Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ nhật (13/12/2020) đánh dấu kỷ niệm 83 năm vụ Thảm sát Nam Kinh, sự kiện trong đó Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã tàn sát một số lượng khủng khiếp người dân Trung Quốc.

Có thể vì lý do cân nhắc quan hệ với Nhật Bản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và sáu thành viên khác của Thường vụ Bộ Chính trị đã không đến dự lễ tưởng niệm ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, trong năm thứ ba liên tiếp.

Tuy nhiên, hồi năm 2014, chính phủ đã chọn ngày 13 tháng 12 là ngày quốc tang cho các nạn nhân, và các lễ tưởng niệm được tổ chức hàng năm trên khắp cả nước. Một sự kiện có liên quan vừa được tổ chức hồi cuối tuần tại Bảo tàng Nhân dân Trung Hoa Kháng chiến Chống quân Xâm lược Nhật Bản, gần Lư Câu Kiều ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ”

Việt Nam khôi phục cân bằng vùng miền trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vì lý do lịch sử, chính trị Việt Nam rất nhạy cảm với khía cạnh vùng miền. Quả thật, chia rẽ vùng miền là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam trong bốn thế kỷ qua.

Đối mặt với áp lực của các chúa Trịnh ở phía Bắc vào thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã dẫn một đội quân Nam tiến, cuối cùng giúp Việt Nam thiết lập chủ quyền tại hầu hết các lãnh thổ phía nam đất nước hiện nay. Nhưng một cuộc nội chiến kéo dài giữa hai dòng họ sau đó đã khiến đất nước bị chia cắt trong hơn 150 năm.

Việt Nam được thống nhất dưới thời Tây Sơn vào năm 1778 và sau đó là nhà Nguyễn vào năm 1802, nhưng lại tiếp tục bị chia cắt bởi người Pháp, khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp vào năm 1862, trong khi Trung Kỳ và Bắc Kỳ sau đó lần lượt trở thành các xứ bảo hộ của Pháp. Continue reading “Việt Nam khôi phục cân bằng vùng miền trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao?”

Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?

Nguồn: What is a SPAC, Grab’s path to a $40bn listing?”, The Economist, 12/04/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Đầu tư vào các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (special-purpose acquisition companies, hay SPAC), một loại hình công ty chỉ tồn tại trên giấy tờ gây tranh cãi, ngày càng bùng nổ lên một tầm cao mới. Vào ngày 13 tháng 4, một kỷ lục mới đã được thiết lập khi Grab, công ty Đông Nam Á có hoạt động giống Uber cung cấp các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và thanh toán kỹ thuật số, đồng ý sáp nhập với một SPAC do công ty quản lý đầu tư của Mỹ Altimeter thành lập trong một thỏa thuận định giá Grab vào khoảng 40 tỷ đô la. Điều này giúp Grab có một lối tắt để được niêm yết trên sàn Nasdaq và là giao dịch mới nhất trong chuỗi các giao dịch tương tự (Lucid, một nhà sản xuất ô tô điện, là một ví dụ đáng chú ý khác). Continue reading “Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?”

Vì sao Trung Quốc từ nhà Tần đến nhà Thanh không phải xã hội phong kiến?

Tác giả: Hứa Tiểu Niên (Trung Quốc) | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Có thể coi đây là “oan sai” lớn nhất trong giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc. Trong suốt hai nghìn năm từ thời Tần Thủy Hoàng đến thời Tuyên Thống Đế nhà Thanh, xã hội Trung Quốc rõ ràng được đặt dưới bộ máy triều đình chuyên chế, nhưng đã bị “ép uổng” trở thành xã hội phong kiến và sự nhầm lẫn tai hại này cho tới nay vẫn đang lan truyền khắp thế giới. Việc sửa chữa sai lầm này đúng lúc và nhận định bản chất của hai nghìn năm này một cách chính xác không chỉ giúp làm rõ nguyên do khiến xã hội Trung Quốc phát triển trì trệ trong một thời gian dài, mà còn đóng góp một lối tư duy hoàn toàn mới cho sự chuyển đổi nghiên cứu từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại.

Vậy “phong kiến” là gì? Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Britannica, thuật ngữ “chế độ phong kiến” (Feudalism) xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17 và được dùng để miêu tả xã hội Tây Âu thời Trung cổ. Trong nhiều tác phẩm và nghiên cứu khác nhau, nghĩa của từ này không hoàn toàn tương đồng. Nghĩa rộng nhất của nó bao hàm tất cả quan hệ kinh tế, luật pháp, chính trị và xã hội ở Tây Âu trong thời Trung cổ, trong khi nghĩa hẹp nhất được dùng để chỉ mối quan hệ khế ước giữa các lãnh chúa (Lords) và chư hầu (Vassals). Continue reading “Vì sao Trung Quốc từ nhà Tần đến nhà Thanh không phải xã hội phong kiến?”

Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc trưng cầu ý dân nhân dịp 50 năm chiến thắng phát xít, khi được đề nghị chọn 2 anh hùng của cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II, đa số người Mỹ đã chọn Dwight D. Eisenhower là anh hùng trên chiến trường châu Âu (về sau được bầu làm Tổng thống Mỹ), và Claire Lee Chennault là anh hùng trên chiến trường châu Á -Thái Bình Dương. Nhân dịp đó, một con tem in hình Chennault đã được phát hành.

Chennault dưới cái tên tiếng Hoa Trần Nạp Đức (陳 納 德) hoặc Trần Tướng quân đã trở nên quá quen thuộc với người Trung Quốc, họ coi ông là một ân nhân tình sâu nghĩa nặng. Continue reading “Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay”

Bổ nhiệm Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên: Bất thường hay hợp lý?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hôm 08/04/2021, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn việc bổ nhiệm hai phó thủ tướng và 12 bộ trưởng mới trong nội các của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các ứng viên được bổ nhiệm phù hợp với những tin đồn đã được lan truyền từ sau Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) kết thúc cách đây hai tháng, trừ trường hợp Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Việc ông Diên được chọn làm người đứng đầu Bộ Công Thương là điều gây bất ngờ. Cho đến gần đây, ứng viên hàng đầu cho vị trí này được cho là ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (CMSC). Nền tảng giáo dục và chuyên môn của ông Anh khiến ông trở thành ứng viên phù hợp cho vị trí này do ông được đào tạo về kinh tế và trước đây từng làm việc tại một công ty thương mại ở thành phố Hải Phòng. Tại CMSC, ông giám sát vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp từng do Bộ Công Thương quản lý trước khi chuyển giao cho ủy ban. Continue reading “Bổ nhiệm Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên: Bất thường hay hợp lý?”

Nhật ký Bắc Kinh (07/12/20): Tập Cận Bình và Đại học Thanh Hoa

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông không vui vẻ khi xuất hiện trước công chúng những tháng gần đây. Nhưng ông có tâm trạng tốt hơn hẳn trong một thông điệp video kỷ niệm 20 năm ngày thành lập ban cố vấn của Trường Kinh tế và Quản lý Đại học Thanh Hoa hôm thứ Năm (03/12/2020).

“Tôi muốn mỗi thành viên trong ban cố vấn tích cực đưa ra các đề xuất cho sự phát triển của Trung Quốc”, ông Tập nói trong thông điệp gửi đến trường cũ của mình.

Ban này gồm một loạt các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp nổi tiếng từ Trung Quốc cũng như các quốc gia khác. Chủ tịch danh dự là cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, người cũng từng theo học tại Thanh Hoa. Các thành viên danh dự bao gồm cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Henry Paulson, trong khi chủ tịch hiện tại của ban là CEO Apple Tim Cook. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/12/20): Tập Cận Bình và Đại học Thanh Hoa”

Nhà Trần loạn lạc dưới thời Dương Nhật Lễ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Đại Định: 1369-1370

Sau khi Vua Dụ Tông mất, vào tháng sau [4/7-2/8/1369] sách lập Dương Nhật Lễ lên làm Vua. Nhật Lễ là con hờ của Cúc túc vương Nguyên Dục anh ruột Vua Dụ Tông; chắc Dụ Tông không biết điều thầm kín này, nên lập làm Vua:

