Putin chỉ có thể thắng ở Ukraine nếu Trump trở lại nắm quyền?

Nguồn: Kann Putin diesen Krieg noch gewinnen? – „Nur wenn Trump wieder an die Macht kommt“”, WELT, 20/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

François Heisbourg cho rằng việc Nga liệu có thua trong cuộc chiến ở Ukraine hay không phụ thuộc chủ yếu vào Hoa Kỳ. Nhà địa chiến lược nổi tiếng thế giới là người am hiểu sâu sắc về các chi tiết của việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đã tiên đoán về các diễn biến tiếp theo của cuộc chiến này.

François Heisbourg, 73 tuổi, là cố vấn tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và Quỹ Paris về Nghiên cứu Chiến lược (FRS), và được coi là một trong những nhà địa chiến lược nổi bật nhất trên thế giới. Ông từ lâu đã đóng góp cho việc xây dựng học thuyết quốc phòng của Pháp. Không lâu trước khi quân đội Nga xâm lược Ukraine, ông đã xuất bản cuốn sách mới nhất của mình, The Return of War (Sự trở lại của chiến tranh). Continue reading “Putin chỉ có thể thắng ở Ukraine nếu Trump trở lại nắm quyền?”

Chiến tranh Ukraine: Sẽ có đàm phán, nhưng không như chúng ta nghĩ

Nguồn: Von Martin van Creveld, “Es wird Verhandlungen geben – aber anders, als wir denken”, WELT, 18/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Volodymyr Zelensky vẫn khước từ mọi cuộc nói chuyện với Vladimir Putin. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể có đàm phán giữa Ukraine và Nga, nhà sử học quân sự Martin van Creveld nói. Theo ông có bốn điều có thể xảy ra.

Về lý thuyết, chiến tranh kết thúc khi một phe tham chiến bị đánh bại, không còn sức chiến đấu, và kẻ chiến thắng có thể làm theo ý mình. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các cuộc chiến tranh đều không có kết cục như vậy. Khi một cuộc chiến sắp kết thúc và không còn nhiều nghi ngờ về kết cuộc của nó, kẻ thua cuộc sẽ nỗ lực để đạt được những điều kiện tốt nhất có thể, trong khi kẻ chiến thắng cũng muốn tiết kiệm sức lực, chi phí và xương máu. Một khả năng khác là xuất hiện tình trạng bế tắc, buộc cả hai bên phải cân nhắc, xem liệu mục tiêu của họ có thực sự đạt được hay không, và tìm kiếm một lối thoát. Continue reading “Chiến tranh Ukraine: Sẽ có đàm phán, nhưng không như chúng ta nghĩ”

Tại sao các giáo hội Chính thống giáo Ukraine hiềm khích với nhau?

Nguồn: Why Ukraine’s Orthodox churches are at loggerheads”, The Economist, 21/10/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Không phải đức tin, chính trị mới là yếu tố chia rẽ hai dòng giáo hội.

Cuối tháng 7, một người đàn ông lớn tuổi mặc áo chùng đen đã hung hăng lao vào Cha Anatoliy Dudko khi ông đang đọc lời nguyện cho một người lính vừa hi sinh gần thành phố Vinnytsia (miền trung Ukraine). Người đàn ông gắng sức giật lấy cây thập tự mà Dudko đang mang, trước khi đánh Cha bằng chính cây thánh giá của mình. Cả hai đều là những linh mục Chính thống giáo nhưng đến từ hai giáo hội khác nhau: Dudko theo Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (Orthodox Church of Ukraine – OCU), trong khi người tấn công ông theo Giáo hội Chính thống Ukraine (Ukrainian Orthodox Church – UOC). Chưa kể đến hai cái tên từa tựa nhau, hai giáo hội có chung gần như mọi nghi thức và tín ngưỡng nhưng đối nghịch nhau bởi một mối thù chung. Cuộc chiến của Nga tại Ukraine càng làm cho mối hiềm khích càng sâu sắc hơn. Vì sao như thế? Continue reading “Tại sao các giáo hội Chính thống giáo Ukraine hiềm khích với nhau?”

“Tình đồng chí” Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Không lâu sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon, khoảng trung tuần tháng 5/1972, một xét nghiệm nước tiểu thường kỳ phát hiện Thủ tướng Chu Ân Lai mắc chứng ung thư bàng quang. Vấn đề các Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khi nào được chữa bệnh và chữa như thế nào, tất cả đều phải do Mao Trạch Đông quyết định. Các bác sĩ yêu cầu sớm kiểm tra và điều trị cho Chu Ân Lai, khi cần thiết phải tiến hành phẫu thuật. Họ nhấn mạnh chứng ung thư này còn ở thời kỳ đầu, bản thân Chu còn chưa có triệu chứng nào, khả năng chữa khỏi bệnh vào khoảng 80-90%. Continue reading ““Tình đồng chí” Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai”

“Sáp nhập” là gì, và tại sao không phải là “tái thống nhất”?

Nguồn: “What is annexation?”, The Economist, 30/09/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Vladimir Putin đã đưa ra một yêu sách sai trái đối với lãnh thổ thuộc chủ quyền của Ukraine.

Ngày 30/09, Vladimir Putin đã ký ban hành luật sáp nhập 4 tỉnh thuộc Ukraine đang bị Nga chiếm đóng một phần – gồm Kherson, Zaporizhia, Donetsk, và Luhansk. Những cuộc trưng cầu dân ý giả được tiến hành trước mũi súng và có ít tính chính đáng. Theo điện Kremlin, ở mỗi tỉnh có ít nhất 87% cử tri (và 99% tại Donetsk – một con số vô lý) đã bỏ phiếu ủng hộ việc vùng đất nơi họ sinh sống trở thành một phần của Nga. Trong bài phát biểu, Putin đã không sử dụng từ “sáp nhập” (annex) nhưng tuyên bố rằng các vùng lãnh thổ trên (chiếm khoảng 17% lãnh thổ Ukraine) sẽ trở thành “những công dân của chúng ta mãi mãi”. Trên thực tế Nga không có quyền sở hữu vùng đất ấy, và tuyên bố năm 2014 đối với bán đảo chiến lược Crimea cũng thế. Nhưng trong cả 2 tình huống, Putin đã dùng từ “tái thống nhất” (reunification) chứ không phải “sáp nhập” (annexation) để nói về hành động phi pháp của mình. Vậy “sáp nhập” là gì, và vì sao việc sử dụng đúng từ ấy lại quan trọng? Continue reading ““Sáp nhập” là gì, và tại sao không phải là “tái thống nhất”?”

“Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh”

Nguồn: Russlands Reserven reichen real nur noch für ein Jahr Krieg“, WELT, 15/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Ít ai biết Tổng thống Nga lâu và rành rẽ như Andrei Illarionov. Trong một cuộc phỏng vấn, cựu cố vấn kinh tế hàng đầu của Putin giải thích lý do tại sao Điện Kremlin cạn tiền mặc dù doanh thu từ nguyên liệu thô tăng cao, và tại sao ông lại đánh giá sai về Trung Quốc đến vậy.

Ông từng là cố vấn kinh tế của Putin và hiện đang là nhà nghiên cứu kinh tế ở Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn, Andrei Illarionov giải thích điều gì đã khiến Putin leo thang chiến tranh ở Ukraine, điều mà phương Tây không chú ý đến khi nói đến dữ liệu kinh tế của Nga, và quan hệ của giới thượng lưu ở Moscow với Putin. Continue reading ““Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh””

