Hun Manet: Một triều đại mới ở Campuchia?

Nguồn: Kimkong Heng, “Hun Manet: A Cambodian dynasty?”, The Interpreter, 26/06/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Con trai cả của Thủ tướng Hun Sen đang được chuẩn bị để kế nhiệm, nhưng sẽ cần phải thuyết phục các đối thủ chính trị chủ chốt.

Tuần này, Thủ tướng Campuchia Hun Sen xác nhận những gì đã được nghi vấn từ lâu, rằng ông đang chuẩn bị cho con trai cả của mình, Hun Manet, trở thành lãnh đạo của đất nước. “Là một người cha”, Hun Sen tuyên bố, “tôi phải ủng hộ con trai mình và bồi dưỡng nó để giúp nó có đủ lông đủ cánh”.

Không phải sẽ sớm có việc chuyển giao quyền lực tại Campuchia. Hun Sen cũng nói rõ ông có ý định tiếp tục nắm quyền thêm 10 năm nữa. Được xem là “một nhà lãnh đạo độc tài”, Hun Sen đã là Thủ tướng Campuchia từ năm 1985. Continue reading “Hun Manet: Một triều đại mới ở Campuchia?”

Hồng Kông gồng mình trước làn sóng trấn áp mới của ĐCSTQ

Nguồn: Hong Kong braces itself for repression by China’s Communist Party”, The Economist, 30/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Hồng Kông vẫn chưa biết chính xác luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên lãnh thổ này có nội dung như thế nào. Hồi tháng 5, Trung Quốc tuyên bố sẽ ban hành một đạo luật về Hồng Kông để xử lý các tội như lật đổ và ly khai mà không nhắc đến vai trò của cơ quan lập pháp thành phố. Được thông qua bởi quốc hội mang tính hình thức của Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 6 và được ban hành bởi một lệnh ký bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nội dung của nó chỉ được công bố vào tối hôm đó, khi chính phủ Hồng Kông công bố đạo luật trên công báo (một bản tóm tắt đã được công bố mười ngày trước đó). Nhưng đạo luật này đã ngay lập tức gây nên những tác động sâu sắc lên cả chính trị nội bộ Hồng Kông lẫn các mối quan hệ quốc tế. Continue reading “Hồng Kông gồng mình trước làn sóng trấn áp mới của ĐCSTQ”

Các thách thức sống còn của Trung Quốc nhìn từ kỳ họp lưỡng hội

Nguồn: Charles Parton, “What the National People’s Congress tells us about the challenges facing China” Sinocism, 25/6/2020.

Lược dịch: Huỳnh Ngọc Lập | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đây là báo cáo thứ 9 liên tiếp về kỳ hợp lưỡng hội mà tôi viết. Không dễ để tóm lược năm bản báo cáo chủ chốt (các báo cáo của chính phủ, Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia (NDRC) – tài liệu giàu thông tin nhất, Bộ tài chính, Toà án nhân dân tối cao (SPC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (SPP)) và hàng loạt các cuộc họp báo cấp bộ trong một vài trang giấy. Thường thì trong các năm trước, các cuộc họp báo cấp bộ hé lộ nhiều mối ưu tiên và vấn đề nhất. Đáng buồn, và cũng có lẽ cũng đáng vui, là tổng số các cuộc họp báo này năm nay ít hơn, kể từ khi Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Vương Nghị chủ trì các cuộc gặp với báo chí.

Thông thường sẽ có rất nhiều ‘cắt và dán’ trong báo cáo từ năm này sang năm khác. Năm nay cũng không ngoại lệ. Để cho ngắn ngọn, tôi bỏ qua các điểm giống nhau. Những vấn đề được phản ánh sau đây, ít nhất là đối với bản thân tôi, là điểm mới, thú vị, đặc biệt cần lưu ý từ ‘lưỡng hội’. Continue reading “Các thách thức sống còn của Trung Quốc nhìn từ kỳ họp lưỡng hội”

Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt kỳ diệu

Hai dân tộc Kinh Việt Nam và Hán Trung Quốc (TQ) có nhiều điểm giống và khác nhau. Trong 1000 năm Bắc thuộc, nước ta bị Hán hóa toàn diện, các khác biệt bị xói mòn rất nhiều, kể cả về huyết thống. May sao tổ tiên ta vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất – ngôn ngữ. Giữ được thế cũng là nhờ tiếng Việt tiềm ẩn những tính năng kỳ diệu, chẳng hạn ngữ âm cực kỳ phong phú, có thể ghi âm hầu như mọi ngữ âm ngoại ngữ.

