Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?

Tác giả: Trường Minh p/v Lê Hồng Hiệp

Sẽ có một khoảng trống quyền lực xuất hiện khi ông Trump muốn đưa kết quả lên Toà án Tối cao. Nếu thời gian công bố kết quả bầu cử Mỹ kéo dài, Việt Nam có bị ảnh hưởng không?

TS Lê Hồng Hiệp: Việt Nam nên quan sát diễn biến tại Mỹ cũng như phản ứng của các nước khác để đánh giá tình hình và có động thái phù hợp với chính quyền mới.

Sự thận trọng là dễ hiểu nhưng nếu thận trọng trên mức cần thiết sẽ làm giảm cơ hội tạo dấu ấn và can dự hiệu quả với chính quyền mới ngay từ đầu.

Ngoài ra, quan hệ song phương cũng có thể bị đình trệ một ít vì nếu tình trạng bế tắc kéo dài thì sẽ có sự bất định về bộ máy hoạch định chính sách, về vai trò lãnh đạo ở các bộ ngành chủ chốt của Mỹ. Continue reading “Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?”

Trung Quốc bình luận việc Biden đắc cử tổng thống Mỹ

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 08/11/2020, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ra xã luận tiêu đề “Chớ ảo tưởng về mối quan hệ Trung-Mỹ, cũng đừng từ bỏ cố gắng”, nói về tác động của việc Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ và triển vọng quan hệ Mỹ – Trung. Bài viết có nội dung như sau:

Xem ra việc Biden trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới đã trở thành cục diện xác định. Bất chấp thái độ của Trump, các đồng minh phương Tây của Mỹ đã gửi lời chúc mừng tới Biden. Trong 4 năm Trump nắm quyền, chính sách đối ngoại của Mỹ giao động lớn nhất trên mối quan hệ với Trung Quốc, có thể coi việc [Trump] toàn diện đả kích, kiềm chế Trung Quốc là “di sản ngoại giao” lớn nhất của ông ta. Vậy Biden sẽ tiếp tục “đường lối Trump” trong quan hệ với Trung Quốc tới mức nào? Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Biden đắc cử tổng thống Mỹ”

Dự báo chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Biden

Nguồn: Robert A Manning, “A Biden presidency’s impact on the Asia Pacific”, East Asia Forum, 08/11/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Có thể mất vài tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có kết quả cuối cùng, mặc dù tình hình cho thấy có thể có một chính phủ chia rẽ giữa Tổng thống Joe Biden và một Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát. Tuy vậy, chính sách của Hoa Kỳ đối với Châu Á Thái Bình Dương sẽ có nhiều sự tiếp nối hơn thay đổi, dù sự chuyển biến về giọng điệu sẽ là rõ rệt.

Tổng thống Biden sẽ không xóa bỏ mọi thứ trong bốn năm qua, và cũng sẽ không thể xóa bỏ được thứ chủ nghĩa dân túy đã ăn sâu ở Hoa Kỳ, nhưng sẽ làm được nhiều điều để ngăn chặn sự “chảy máu” tiếp diễn. Mong muốn khắc phục các vấn đề của Biden sẽ bị hạn chế bởi việc Đảng Dân chủ không kiểm soát được Thượng viện. Continue reading “Dự báo chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Biden”

Các cuộc cách mạng phẩm giá

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Nhu cầu được thừa nhận phẩm giá một cách bình đẳng thổi luồng sinh khí cho Cách mạng Pháp, và nó vẫn tiếp tục sống động cho đến ngày nay.

Ngày 17 tháng Mười hai năm 2010, cảnh sát tịch thu hàng hóa trên xe chở rau của một người bán hàng rong ở Tunisia tên là Mohamed Bouazizi, lấy lý do anh không có giấy phép. Theo lời gia đình kể lại, anh bị một nữ cảnh sát, Faida Hamdi, tát ngay trước mặt mọi người, cũng là người đã tịch thu cả cân điện tử của anh và nhổ nước bọt vào mặt anh (việc Hamdi là nữ có thể tăng thêm cảm giác nhục nhã trong một nền văn hóa trọng nam). Bouazizi đã đến văn phòng thống đốc để phàn nàn và lấy lại chiếc cân, nhưng thống đốc từ chối gặp anh. Bouazizi sau đó đổ xăng lên người và tự thiêu, hét lên, “Các người muốn tôi sống sao?” Continue reading “Các cuộc cách mạng phẩm giá”

Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Watch what you wish for, including a Biden victory”, Nikkei Asia, 03/11/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Donald Trump đã làm được nhiều điều để khôi phục sự khả tín của quyền lực Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không tự động trở lại trạng thái tinh khôi, đáng ngưỡng mộ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Chúng ta không nên lý tưởng hóa các chính sách trước thời Trump.

Nghe Barack Obama nói về “xoay trục” sang châu Á quả là thú vị. Thật tuyệt khi ông dành thời gian đến dự các cuộc họp ASEAN. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP, là một thành tựu đáng kể.

Nhưng một số khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Obama quả thật tồi tệ. Obama không có khát vọng thực thi quyền lực. Thậm chí còn có lý do để tự hỏi liệu chính quyền của ông, đặc biệt là trong nhiệm kỳ hai, có thực sự hiểu về quan hệ quốc tế hay không. Quan hệ quốc tế không phải chỉ là về quyền lực mềm. Continue reading “Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?”

Nhật ký Bắc Kinh (01/08/20): TQ thúc đẩy ‘chu kỳ nội địa lớn’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một thông cáo sau cuộc họp của 25 thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 30 tháng 7 nhắc đến một thuật ngữ lạ lẫm: “chu kỳ nội địa lớn”. Thông cáo cho biết Trung Quốc sẽ thiết lập một mô hình phát triển mới dựa trên chu kỳ này.

Thông tin làm bùng nổ một loạt các suy đoán về ý nghĩa chính xác của thuật ngữ này.

Song, “chu kỳ nội địa lớn” đã từng xuất hiện trước đây. Phó Thủ tướng Lưu Hạc từng nói về nó tại một diễn đàn kinh tế hồi giữa tháng 6. Ông nói: “Chu kỳ trong nước nên là nền tảng chính, và hai chu kỳ kép quốc tế và trong nước đều sẽ được thúc đẩy để tạo nên một khung phát triển mới”. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/08/20): TQ thúc đẩy ‘chu kỳ nội địa lớn’”

Joe Biden đối diện nguy cơ trở thành ‘tổng thống vịt què’?

Nguồn: Edward Luce, “Biden risks being a lame duck president”, Financial Times, 05/11/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Những người theo tư tưởng tự do bị tổn thương có thể cảm thấy nhẹ lòng trong chốc lát trước việc Joe Biden nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn bất kỳ ứng viên nào khác trong lịch sử bầu cử tổng thống Hoa Kỳ – cho đến khi họ phát hiện ra Donald Trump là người có được số phiếu cao thứ hai. Trump thậm chí còn vượt qua cả số phiếu đỉnh cao năm 2008 của Barack Obama. Bài học thực sự từ số cử tri đi bỏ phiếu cao kỷ lục hôm thứ Ba và tiến trình kiểm phiếu vẫn đang tiếp tục là việc nước Mỹ đang bị chia rẽ một cách cay đắng, sâu sắc và gần như đồng đều. Continue reading “Joe Biden đối diện nguy cơ trở thành ‘tổng thống vịt què’?”

Mười khác biệt trong cách bỏ phiếu của người Mỹ so với thế giới

Nguồn: Eric Bjornlund, “10 Problematic Ways in Which U.S. Voting Differs From the World’s”, Foreign Policy, 03/11/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Mỹ không biết quá trình bầu cử của họ kỳ lạ như thế nào so với phần còn lại của thế giới — từ Đại cử tri đoàn cho đến cách xác định phạm vi địa lý các khu vực bỏ phiếu. Nhưng ngay cả bản thân quy trình bỏ phiếu cũng rất khác so với các nền dân chủ khác, khiến việc bỏ phiếu trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ gian lận cũng như tranh chấp giữa các đảng phái. Dưới đây là 10 khác biệt trong cách người Mỹ bỏ phiếu so với thế giới:

    1. Ngày Bầu cử được tổ chức vào ngày làm việc. Hầu hết các nền dân chủ khác đều bỏ phiếu vào cuối tuần hoặc chuyển ngày bầu cử của họ thành ngày nghỉ, có nghĩa là nhiều người hơn có thể bỏ phiếu mà không phải lo lắng về việc bỏ lỡ công việc. Continue reading “Mười khác biệt trong cách bỏ phiếu của người Mỹ so với thế giới”

Bá quyền kết thúc như thế nào: Sự tan rã của quyền lực Mỹ

Nguồn: Alexander Cooley & Daniel H. Nexon, “How Hegemony Ends: The Unraveling of American Power“, Foreign Affairs, July/August 2020.

Người dịch: Trần Ngọc Cư

Nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong trật tự toàn cầu. Phản ứng quốc tế thiếu phối hợp trong việc đối phó đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế tiếp sau đó, sự hồi sinh của chính trị dân tộc chủ nghĩa và chính sách cứng rắn về biên giới quốc gia hình như báo trước sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế thiếu hợp tác và mong manh hơn. Theo nhiều nhà quan sát, những phát triển này nêu bật sự nguy hiểm của chính sách “nước Mỹ trước hết” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và việc ông rút lui khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu. Continue reading “Bá quyền kết thúc như thế nào: Sự tan rã của quyền lực Mỹ”

Chủ nghĩa dân tộc dưới thời Tập Cận Bình ngày càng trở nên quá đà

Nguồn: Chao Deng, Liza Lin, “In Xi Jinping’s China, Nationalism Takes a Dark Turn”, WSJ, 22/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Với sự thúc đẩy từ chính phủ, đám đông giận dữ trên mạng sẵn sàng tấn công bất kỳ hành vi nào được cho là bất trung đối với đất nước.

Làn sóng chủ nghĩa dân tộc càn quét qua Trung Quốc, được khuếch đại bởi hệ thống tuyên truyền của Đảng, tham vọng chính trị của Tập Cận Bình và sự thành công của Trung Quốc trong việc ngăn chặn COVID-19, đang bước sang một trang đen tối hơn mang âm hưởng thời kỳ Mao Trạch Đông trong quá khứ.

Những đám đông giận dữ trên mạng tấn công bất kỳ lời chỉ trích nào đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hoặc sự thiếu trung thành với đất nước. Các nạn nhân bị quấy rối và không thể lên tiếng, một số thậm chí bị mất việc. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc dưới thời Tập Cận Bình ngày càng trở nên quá đà”

Tổng kết nước Mỹ bốn năm dưới thời Trump

Tác giả: Phạm Phú Khải

Đã từng có nhận định rằng chỉ có loại người thích hay cuồng Trump, hoặc không thích hay thù ghét Trump, chứ không có ở giữa. Có thật vậy không?

Những người không ủng hộ cả Trump/Cộng hòa, và Biden/Dân chủ, thì sao? Hoặc những người bàng quan, không quan tâm, chán ngán hiện tình?

Những thành tựu dưới thời Trump

Ông Trump, và những người ủng hộ ông, cho rằng ông là “tổng thống vĩ đại nhất”, đưa đến nền kinh tế vĩ đại nhất xưa nay.

Còn những người chống Trump thì sao? Nhẹ, thì phủ nhận những nhận xét trên; nặng, thì bác bỏ những mọi thành tựu của Trump trong bốn năm qua; cực nặng, thì chỉ thấy toàn những tổn hại của Trump đem đến cho nước Mỹ. Continue reading “Tổng kết nước Mỹ bốn năm dưới thời Trump”

Liệu nước Mỹ có lâm vào nội chiến lần hai?

Nguồn: Peter Turchin, “I predicted 2020 would be a mess for the U.S. Could that help prevent a second civil war?”, The Globe and Mail, 03/07/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Cách đây 10 năm, tôi đã dự báo rằng năm 2020 sẽ đánh dấu “một đỉnh cao mới của bạo lực” tại Mỹ và Tây Âu. Vào thời đó, dự báo này xem ra có vẻ không bình thường; các nước Tây Âu trên thực tế vẫn đang ổn định từ trước năm 2010. Nhưng thậm chí tôi vẫn không thể tưởng tượng được sự thể lại có thể tệ đến mức như những gì đã và đang xảy ra.