Tháng 6. Huệ Từ [Hiến Từ, theo Toàn Thư] thái hậu lập Dương Nhật Lễ làm vua. Trước kia, người phường trò, tên là Dương Khương, diễn tích Tây vương mẫu dâng quả bàn đào, vợ hắn đóng vai Tây vương mẫu. Cung Túc vương Nguyên Dục cảm nàng đẹp, lấy làm vợ. Khi ấy nàng đang có mang; rồi sinh ra Nhật Lễ. Nguyên Dục nhận làm con mình. Kịp khi Dụ Tông mất, không có con kế tự, có để di chiếu cho Nhật Lễ nối ngôi. Quần thần bàn rằng: Continue reading “Nhà Trần loạn lạc dưới thời Dương Nhật Lễ”

Khủng hoảng trong “quy hoạch lãnh đạo” của Singapore

Nguồn: Singapore’s prime-minister-in-waiting gives up the job”, The Economist, 08/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là khoảnh khắc kịch tính hiếm hoi trong nền chính trị thường tẻ nhạt của Singapore. Hôm 8 tháng 4, Heng Swee Keat (Vương Thụy Kiệt) thông báo rằng ông sẽ từ bỏ vai trò người kế nhiệm dự kiến của thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long. Chính trị kế nhiệm ở Singapore, giống như hầu hết mọi thứ khác, thường được lên kế hoạch tỉ mỉ trước nhiều năm bởi những người đứng đầu Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền. Đảng này đã nắm quyền tại Singapore kể từ khi đất nước được thành lập vào năm 1965. Tuy nhiên, giờ đây các quan chức đảng sẽ phải trải qua một kinh nghiệm hiếm gặp là quay trở lại bản vẽ ban đầu — và thừa nhận, ít nhất trong riêng tư, là đã phạm sai lầm. Continue reading “Khủng hoảng trong “quy hoạch lãnh đạo” của Singapore”

Ba lý do khiến ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng là ‘bất ngờ’?

Tác giả: Quốc Phương phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Giới quan sát thời sự, chính trị Việt Nam tiếp tục quan tâm về người vừa trở thành Thủ tướng mới của Việt Nam và những thách đố đang chờ đợi tân nội các.

Hôm thứ Ba, 06/4/2021, từ Singapore, nhà nghiên cứu chính trị Lê Hồng Hiệp nói với BBC việc ông Phạm Minh Chính trở thành Thủ tướng VN đã gây ra sự ngạc nhiên trong giới quan sát và có ba lý do:

“Như nhiều người đã bày tỏ ý kiến, đa phần đều tỏ ra ngạc nhiên trước việc lựa chọn ông Phạm Minh Chính làm tân Thủ tướng của Việt Nam trong nhiệm kỳ này.

“Lý do chủ yếu là ông Chính trước khi trở thành Thủ tướng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, một vị trí thường không được cất nhắc lên vị trí Thủ tướng. Continue reading “Ba lý do khiến ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng là ‘bất ngờ’?”

Niêm yết trực tiếp khác IPO như thế nào?

Nguồn: How does a direct listing differ from an IPO?”, The Economist, 02/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những doanh nhân nào muốn biến công ty thành công ty đại chúng, và có thể tạo ra một gia tài khổng lồ cho mình trong quá trình này, đều thường nghĩ về việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Mặc dù đây là con đường phổ biến nhất để biến một công ty thành công ty đại chúng có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán, đó không phải là con đường duy nhất. “Công ty mua lại có mục đích đặc biệt” (special-purpose acquisition company, hay SPAC) là một trong những lựa chọn thay thế ngày càng phổ biến. Hay “niêm yết trực tiếp” là một lựa chọn khác. Coinbase, một công ty khởi nghiệp tiền điện tử của Mỹ, đang lên kế hoạch niêm yết trực tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở New York trong tháng này, và Roblox, một nền tảng trò chơi điện tử, đã lên sàn giao dịch chứng khoán New York theo cách tương tự vào tháng trước. Nhưng chính xác thì niêm yết trực tiếp là gì và tại sao nó ngày càng phổ biến? Continue reading “Niêm yết trực tiếp khác IPO như thế nào?”