Sau 1.000 năm bị Hán hóa, ngôn ngữ Việt chấp nhận chữ Hán nhưng cấm cửa tiếng Hán. Tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt (gọi là từ Hán-Việt) mà không đọc bằng tiếng Hán, tức Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán, biến thành chữ của mình, gọi là chữ Nho với ý nghĩa “Chữ của người có học”. Chữ Nho chính là chữ Hán đượcphiên âm ra tiếng Việt, vì thế dễ học hơn. Tổ tiên ta có thể dùng chữ Nho bút đàm giao dịch với quan chức chính quyền chiếm đóng, đạt được yêu cầu bắt dân ta học chữ của chúng. Rốt cuộc người Việt có chữ để ghi chép và giao tiếp nhưng vẫn đời đời nói tiếng mẹ đẻ, không ai nói tiếng Hán. Mưu toan Hán hóa ngôn ngữ hoàn toàn thất bại. Continue reading “Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?”

Toan tính của các cường quốc đằng sau Hiệp định Geneva 1954

Biên dịch: Lê Đỗ Huy

Sách “Những viên than hồng của cuộc chiến: Sự sụp đổ một đế quốc và sự tạo tác một Việt Nam Cộng hòa” (Embers of War: The Fall of an Empire and the Making of America’s Vietnam) được NXB Random House xuất bản năm 2012. Sách đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác ở phương Tây, vì các giá trị sử học và quan hệ quốc tế. Theo Nhà sách trên mạng Amazon, nhờ khai thác hồ sơ lưu trữ ngoại giao mới giải mật ở một số quốc gia, tác giả Mỹ Fredrik Logevall đã dẫn người đọc lần theo lối mòn từng dẫn hai cường quốc phương Tây lạc lối một cách bi thảm trong rừng rậm ở Đông Nam Á.

Dưới đây là trích dịch chương nói về kết quả Hội nghị Geneva của sách. Các đầu đề nhỏ là của người dịch. Continue reading “Toan tính của các cường quốc đằng sau Hiệp định Geneva 1954”

Tại sao Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông?

Tác giả: Robert Beckman | Giới thiệu: Hồng Quyên

Ngày 12/12/2019, Malaysia đã đệ trình hồ sơ riêng lên Ủy ban giới hạn thềm lục địa (CLCS) – một cơ quan được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 – tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và tầng đất cái trong khu vực bên ngoài phạm vi 200 hải lý (370km) thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở phía Nam Biển Đông. Việc làm này của Malaysia phù hợp với quy định của CLCS và diễn ra sau khi nước này cùng Việt Nam đệ trình hồ sơ chung và Việt Nam đệ trình hồ sơ riêng lên cơ quan này đều vào năm 2009. Continue reading “Tại sao Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông?”

Ngăn chặn một cuộc chiến tranh lạnh không cần thiết

Nguồn: Óscar Fernández & Javier Solana, “Averting a Cold War of Choice”, Project Syndicate, 18/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các xã hội phương Tây hiện đang bị ám ảnh bởi ý tưởng đáng ngại rằng chúng ta đang bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, lần này là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Dòng quan điểm này bắt đầu trở nên nổi bật do tranh chấp thương mại Trung – Mỹ, và bây giờ cuộc khủng hoảng COVID-19 càng đưa nó trở thành tâm điểm. Nhiều người cho rằng tốt hơn hết là nên chuẩn bị tâm thế để đối diện thay vì ngây thơ bỏ qua cuộc cạnh tranh bá quyền này, điều vốn định hình tình trạng “bình thường mới” của thế giới. Continue reading “Ngăn chặn một cuộc chiến tranh lạnh không cần thiết”

Tại sao Philippines đổi ý về việc chấm dứt Hiệp định VFA với Mỹ?

Tác giả: Richard Javad Heydarian | Giới thiệu: Hồng Quyên

Hôm 11 tháng 2, Philippines thông báo chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ, đến ngày 2 tháng 6 nước này lại tuyên bố hoãn quyết định chấm dứt VFA. Điều gì uẩn khúc đằng sau sự thay đổi bất ngờ của Philppines?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là một nhân vật “tiền hậu bất nhất” khó đoán. Thế nhưng có một điều ông luôn tỏ ra kiên định trong suốt nhiều thập kỷ hoạt động chính trị, đó là sự giận dữ âm ỉ từ lâu đối với phương Tây, đặc biệt là ảnh hưởng của Mỹ ở Philippines. Continue reading “Tại sao Philippines đổi ý về việc chấm dứt Hiệp định VFA với Mỹ?”