Phản ứng nội bộ nhà Minh sau thất bại tại Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong cuộc xâm lăng nước ta dưới thời nhà Hồ, Liễu Thăng chiếm công đầu; đến năm Tuyên Đức thứ 2 [1427], lại được giao chức Tổng binh, cứu viện Vương Thông. Ỷ binh hùng, tướng mạnh, có thể chiến thắng một cách dễ dàng, nên thái độ y đầy kiêu ngạo. Biết rõ tâm lý, Bình Định Vương Lê Lợi sai sứ nghênh đón tận quan ải, mong bãi binh, và dâng thư xin qui phụ. Theo tư liệu sưu tầm đựợc, có 2 thư gửi cho Liễu Thăng; một bản do Trần Cảo đứng tên, nhan đề “Thư Gửi Liễu Thăng”, xuất xứ từ Quân Trung Từ Mệnh Tập, b 6, đã đăng tại phần trên; một bản đứng tên Lê Lợi, xuất xứ từ Minh Thực Lục, đăng dưới đây. Với thái độ ngạo mạn, y không thèm xem qua thư, cho chuyển thẳng về triều, rồi điều quân tiến gấp: Continue reading “Phản ứng nội bộ nhà Minh sau thất bại tại Đại Việt”

Quan hệ Việt – Trung sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Sau khi kết thúc Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20, ngày 23/10/2022, Ban Chấp hành Trung ương mới đã bầu lại ông Tập Cận Bình vào chức tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ 5 năm, nhiệm kỳ thứ ba. Như vậy, ông Tập Cận Bình đã trở thành lãnh đạo có thế lực nhất ở Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến gặp ông Tập Cận Bình không ai khác hơn, chính là tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng hôm qua, 30/10/202, đã bắt đầu chuyến viếng thăm Bắc Kinh đến ngày 02/11, theo lời mời của ông Tập Cận Bình. Continue reading “Quan hệ Việt – Trung sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Tương lai quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Ngay sau khi Đại hội 20 của ĐCSTQ vừa bế mạc (23/10), Hà Nội đã thông báo (25/10) TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm chính thức Trung Quốc (30/10-2/11/2022). Theo thông lệ, chuyến thăm chính thức của nguyên thủ hay lãnh đạo đảng thường được chuẩn bị trước đó hàng tháng. Tuy không bất ngờ, nhưng thời điểm và bối cảnh của chuyến thăm này có hàm ý quan trọng đối với tương lai quan hệ Việt-Trung cũng như quan hệ Việt-Mỹ.

Theo nguồn tin Reuters, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt – Trung trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 132,3 tỷ USD, trong đó gần 70% là Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc. Nay Việt Nam là đối tác thường mại lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á, và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Continue reading “Tương lai quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ”

Thời báo Hoàn cầu: Ý nghĩa đặc biệt quan hệ Trung-Việt, một số nước lớn không hiểu được

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11. Ông sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong vài ngày sau đó, Trung Quốc sẽ đón tiếp chuyến thăm của đông đủ các vị khách quý: Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif, Tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan và Thủ tướng Đức Scholz. Continue reading “Thời báo Hoàn cầu: Ý nghĩa đặc biệt quan hệ Trung-Việt, một số nước lớn không hiểu được”

Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện

Tác giả: Phan Xuân Dũng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc gần 50 năm nhưng bi kịch của nó còn ám ảnh nhiều người. Trong số đó có hai người phụ nữ Việt Nam, một người là nạn nhân chất độc da cam và một người là nạn nhân sống sót sau thảm sát của lính Hàn Quốc. Cả hai đang đấu tranh pháp lý buộc đối tượng gây ra nỗi đau cho họ phải chịu trách nhiệm.

Người phụ nữ đầu tiên là bà Trần Tố Nga, một người Pháp gốc Việt. Bà mất con gái đầu lòng vì dị tật tim vào năm 1968. Bà Nga đổ lỗi cho bản thân trong suốt vài chục năm cho đến khi bà nhận ra rằng “chất độc da cam” mới là thủ phạm thật sự. Continue reading “Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện”

Giặc Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi toàn thắng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Toàn Thư chép Bình Định Vương Lê Lợi sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, dùng tên Trần Cảo dâng biểu lên Vua nhà Minh, xin lập dòng dõi nhà Trần; vua Minh lấy lý do yên dân, chấp thuận. Sau đó sai bọn La Nhữ Kính mang chiếu sang phong Trần Cảo làm An Nam Quốc vương, và cho rút quân về:

