Mỹ-Nhật: Hướng tới một liên minh hi vọng

0,,18414543_303,00

Nguồn: Abe Shinzō, “Toward an Alliance of Hope,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi Thế chiến II kết thúc ở Thái Bình Dương, người Nhật Bản chúng tôi, với cảm giác hối hận sâu sắc, đã bắt đầu bước vào con đường xây dựng lại và đổi mới đất nước. Hành động của những bậc tiền nhiệm của chúng tôi đã đem lại đau thương khôn xiết cho các dân tộc châu Á, và chúng tôi không bao giờ được phép làm ngơ trước sự thật đó. Tôi ủng hộ quan điểm mà những đời thủ tướng Nhật Bản trước đây đã bày tỏ về vấn đề này.

Với việc thừa nhận sự thật và nỗi hối hận ấy, trong nhiều thập niên qua, người Nhật Bản chúng tôi tin rằng chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để đóng góp vào sự phát triển của châu Á. Chúng tôi phải nỗ lực hết sức mình vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Continue reading “Mỹ-Nhật: Hướng tới một liên minh hi vọng”

Tác động của bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật

20150506143021-88ba089f-66e2-41f1-8e6a-823fef87b3a5-w640-r1-s-cx6-cy14-cw88

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ kéo dài 1 tuần từ 26/4-3/5/2015. Ông Abe không chỉ là Quốc khách, được Nhà trắng đón tiếp với nghi thức trọng thể nhất dành cho một nguyên thủ nước ngoài, mà còn là vị Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đọc diễn văn trước hai viện của Quốc hội Mỹ.

Tuy nhiên, điều dư luận quan tâm hơn cả là việc Mỹ, Nhật công bố bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật với những sửa đối sâu rộng được đánh giá là “có tính lịch sử”, “chưa từng có”, và là một diễn biến an ninh, quốc phòng quan trọng bậc nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết hồi năm 1973. Continue reading “Tác động của bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật”

Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ

america-us-china-e1415025915427

Nguồn: Hugh White, “America’s China consensus slowly unravels”, The Interpreter, 17/04/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một thời gian dài, suy nghĩ của Mỹ (và Úc) về Trung Quốc đã bị chi phối bởi một sự đồng thuận rộng rãi rằng, mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán đang gia tăng, Bắc Kinh không phải là thách thức chính đến quyền lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Lập luận này cho rằng, dù có nói gì thì các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đều biết rằng tương lai nền kinh tế của họ quá bấp bênh, hệ thống chính trị của họ quá mỏng manh, quân sự của họ quá yếu và các đồng minh của họ thì không đủ để cho phép họ tranh đua với ưu thế của Mỹ. Họ cũng biết rằng sự ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc vào trật tự khu vực mà chỉ có Mỹ mới có thể duy trì. Continue reading “Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ”

Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông

060508-N-4166B-030

Nguồn: Richard Javad Heydarian & Truong-Minh Vu, “South China Sea: Time for US-ASEAN Maritime Cooperation,” RSIS Commentary No. 094, 20/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Những hoạt động xây dựng gấp rút của Trung Quốc trên Biển Đông đã tăng cường hơn nữa các tranh chấp hàng hải đang diễn ra giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Không chỉ làm phức tạp thêm bản chất của các tranh chấp đang diễn ra gây phương hại tới các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền, các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên Biển Đông còn báo hiệu cho sự hung hăng ngày càng tăng về mặt quân sự của nước này, khi mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang hướng tới “phòng thủ ngoại vi” và củng cố chiều sâu chiến lược của nó trong khu vực. Continue reading “Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông”

“Chủ nghĩa hòa bình tích cực” và tác động đến cục diện khu vực

janpan

Tác giả: Nguyễn Văn Bình

Sau sự bùng nổ những năm 1980, kinh tế Nhật Bản đã rơi vào tình trạng giảm phát liên tục trong hai thập niên vừa qua với mức tiêu dùng yếu và tăng trưởng thấp bất chấp các nỗ lực liên tục của các chính quyền Nhật Bản kế tiếp nhau từ năm 1992 đến năm 2012 nhằm đưa nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái. Khó khăn kinh tế cộng vởi tỉ lệ nợ công ngày càng cao (233% GDP năm 2012) và thảm họa kép động đất và hạt nhân vào năm 2011 đã khiến Nhật Bản ngày một lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng, tưởng chừng không lối thoát. Kinh tế trì trệ, cùng với cách xử lý thiếu quyết đoán của chính quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc đã khiến vị thế quốc tế của Nhật Bản suy giảm theo và tạo ra một tâm lý bi quan trong người dân nước này. Continue reading ““Chủ nghĩa hòa bình tích cực” và tác động đến cục diện khu vực”

Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?

25372

Nguồn: Fareed Zakaria, “Whatever happened to Obama’s pivot to Asia”, the Washington Post, 16/04/2015

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mọi nguồn lực trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đều được dồn cho khu vực Trung Đông – như đàm phán giải pháp về Iran, gửi Lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operation Forces – SOF) đến Iraq, ủng hộ các cuộc không kích do A-rập Xê-út phát động tại Yemen, giải quyết các phiến quân nổi loạn tại Syria. Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục sang Châu Á?

Hãy nhớ rằng lý lẽ cơ bản đằng sau chính sách xoay trục sang Châu Á là do Mỹ can thiệp quá mức vào khu vực Trung Đông, một khu vực tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng với tầm quan trọng giảm dần đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Mặt khác, Châu Á là tương lai của Mỹ. Nếu so sánh về sức mua tương đương thì ba trên bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đều ở châu Á. Như cố Thủ tưởng Singapore Lý Quang Diệu vẫn thường nói với tôi: “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc vượt trội của thế giới trong thế kỷ 21 chỉ khi nước này là cường quốc chiếm ưu thế tại (Châu Á) – Thái Bình Dương”. Continue reading “Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?”

Trung Quốc và thách thức từ các “Con đường tơ lụa”

n_68655_1

Nguồn: Xue Li & Xu Yanzhou, “How China can Perfect its Silk Road Strategy”, The Diplomat, 09/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, “một vành đai và một con đường” (OBOR – One Belt, One Road), cụm từ chỉ Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21, là từ khóa của chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Khi chiến lược OBOR trở thành mục tiêu chính của chính sách đối ngoại Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ xúc tiến sáng kiến ​​này về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa trong tám đến mười năm tới. Trong giới học thuật Trung Quốc, người ta thường cho rằng năm 2013 đã đánh dấu sự nảy sinh ý tưởng OBOR, trong khi năm 2014 chứng kiến sự hiện thực hóa ý tưởng này. Năm 2015, nhiệm vụ chính sẽ là thực hiện đầy đủ OBOR. Continue reading “Trung Quốc và thách thức từ các “Con đường tơ lụa””

Bước đột phá trong quan hệ Việt – Mỹ

Vietnam 2

Nguồn: Alexander L. Vuving, “A Breakthrough in US-Vietnam Relations”, The Diplomat, 10/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới

Chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đánh dấu sự thay đổi đáng kinh ngạc trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Nổi lên như là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ Việt – Mỹ vừa trải qua một bước đột phá đáng kể trong thời gian gần đây. Bước đột phá này được thể hiện trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang trong các ngày từ 15 đến 20 tháng 3 vừa qua, một chuyến đi có phần ít được báo chí quốc tế chú ý. Có lẽ truyền thông ít quan tâm đến chuyến đi này vì nó được xem như một phần của các cuộc trao đổi thường xuyên ở cấp bộ trưởng giữa hai nước. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm này của ông Quang đã vượt xa các trao đổi thông thường, và nội dung cuộc hội đàm của ông cho thấy một sự thay đổi về chất trong quan hệ Việt – Mỹ. Continue reading “Bước đột phá trong quan hệ Việt – Mỹ”

Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?

TPP-Latintelligence

Nguồn: Roger C. Altman & Richard N. Haass, “Why the Trans-Pacific Partnership Matters”, The New York Times, 03/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau năm năm, các cuộc đàm phán do Mỹ dẫn dắt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một thỏa thuận tự do thương mại với 11 quốc gia khác vốn chiếm 40% nền kinh tế thế giới – gần như đã hoàn tất. Bước tiếp theo là Quốc hội cần cho phép  quyền bỏ phiếu đồng ý hay bác bỏ trọn gói đối với thỏa thuận này – quy trình từng được áp dụng cho các hiệp định thương mại gần đây, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1993 và Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn Quốc (KORUS FTA) năm 2011.

Nhưng triển vọng của quốc hội đối với cách tiếp cận này – được gọi là Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) hay quyền đàm phán nhanh vì nó không cho phép sửa đổi hoặc cản trở thông qua hiệp định ở quốc hội – đã bị làm mờ đi. Nếu không có nó, hiệp định này sẽ sụp đổ, trở thành nạn nhân của các sửa đổi bất tận. Do đó, cuộc bỏ phiếu sắp tới (của Quốc hội Mỹ về TPA – NHĐ) là tương đương với cuộc bỏ phiếu cho chính TPP. Nếu như không thành công, tác động bất lợi đến an ninh quốc gia của Mỹ sẽ vô cùng lớn. Continue reading “Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?”

Nhật – Trung – Hàn và vận mệnh chung của Đông Bắc Á

0,,18332694_303,00

Nguồn: Christopher R. Hill, “Northeast Asia’s Shared Destiny”, Project Syndicate, 26/3/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Cuộc gặp của các ngoại trưởng Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tại Seoul vào tuần trước để bàn luận về khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực, từ chống chủ nghĩa khủng bố đến ô nhiễm không khí, là cuộc họp đầu tiên của họ sau gần ba năm. Nhưng, ngoài việc đồng ý sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa ba bên vào “thời điểm thuận tiện sớm nhất”, vấn đề chủ chốt mà cả ba nước phải đối mặt vẫn chưa được giải quyết: Liệu các nước này có thể giải quyết – hay ít nhất là tạm gác lại – những tranh chấp lãnh thổ và lịch sử giữa họ để theo đuổi lợi ích chung hay không? Continue reading “Nhật – Trung – Hàn và vận mệnh chung của Đông Bắc Á”

Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ

south-korea-japan-20140213

Nguồn: Kent Harrington, “America’s Bickering Asian Allies”, Project Syndicate, 20/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các nhà ngoại giao Mỹ thích mô tả các đồng minh của mình bằng những lời khen có cánh. Vì vậy, thế giới cần lưu ý mỗi khi họ không làm vậy – chẳng hạn như khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, tại một hội nghị về an ninh châu Á gần đây tại Washington DC, đã giận dữ chỉ trích Hàn Quốc một cách công khai vì những lời lẽ xúc phạm Nhật Bản dường như vô tận của nước này. Theo bà Sherman, lập trường của Hàn Quốc, vốn được thể hiện trong yêu cầu buộc Nhật Bản phải xin lỗi một lần nữa vì đã ép nhiều phụ nữ Hàn làm nô lệ tình dục cho Quân đội Hoàng gia Nhật trong suốt Thế chiến II, chỉ dẫn đến “bế tắc chứ không phải tiến triển”. Continue reading “Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ”

#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản

warship-Izumo_5b94d66183a7682fb58b8791

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Five: Japan’s External Military Commitments”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 79-98.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình tái quân sự hóa ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản cần được đánh giá không chỉ về khía cạnh triển khai trực tiếp các lực lượng quân sự của họ ra nước ngoài thông qua các cơ chế của liên minh Mỹ – Nhật và các hoạt động của Liên Hiệp Quốc mà còn thông qua việc mở rộng hỗ trợ về vật chất và tài chính của Nhật Bản cho quá trình triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ ở cấp độ khu vực và toàn cầu, dưới hình thức cung cấp các căn cứ và khả năng phối kết hợp các năng lực quân sự. Quá trình triển khai quân đội ra nước ngoài và việc tái cơ cấu liên minh Mỹ – Nhật trong thời kỳ hậu Koizumi đã bị giảm sút và tiến triển chậm hơn mong muốn của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bất chấp tranh cãi chính trị trong nước về khả năng triển khai lực lượng ra nước ngoài, Nhật Bản vẫn kiên trì trong việc tái cơ cấu liên minh của mình với Hoa Kỳ và tiếp tục tìm kiếm cách thức để triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ra nước ngoài. Do đó, Nhật Bản đã tiếp tục củng cố các cam kết quân sự của mình ở nước ngoài. Continue reading “#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản”

Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính

133776696_14155359645181n

Nguồn: Shawn W. Crispin, “Thai Coup Alienates US Giving China New Opening,” Yale Global, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản, ma túy, và khủng bố trên toàn cầu của Mỹ, Thái Lan là một đối tác chiến lược không thể thiếu. Nhưng rõ ràng là quan hệ hai nước gần đây đã suy giảm mạnh khi vào tháng 1, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập Đại sứ Mỹ ở Bangkok để bày tỏ thái độ không hài lòng về những phát ngôn mang tính chỉ trích của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với chính quyền quân sự nước này. Khi những đồng minh lâu đời của Thái Lan trở nên xa cách, Trung Quốc đã tiến đến để lấp đầy khoảng trống bằng những lời đề nghị chiến lược và kinh tế nhằm chống lại chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Lời khiển trách chính thức của Thái Lan bắt nguồn từ bài phát biểu hôm 26/1 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Bangkok, Russel đã nêu lên những lo ngại về sự thiếu “toàn diện” trong cái mà chính quyền quân sự Thái Lan gọi là nỗ lực cải cách chính trị và việc họ duy trì thiết quân luật hơn 8 tháng sau khi cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính làm tạm ngừng nền dân chủ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính”

Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển

1024px-thumbnail

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Quá trình chuyển biến nhận thức về chiến lược biển của người Trung Quốc

Thực tế lịch sử cho thấy Trung Quốc tuy là nước lớn nhưng trong thời kỳ cận đại lại yếu hèn, bị các cường quốc bắt nạt, xâm chiếm. Đầu tiên, năm 1840, hạm đội Anh chiếm Quảng Châu, chính quyền nhà Thanh buộc phải ký Điều ước Nam Kinh nhục nhã; cuối cùng, năm 1937 phát xít Nhật tấn công Trung Quốc và dần dần chiếm đóng hầu hết nước này. Đại tá, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc nhận xét: Căn nguyên của tất cả các thất bại đó là do “Trung Quốc lạc hậu về chiến lược”. Đồng thời ông đánh giá “Mỹ là nước lớn về chiến lược…, người Mỹ chưa từng có những sai sót chiến lược gây ra sự tụt lùi của đất nước.” Continue reading “Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển”

Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?

People's_Republic_of_China_Vietnam_Locator

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Bài liên quan: Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?

2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn. Continue reading “Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?”

Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Trung Quốc của TT Nixon

10974212_945727245450960_8086250894284981668_o

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

Vào ngày này cách đây đúng 43 năm (21/2/1972), Tổng thống Mỹ Nixon bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc. Chuyến thăm này diễn ra sau sự kiện ngoại giao bóng bàn, các cuộc đàm phán ngoại giao bí mật cấp đại sứ giữa đại sứ Mỹ và đại sứ Trung Quốc tại Warsaw (Ba Lan) và chuyển đi bí mật của Ngoại trưởng Henry Kissinger đến Bắc Kinh trước đó. Sự kiện này không chỉ là bước ngoặt, dấu ấn nổi bật của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mà còn của cả quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến II nữa. Lý do khiến chuyến thăm trở nên đặc biệt bao gồm:

Một, lần đầu tiên trong lịch sử gần 200 năm của nước Mỹ, Tổng thống Mỹ đến thăm chính thức một quốc gia trên danh nghĩa vẫn là “kẻ thù” (từ sau cuộc chiến Triều Tiên 6/1950-7/1953) và là nước Mỹ không có quan hệ ngoại giao. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Trung Quốc của TT Nixon”

Vấn đề cải cách hiến pháp của Nhật Bản

f003d95e-8595-11e4-92f1-a804f84d4f9e_Japan_Election_Abe_TOK108--646x363

Nguồn: Brahma Chellaney, “Japan’s constitutional albatross”, Project Syndicate, 02/02/2015.

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lễ kỉ niệm 70 năm ngày Nhật Bản thất bại trong Thế Chiến thứ Hai đang đến gần và nó đã làm dấy lên nhiều tranh cãi – và cả những lời oán thán – về mối hận thù lịch sử đang được tái hiện lại ở Đông Á. Nhưng những căng thẳng gần đây ở khu vực có thể phần nào phản ánh một sự thiếu tiến triển trong một vấn đề khác không được lưu tâm: cái cách hiến pháp của Nhật Bản. Thật ra, ngay cả khi sự bất lực của Nhật Bản được thể hiện nổi bật trong việc hai con tin của nước này bị hành quyết bởi Nhà nước Hồi Giáo tự xưng, Nhật Bản vẫn chưa thông qua bất kỳ một sửa đổi nào đối với “hiến pháp hoà bình” mà lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ đã áp đặt tại nước này vào năm 1947. Continue reading “Vấn đề cải cách hiến pháp của Nhật Bản”

Bối cảnh chính trị đang thay đổi của Đài Loan

taiwan election

Nguồn: Fu-Kuo Liu, “Taiwan’s shifting political landscape,” East Asia Forum, 18/01/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kết quả cuộc bầu cử chính quyền địa phương của Đài Loan diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái là một bất ngờ lớn không chỉ với riêng người dân Đài Loan.[1] Quốc Dân Đảng cầm quyền đã bị đánh bại với mức chênh lệch chưa từng có. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, khi Quốc Dân Đảng giành thắng lợi. Trong các cuộc bầu cử thị trưởng thành phố, Quốc Dân Đảng chỉ giành thắng lợi ở 1 trong số 6 thành phố trực thuộc trung ương và 5 trong số 16 thành phố và huyện trực thuộc tỉnh. Kết quả này đã làm thay đổi đáng kể bối cảnh chính trị của Đài Loan. Nhưng không nên xem đây là một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Continue reading “Bối cảnh chính trị đang thay đổi của Đài Loan”

Đã đến lúc đưa ra một cái giá cho những hành động sai trái ở Biển Đông

pix4_120314

Nguồn: Patrick Cronin, “How to Deal with Chinese Assertiveness: It’s Time to Impose Costs“, The National Interest, 4/12/2014.

Biên dịch: Hương Trà | Hiệu đính: Minh Ngọc

Bất kỳ hành động sai trái nào cũng phải trả giá. Đó là lý do Mỹ và các nước đồng minh, đối tác cần xem xét chiến lược áp đặt cái giá phải trả đối với những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việc Trung Quốc lại nổi lên là một quốc gia giàu có và đầy sức mạnh là một thực tế. Trong những thập kỷ gần đây, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nước này là chưa từng thấy, từ nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới vào năm 1990 vươn lên xếp vị trí thứ 6 vào năm 2001, và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2010. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF), Trung Quốc hiện đã vượt Mỹ tính theo sức mua tương đương. Với cách tính trên, nền kinh tế của Trung Quốc đã bằng một nửa quy mô nền kinh tế của Mỹ cách đây một thập kỷ. Và quỹ đạo phát triển này đang định hình những giả thiết về tương lai cán cân quyền lực và trật tự của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tăng trưởng sụt giảm gần đây của Trung Quốc và những nghi vấn đặt ra về sự ổn định trong tương lai của nước này vẫn chưa làm thay đổi đa số nhận thức về chiều hướng phát triển của Trung Quốc. Continue reading “Đã đến lúc đưa ra một cái giá cho những hành động sai trái ở Biển Đông”

Những xiềng xích lịch sử của Đông Á

Japanese-comfort-women-pr-012

Nguồn: Brahma Chellaney, “East Asia’s Historical Shackles,” Project Syndicate, 12/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các mối quan hệ ngoại giao ở Đông Á từ lâu đã trở thành con tin của lịch sử. Nhưng gần đây, “vấn đề lịch sử” của khu vực này đã trở nên căng thẳng hơn với việc chủ nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh giữa các chủ thể quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, làm tăng thêm những bất đồng về mọi mặt, từ lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên cho đến việc tưởng niệm chiến tranh và sách giáo khoa. Liệu các quốc gia Đông Á có thể vượt qua những xung đột để lại từ những thế hệ đi trước để tiến tới một tương lai có lợi cho tất cả? Continue reading “Những xiềng xích lịch sử của Đông Á”