Lịch sử xung đột biên giới Trung – Ấn

Nguồn: Russell Goldman, “India-China Border Dispute: A Conflict Explained“, The New York Times, 17/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ trong vụ ẩu đả với phía Trung Quốc là cuộc đụng độ chết chóc nhất trong nhiều thập niên giữa hai quốc gia sỡ hữu vũ khí hạt nhân, nhưng đây không phải là lần đầu tiên.

Không có bên nào nổ súng trong cuộc đụng độ mặc dù đây là lần chạm trán dữ dội nhất trong nhiều thập niên giữa quân đội hai nước dọc đường biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya.

Thay vào đó, quân lính của hai quốc gia có vũ khí hạt nhân sử dụng vũ khí làm từ những gì tìm thấy được ở vùng đất khắc nghiệt cao 4.200m so với mực nước biển. Continue reading “Lịch sử xung đột biên giới Trung – Ấn”

Liệu Trung Quốc có thành lập ADIZ ở Biển Đông?

Nguồn: China’s next move in the South China Sea”, The Economist, 18/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lần cuối cùng mà ba tàu sân bay Mỹ cùng hoạt động trên Thái Bình Dương là vào năm 2017, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ phá hủy hoàn toàn Triều Tiên. Vào giữa tháng 6 năm nay, một bộ ba tàu sân bay đã trở lại, gồm tàu USS Ronald Reagan và tàu USS Theodore Roosevelt ở Biển Philippine và tàu USS Nimitz ở xa hơn về phía đông. Chúng cùng nhau mang theo nhiều máy bay chiến đấu hơn số máy bay của hầu hết các quốc gia ở châu Á. Các nhà bình luận Trung Quốc hầu như không nghi ngờ gì về vấn đề mục đích lần này: để cho Trung Quốc thấy rằng bất chấp Covid-19, Mỹ vẫn còn rất mạnh. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thành lập ADIZ ở Biển Đông?”

Thách thức ‘già trước khi giàu’ đối với dân số Việt Nam

Tác giả: Thanh Trúc p/v Lê Hồng Hiệp

“Già trước khi giàu: thử thách của Việt Nam”, là bài viết của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, sau khi thủ tướng Việt Nam công bố Quyết Định 588 thực hiện Chiến Lược Dân Số nhằm bảo đảm phát triển nhanh và bền vững cho đất nước.

Từ bài tham luận bằng Anh ngữ trên website ISEAS Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore hôm 16/6, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp phân tích sâu hơn về  vấn đề dân số Việt Nam trong một tương lai gần:

Trước tiên phải nói dân số là vấn đề quan trọng vì nó ảnh hưởng không chỉ tới tình hình kinh tế-xã hội mà nếu nhìn  xa hơn thì nó còn ảnh hưởng tới vấn đề địa chính trị, tại vì dân số là một phần tạo nên sức mạnh quốc gia”. Continue reading “Thách thức ‘già trước khi giàu’ đối với dân số Việt Nam”

Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1922 nhà khoa học người Đức Albert Einstein được trao giải Nobel Vật lý. Cũng năm đó ông cùng vợ là bà Elsa làm một chuyến du lịch dài tới 5 tháng rưỡi để khám phá vùng Viễn Đông và Trung Đông.

Trong chuyến đi này ông bà từng được Hoàng hậu Nhật Bản tiếp và mời cơm, được yết kiến Vua Tây Ban Nha. Einstein đã ghi chép chuyến du lịch ấy trong cuốn nhật ký của mình, trong đó đôi khi ông dùng những từ ngữ có tính chất phân biệt chủng tộc khá nặng nề để ghi lại ấn tượng của mình về người dân ở Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và Pakistan, là những nơi ông có dừng lại thăm. Continue reading “Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?”

Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tóm tắt về triều đại nhà Lý nước ta, Tống Sử chép:

Họ Lý có được nước từ Công Uẩn đến Hạo Sam, truyền ngôi 8 lần, được hơn 220 năm thì mất”.[1] Tống Sử, quyển 488, Giao Chỉ.

Lời nhận xét này chưa được hoàn toàn chính xác, bởi họ Lý chấm dứt sau triều đại Lý Chiêu Hoàng, chứ không phải thời Vua cha Hạo Sam tức Lý Huệ Tông, tổng cộng 9 đời; còn về thời gian trị vì là 215 năm, chứ không phải là trên 220 năm. Lược kê về năm từng triều đại, theo thứ tự như sau: Continue reading “Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P1)”

Kịch tính trên chính trường Trung Quốc và sự bất an của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s jumbo birthday present surprises Marx and pundits alike”, Nikkei Asian Review, 18/06/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Hôm thứ Hai vừa rồi là sinh nhật lần thứ 67 của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đó hóa ra là một ngày quan trọng đối với chính trị Trung Quốc.

Tin đồn đã lan truyền từ ngày hôm trước trong một số đảng viên Cộng sản Trung Quốc là sẽ có một thông báo quan trọng sắp xảy ra. Hóa ra đó là một món quà sinh nhật bất ngờ khiến các chuyên gia phải bàn tán không ngừng.

Trên trang nhất ngày 15 tháng 6 của tờ Học tập, một ấn phẩm chính thức của Trường Đảng Trung ương, là một bài viết toàn trang với dòng tít lớn kêu gọi đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” – tư tưởng chính trị đặt theo tên của nhà lãnh đạo – trở thành “Chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21.” Continue reading “Kịch tính trên chính trường Trung Quốc và sự bất an của Tập Cận Bình”

Xung đột chết người tại biên giới Trung – Ấn: Điều gì đang xảy ra?

Nguồn: India and China have their first deadly clashes in 45 years”, The Economist, 16/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hai đội quân đều có súng, pháo và xe tăng ở phía sau. Nhưng ở đằng trước, họ chỉ cầm gậy gộc và đá, khi màn đêm buông xuống vào ngày 15 tháng Sáu. Nhưng thế là đủ chết người. Khi cuộc ẩu đả kết thúc, và những tảng đá cuối cùng được ném đi, ít nhất 20 lính Ấn Độ nằm chết trong thung lũng Galwan đẹp như tranh vẽ trên núi Ladakh. Thương vong phía Trung Quốc vẫn chưa rõ bao nhiêu. Đây là những trường hợp tử vong do xung đột đầu tiên ở vùng biên giới nhiều đồi núi giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong 45 năm qua, chấm dứt kỷ nguyên mà trong đó hai cường quốc châu Á đã quản lý sự khác biệt giữa họ với nhau mà không phải đổ máu. Continue reading “Xung đột chết người tại biên giới Trung – Ấn: Điều gì đang xảy ra?”

Việt Nam đối mặt thách thức lão hoá dân số: Già trước khi giàu?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việc Việt Nam nổi lên trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình vào đầu những năm 2010 đã mang lại một vấn đề mà một nước thu nhập trung bình thường bắt đầu gặp phải: tỷ lệ sinh giảm. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ sinh của Việt Nam đã giảm nhanh chóng kể từ sau khi áp dụng chính sách Đổi mới vào năm 1986, giảm từ mức 4,06 ca sinh trên mỗi phụ nữ xuống còn 2,04 ca vào năm 2018. Để giải quyết vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành vào cuối tháng Tư Quyết định 588 phê duyệt một chương trình nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên các vùng miền khác nhau của cả nước. Continue reading “Việt Nam đối mặt thách thức lão hoá dân số: Già trước khi giàu?”

Đại dịch và trật tự chính trị

Nguồn: Francis Fukuyama, “The Pandemic and Political Order”, Foreign Affairs, Jul/Aug 2020.

Biên dịch: Mặc Lý

Ba yếu tố quan trọng trong việc đối phó hữu hiệu với đại dịch là khả năng của nhà nước, lòng tin của xã hội và lãnh đạo.

