt. Hàn Quốc, một trong những nước bị ảnh hưởng, chủ động không leo thang khi nhấn mạnh mối quan hệ của họ với Mỹ vẫn “mạnh mẽ.” Số tài liệu này cũng cho thấy các công ty Hàn Quốc có thể đang gián tiếp cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, trái với chính sách chính thức. Bên cạnh đó là các thông tin an ninh quốc gia về cuộc xâm lược của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Trung Đông. Bộ Tư pháp Mỹ đã mở điều tra về vụ lộ tài liệu.

Trong một diễn biến khác, Bộ Tư pháp Mỹ kháng án phán quyết đình chỉ phê duyệt thuốc phá thai mifepristone của một thẩm phán liên bang ở Texas. Lệnh của thẩm phán, được đưa ra hôm thứ Sáu, vẫn chưa có hiệu lực cho tới bảy ngày sau phán quyết. Chính phủ cũng yêu cầu tòa phúc thẩm liên bang tạm dừng lệnh của thẩm phán cho đến khi việc kháng án được giải quyết. Mifepristone đã được hàng triệu người Mỹ sử dụng từ năm 2000. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/04/2023”