Sự phân cực về chính trị  thành hai xu hướng đối kháng nhau, những vụ “giết chóc tràn lan” – nay được gọi là “khủng bố nội đia” – đã gia tăng mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu đang tăng tốc đã làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng về người tị nạn, an toàn thực phẩm, nhà ở và nhiều thứ nữa. Đại dịch Covid-19 đã khiến nửa triệu người thiệt mạng và làm điêu đứng nhiều nền kinh tế. Những cuộc biểu tình chống chính quyền, bạo loạn, được châm ngòi bởi việc một viên cảnh sát ở Minneapolis dùng đầu gối chẹn cổ làm chết George Floyd, đã lan rộng khắp nước Mỹ. Tất cả cuối cùng đã dẫn đến sự bùng nổ bất ổn xã hội tệ hại nhất tính từ những năm 1960. Continue reading “Liệu nước Mỹ có lâm vào nội chiến lần hai?”

Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Trong bốn năm dưới thời tổng thống Donald Trump, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi lớn, nhưng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam nói chung vẫn đi theo hướng được mở rộng thêm, thậm chí hiệu quả hơn và có thực chất hơn, theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 22/10/2020.

RFI :  Thưa ông Lê Hồng Hiệp, trong bốn năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Trump, quan hệ Mỹ- Việt đã có những thay đổi gì đáng kể về chiến lược, an ninh, cũng như về kinh tế? Continue reading “Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump”

Nhật ký Bắc Kinh (31/07/20): Tập và khát vọng của Giải phóng quân Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Truyền hình đã chiếu cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một buổi lễ vào chiều thứ Tư (30/07/2020) do Quân ủy Trung ương tổ chức ở Bắc Kinh, nơi ông thăng hàm thượng tướng cho một sĩ quan cấp cao. Vị chủ tịch trông không được vui.

Quân ủy Trung ương, hay CMC, là cơ quan quân sự hàng đầu quản lý Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Ngoài vai trò chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản, ông Tập còn giữ chức vụ quân sự cao nhất, tức chủ tịch quân ủy.

Hôm thứ Tư (29/07/2020), ông Tập đã thăng hàm cho Xu Zhongbo, chính ủy Lực lượng Tên lửa PLA. Vị chủ tịch đến dự sự kiện với một bộ đồ kiểu Mao đặc biệt có tên là junbianfu, một loại “binh phục thường ngày” mà chỉ tổng tư lệnh mới được mặc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (31/07/20): Tập và khát vọng của Giải phóng quân Trung Quốc”

Trung Quốc bình luận chuyến thăm châu Á của Pompeo

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

21h tối hôm 30/10, Thời báo Hoàn cầu đăng xã luận dưới tiêu đề “Pompeo là liều thuốc độc mà các nước châu Á cần thận trọng đối xử”. Nội dung như sau:

Sau khi hoàn tất chuyến thăm Việt Nam đột xuất tăng thêm, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã kết thúc chuyến công du châu Á của ông, bắt đầu từ hôm Thứ Hai tuần này (26/10). Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ trên biển, nhưng giữa hai nước lại có buôn bán đối ngoại quy mô lớn nhất đối với Việt Nam, hai nước còn đều là quốc gia xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa hai bên sâu nặng, quan trọng mà tế nhị. Continue reading “Trung Quốc bình luận chuyến thăm châu Á của Pompeo”

ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ

Tác giả: NB Phan Đăng p/v ĐS Daniel J. Kritenbrink

Quan hệ Việt – Mỹ không phải một phép màu

– Nhà báo Phan Đăng: Thưa Đại sứ, mới đây tôi có xem và rất ấn tượng với một video mô tả việc ông đã tự tay làm chiếc bánh Trung thu Việt Nam.

– Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: Đúng là tôi có làm nhưng phải có sự giúp đỡ rất lớn từ các cộng sự, chứ một mình tôi thì chắc không làm được. Trước khi làm, chúng tôi đã tới khu phố cổ Hà Nội để nhờ một nghệ nhân làm những khuôn bánh bằng gỗ. Chúng tôi thực sự đã có những trải nghiệm rất thú vị. Khoảng 1-2 năm trước, vào dịp tết cổ truyền Việt Nam, tôi cũng từng làm bánh chưng ngay ở cái sân phía sau. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam. Continue reading “ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai qua Bắc sử

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi duyệt qua Toàn Thư, chính sử nước ta, về đề tài Chống Nguyên Mông xâm lăng lần thứ hai; chúng tôi lại một lần nữa đào sâu thêm, qua việc phối kiểm cùng Nguyên SửAn Nam Chí Lược. Nguyên Sử là chính sử Trung Quốc; riêng An Nam Chí Lược, tác giả là một học giả người Đại Việt, tuy thời thế đưa đẩy từng tham gia cuộc chiến này, đứng vào phe Nguyên Mông; nhưng ngòi sử bút của ông rất đáng tin cậy.

Tương tự như Toàn Thư chép ở bài trên,“Tháng 11 [1284], sai Trần Phủ sang hành tỉnh Kinh Hồ [Hồ Quảng], nước Nguyên xin hoãn binh.”; phần Bản Kỷ trong Nguyên Sử cũng ghi các Sứ thần An Nam như Trần Khiêm Phủ, Nguyễn Đạo Học, lần lượt đưa sản vật địa phương sang cống nhà Nguyên; nhưng mục đích là xin hoãn binh: Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai qua Bắc sử”

Jane Grey: Nữ hoàng Anh tại vị trong 9 ngày

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Jane Grey (1537 – 1554) là Nữ hoàng nước Anh trên danh nghĩa chỉ trong chín ngày vào năm 1553 – một phần của nỗ lực bất thành nhằm ngăn cản sự lên ngôi của Mary Tudor, một tín đồ Công giáo.

Jane Grey sinh ra vào mùa thu năm 1537 và là con gái của Hầu tước xứ Dorset. Vì mẹ của cô – Công nương Frances Brandon – là cháu gái của Vua Henry VII nên Jane là chắt gái của vị vua này. Khoảng 10 tuổi, Jane chuyển đến nhà của nữ hoàng cuối cùng của Henry VIII là Katherine Parr, nơi cô tiếp xúc với môi trường mang đậm chất Tin lành và học thuật. Từ đó, Jane trở thành một người phụ nữ thông minh và sùng đạo. Continue reading “Jane Grey: Nữ hoàng Anh tại vị trong 9 ngày”

Nhật ngày một thua Trung Quốc về năng lực nghiên cứu khoa học

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài “Giải thưởng Nobel và năng lực khoa học của Trung Quốc và Nhật” đăng trên báo Nhật “Triều Nhật Tân văn” [Asahi Shimbun] ngày 25/10/2020, bình luận:

Tháng 10, giải Nobel công bố mỗi năm một lần cho thấy năm nay không có người Nhật nào được trao giải. Nhưng trước đó tôi vẫn cứ chuẩn bị viết bài. Muốn vậy, tôi chẳng những sưu tầm tư liệu nói về kết quả công việc của các cán bộ nghiên cứu chủ chốt mà còn sưu tầm các số liệu dùng để tìm hiểu chính sách khoa học kỹ thuật (KHKT). Trong quá trình chỉnh lý tư liệu, tôi cảm thấy ngạc nhiên trước các tư liệu cho thấy Trung Quốc có thực lực khoa học rất mạnh. Continue reading “Nhật ngày một thua Trung Quốc về năng lực nghiên cứu khoa học”

Mục đích chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Pompeo là gì?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Hà Nội vào tối 29/10 để tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài đến chiều hôm sau. Chuyến đi ngắn, được thực hiện theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, dường như là kết quả của một quyết định vào phút chót. Hà Nội ban đầu không nằm trong lịch trình chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Pompeo, bao gồm các điểm dừng chân ở Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn là một biểu hiện khác cho thấy mối quan hệ ngày càng thắt chặt giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng chiến lược gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Theo Chính phủ Việt Nam, lý do chính thức cho chuyến thăm của ông Pompeo là để kỷ niệm 25 năm ngàybình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1995. Tuy nhiên, nếu xét chủ đề chính của chuyến công du khu vực của ông Pompeo cũng như lợi ích chung của cả hai nước, hai bên nhiều khả năng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế và chiến lược cũng như nhằm thúc đẩy hợp tác song phương phù hợp với tầm nhìn chung của hai bên về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do. Continue reading “Mục đích chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Pompeo là gì?”