Cuộc khủng hoảng lớn nào cũng kèm theo những hệ quả lớn, thường là khó thấy trước được. Cuộc Đại Khủng Hoảng thập niên 1930 đã kích thích chủ nghĩa cô lập, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít và Thế chiến 2 nhưng đồng thời cũng dẫn đến chính sách Kinh Tế Mới, sự trỗi dậy của nước Mỹ như một siêu cường thế giới và cuối cùng là việc phá bỏ chế độ thực dân trên toàn thế giới. Cuộc tấn công 9/11 đã gây ra hai cuộc chiến mà nước Mỹ đã can thiệp thất bại, sự trỗi dậy của Iran và những dạng Hồi Giáo cực đoan. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 làm nổi lên phong trào dân túy chống lại những định chế cũ, làm thay đổi nhiều lãnh đạo trên thế giới. Các sử gia sau này sẽ truy ra những hệ quả to lớn từ đại dịch gây ra bởi virus corona chủng mới. Nhưng với chúng ta, thách thức là làm sao hình dung được những hệ quả này, ngay từ thời điểm này. Continue reading “Đại dịch và trật tự chính trị”

Lý giải hiện tượng ‘ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “Chinese Diplomats Behaving Badly”, Project Syndicate, 09/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà ngoại giao Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng là những người được đào tạo bài bản, thận trọng,và nhàm chán, những người sẽ theo đuổi nhiệm vụ của họ một cách kiên quyết mà không tạo ra những công luận bất lợi. Nhưng một lứa các nhà ngoại giao trẻ đã bỏ qua các chuẩn mực ngoại giao lâu nay nhằm tích cực thúc đẩy dòng quan điểm của Trung Quốc về COVID-19. Hiện tượng này được gọi là “ngoại giao chiến lang” – và nó đang phản tác dụng.

Ngay trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 nổ ra, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chỉ thị cho các nhà ngoại giao Trung Quốc phải áp dụng một cách tiếp cận quyết liệt hơn để bảo vệ lợi ích và danh tiếng của Trung Quốc ở nước ngoài. Đại dịch – vốn có thể đã có quy mô nhỏ hơn nhiều nếu chính quyền Vũ Hán không phạm phải những sai lầm ban đầu – đã mang lại một cơ hội hoàn hảo để biến chỉ thị này thành hành động. Continue reading “Lý giải hiện tượng ‘ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc”

NATO sẽ nhắm mục tiêu vào Trung Quốc?

Nguồn: NATO sets its sights on China”, The Economist, 09/06/2020.

Biên dịch: Trần Hùng
Dù vẫn đang phải vật lộn với những rắc rối ngắn hạn, trong đó có cuộc cãi vã mới nổ ra giữa Mỹ và Đức, NATO vẫn đang bắt đầu lên kế hoạch cho mười năm tới: làm thế nào để thích nghi với sức mạnh đang lên của Trung Quốc? Tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó có thể rất quan trọng nếu liên minh muốn giữ được mục đích cho sự tồn tại của mình vào năm 2030.

Nguồn gốc của sự hỗn loạn mới nhất, như thường thấy trong những năm gần đây, là Tổng thống Donald Trump. Vào ngày 5 tháng 6, tờ Wall Street Journal  đưa tin rằng Trump đã quyết định rút 9.500 quân Mỹ ở Đức vào tháng 9, tức hơn một phần tư trong số 34.500 quân hiện đang đóng tại đây. Một bản ghi nhớ được ký bởi cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, Robert O’Brien, sẽ giới hạn số lượng lính Mỹ đóng tại Đức ở bất cứ thời điểm nào (có thể tạm tăng lên trong các cuộc tập trận hoặc luân chuyển) ở mức 25.000, so với giới hạn hiện tại là 52.500. Continue reading “NATO sẽ nhắm mục tiêu vào Trung Quốc?”

Hình hài của cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á

Nguồn: Yoon Young-Kwan, “The Shape of Asia’s New Cold War”, Project Syndicate, 10/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu nhìn lại, quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về việc áp đặt một luật an ninh mới lên Hồng Kông dường như đã được định trước. Trong lịch sử, các cường quốc đanglên luôn cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng địa chính trị của họ một khi họ vượt qua một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc sẽ xoá bỏ hệ thống “một quốc gia, hai chế độ” và áp đặt luật pháp, quy tắc của mình lên Hồng Kông – một lãnh thổ mà họ coi là một thành phần không thể tách rời của tổ quốc.

Từ quan điểm của Trung Quốc, sự mục ruỗng và và suy tàn của Mỹ trong 12 năm qua – kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho tới nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump – đã mang lại cho Trung Quốc một cơ hội để tăng tốc sự bành trướng chiến lược. Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ lâu đảm bảo với thế giới rằng Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, chính sách thực tế của ông thường cho thấy những điều khác. Ngoài quân sự hóa Biển Đông, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cũng nhằm mục đích biến Trung Quốc thành điểm nút trung tâm cho toàn bộ lục địa Á – Âu. Continue reading “Hình hài của cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á”