Trước đó vua sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, sai người dâng biểu của Cảo xin lập làm dòng dõi họ Trần, chuyển tới Quảng Tây và Vân Nam nhà Minh mỗi nơi một bản. Kiềm quốc công Mộc Thạnh nhận được thư, lập tức chạy tâu về kinh, vua Minh nhận được biểu, ra dụ cho các quan văn võ rằng: “Những người bàn không hiểu ý nghĩa của việc ngừng can qua, hẳn cho rằng làm thế là không có uy vũ.[1] Nhưng nếu dân được yên thì trẫm có kể gì lời bàn của người khác. Continue reading “Giặc Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi toàn thắng”

Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng, ThS. Trần Hà My[1]

Tình hình thế giới, khu vực những năm gần đây chứng kiến nhiều biến chuyển sâu sắc, mau lẹ. Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song các nhân tố khó lường kèm theo nguy cơ, thách thức cũng gia tăng, đặc biệt là những hệ quả bất lợi, đa chiều từ xu hướng cạnh tranh, kiềm chế phức tạp giữa các nước lớn. Để ứng phó với tình hình mới, các nước dù lớn hay nhỏ hiện nay đề cập nhiều hơn tới khái niệm “tự chủ chiến lược”, thậm chí xác định đây là phương châm chủ đạo, lâu dài trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu về cách tiếp cận mới của các nước về khái niệm tự chủ chiến lược, đặc biệt là của các nước nhỏ, nước tầm trung có thể mở ra nhiều gợi ý để thực hiện hiệu quả hơn nữa các mục tiêu đối ngoại mà Đại hội XIII đã đề ra. Continue reading “Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay”

Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài của Dương Diệp [Yang Ye], phóng viên đặc phái thường trú tại Việt Nam, và phóng viên Bạch Vân Di [Bai Yun-yi] của Thời báo Hoàn cầu, về chuyến thăm chính thức Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng:

Ngày 25/10/2022, Hồ Triệu Minh, người phát ngôn Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố: Theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 cho tới ngày 2 tháng 11. Cùng hôm đó, Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam cũng công bố tin Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng”

Ba xu hướng mới đáng quan tâm trên chiến trường Nga-Ukraine

Nguồn: Trương Cẩm, Liễu Ngọc Bằng, Trương Nhất Phàm, “俄乌战况值得关注的三个新动向”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 19/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 10, quân đội Nga lần đầu tiên tiến hành cuộc không kích vào “Trung tâm quyết định chính sách năng lượng” của Ukraine và đánh vào các cơ sở năng lượng cùng các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Ukraine trong hai ngày liên tiếp. Một đặc điểm lớn trong hai đợt không kích này là quân đội Nga sử dụng bom bay [loitering munition] làm vũ khí tấn công. Điều này làm nên sự khác biệt so với các cuộc không kích Ukraine trước đây. Tiến triển nói trên của cuộc xung đột Nga – Ukraine đã hé lộ những xu hướng biến động mới nào? Ngày 18/10, phóng viên Thời báo Hoàn cầu đã phỏng vấn nhiều chuyên gia quân sự về vấn đề này. Continue reading “Ba xu hướng mới đáng quan tâm trên chiến trường Nga-Ukraine”

Yevgeny Prigozhin, người đứng sau Nhóm Wagner, là ai?

Nguồn: “Who is Yevgeny Prigozhin, the man behind the Wagner Group?” , The Economist, 29/09/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

“Người giải quyết vấn đề” của Putin cuối cùng đã thừa nhận chính ông ta tuyển mộ lính đánh thuê.

Tuần qua, Yevgeny Prigozhin đã bước ra ánh sáng. Đồng minh thân cận của tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thừa nhận ông ta là người lập ra Wagner – một nhóm lính đánh thuê phục vụ cho những công việc đen tối của Nga. “Tôi đã tự làu chùi những vũ khí cũ, tự mình phân loại áo chống đạn”, Yevgeny nhắc về những ngày đầu của Nhóm Wagner và gọi những người lính tư nhân của mình là “anh hùng”. Sự thừa nhận đến sau một video được phát hành vào ngày 13/9, trong đó ông ta đang tuyển mộ những kẻ phạm tội để tăng cường nhân lực của Nga tại Ukraine. Ông hứa hẹn sẽ trả tự do cho họ nếu họ tham gia chiến đấu 6 tháng (nếu họ sống sót đến lúc đó). Prigozhin là ai, và vì sao vai trò ngày một lớn của ông ta lại quan trọng? Continue reading “Yevgeny Prigozhin, người đứng sau Nhóm Wagner, là ai?”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P11)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau chiến thắng tại Chi Lăng, Cần Trạm, tiêu diệt đạo quân cứu viện của Liễu Thăng; Bình Định Vương sai gửi thư đến Thành sơn hầu Vương Thông, phân tích cho y cơ hội cuối cùng để rút quân trở về, mang lại hòa bình cho hai nước: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P11)”

Tập Cận Bình và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đại hội lần thứ 20 của Đảng CSTQ đã khai mạc ngày 16/10/2022 với bài diễn văn dài hai tiếng của Tập Cận Bình. Ông sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba sau khi xóa bỏ luật chơi của đảng do Đặng Tiểu Bình xác lập. Trung Quốc đã trỗi dậy thành siêu cường kinh tế lớn thứ hai, bành trướng và bắt nạt các nước khu vực, thách thức Mỹ với ý đồ thay đổi trật tự thế giới. Xu hướng cực đoan và tham vọng quá lớn của Tập ẩn chứa rủi ro và nguy cơ khó lường.

Sau đại hội 19, đại hội 20 là một cơ hội mới để Tập Cận Bình thực hiện tham vọng phục hưng Trung Quốc. Nhưng các diễn biến gần đây với các bài học của chiến tranh Ukraine cũng như suy giảm kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch với mức tăng trưởng GDP tụt xuống chỉ còn 3,2% năm 2022, chắc sẽ làm lãnh đạo Trung quốc phải tính toán lại về chính sách để đối phó với rủi ro và thách thức trong một thế giới biến động khó lường. Continue reading “Tập Cận Bình và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20”

Tập Cận Bình cũng là tù nhân của Đảng Cộng sản

Nguồn: Kerry Brown, “Xi Jinping Is a Captive of the Communist Party Too”, New York Times, 10/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong mắt người phương Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có vẻ giống như hóa thân của chế độ độc tài độc nhân trị. Quan điểm ấy có lý do chính đáng.

Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tới nay, ông xóa bỏ cơ chế chia sẻ quyền lực giữa các phe phái trong Đảng, biến một trong những tổ chức chính trị lớn nhất thế giới thành một khối thống nhất. Tại bất cứ nơi nào cũng có thể thấy lời nói, tư tưởng và hình ảnh của ông. Trong một bài phát biểu năm 2016, ông sử dụng các từ ngữ của Mao Trạch Đông, nói ĐCSTQ đang lãnh đạo “Đông Tây Nam Bắc Trung” của Trung Quốc. Có lẽ ông dùng câu nói này để nói về chính mình. Continue reading “Tập Cận Bình cũng là tù nhân của Đảng Cộng sản”

Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến 

Nguồn: Philipp Fritz, “Deutschland war gestern, jetzt kommt das Europa des Ostens”, WELT, 11/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mặc dù có cơ hội lịch sử Berlin không muốn đảm đương vai trò lãnh đạo.Thay vào đó, các quốc gia Đông Âu đang thế chân vào khoảng trống và trở thành trung tâm mới của lục địa này. Ngoài việc mất quyền lực, điều này còn để lại hậu quả cho nền kinh tế và sự thịnh vượng của nước Đức.

Kaja Kallas (nữ Thủ tướng Estonia – NBT) là “Tương lai của Châu Âu”. Trên mạng xã hội nhiều người bày tỏ sự tin tưởng về điều này. Người ta chia sẻ một bức ảnh của vị Thủ tướng Estonia cùng với Sanna Marin, Thủ tướng Phần Lan. Bên cạnh đó, họ đặt một bức chân dung cựu Thủ tướng Angela Merkel, phía dưới có hàng chữ: “Quá khứ của Châu Âu”. Continue reading “Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến “