#45 – Vai trò của Trung Quốc ở Châu Á

Nguồn: Philip C. Saunders (2008). “China’s Role in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 127-149.>>PDF

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều thập kỉ chỉ tạo ảnh hưởng mức độ vừa phải ở Châu Á, Trung Quốc hiện giờ đã đóng vai trò chủ động và quan trọng hơn trong khu vực. Cải cách kinh tế và sau đó là sự hội nhập vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu của Trung Quốc đã tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 3 thập kỷ, khiến sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tăng lên đáng kể. Chiến lược an ninh khu vực của Trung Quốc và một loạt các biện pháp trấn an về ngoại giao, quân sự, và kinh tế đã có những tác động đáng kể làm giảm quan ngại của các nước Châu Á về sức mạnh của Trung Quốc. Continue reading “#45 – Vai trò của Trung Quốc ở Châu Á”

#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?

57mm-AT-gun-Korea-1950

Nguồn: Hugh White (2008). “Why War in Asia Remains Thinkable”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 50, No.6, pp. 85-104.

Biên dịch: Lương Thị Lan Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu như chúng ta quan niệm về chiến tranh giống như ông cha ta – rằng chiến tranh là những cuộc xung đột lớn giữa các cường quốc, cướp đi cuộc sống yên bình của hàng tỉ người và làm đảo lộn trật tự thế giới – thì chiến tranh dường như không còn có thể xảy ra ở châu Á. Hơn 30 năm qua, Đông Á tận hưởng nền hòa bình có lẽ chưa từng được biết đến trước đó. Trong khu vực Đông Bắc Á, các quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kì đang duy trì mối quan hệ hòa bình – hợp tác. Hơn thế nữa, ngoài những sự cố nhỏ tại quần đảo Trường Sa, Continue reading “#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?”

#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

ch-150

Nguồn: Robert D. Kaplan (2010). “The Geography of Chinese Power: How Far Can Beijing Reach on Land and at Sea”. Foreign Affairs, Vol. 89, No. 3 (May/June), pp. 22-41. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1904, nhà địa lý người Anh, Sir Halford Mackinder đã kết thúc bài viết nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” [“Trục địa lý của lịch sử”] của mình bằng một liên hệ đáng ngại về trường hợp Trung Quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu chính là trục địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông đã cho rằng Trung Quốc, một khi mở rộng sức mạnh của mình vượt ra ngoài biên giới, “có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì Trung Quốc sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực trụ cột này.” Continue reading “#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc”

#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Leszek Buszynski (2012). “The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and U.S.–China Strategic Rivalry”, The Washington Quarterly, 35:2, 139-156. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguy cơ xung đột leo thang từ những sự kiện tương đối nhỏ đã tăng lên tại Biển Đông trong hơn hai năm qua với những cuộc tranh chấp bây giờ ít có cơ hội hơn để đàm phán hoặc giải quyết. Về nguồn gốc, những tranh chấp này nảy sinh từ sau Thế chiến thứ hai khi những quốc gia ven biển – Trung Quốc và 3 nước trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm Indonesia, Malaysia và Philipines, cũng như Việt Nam sau này – tranh giành để chiếm giữ những hòn đảo ở đó [Chi tiết này không chính xác – NHĐ]. Nếu vấn đề này chỉ đơn thuần là về tranh chấp lãnh thổ, thì nó có thể đã được giải quyết thông qua những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xích lại gần ASEAN và thắt chặt quan hệ với khu vực này.

Continue reading “#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

#20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á

640px-JDF_Uniform01a

Nguồn: Green, Michael (2008). “Japan in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 170-191.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bài luận vào cuối thời kỳ Tokugawa, Lý luận của ba kẻ say về Chính phủ, Nakae Chomin đã hình dung ra một vị chủ nhà vào một buổi tối đã cùng hai người bạn rượu của mình tranh cãi trong hơi men về tương lai của Nhật Bản ở châu Á. Một trong hai bạn rượu của ông ta là một “quý ông Tây học”, ăn mặc theo phong cách phương Tây và ca tụng những ưu điểm của dân chủ, quyền cá nhân và phát triển kinh tế. Người kia mặc quần áo truyền thống của một samurai và bảo vệ cho chiến lược chính trị hiện thực của việc bành trướng quân sự nhằm hất cẳng Trung Quốc và nước Anh địch thủ, trở thành một thế lực đế quốc có sức ảnh hưởng lớn ở châu Á. Cuối cùng, vị chủ nhà đã kết luận rằng Continue reading “#20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á”

#15 – Quan điểm của VN về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Nguồn: Nguyen, Hong Thao (2012). “Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claims”, Journal of East Asia and International Law, 5(1), pp. 165-211. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thái Giang, Nguyễn Thị Lan Hương, Quách Thị Huyền | Hiệu đính: Việt Long

Biển Đông từ lâu được coi là nguyên nhân chính gây căng thăng và bất ổn tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Làm rõ quan điểm của các bên yêu sách là một nhiệm vụ nghiên cứu nhằm tạo ra các biện pháp xây dựng lòng tin và tăng cường nỗ lực để kiểm soát những xung đột có thể xảy ra trong khu vực. Mục đích của bài viết này nhằm làm rõ quan điểm của Việt Nam về tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các vùng biển tại Biển Đông. Quan điểm của Việt Nam sẽ được xem xét trên ba khía cạnh: (1) chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa; (2) các vùng biển bao quanh hai quần đảo này; và (3) giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.

Continue reading “#15 – Quan điểm của VN về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

#13 – Tranh luận nội bộ Trung Quốc về chính sách Biển Đông

30233402-01_big

Nguồn: Li, Mingjiang (2012). “Chinese Debates of South China Sea Policy: Implications for Future Developments”, RSIS Working Papers, No. 239 (Singapore: S. Rajaratnam School of International Studies).

Biên dịch: Hồ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những năm gần đây là một giai đoạn đầy ắp sự kiện đối với tranh chấp Biển Đông. Vào năm 2009, việc các bên khác nhau đệ trình các yêu sách đối với thềm lục địa mở rộng lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Ranh giới Thềm lục địa đã khởi đầu cho một cuộc chiến ngoại giao nảy lửa. Đặc biệt, hành động của Trung Quốc trong việc đệ trình bản đồ đường chín đoạn ở Biển Đông lên Liên Hợp Quốc đã làm bùng lên sự phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia tranh chấp khác. Sự đối đầu ngoại giao ở Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào năm 2010 ở Hà  Nội, đặc biệt là giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc, đã đánh dấu sự gia tăng căng thẳng chưa từng có đối với vấn đề Biển Đông trong vòng hơn một thập kỷ. Nửa đầu năm 2011, Continue reading “#13 – Tranh luận nội bộ Trung Quốc về chính sách Biển Đông”

#10 – Chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc

Chinese_aid

Nguồn: Medeiros, Evan S. & M. