Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Tác giả: Bùi Tài Kiên

Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt để nghiên cứu tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Là quốc gia nằm tại tiền tuyến của cạnh tranh, Nhật Bản ở vị thế khó xử bởi vừa là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ lại vừa có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Vấn đề giới nghiên cứu quan tâm là Nhật Bản ứng xử thế nào giữa Mỹ và Trung Quốc khi quan hệ giữa hai nước này căng thẳng. Do đó, bài viết này sẽ phân tích về phản ứng của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh Mỹ Trung trên ba phương diện: chính trị – ngoại giao, kinh tế và quốc phòng- an ninh, để làm sáng tỏ hai câu hỏi trên.

Nghiên cứu cho thấy Nhật Bản phản ứng tương đối linh hoạt, vừa củng cố quan hệ chính trị và an ninh với Mỹ, trong khi duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chính sách của Nhật Bản phụ thuộc vào ba nhân tố chính, đó là (i) quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ; (ii) tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và lo ngại hành động của Trung Quốc tại Biển Đông; và (iii) sự gia tăng phụ thuộc của Nhật vào chuỗi cung ứng và thị trường của Trung Quốc. Continue reading “Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung”

Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19

Nguồn: Michael J. Green, “Geopolitical Scenarios for Asia after COVID-19“, CSIS, 31/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Tác động dài hạn của đại dịch COVID-19 đối với địa chính trị châu Á là gì? Vài tuần sau khi khủng hoảng bắt đầu, các dự báo ban đầu nhìn chung lạc quan về chủ nghĩa cơ hội bá quyền của Trung Quốc và bi quan về tương lai vị trí lãnh đạo của Mỹ trong khu vực. Washington chắc chắn sẽ phải trả giá đắt về sinh mạng và uy tín sau những thất bại ban đầu của mình ở trong và ngoài nước, trong khi Bắc Kinh tích cực nỗ lực củng cố các lợi ích ngoại giao sau khi hồi phục từ cú sốc ban đầu ở Vũ Hán. Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán rằng một cú sốc ngắn hạn đối với nền kinh tế toàn cầu theo cách nào đó sẽ đưa Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo khu vực hoặc toàn cầu trong một thời gian dài. Continue reading “Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19”

Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Một dân tộc tìm cách né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc ấy sẽ lãnh đủ cả hai thứ: cả chiến tranh và sự nhục nhã” -Winston Churchill

Câu hỏi “Trung Quốc định làm gì ở Biển Đông” và “Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông” đã được đặt ra từ sau khủng hoảng Biển Đông “lần thứ nhất” (5/2014) và “lần thứ hai” (7-10/2019). Nay câu hỏi đó lại được đặt ra trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát HD-8 và nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông, đe dọa gây ra khủng hoảng “lần thứ ba”.

Bối cảnh mới

Năm ngoái, tàu khảo sát HD-8 và các tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính và biển Miền Trung (7-10/2019), sử dụng căn cứ hậu cần tại Trường Sa để tiếp liệu. Họ vừa khảo sát vừa ngăn cản Việt Nam và các đối tác thăm dò dầu khí, và chỉ rút sau khi Nhật rút giàn khoan Hakuryu khỏi mỏ Lan Đỏ (lô 06-1). Continue reading “Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?”

Kim Yo Jong, người có thể kế nhiệm Kim Jong Un, là ai?

Nguồn: Will a Woman Run North Korea? Kim’s Sister Outshines Male Rivals”, Bloomberg, 26/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong tất cả các thành viên gia đình có thể thay thế nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, em gái ông dường như là sự lựa chọn rõ ràng nhất.

Kim Yo Jong, mới hơn 30 tuổi, đã ở cạnh anh trai mình trong hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngồi sau Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi đại diện cho Triều Tiên tại Thế vận hội Mùa đông năm 2018, và trở thành thành viên trực hệ đầu tiên của gia đình họ Kim đến thăm Seoul, nơi cô gửi một thư riêng của anh trai mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới dự một hội nghị thượng đỉnh.

Trở ngại tiềm tàng lớn nhất là việc cô là một phụ nữ trong một xã hội bị đàn ông kiểm soát chặt chẽ. Trong khi nhiều người theo dõi Triều Tiên nói rằng huyết thống quan trọng hơn giới tính, những người khác lại nghi ngờ điều đó. Continue reading “Kim Yo Jong, người có thể kế nhiệm Kim Jong Un, là ai?”

Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?

Nguồn: Ryan Hass & Kevin Dong, “The US, China and Asia after the pandemic: more, not less, tension”, East Asia Forum, 01/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ít có sự kiện nào trong thế kỷ qua lại nhấn mạnh sự cần thiết của lãnh đạo toàn cầu và khu vực rõ ràng như sự lan rộng của COVID-19. Sự lây lan này đã vượt qua mọi rào cản – quốc gia, văn hóa, tư tưởng và cá nhân. Nó cũng đã tấn công người giàu cũng như người nghèo, kẻ mạnh lẫn kẻ yếu. Nó đã làm cho hầu như tất cả mọi người trên hành tinh đều cảm thấy dễ bị tổn thương.

Thông thường, trong hoàn cảnh như vậy, Hoa Kỳ sẽ tiến lên để lãnh đạo, sử dụng sức mạnh tập hợp lực lượng độc nhất và sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự vô song của mình để huy động các nguồn lực, thúc đẩy các nỗ lực quốc tế đi theo một hướng. Điều đó đã xảy ra sau thảm họa sóng thần Đông Nam Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự bùng phát của Ebola ở Đông Phi. Hoa Kỳ thường xem đây là một trò chơi có tổng dương, ai cũng được lợi, để vượt qua những thách thức toàn cầu này cùng với Trung Quốc. Điều này giờ không còn nữa. Continue reading “Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?”

Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay

Tác giả: Vũ Cao Phan

(I)

Năm 2020, tròn 70 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ trong 70 năm ấy giữa hai nước có vui, có buồn, có hữu nghị, có xung đột, thậm chí chiến tranh.

Trên thực tế mối quan hệ này đã không suôn sẻ từ hơn bốn chục năm, mặc dù có vẻ hai nước vẫn ôm lấy cái mà Trung Quốc gọi là “đại cục”: cùng lý tưởng chính trị, cùng xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cái “đại cục” này được gọi là “đại cục” để che lấp, che khuất hết những bất đồng, xung đột khác chăng? Có thể! Continue reading “Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay”

Việt – Mỹ được gì khi tàu USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Lặng lẽ không cần phô trương, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thuộc lớp Nimitz đã trở thành tàu sân bay thứ hai của Mỹ đến thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, cập cảng Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 năm 2020. Khi tàu sân bay USS Carl Vinson thực hiện chuyến thăm lịch sử đầu tiên đến Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2018, đó là một sự kiện nổi bật, với việc hai bên thảo luận công khai về sự kiện này trong chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam vào tháng 11 năm 2017. Lần này, chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt hầu như không được quảng bá. Trên thực tế, tin tức chính thức về chuyến thăm chỉ được công bố vài ngày trước khi con tàu đến Đà Nẵng.

Không khó để đoán được lý do tại sao chuyến thăm không được quảng bá nhiều. Việt Nam lo ngại rằng việc quảng bá sự kiện này sẽ kích động Trung Quốc một cách không cần thiết. Cho tới cuối tháng 2 khi chuyến thăm đã cận kề, một số quan chức Việt Nam vẫn lo ngại về các phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng chuyến thăm đã được tiến hành theo kế hoạch, mang lại sự thở phào nhẹ nhõm cho những người ủng hộ quan hệ Mỹ-Việt bởi việc hủy bỏ chuyến thăm sẽ hãm đà quan hệ song phương và ảnh hưởng đến tư thế chiến lược của cả hai quốc gia trong khu vực. Continue reading “Việt – Mỹ được gì khi tàu USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng?”

Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến địa chính trị toàn cầu trong ba thập niên qua, mang lại cả những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi. Là một nước láng giềng trực tiếp của Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nơi đầu tiên được hưởng lợi từ sự thịnh vượng ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời cũng là nước đầu tiên cảm nhận được tác động từ sức nặng ngày càng tăng của nước này. Do đó, dù cố gắng duy trì một mối quan hệ ổn định và hòa bình với Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, Hà Nội cũng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và các cường quốc khác để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông. Continue reading “Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt”

Tại sao Philippines rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ?

Nguồn: John Schaus, “What Is the Philippines-United States Visiting Forces Agreement, and Why Does It Matter?”, CSIS, 12/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 11/02/2020, Philippines tuyên bố đã thông báo cho Hoa Kỳ rằng họ dự định sẽ rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm Philippines – Hoa Kỳ (VFA). Sau đây là tóm tắt nhanh về VFA và tầm quan trọng của nó.

Hỏi: VFA có phải là Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ không?

Trả lời: Không. VFA là một thỏa thuận giữa hai nước nhằm hỗ trợ thực hiện Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ (MDT). MDT được ký kết năm 1951 bởi Hoa Kỳ và Philippines nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai nước bị nước thứ ba tấn công. Continue reading “Tại sao Philippines rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ?”

Đối tác chiến lược Việt – Mỹ có thể còn xa vời vì Trung Quốc?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Sự xâm phạm liên tiếp của Trung Quốc vào Bãi Tư Chính giàu tài nguyên dầu khí và triển vọng ExxonMobil có thể bỏ dự án Cá Voi Xanh đã đẩy tranh chấp tại Biển Đông tới một bước ngoặt. Kế hoạch gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể là cột trụ cho đối tác chiến lược, nhưng chưa có khả năng diễn ra sớm.

Trong cuộc gặp cấp cao Trump-Kim tại Hà Nội vào tháng hai năm nay, ông Trump đã mời ông Trọng thăm Washington để có thể thảo luận về Biển Đông, đối tác chiến lược Việt-Mỹ và dự án Cá Voi Xanh. Ông Trọng đã hoãn chuyến thăm dự kiến vào tháng 7 và tháng 10 vì những lo ngại về sức khỏe của ông hoặc phản ứng của Trung Quốc, và sự bất định vẫn tiếp tục khi ông Trump phải đối phó với luận tội tại một Quốc Hội đang chia rẽ. Continue reading “Đối tác chiến lược Việt – Mỹ có thể còn xa vời vì Trung Quốc?”

Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?

Nguồn: Nouriel Roubini, “Trump Will Make China Great Again”, Project Syndicate, 23/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Gần đây, các thị trường tài chính đã hoan nghênh thông tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận “giai đoạn một” nhằm ngăn chặn sự leo thang hơn nữa cuộc chiến thương mại song phương. Nhưng thực sự có rất ít thứ để ăn mừng. Để đổi lấy cam kết dự kiến ​​của Trung Quốc về việc mua thêm nông sản Hoa Kỳ (và một số mặt hàng khác) cùng một số nhượng bộ khiêm tốn về quyền sở hữu trí tuệ và đồng Nhân dân tệ, Hoa Kỳ đã đồng ý hoãn đánh thuế đối với số hàng xuất khẩu trị giá 160 tỷ đô la của Trung Quốc, đồng thời hủy một số mức thuế được áp dụng từ ngày 1 tháng 9.

Tin tốt cho các nhà đầu tư là thỏa thuận này đã giúp tránh được một đợt thuế quan mới có thể khiến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu rơi vào suy thoái và làm sụp đổ thị trường chứng khoán toàn cầu. Tin xấu là nó chỉ là một thỏa thuận hưu chiến tạm thời khác trong bối cảnh một cuộc cạnh tranh chiến lược lớn hơn, bao trùm các vấn đề như thương mại, công nghệ, đầu tư, tiền tệ và địa chính trị. Thuế quan quy mô lớn sẽ vẫn được giữ nguyên, và sự leo thang cũng có thể tiếp diễn nếu một trong hai bên trốn tránh các cam kết của mình. Continue reading “Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?”

25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt

Tác giả: Việt Hà p/v Lê Hồng Hiệp

Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ. Nhìn lại 25 năm qua, hai bên đã đạt được những bước tiến trong quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn những dè dặt từ cả hai phía. Đâu là cơ hội sắp tới cho hai nước, khả năng nâng cấp quan hệ hai nước thành đối tác chiến lược trong thời gian tới ra sao? Và liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đến thăm Mỹ vào năm tới? Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về vấn đề này. Trước hết, nhận định về mối quan hệ hai nước trong 25 năm qua, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho biết: Continue reading “25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt”

Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?

Nguồn: Anthony V Rinna, “Containing China through the South Korea–US alliance”, East Asia Forum, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Washington dường như đang sử dụng liên minh Mỹ – Hàn để thúc đẩy mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, như là một phần của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở và tự do. Nhưng việc Mỹ cố gắng lôi kéo Hàn Quốc vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh cuối cùng sẽ có nguy cơ đẩy đối tác của mình ra xa, ngay cả khi cả Washington và Seoul đều khẳng định rằng liên minh vẫn ‘vững như bàn thạch’.

Động thái này diễn ra vào thời điểm liên minh Mỹ – Hàn đang trải qua một giai đoạn căng thẳng chưa từng thấy trong gần 20 năm qua. Căng thẳng này xuất phát từ đòi hỏi tài chính cắt cổ mà Nhà Trắng đưa ra nhằm duy trì Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng như từ áp lực của Mỹ đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này không rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?”

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương yếu ớt của Mỹ

Nguồn: Brahma Chellaney, “America’s Feeble Indo-Pacific Strategy”, Project Syndicate, 12/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với việc trung tâm địa chính trị toàn cầu đang dịch chuyển về phía châu Á, một trật tự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đa nguyên, dựa trên các luật lệ là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là đối với vị thế toàn cầu của Mỹ. Vì vậy, tin tốt là khi hai năm trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu đưa ra tầm nhìn về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do, đặc trưng bởi dòng chảy thương mại không bị cản trở, tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp, chủ quyền quốc gia và biên giới hiện có. Tuy nhiên, không những chưa thực thi được tầm nhìn này, Hoa Kỳ còn cho phép chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở châu Á tiếp diễn mà hầu như không bị cản trở. Thất bại này sẽ gây ra hậu quả vô cùng lớn. Continue reading “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương yếu ớt của Mỹ”

Vấn đề Papua: Bối cảnh lịch sử và các yếu tố quốc tế

Nguồn: Leo Suryadinata, “The Papua Question: Historical Contexts and International Dimensions”, ISEAS Perspective, 31/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Giới thiệu

Ngày 19/08/2019, một cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn tại Manokwari, tỉnh Tây Papua, Indonesia. Người biểu tình đã phóng hỏa tòa nhà chính quyền địa phương và nhiều xe hơi, làm hư hại các cửa hàng và tài sản. Những sự cố tương tự đã tiếp diễn sau đó ở các khu vực khác của Papua và gây nhiều thương vong. Chính quyền Indonesia đã sử dụng vũ lực để kiểm soát tình hình và đưa Papua trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, tới ngày 23 tháng 9, một cuộc bạo loạn nghiêm trọng hơn đã nổ ra ở Wamena. Các tòa nhà chính quyền, cửa hàng và xe hơi đã bị đốt cháy và những người không phải người Papua đã bị tấn công. Có tới 32 người thiệt mạng và 77 người khác bị thương trong vụ bạo lực. Tình hình đã được kiểm soát sau khi Jakarta bổ sung 6.000 nhân viên thuộc lực lượng an ninh. Continue reading “Vấn đề Papua: Bối cảnh lịch sử và các yếu tố quốc tế”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày ấy và bây giờ

Nhưng Trung Quốc không phải là Liên Xô. Có một điều là hệ tư tưởng của Liên Xô về bản chất không tương thích với sự chung sống lâu dài với Mỹ. Từ Lenin về sau, các lãnh đạo Liên Xô nhìn thế giới bằng lăng kính có tổng bằng không: dân chủ tư sản và chủ nghĩa tư bản phải thất bại trước chủ nghĩa cộng sản. Có thể tồn tại những liên minh vì tình thế và cả các giai đoạn hòa dịu (détente), song cuối cùng, thể chế cộng sản phải thắng lợi ở mọi nơi để Liên Xô được an toàn. Nhưng ĐCSTQ thì không nghĩ vậy. Tổ chức này mang tính dân tộc nhiều hơn là tính quốc tế. Đảng nhìn nhận Washington như một trở ngại ngăn họ duy trì chế độ và thống trị khu vực, nhưng họ không cho rằng nước Mỹ hay mô hình chính phủ Mỹ phải bị đánh bại để đạt được các mục tiêu ấy. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Hai năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh còn đang phôi thai, George Kennan, quan chức hàng đầu của Sứ quán Mỹ ở Liên Xô, đã gửi một bức điện dài 5.000 từ trong đó ông lý giải các hành vi của Liên Xô và cách Mỹ nên đối phó. Một năm sau, bản ghi của “Bức điện dài” nổi tiếng của ông được biên tập thành một bài viết cũng đăng trên Foreign Affairs, “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”. Dưới bút danh “X”, Kennan lập luận rằng hệ tư tưởng Mác – Lê-nin của Liên Xô là có thật và chính thế giới quan này, cộng với một cảm thức bất an nặng nề, là động cơ thúc đẩy Liên Xô bành trướng. Song điều này không có nghĩa là không thể tránh khỏi đối đầu trực diện, ông chỉ ra, bởi lẽ “điện Kremlin không hề hối tiếc khi phải nhượng bộ trước thế lực mạnh hơn.” Do đó, điều mà nước Mỹ phải làm nhằm đảm bảo an ninh lâu dài là ngăn chặn mối đe dọa từ Liên Xô. Nếu họ làm vậy, sức mạnh của Liên Xô cuối cùng sẽ suy sụp. Chiến lược ngăn chặn, nói cách khác, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)”

