Campuchia ngã theo Trung Quốc

Nguồn: Charles Edel, “Cambodia’s Troubling Tilt Toward China”, Foreign Affairs, 17/08/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Và điều đó có ý nghĩa gì cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ?

Khi thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 29-7 của nước này, đa số các quan sát viên quốc tế đều nhanh chóng tố cáo kết quả đó là gian lận. Với cuộc bầu cử giúp củng cố việc nắm giữ quyền hành kéo dài đã 33 năm và ngày càng chuyên chế của Hun Sen, lời tố cáo đó gây lo lắng. Nhưng còn đáng lo hơn nữa có lẽ là chuyện Hun Sen gần đây đã ngã theo Trung Quốc, cùng những lợi ích địa phương và khu vực ngày càng tăng mà Bắc Kinh nhận được từ mối quan hệ với Campuchia. Continue reading “Campuchia ngã theo Trung Quốc”

Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Thuật ngữ “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do” gần đây đã trở nên phổ biến, đặc biệt là sau khi chính quyền Trump lựa chọn chiến lược này làm chính sách chủ chốt của mình ở châu Á. Nằm ở trung tâm của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, lẽ dĩ nhiên các nước Đông Nam Á muốn hiểu rõ khái niệm an ninh mới này có ý nghĩa như thế nào đối với toàn khu vực cũng như từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, vốn tích cực can dự các nước thành viên ASEAN khác và các cường quốc khu vực then chốt để định hình môi trường an ninh của mình, đặc biệt quan tâm đến cách thức chiến lược này sẽ được triển khai như thế nào.

Bài viết này phân tích những thách thức và cơ hội mà Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do của chính quyền Trump mang lại cho Việt Nam, các phản ứng ban đầu của Việt Nam đối với chiến lược, và cách Việt Nam có thể tham gia vào quá trình tiến hóa của chiến lược trong tương lai. Continue reading “Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam”

Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu ngày 04/08/2018 đăng bài “Cần cảnh giác trước việc Nhật tích trữ một lượng lớn Plutonium” của  Dương Thừa Quân (Yang Cheng Jun), Nghiên cứu viên cấp cao Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc. Bài báo viết:

Báo “Tin tức Kinh tế Nhật ” hôm qua đưa tin: Hiện nay lượng dự trữ vật liệu Plutonium của Nhật là hơn 47 tấn, vượt xa nhu cầu [sản xuất điện] của các nhà máy điện hạt nhân. Nếu dùng số lượng Plutonium này chế tạo vũ khí hạt nhân (VKHN) thì có thể làm được hơn 6000 trái bom nguyên tử.

Nhật tích trữ một lượng Plutonium nhiều như vậy phải chăng có tồn tại khả năng mất kiểm soát? Theo ý kiến tác giả, ở đây cần phân tích xem liệu Nhật có hay không có ý đồ chủ quan và hành động khách quan nghiên cứu triển khai VKHN. Continue reading “Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân”

Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ

Biên dịch: Trần Quang

Mỹ và Ấn Độ có cơ hội để cùng xác định và triển khai một tầm nhìn địa kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên các giá trị chung về tính tự do và minh bạch. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải vượt qua nhiều trở ngại khó khăn. Những nỗ lực từ Mỹ đều thất thường và đôi khi là thất sách, chẳng hạn như việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hơn nữa, lịch sử và danh tiếng của Ấn Độ trong việc làm việc với các thể chế kinh tế đa phương khá hỗn tạp, ít nhất có thể nói như vậy. Continue reading “Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ”

Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ

Nguồn: Satoru Nagao, “Japan’s nuclear reactors can power US–Asian security”, East Asia Forum, 23/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Hồi tháng Tư, chính sách xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới. Itochu, một công ty lớn của Nhật Bản, đã quyết định rút khỏi một dự án nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ do chi phí dành cho các biện pháp an toàn nhà máy điện hạt nhân tăng cao.

Sau trận động đất năm 2011 và thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau đó, hầu hết các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đã không được tái khởi động. Kết quả là thị trường duy nhất cho ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản là ở nước ngoài. Nhưng nếu một công ty lớn như Itochu không thể tìm thấy đủ lợi ích kinh tế ở thị trường nước ngoài, thì việc liệu ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản có thể tồn tại được hay không đang là một câu hỏi lớn. Continue reading “Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ”

Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Getting to Yes With Kim Jong-un”, Project Syndicate, 08/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Có phải lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra quyết định chiến lược loại bỏ chương trình hạt nhân của mình, hay ông chỉ tham gia vào một vòng ngoại giao lừa dối khác, giả vờ sẽ phi hạt nhân hóa để đổi lấy những lợi ích vật chất cho đất nước nghèo khổ của mình?

Đây có lẽ là một câu hỏi quan trọng trong cuộc gặp giữa Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào ngày 12 tháng 6. Cho đến lúc đó, không ai biết rõ câu trả lời, có lẽ kể cả chính Kim.

Những người lạc quan có xu hướng tin rằng ý định phi hạt nhân hóa mà Kim tuyên bố là chân thành. Họ nhấn mạnh thực tế rằng nền kinh tế của Triều Tiên đã thay đổi cơ bản kể từ khi ông kế nhiệm người cha của mình là Kim Jong-il vào năm 2011. Continue reading “Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim”

Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Trần Quang

Tránh thất bại thê thảm và thành công thảm họa

Các Tổng thống Mỹ mới đắc cử có được nhiều quyền tự do hành động, nhưng họ không có lựa chọn khi đề cập đến những vấn đề mà họ kế thừa. Bạn không thể lựa chọn công việc cần xử lý, chỉ là phải làm gì với nó.

Điều không thể tránh khỏi là tổng thống thứ 45 của Mỹ sắp phải đối mặt với một Triều Tiên vốn đã tích lũy được một kho vũ khí hạt nhân nhỏ, cùng với các tên lửa đạn đạo có khả năng đem chúng đi xa. Trong năm đầu giữ chức tổng thống của Donald Trump, Bình Nhưỡng đã khiến thực tế này trở nên sáng tỏ bằng việc tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu (và cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất) và một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo. Trump phản ứng bằng cách chỉ trích những người tiền nhiệm đã để cho mối đe dọa được nhận thấy rõ này phát triển; có lời lẽ cứng rắn (và đôi khi là miệt thị) nhằm vào nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un, trong khi vẫn bày tỏ sẵn sàng gặp mặt trực tiếp với ông; và tổ chức thúc đẩy thành công các biện pháp trừng phạt do Liên hợp quốc hậu thuẫn được thiết kế nhằm đưa Triều Tiên hoặc quay trở lại bàn đàm phán, hoặc phải đầu hàng. Continue reading “Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?”

Hình hài của xung đột Mỹ – Trung

Nguồn: Min Xinpei, “The Shape of Sino-American Conflict”, Project Syndicate, 06/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đối với hầu hết những người quan sát cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nguyên nhân gây ra cuộc chiến là sự hội tụ giữa các thực tiễn thương mại không công bằng của Trung Quốc với xu hướng bảo hộ thương mại của Tổng thống Donald Trump. Nhưng cách hiểu này bỏ qua một diễn tiến quan trọng: sự sụp đổ của chính sách can dự kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ đối với Trung Quốc.

Tranh chấp thương mại không có gì là mới. Khi các đồng minh tham gia vào các tranh chấp đó – như Mỹ và Nhật Bản đã từng làm cuối những năm 1980 – chúng ta có thể giả định một cách an toàn rằng vấn đề thực sự liên quan đến khía cạnh kinh tế. Nhưng khi chúng xảy ra giữa các đối thủ chiến lược – chẳng hạn như giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay – có thể sẽ có nhiều điều khác nữa đằng sau câu chuyện đó. Continue reading “Hình hài của xung đột Mỹ – Trung”

Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên

Nguồn: Richard N. Haass, “A North Korean Opportunity for America and China”, Project Syndicate, 01/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù không phải là điều hiển nhiên, nhưng Bắc Triều Tiên có thể là cơ hội tốt nhất cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Dù tiềm năng đó có được hiện thực hóa hay không thì cũng không khó để nhận ra tại sao đó lại là một cơ hội cho cả hai bên.

Mối quan hệ Trung-Mỹ đương đại được sinh ra gần nửa thế kỷ trước trên nền tảng là sự quan ngại chung của hai nước về mối đe dọa đến từ Liên Xô. Đó là một trường hợp kinh điển của câu ngạn ngữ “Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta.”

Mối quan hệ như vậy có thể tồn tại bất chấp điều gì – ngoại trừ sự biến mất của kẻ thù chung. Và điều này tất nhiên chính là những gì đã xảy ra sau sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu năm 1992. Continue reading “Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên”

Bành trướng quá sức: Thách thức thực sự của Trung Quốc

Tác giả: Gordon Chang | Biên dịch: Trần Quang

Khi giới thiệu Chiến lược an ninh quốc gia mới của mình, Nhà Trắng của Tổng thống Trump đã xác định Trung Quốc là một cường quốc “theo chủ nghĩa xét lại”, một “kình địch” và “đối thủ cạnh tranh”. Trong suốt 68 trang, Chiến lược an ninh quốc gia liệt kê hành vi thù địch của Bắc Kinh và cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ và những nơi khác là “độc hại”. Làm như vậy là hợp lý.

May mắn thay cho Mỹ và đối lập với lẽ phải thông thường của Washington, nhà nước Trung Quốc nhìn có vẻ hùng mạnh trên thực tế lại đặc biệt dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Thứ nhất, nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Cùng lúc đó, Bắc Kinh đang bị kéo căng quá mức, chủ yếu do tầm nhìn bành trướng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Các hành động khiêu khích của Trung Quốc đang khiến các nước khác xa lánh, củng cố một liên minh đang phát triển nhằm chống lại Bắc Kinh. Việc Tập Cận Bình không ngừng theo đuổi quyền kiểm soát tuyệt đối tại quê nhà đã làm suy yếu các thể chế của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đang bồn chồn. Continue reading “Bành trướng quá sức: Thách thức thực sự của Trung Quốc”

Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?

Nguồn: Christopher R. Hill, “What to Expect From the Trump-Kim Summit,” Project Syndicate, 1/5/2018 .

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau hội nghị thượng đỉnh ngày 27 tháng 4 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Triều Tiên Kim Jong-un, không bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng khắc hoạ bản thân là vị quân sư đứng sau mối quan hệ ngoại giao liên Triều. Nhưng bất chấp những hy vọng nhen nhóm từ bán đảo này, Trump có thể sẽ hối hận vì đã biến mình thành tâm điểm chú ý, nhất là khi hội nghị thượng định của chính ông với Kim đang đến gần.

Khi chuẩn bị cho sự kiện ấy, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, rất có thể Trump sẽ tránh đọc hoặc nghe ý kiến từ các chuyên gia, mà đắm chìm bản thân giữa dòng thông tin trái chiều. Suy cho cùng thì ông vẫn thường được cho là không hiểu được các báo cáo chính sách toàn diện, có tổ chức, và ý kiến của Trump thường phản ánh quan điểm của bất cứ ai mà ông vừa nói chuyện. Hơn nữa, Trump nhìn chung thường được dẫn dắt bởi cảm giác tiêu cực với những người tiền nhiệm, đặc biệt là Tổng thống Barack Obama, vì cho rằng họ quá cả tin hoặc không tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt. Continue reading “Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?”

Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều

 

Biên dịch: Hồ Anh Hải

Sáng 10/5 (giờ Washington), Tổng thống Trump tuyên bố ngày 12/6 ông sẽ hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore. Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 11/5 có bài phân tích 5 lý do Trump-Kim chọn Singapore làm địa điểm gặp nhau.

Dương Hy Vũ, chuyên gia Viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế Trung Quốc, nói: trước hết đó là sự xem xét về mặt chính trị: đây là địa điểm của bên thứ ba mà hai bên Mỹ-Triều Tiên đều có thể chấp nhận. Singapore được Mỹ coi là một “quốc gia trung lập”, hơn nữa trong lịch sử, Singapore là đồng minh của Mỹ, hiện có quan hệ khăng khít với Mỹ về chính trị, quân sự. Đối với Triều Tiên thì Singapore cũng không phải là địa điểm Triều Tiên không thích, mấy năm qua hai nước không có quan hệ xấu và xung đột với nhau, cho nên là nơi có thể chấp nhận. Continue reading “Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều”

Triều Tiên và ván cờ đang làm cả thế giới hồi hộp

Tác giả: Hồ Anh Hải

Ngày 21/4/2018 Thông tấn xã Triều Tiên tuyên bố nước này từ nay sẽ ngừng thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo vượt đại châu. Trước đó, tại Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, lãnh tụ Kim Jong-un từng đưa ra tuyên bố tương tự và nói từ nay sẽ dốc toàn lực vào xây dựng kinh tế.

Thế giới thở phào nhẹ nhõm. Trung Quốc và Hàn Quốc hoan nghênh tuyên bố nói trên. Nhật hoan nghênh một cách thận trọng, vì tuyên bố này không nói gì tới tên lửa tầm ngắn và tầm trung, là thứ vũ khí trực tiếp đe dọa Nhật. Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng đây là “một tin rất tốt” đối với Triều Tiên và thế giới. Continue reading “Triều Tiên và ván cờ đang làm cả thế giới hồi hộp”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc

Nguồn: 郑永年, “美朝峰会很可能以牺牲中国为筹码“, Institute of Public Policy, 09/03/2018.

Biên dịch: Hoàng Lan

Sáng ngày 9/3, Nhà Trắng đưa ra tin quan trọng và bất ngờ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 tới. Mặc dù thời gian và địa điểm của cuộc gặp vẫn phải chờ xác định, nhưng cuộc gặp này chắc chắn sẽ trở thành một trong những sự kiện địa chính trị gây bất ngờ nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều không thể làm cho Triều Tiên trở thành nước chư hầu của Mỹ, nhưng nhất định khiến Triều Tiên trở thành phương tiện mới để Mỹ ứng phó với Trung Quốc. Một trong những quân bài mà Triều Tiên đàm phán với Mỹ có thể là hy sinh Trung Quốc, hy sinh Trung Quốc hiện tại trở thành xem xét ưu tiên nhất của Mỹ. Tất cả đều nhằm vào Trung Quốc, những gì còn lại đều là vấn đề thứ yếu. Triều Tiên làm gì, thực ra không phải do họ quyết định mà đã trở thành một chiến binh của Mỹ. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc”

‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng

Tác giả: Sơ Nguyên, Việt Phương, Khang Vũ

Các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa hội tụ, cả thế giới hồi hộp theo dõi thượng đỉnh Mỹ – Triều sắp diễn ra với hy vọng về một nền hòa bình mong manh.

Những tháng vừa qua là giai đoạn khủng hoảng tâm lý đối với những ai nghiên cứu lâu năm về Triều Tiên. Sự giảm nhiệt nhanh chóng của cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo này đang diễn ra với những logic rất khó lý giải.

Câu chuyện bán đảo Triều Tiên hiện nay là tiêu biểu cho hiện tượng “thiên nga đen” – sự kiện với xác suất rất nhỏ, nhưng có tác động rất lớn và phá vỡ những nhận thức cố hữu trước đó. Sau hàng thập kỷ thà chịu đói nghèo chứ không chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân và sau bao nhiêu lời lẽ đanh thép đe dọa chiến tranh, không ai nghĩ rằng Triều Tiên cuối cùng cũng sẽ xuống nước. Continue reading “‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng”

Ngoại giao nước lớn Trung Quốc: Màn ảnh, hậu trường và ‘ảo ảnh’ chiến lược

 Tác giả: Lương Thanh Quang (ANU) 

Cuối tháng 08/2017, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) công bố bộ phim tư liệu có tựa đề “Ngoại giao Nước lớn của Trung Quốc” bao gồm 6 tập, được chia làm hai phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh, có tổng thời lượng dài 270 phút. Bộ phim do ba cơ quan của Trung Quốc là Vụ Tuyên truyền thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Trung Quốc, Tân Hoa Xã, và Truyền hình Trung ương Trung Quốc liên kết hợp tác sản xuất.

Bộ phim quảng bá cho các thành tích đối ngoại nổi bật kể từ sau Đại hội 18, nhấn mạnh ba thành tố lớn: (i) chủ động thực hành chính sách “ngoại giao nước lớn” để xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; (ii) tích cực thúc đẩy xây dựng “khuôn khổ quan hệ quốc tế kiểu mới” và “cộng đồng chung vận mệnh nhân loại” nhằm nâng tầm uy tín quốc tế của cường quốc mới nổi; và (iii) nỗ lực triển khai Sáng kiến “Vành đai và Con đường” để tạo tăng trưởng bền vững, hiện thực hóa phương châm “hợp tác cùng thắng”, hoàn thành hai “mục tiêu trăm năm” và giấc mộng “phục hưng dân tộc Trung Hoa”. Continue reading “Ngoại giao nước lớn Trung Quốc: Màn ảnh, hậu trường và ‘ảo ảnh’ chiến lược”

Bất chấp Trump, Mỹ vẫn sẽ áp đảo Trung Quốc tại châu Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “Asia after Trump”, Project Syndicate, 09/04/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Ủy ban Ba bên (Trilateral Commission) – một nhóm các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nhân, nhà báo và học giả – gặp nhau tại Singapore gần đây, nhiều người bày tỏ quan ngại về sự suy giảm vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Mọi quốc gia châu Á giờ đây đều giao thương với Trung Quốc nhiều hơn với Hoa Kỳ, thường ở mức gấp đôi. Mối quan ngại đó càng trầm trọng hơn do việc Tổng thống Donald Trump gần đây áp đặt các mức thuế quan mới và biểu hiện sự khinh thường đối với các thể chế đa phương. Một câu hỏi thường được nghe ở Singapore là: Liệu vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở châu Á có thể sống sót qua nhiệm kỳ của Trump hay không?

Ở đây cần nhìn lại lịch sử một chút. Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đơn phương áp đặt thuế quan lên các đồng minh của Hoa Kỳ mà không đưa ra cảnh báo trước, vi phạm khuôn khổ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và theo đuổi một cuộc chiến không được lòng dân ở Việt Nam. Nỗi sợ khủng bố cũng lan rộng, và các chuyên gia bày tỏ quan ngại về tương lai của dân chủ. Continue reading “Bất chấp Trump, Mỹ vẫn sẽ áp đảo Trung Quốc tại châu Á”

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược

Tác giả: Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên

Tháng 3 năm nay, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Australia, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop tuyên bố “ASEAN là trái tim của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Sự đề cập nhiều lần khái niệm “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” cùng với những động thái chủ động tiếp cận ASEAN và các nước ASEAN cho thấy Canberra đang nỗ lực đẩy mạnh gia tăng cam kết của mình lên phía Bắc và nhằm biến tầm nhìn chiến lược này thành hiện thực.

Trong một diễn biến khác cũng trong tháng 3/2018, Tổng thống Indonesia khơi dậy những tranh luận lớn khi cho rằng “sẽ là điều tốt nếu Australia gia nhập ASEAN”. Continue reading “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược”

Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?

Nguồn: Benjamin A. Engel, “The Trump-Kim Summit Is No ‘Nixon to China’ Moment”, The Diplomat, 15/03/2018.

Biên dịch: Nhật Linh

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để hai bên gặp gỡ và thảo luận về phi hạt nhân hóa và các biện pháp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, một số người đã so sánh đây là cơ hội để chính quyền Trump lặp lại thành công như chuyến thăm của Richard Nixon tới Bắc Kinh năm 1972, mở đường cho giai đoạn xoa dịu căng thẳng thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhưng chính quyền Trump thiếu công tác chuẩn bị và sự can dự cá nhân, điều đã khiến chuyến thăm Trung Quốc của Nixon thành công. Những so sánh về cá nhân giữa hai vị tổng thống vừa tích cực lại vừa tiêu cực, với một bình luận nổi bật nhất là của Jeffrey Lewis rằng “chuyến thăm này giống như việc Richard Nixon đến Trung Quốc, nhưng đó là một Nixon có lớn mà không có khôn” Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?”

Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?

Nguồn: Richard A. Bitzinger, “Does Japan really want to go nuclear?”, RSIS Commentary, 17/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư| Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã từng có một loạt những bài viết suy đoán rằng nếu Nhật Bản trở thành một cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân thì đó có thể là một điều tốt cho an ninh khu vực. Học giả nổi tiếng Walter Russell Mead đã có một bài viết trên tờ Wall Street Journal nêu quan điểm rằng một “nước Mĩ rút khỏi Thái Bình Dương” – xuất phát từ sự dao động của chính quyền Trump với những cam kết suy yếu ở châu Á – có thể dẫn đến việc Nhật Bản kết luận rằng “sở hữu vũ khí hạt nhân” có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho nước này. Gần đây hơn, trên tờ Washington Post Bilahari Kausikan viết rằng cả Nhật Bản và Hàn Quốc nên phát triển vũ khí hạt nhân, và điều đó chỉ còn là vấn đề thời gian, chứ không phải là có xảy ra hay không. Continue reading “Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?”