Lào: Bạn học cũ của Tập Cận Bình làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước

Nguồn: Laos taps Xi classmate as presidential aide, deepening China tilt”, Nikkei Asia, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Lào đã bổ nhiệm một người bạn học cũ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm trợ lý hàng đầu cho nhà lãnh đạo mới của nước này.

Khemmani Pholsena, 64 tuổi, được bổ nhiệm làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước. Bà sẽ là cố vấn cho cho Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith, người kiêm chức tổng bí thư của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền.

Việc bổ nhiệm bà cho thấy Lào sẽ xích lại gần hơn với Trung Quốc, quốc gia cung cấp hỗ trợ kinh tế lớn cho nước này. Khemmani trước đây giữ chức Bộ trưởng Công Thương. Continue reading “Lào: Bạn học cũ của Tập Cận Bình làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước”

Yếu tố chủng tộc trong cạnh tranh địa chính trị toàn cầu

Nguồn: Gideon Rachman, “Race is also a geopolitical issue”, Financial Times, 05/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đặc quyền của người da trắng, phân biệt chủng tộc về mặt thể chế, thiên vị một cách vô thức, chính trị bản sắc – những thuật ngữ này đã trở những vấn đề thời sự trong các cuộc tranh luận chính trị ở Mỹ và Anh. Nhưng chủng tộc không chỉ là một vấn đề trong nước. Vào thời điểm mà quyền lực toàn cầu đang chuyển dịch, các tranh luận về công bằng chủng tộc cũng đang trở thành một phần của cuộc đấu tranh địa chính trị.

Nếu xếp hạng theo sức mua, các nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay theo thứ tự là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Đức. Nhưng các thể chế chính trị quan trọng nhất của thế giới vẫn phản ánh cán cân quyền lực chính trị và kinh tế của năm 1945. Năm thành viên thường trực, có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. Continue reading “Yếu tố chủng tộc trong cạnh tranh địa chính trị toàn cầu”

Ba trụ cột đối ngoại của Trung Quốc: Ngoại giao nhà nước, đảng và nhân dân

Nguồn: Connor Fiddler, “The 3 Pillars of Chinese Foreign Policy: The State, the Party, the People”, The Diplomat, 03/02/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Bộ máy xây dựng chính sách đối ngoại của Trung Quốc không chỉ nằm ở Bộ Ngoại giao.

Trong Chiến tranh Lạnh, bộ máy chính sách đối ngoại Mỹ phải phát triển các cơ chế toàn diện theo hướng chống lại các chiến dịch gây ảnh hưởng của Liên Xô. Hoa Kỳ không chỉ cần một Bộ Ngoại giao mạnh mẽ để tham gia vào chính sách ngoại giao truyền thống lấy nhà nước làm trung tâm mà còn cần đến các mạng lưới thu thập thông tin tình báo phức tạp, các chiến lược quân sự toàn cầu và các hoạt động quyền lực mềm dài hạn. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, các quốc gia chủ yếu định hướng hoạt động ngoại giao của mình trở lại cách tiếp cận truyền thống lấy nhà nước làm trung tâm. Ngày nay, đây vẫn là cách tiếp cận chủ yếu của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các đồng minh cần phát triển một cách tiếp cận đa sắc thái hơn để tương tác với chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Continue reading “Ba trụ cột đối ngoại của Trung Quốc: Ngoại giao nhà nước, đảng và nhân dân”

Việt Nam khó cưỡng lại chính sách “ngoại giao vac-xin” của Trung Quốc

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Là nơi xuất phát đại dịch Covid-19, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc cung cấp vac-xin ngừa virus corona như một chính sách ngoại giao để gia tăng ảnh hưởng trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Đông Nam Á. Nhưng Việt Nam đang cố cưỡng lại chính sách ngoại giao vac-xin này của Bắc Kinh, cho tới nay vẫn chưa dùng thuốc tiêm ngừa “made in China”. Vấn đề là, về lâu dài, để có đủ vac-xin chích cho toàn dân, chính phủ Hà Nội chắc sẽ buộc phải nhập luôn cả vac-xin Trung Quốc.