Nghịch lý Cá Voi Xanh: Thấy cây mà không thấy rừng

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Khủng hoảng Biển Đông lần 2 tại Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vẫn tiếp diễn. Tàu HD-8 vẫn khảo sát trái phép vùng biển ngoài khơi Nam Trung Bộ (cách bờ khoảng 180km), trong khi các tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn quấy rối hoạt động của mỏ Lan Tây-Lan Đỏ (lô 06-01) gây sức ép với Việt Nam và Rosneft. Ngày 3/9/2019, tàu cần cẩu Lam Kình của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) cách đảo Lý Sơn hơn 30 dặm, cách bờ biển Quảng Nam gần 90 km. Theo South China Morning Post (25/9/2019) Trung Quốc đã cho dàn khoan HD-982 tới Biển Đông, đe dọa vào vùng biển Việt Nam bất cứ lúc nào.

Trong khi đó dự án Cá Voi Xanh (lô 118) vẫn chậm tiến độ. Gần đây có tin đồn ExxonMobill định rút khỏi dự án này. Câu chuyện Cá Voi Xanh tuy còn chưa rõ, nhưng cửa sổ cơ hội cho Việt Nam dường như đang khép lại. Trước đây, Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, nay lịch sử có thể lặp lại, nếu người ta chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”. Bài này phân tích một số nghịch lý có thể gây trở ngại cho dự án chiến lược Cá Voi Xanh, dẫn đến hệ quả khó lường, nếu Việt Nam thiếu quyết đoán, hành động quá yếu và quá chậm. Continue reading “Nghịch lý Cá Voi Xanh: Thấy cây mà không thấy rừng”

Năm điều Mỹ cần cân nhắc khi đối phó Trung Quốc

Giới thiệu: Mỹ Anh

Chính quyền của Tổng thống Trump đang đối đầu với Trung Quốc theo một cách khó có thể thúc đẩy thế cạnh tranh của Mỹ hay thu hút được sự ủng hộ rộng rãi. Cuối tháng trước, ông Trump đã ra một tuyên bố cứng rắn: “Chúng tôi không cần Trung Quốc, và thành thật mà nói, chúng tôi còn tốt hơn nếu không có họ”.

Hầu hết giới quan sát Mỹ đều đồng tình rằng Washington cần sửa đổi chính sách của mình với Bắc Kinh. Trung Quốc đang trở nên độc đoán hơn bởi họ đã giàu mạnh hơn, và coi thường hy vọng lâu đời của phương Tây rằng việc thông qua các cải cách theo định hướng thị trường có thể sản sinh những bước đi tiếp theo hướng tới tự do. Việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và những chính sách thương mại của họ thậm chí còn thuyết phục được nhiều người trong phe phản đối Tổng thống Trump rằng ông đã kích động một cuộc tranh cãi lớn về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Continue reading “Năm điều Mỹ cần cân nhắc khi đối phó Trung Quốc”

Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rốt cuộc là gì?

Nguồn: Udayan Das, “What Is the Indo-Pacific?”, The Diplomat, 13/07/2019.

Biên dịch: Đỗ Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giống như mọi khu vực tưởng tượng khác trên bản đồ nhận thức, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một khái niệm gây tranh cãi với nhiều lối diễn giải đối lập.

Nhìn chung, tấm bản đồ thế giới có thể được phác họa và nhìn nhận theo ba cách. Người ta có thể phân chia thế giới dựa trên các ranh giới địa lý — đất và nước, cao nguyên và bán đảo, biển và đại dương. Một cách nhận thức khác về thế giới là thông qua các ranh giới chính trị, với các lục địa và quốc gia, đảo quốc và lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Cách thứ ba để diễn giải tấm bản đồ là qua việc dựng nên những không gian tưởng tượng vượt lên trên phạm vi bao hàm của cả hai khái niệm trên — một tấm bản đồ nhận thức vượt lên không gian vật lý. Những không gian tưởng tượng giống như vậy thường không có mặt trên bản đồ địa lý — đơn cử như khu vực Af-Pak (Afghanistan-Pakistan), và không phải lúc nào cũng tương thích với các chiều kích của không gian chính trị hiện hành, như trường hợp của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rốt cuộc là gì?”