Kéo và đẩy: Quan hệ Việt-Trung nhìn từ chuyến thăm của CT Tập Cận Bình

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hà Nội vào ngày 12-13/11/2017 sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Đà Nẵng. Theo một nghĩa nào đó, chuyến thăm là một sự kiện quan trọng vì đó là chuyến thăm thứ hai của ông Tập tới Hà Nội trong vòng 2 năm. Hồi tháng 11/2015, khi ông Tập tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam trong vai trò lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, quan hệ song phương mới chỉ phục hồi sau sự kiện khủng hoảng giàn khoan tháng 5/2014 vốn đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong vòng hai thập niên. Ít nhất là trên bề mặt, chuyến thăm năm 2017 dường như giúp củng cố xu hướng tăng cường quan hệ song phương. Tuy nhiên, bối cảnh chiến lược và các động lực của quan hệ song phương đã có những thay đổi quan trọng trong vòng 2 năm qua khiến cho việc đánh giá tầm quan trọng thực sự của chuyến thăm đối với quan hệ song phương cũng như bối cảnh chiến lược khu vực trở nên khó khăn hơn. Continue reading “Kéo và đẩy: Quan hệ Việt-Trung nhìn từ chuyến thăm của CT Tập Cận Bình”

Đánh giá tác động chuyến thăm Việt Nam của TT Trump

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Năm 2017 là một năm có nhiều sự kiện quan trọng đối với quan hệ Việt Mỹ. Hồi tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump. Sáu tháng sau, vào ngày 11-12/11, Tổng thống Trump đã tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam sau khi tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC tại Đà Nẵng. Kể từ sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm 1995, tất cả các Tổng thống Hoa Kỳ đều đã thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ của mình nhưng ông Trump là người đầu tiên làm việc này trong năm đầu tiên sau khi lên nắm quyền. Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà ông Trump viếng thăm kể từ khi nhậm chức. Điều này càng có ý nghĩa hơn nếu xét việc Tổng thống Barack Obama đã thăm Hà Nội hồi tháng 5/2016, đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á duy nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh đón tiếp hai tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm trong 2 năm liên tiếp. Continue reading “Đánh giá tác động chuyến thăm Việt Nam của TT Trump”

Cân bằng lợi ích Mỹ-Trung thời Trump-Tập

Nguồn: David Lampton, “Balancing US–China interests in the Trump–Xi era”,
East Asia Forum, 10/12/2017

Người dịch: Huỳnh Hoa

Từ năm 1945 đến 2016, Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự và hệ tư tưởng để xây dựng các thiết chế, các liên minh và các chế độ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tránh né một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc. Để làm được như vậy, Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng sự trỗi dậy của một “chòm sao” các cường quốc mới; trong đó đáng chú ý có Trung Quốc – quốc gia mà giờ đây Hoa Kỳ phải thương lượng. Nếu Hoa Kỳ muốn lợi ích của mình được đáp ứng, Washington phải giành được sự hợp tác của Bắc Kinh hơn là thúc ép họ. Continue reading “Cân bằng lợi ích Mỹ-Trung thời Trump-Tập”

Tầm quan trọng của ‘Bộ Tứ’ trong an ninh châu Á

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s New Entente”, Project Syndicate, 03/11/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến công du tới các nước châu Á trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang diễn biến hết sức nóng bỏng. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người đã công nhận rằng “trọng  tâm của thế giới đang dịch chuyển dần về trung tâm khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, đã kêu gọi các cường quốc dân chủ trong khu vực này cần tiếp tục theo đuổi một chính sách “can dự và hợp tác chặt chẽ hơn”. Những cường quốc này, bao gồm cả nước Mỹ của Donald Trump, cần lưu tâm đến lời kêu gọi này. Trên thực tế, chỉ có một liên minh các nền dân chủ  mới có thể bảo đảm sự hình thành một trật tự dựa trên luật lệ và một sự cân bằng quyền lực ổn định tại khu vực năng động nhất thế giới về kinh tế này. Continue reading “Tầm quan trọng của ‘Bộ Tứ’ trong an ninh châu Á”

Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nguồn: J. Berkshire Miller, “How Abe and Modi Can Save the Indo-Pacific“, Foreign Affairs, 15/11/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Nếu Mỹ mong muốn một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, như Ngoại trưởng Rex Tillerson đã hối thúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thảo luận trong cuộc gặp gần đây giữa họ ở Tokyo, thì sẽ không có 2 cường quốc nào quan trọng bằng Ấn Độ và Nhật Bản.

Hai nước này nằm trong số các quốc gia quan ngại nhất về an ninh trong khu vực và cũng ngày càng sẵn sàng cộng tác với nhau về vấn đề này. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia – vốn xa xôi về mặt lịch sử và chiến lược – đã phát triển ngày càng mạnh mẽ dưới sự quản lý của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với việc thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao (Abe đã tới New Delhi để thăm Modi vào tháng 10/2017) kết hợp với những sự trao đổi ngày càng thường xuyên và sâu sắc hơn ở các cấp độ ngoại giao, quốc phòng và kinh doanh. Continue reading “Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng | Nguồn: Dự án Đại sự ký Biển Đông

Sau gần 15 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002,[1] Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC)[2] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.[3] Đây là thành quả bước đầu của cả một quá trình lâu dài trong việc thực hiện khoản 10 của DOC [4] và chỉ đạt được sau những diễn biến căng thẳng tại khu vực thời gian qua, chủ yếu bắt nguồn từ các hành vi thúc đẩy yêu sách biển không phù hợp luật pháp quốc tế của một quốc gia tại Biển Đông. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi “sự kiện này” được chào đón rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới học giả, bình luận. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

Lý giải sự sùng bái nhà họ Kim tại Triều Tiên

Nguồn: Ian Buruma, “The North Korean Cult”, Project Syndicate, 09/10/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người ta có thể dễ dàng vẽ tranh biếm họa về sự kỳ quặc của chế độ độc tài Triều Tiên. Ông Kim Jong-un, với kiểu tóc úp bát thời trang thập niên 1930 (người ta cho rằng mái tóc đó là nhằm khiến ông Kim trông giống ông nội mình, Kim Il-sung [Kim Nhật Thành], người sáng lập chế độ), bộ quần áo kiểu Mao Trạch Đông lỗi thời, và thân hình thấp, mập mạp, khiến ông trông gần như là một nhân vật hoạt hình. Người dân trịnh trọng coi ông Kim là một thiên tài có quyền lực tuyệt đối. Ông được tôn thờ như là một vị chúa và thường xuyên được người dân vây quanh. Trong số những người vây quanh đó, có những quân nhân cấp cao nhất với loạt huân chương dày đặc, cười nói hoặc vỗ tay, hoặc reo hò nhiệt liệt. Continue reading “Lý giải sự sùng bái nhà họ Kim tại Triều Tiên”

Việt Nam: ‘Nước chiến trường’ trên bàn cờ Biển Đông

Tác giả: Ngô Di Lân

Nói đến nước Mỹ, người ta sẽ lập tức nghĩ đến các bang lớn và nổi tiếng như California, Texas hay New York. Thế nhưng về mặt chính trị, đây không phải là những bang chủ chốt. Bằng chứng là số tiền các ứng viên tổng thống rót cho các chiến dịch tranh cử ở những bang lớn này thường thấp hơn nhiều so với số tiền được đổ vào những “bang chiến trường” (battleground state) như Michigan, Ohio, Pennsylvania, v.v… Trong khi đa số các bang còn lại gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng duy nhất thì những bang chiến trường có thể nghiêng về bất kỳ bên nào và do đó cả hai đảng buộc phải cạnh tranh quyết liệt tại những bang này để giành chiến thắng.

Xét trên phương diện này, chính trị quốc tế không khác chính trị Mỹ là bao. Ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới đều có những quốc gia quan trọng hơn và các quốc gia kém quan trọng hơn. Tương tự, ở đâu cũng có những nước nằm chặt trong bán cầu ảnh hưởng của một cường quốc nhất định và có những nước có thể ngả về bất kỳ bên nào tùy thuộc vào hoàn cảnh. Continue reading “Việt Nam: ‘Nước chiến trường’ trên bàn cờ Biển Đông”

Giải mã khái niệm ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ của TQ

Nguồn: Nadège Rolland, “Eurasian Integration “a la Chinese”: Deciphering Beijing’s Vision for the Region as a “Community of Common Destiny”“, The Asan Forum, 05/06/2017

Biên dịch: Trần Quang

Tầm nhìn của Bắc Kinh về một phiên bản thế kỷ 21 của Con đường tơ lụa cổ đại đã được tiết lộ trong hai bài phát biểu của Tập Cận Bình, một bài ở Astana và bài thứ hai ở Jakarta, vào cuối năm 2013. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ cách một tháng sau hai bài phát biểu trên, Kazakhstan và Indonesia đã được chọn là địa điểm chính thức bắt đầu ý tưởng “vành đai” trên bộ và “con đường” trên biển, đúng hơn họ được lựa chọn như những biểu tượng của sự tiếp cận được tiếp tục lại của Trung Quốc đến cả nước láng giềng lục địa lẫn nước láng giềng biển. Chủ nghĩa tượng trưng rõ ràng cũng hiện diện trong chủ đề Con đường tơ lụa do ban lãnh đạo Trung Quốc lựa chọn cho điều hiện nay đã trở thành khái niệm chính sách đối ngoại mang tính xác định của kỷ nguyên Tập Cận Bình. Cho tới tháng 3/2015, tất cả các yếu tố chủ chốt cho điều sẽ chính thức trở thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) và từ đó sẽ được lặp lại trong các bài phát biểu chính thức và chương trình truyền hình hoa mỹ của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc, vốn đã được trình bày trong các bài phát biểu của Tập Cận Bình vào năm 2013. Các yếu tố này bao gồm tầm nhìn của ông về một lục địa Á-Âu được liên kết với nhau bởi “5 kết nối” (sự phối hợp chính sách, kết nối cơ sở hạ tầng, thương mại không bị cản trở, hội nhập tài chính và các trao đổi giữa nhân dân với nhân dân), bị ràng buộc bởi “Tinh thần Con đường tơ lụa”, và nỗ lực xây dựng một “cộng đồng chung vận mệnh”. Continue reading “Giải mã khái niệm ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ của TQ”

Trung Quốc muốn gì ở Trump?

Nguồn: Mira Rapp-Hopper, “What China Wants From Trump”, Foreign Affairs, 07/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Tại sao Bắc Kinh sẽ tránh thỏa hiệp về thương mại và Bắc Triều Tiên

Khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đặt chân tới Bắc Kinh tuần này, ông ta sẽ thấy người tương nhiệm Tập Cận Bình đang ngự trị trên đỉnh cao quyền lực chính trị của mình, đang ngắm nhìn hiện trạng châu Á ngày càng nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc. Ở đa số các thủ đô châu Á, cũng như ở Washington, chuyến công du khu vực kéo dài 11 ngày của ông Trump làm dấy lên nỗi băn khoăn sâu sắc, không biết ông ta sẽ nói gì, làm gì. Điều này đặc biệt đúng khi đề cập tới các vấn đề thương mại và Bắc Triều Tiên, hai tiêu điểm trong chính sách châu Á hãy còn manh nha của chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng ở Bắc Kinh, ông Tập và giới lãnh đạo Trung Quốc có thể lạc quan hơn: từ tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã thành công trong việc thể hiện mình là một cường quốc châu Á ngày càng ổn định vững vàng bên cạnh một Hoa Kỳ tiền hậu bất nhất và không thể trông cậy được. Continue reading “Trung Quốc muốn gì ở Trump?”

Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ

Tác giả: Ngô Di Lân

Mặc dù tranh chấp Biển Đông trong thời gian gần đây dường như đã “nguội đi” ít nhiều so với những năm trước, việc đạt được một thoả thuận nhằm giải quyết toàn bộ tranh chấp hết sức phức tạp tại thời điểm này vẫn chưa khả thi. Xung đột vũ trang ở điểm nóng này vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và vì một cuộc chiến tranh sẽ dẫn đến một kết cục “cùng thua” cho tất cả các bên, các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị mọi phương án để ngăn ngừa nguy cơ này xảy ra.

Đối với các nước nhỏ phải đối mặt với thách thức an ninh lớn như Việt Nam, việc tìm kiếm đồng minh quân sự thường được xem là một lựa chọn hấp dẫn. Nếu thành công, việc thiết lập liên minh quân sự có thể thay đổi cán cân quyền lực một cách đáng kể gần như ngay tức khắc. Vì lẽ đó, với những bước tiến lớn mà quan hệ Việt-Mỹ đã đạt được trong những năm gần đây, một số học giả và chuyên gia đã kêu gọi xây dựng một liên minh Việt-Mỹ để thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực và kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Continue reading “Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ”

Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?

Nguồn: Richard N. Hass, “The End of Asia’s Strategic Miracle?”, Project Syndicate, 16/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vẫn còn quá sớm để biết được liệu thách thức từ những chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên có được giải quyết không và giải quyết như thế nào. Nhưng lại không là quá sớm để xem xét thách thức này có ý nghĩa ra sao đối với một phần của thế giới vốn có lịch sử đầy đối đầu trên nhiều phương diện.

Cái tên mỹ miều “Phép màu châu Á” có ý diễn tả mức độ thần kỳ của sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia châu Á trong nửa thế kỷ qua. Nền kinh tế khởi sắc đầu tiên là Nhật Bản. Mặc cho sự giảm tốc trong những thập niên gần đây và dù có dân số tương đối nhỏ, quốc gia này vẫn giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Continue reading “Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?”

Khi Mỹ nói về chiến tranh, Hàn Quốc rùng mình

Nguồn: Han Kang, “While the U.S. Talks of War, South Korea Shudders,” The New York Times, October 7, 2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tôi không thể thôi nghĩ về một bài báo mình tình cờ đọc được mấy hôm trước. Một ông cụ ngoài bảy mươi vô tình đánh rơi hai bó tiền trên phố. Hai người nhặt được chỗ tiền này và chia nhau đã bị cảnh sát bắt giữ, buộc trả lại số tiền, và bị truy tố tội trộm cắp.

Cho đến đây, nó vẫn là một câu chuyện bình thường. Nhưng ông cụ mang trên mình nhiều tiền như thế là vì một lý do đặc biệt. “Tôi sợ sắp có chiến tranh,” ông cụ nói với cảnh sát, “nên rút tiền tiết kiệm ở ngân hàng và đang trên đường về.” Ông nói đây là số tiền dành dụm—mỗi tháng một chút—trong bốn năm, định cho các cháu vào đại học. Vì Chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950, nên chắc hẳn chiến tranh là một trải nghiệm kéo dài suốt thời thanh niên của ông cụ. Tôi có thể hình dung cảm giác của ông là thế nào, một người đã sống một cuộc đời trung lưu bình thường kể từ đó, trên đường rút tiền tiết kiệm từ ngân hàng về. Nỗi sợ, nỗi bất an, nỗi bất lực, nỗi lo lắng. Continue reading “Khi Mỹ nói về chiến tranh, Hàn Quốc rùng mình”

Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trang “Diễn đàn Đông Á” bản điện tử số ra ngày 11/9/2017 đăng bài “Đã đến lúc chuẩn bị cho kết cục xấu nhất của Triều Tiên” của tác giả Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo), Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh. Bài này đang gây ra một cuộc tranh cãi lớn trong dư luận Trung Quốc.

Giáo sư Giả Khánh Quốc cho rằng vũ khí hạt nhân và tên lửa mà Triều Tiên phát triển sớm muộn sẽ trở thành sự đe dọa thực sự đối với nước Mỹ, nước này có thể sẽ phát động cuộc tấn công quân sự “phủ đầu” nằm hủy diệt vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Cho dù Mỹ tự kiềm chế không đánh đòn phủ đầu thì trong tình hình ngày càng bị quốc tế trừng phạt nghiêm khắc hơn và Mỹ cùng Hàn Quốc tập trận chung với quy mô ngày càng lớn, Triều Tiên cũng có thể phát động chiến tranh. Continue reading “Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?”

Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?

Nguồn: John Mecklin, “North Korean ‘crisis’ just a puppet show”, Reuters, 13/09/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù bao gồm nhiều sự kiện đáng quan ngại – phóng tên lửa đạn đạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân, tập trận và những cuộc đấu khẩu vô nghĩa – nhưng cuộc “khủng hoảng” Bắc Triều Tiên trong những tháng gần đây chủ yếu là một sô diễn được sáng tạo nên.

Một năm trước, khả năng Bắc Triều Tiên bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào Hoa Kỳ về cơ bản là bằng không; họ không có khả năng mở một cuộc tấn công như vậy. Nhưng Bình Nhưỡng đã đạt được những tiến bộ công nghệ kể từ đó. Continue reading “Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?”

So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên

Nguồn: Kaushik Basu, “The North Korean Missile Crisis”, Project Syndicate, 11/07/2017

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 02/01/2017, Tổng thống đắc cử Donald Trump, khi nhắc đến nỗ lực của Bắc Triều Tiên trong việc phát triển một loại vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công nước Mỹ, đã đảm bảo với những người theo dõi Twitter của ông rằng, “Điều đó sẽ không xảy ra!”. Nhưng nó đã xảy ra.

Ngày 4 tháng 7 – Quốc khánh Mỹ – Bắc Triều Tiên đã tặng cho người Mỹ một món quà sinh nhật không mong muốn – họ đã thành công trong việc thử Hwasong-14, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà theo lời các nhà phân tích thì có khả năng chạm đến Alaska. Tất cả công việc phải làm còn lại chỉ là thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để có thể lắp được vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) – một cột mốc có thể đạt được trong vài năm tới. Continue reading “So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên”

Mục đích thực sự của chương trình hạt nhân Triều Tiên

Nguồn: Christopher R. Hill, “North Korea’s real strategy”, Project Syndicate, 20/06/2017.

Biên dịch: Dương Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân thường được miêu tả như một phản ứng “duy lý” trước các đòi hỏi chiến lược về an ninh quốc gia và sự tồn vong của chế độ Triều Tiên. Xét cho cùng, đất nước này bị bao quanh bởi các quốc gia lớn hơn, được cho là thù địch, và Triều Tiên không có các đồng minh mà họ có thể dựa vào để phòng thủ. Theo quan điểm này, có vẻ hợp lý khi Kim Jong-un không muốn lặp lại sai lầm của Saddam Hussein ở Iraq và Muammar el-Qaddafi của Libya, những người có lẽ sẽ vẫn còn sống và vẫn nắm quyền nếu họ có được vũ khí hạt nhân.

Trên thực tế, Triều Tiên muốn sở hữu vũ khí hạt nhân cho mục đích xâm lược nhiều hơn là vì lý do phòng thủ. Triều Tiên tìm đủ mọi cách để tách Mỹ khỏi Hàn Quốc – một sự chia tách sẽ cho phép thống nhất Bán đảo Triều Tiên theo điều kiện của Kim. Nói cách khác, Triều Tiên không chỉ muốn phòng thủ mà còn muốn chuẩn bị cho cuộc xâm lược sau này. Continue reading “Mục đích thực sự của chương trình hạt nhân Triều Tiên”

Lật tẩy trò hù dọa của Trung Quốc

Nguồn: Brahma Chellaney, “Calling the Chinese Bully’s Bluff”, Project Syndicate, 08/08/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Trung Quốc càng tích lũy được thêm sức mạnh, nước này càng cố gắng để đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại bằng những màn hù dọa và bắt nạt. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc đối đầu biên giới trên dãy Himalaya giữa nước này với quân đội Ấn Độ tiếp tục diễn ra, cách tiếp cận đó đang ngày càng bộc lộ những hạn chế một cách rõ nét.

Cuộc đối đầu hiện tại được châm ngòi từ giữa tháng 6, khi Bhutan, một đồng minh thân cận của Ấn Độ, phát hiện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang cố gắng mở rộng một tuyến đường xuyên qua Doklam, một cao nguyên thuộc dãy Himalaya vốn thuộc về Bhutan nhưng bị Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Ấn Độ, nước bảo đảm an ninh cho đất nước Bhutan nhỏ bé, đã nhanh chóng đưa quân và trang thiết bị đến đó nhằm ngăn chặn việc xây dựng của Trung Quốc, quả quyết rằng tuyến đường đó – mà từ đây có thể bao quát điểm giao nhau giữa biên giới Tây Tạng, Bhutan, và bang Sikkim của Ấn Độ – đe dọa đến an ninh của chính nước này. Continue reading “Lật tẩy trò hù dọa của Trung Quốc”

Trung Quốc ngửa bài với ASEAN và Việt Nam?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 30/08/2017 đăng bài dưới nhan đề “Trung Quốc muốn một Đông Nam Á như thế nào?” nói về hai nguyện vọng của Trung Quốc: 1) Không muốn Đông Nam Á có một liên minh chống Trung Quốc, đặc biệt là liên minh do Mỹ đứng đầu; 2) Không muốn Đông Nam Á bị chia rẽ và mất ổn định về chính trị, bởi lẽ đó sẽ là cái cớ để Mỹ can thiệp vào Đông Nam Á.

Bài viết là bản dịch từ bản tiếng Anh “What type of East Asian order will China accept?” của Huang Jing, đăng trên trang Eastasiaforum.org của Australia. Nội dung bài báo như sau: Continue reading “Trung Quốc ngửa bài với ASEAN và Việt Nam?”

Đánh giá về Dự thảo khung COC ASEAN-Trung Quốc

Nguồn: Ian Storey, “Assessing the ASEAN-China Framework for the Code of Conduct for the South China Sea“, ISEAS Perspective, no. 62, 08/08/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Mở đầu

Ngày 6/8/2017 ở Manila, Ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN đã thông qua dự thảo khung về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Dự thảo khung này trước đó đã được thông qua trong Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) ở Quý Dương, Trung Quốc ngày 19/5/2017.

Dự thảo khung được các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc chào đón rộng rãi. Trong tuyên bố chung của họ – vốn bị trì hoãn gần 24 giờ do những khác biệt giữa các thành viên ASEAN về cách mô tả tranh chấp – Ngoại trưởng các nước ASEAN nói họ “được khích lệ” bởi việc thông qua dự thảo khung mà sẽ “thúc đẩy công tác ký kết một COC hiệu quả trong một khung thời gian các bên cùng nhất trí”. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói ông hy vọng dự thảo khung sẽ “mở đường cho các đàm phán có ý nghĩa và đáng kể tiến tới ký kết COC”, nhưng nói thêm rằng nếu bộ quy tắc này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và quản lý vụ việc ở Biển Đông, thì nó sẽ phải có tính ràng buộc về pháp lý – một cụm từ dường như không xuất hiện trong dự thảo khung. Continue reading “Đánh giá về Dự thảo khung COC ASEAN-Trung Quốc”