Mặc dù đã phê chuẩn tổng cộng 4 loại vac-xin, nhưng chính phủ Trung Quốc lại không vội vã chích ngừa Covid cho người dân nước họ. Tính đến tháng 3, chỉ mới có chưa tới 50 triệu dân Trung Quốc được tiêm chủng, tức chỉ khoảng 4% tổng dân số, so với tỷ lệ 19% ở Hoa Kỳ. Trung Quốc đã từng tuyên bố họ có thể sản xuất ít nhất 2,6 tỷ liều vac-xin trong năm 2021. Là nước sản xuất vac-xin hàng đầu thế giới, Trung Quốc cũng là quốc gia xuất khẩu vac-xin nhiều nhất : 560 triệu liều, tức là một phần tư sản lượng quốc gia. Bắc Kinh đã ký hiệp định thương mại về cung cấp vac-xin với 27 quốc gia, tặng các liều vac-xin cho hơn 50 quốc gia. Theo tổng kết của hãng tin AP, Trung Quốc đã cam kết cung cấp tổng cộng nửa tỷ liều vac-xin cho hơn 45 quốc gia.

Nhật ký Bắc Kinh (04/12/20): Trung Quốc nắn gân Australia

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc lại lên tiếng – lần này mục tiêu của họ là Australia.

Đợt căng thẳng ngoại giao mới nhất giữa hai nước khai màn khi Triệu Lập Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đăng một bức ảnh gây hấn lên Twitter vào hôm thứ Hai (30/11/2020).

Bức ảnh này mô tả một binh sĩ Úc đang tươi cười kề con dao dính máu vào cổ một đứa trẻ Afghanistan. “Bị sốc trước việc binh lính Australia sát hại thường dân và tù nhân Afghanistan”, ông Triệu viết, đề cập đến cuộc điều tra của chính Australia về các cáo buộc tội ác chiến tranh của quân đội nước này. “Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành vi như vậy, và kêu gọi họ chịu trách nhiệm.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (04/12/20): Trung Quốc nắn gân Australia”

Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hạ tuần tháng 3 năm nay, cả thế giới nín thở theo dõi tiến trình giải quyết vụ khủng hoảng do tàu container khổng lồ Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez gây ra. Con kênh này hàng năm mang lại cho Ai Cập một nguồn thu đáng kể bình quân 6 tỷ USD (năm 2020 là 5,61 tỷ USD). Việc nó dừng hoạt động một tuần đã gây thiệt hại cho Ai Cập cũng như các chủ hàng có tàu nằm chờ qua kênh. Hàng năm có khoảng 19.000 tàu biển chở lượng hàng hoá giá trị tương đương chừng 10% kim ngạch thương mại toàn cầu đi qua con kênh này. Cuộc khủng hoảng Suez đã làm rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu, và cho thấy hệ thống này thật mong manh, dễ gặp trở ngại vào bất cứ lúc nào.

Tuần san The Arab Weekly ngày 30/3/2021 nói sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez đã làm cho cuộc thảo luận về các giải pháp thay thế kênh Suez — trong đó có dự án kênh đào Ben Gurion của Israel nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải  (còn gọi là kênh đào Israel) — trở nên sôi động. Người Israel coi tuyến đường này là đối thủ cạnh tranh của kênh Suez. Tel Aviv dự kiến biến kênh Israel thành một dự án nhiều mặt, như xây dựng các thị trấn nhỏ, khách sạn, nhà hàng và câu lạc bộ đêm xung quanh con đường thủy này. Continue reading “Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?”

Tại sao Kênh đào Suez đối mặt với áp lực gia tăng?

Nguồn: Why the Suez Canal and other choke-points face growing pressure”, The Economist, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tuần này, Shoei Kisen Kaisha, một công ty Nhật Bản, đã phải đưa ra thông cáo báo chí xin lỗi sau khi con tàu của họ, Ever Given, bị mắc kẹt trên kênh đào Suez. Gió lớn được cho là đã làm con tàu chệch hướng vào thứ Ba, ngăn các tàu khác đi qua con kênh. Việc Ever Given bị mắc kẹt kéo dài đã dẫn tới sự hình thành hàng nghìn tranh ảnh biếm họa, nhưng thiệt hại về kinh tế không phải chuyện đùa. Kênh đào này chuyên chở 12% khối lượng thương mại toàn cầu và chỉ có một tuyến đường thay thế giữa châu Á và châu Âu là đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, vốn làm hành trình kéo dài thêm hơn một tuần. Kênh đào Suez là một trong nhiều tuyến đường biển hẹp mà giao thương hàng hải quốc tế phải dựa vào. Các tuyến khác còn có Kênh đào Panama nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, và eo biển Hormuz nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Oman. Ngay cả khi không có tàu nào dài cỡ Tòa nhà Empire State chắn ngang, những tuyến đường biển này cũng đang chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Continue reading “Tại sao Kênh đào Suez đối mặt với áp lực gia tăng?”

Mỹ cần phải làm gì để đối phó Trung Quốc trên Biển Đông?

Nguồn: Lynn Kuok, “How China’s actions in the South China Sea undermine the rule of Law”, Brooking Institution, 11/2019.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh

Một số người cho rằng “trò chơi” ở Biển Đông đã kết thúc và Trung Quốc đã thắng. Lập luận này không chỉ sai, mà còn nguy hiểm: lập luận này chính là một lời tiên tri tự hoàn thành.[1] Trung Quốc đã giành được lợi thế, nhưng Mỹ và đồng minh, thông qua việc khẳng định các quyền và tự do hàng hải, cho đến nay đã đẩy lùi thành công các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt quyền kiểm soát Biển Đông. Hơn nữa, trong khi Trung Quốc củng cố quyền kiểm soát các thực thể đã chiếm, họ đã không xây dựng được trên bãi cạn Scarborough, bãi đá ngầm cách thủ đô Philippines 200 dặm, mặc dù Trung Quốc đã kiểm soát Scarborough từ năm 2012. Một căn cứ của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ: vì nó sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát một tam giác an ninh ở Biển Đông và một đỉnh tam giác gần cơ sở quân sự của Mỹ ở Philippines. Điều này sẽ gây khó khăn cho các kế hoạch quân sự của Mỹ. Continue reading “Mỹ cần phải làm gì để đối phó Trung Quốc trên Biển Đông?”

Sự hồi sinh Bộ tứ sẽ đe dọa vai trò trung tâm của ASEAN?

Nguồn: Rifki Dermawan, “Is the Quad’s Revival a Threat to ASEAN?”, The Diplomat, 18/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên vào tuần trước (12/03/2021) của nhóm Đối thoại Tứ giác về An ninh – thường được gọi là Bộ tứ (Quad) – cho thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa bốn thành viên: Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Sau một thời gian mà ý tưởng về Bộ tứ bị trì hoãn, hình ảnh “Bộ tứ 2.0” kiểu mới đang nhanh chóng nổi lên như một phần quan trọng của kiến ​​trúc an ninh toàn cầu mới, đặt ra những câu hỏi cấp thiết về vai trò và vị trí trung tâm trong tương lai của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Bất chấp những nghi ngờ về khả năng hợp tác sâu rộng và được thể chế hóa giữa các nước thuộc Bộ tứ, cuộc họp chỉ ra rằng bốn cường quốc sẵn sàng hợp tác trong các vấn đề cấp bách liên quan đến các mối quan tâm chung, chẳng hạn như việc phân phối vắc-xin COVID-19 và tác động toàn cầu của biến đổi khí hậu, bên cạnh những thách thức về an ninh truyền thống. Theo Tuyên bố chung được đưa ra vào cuối cuộc họp, bốn quốc gia cam kết “sẽ nhân đôi cam kết của mình đối với hợp tác trong khuôn khổ Bộ tứ.” Continue reading “Sự hồi sinh Bộ tứ sẽ đe dọa vai trò trung tâm của ASEAN?”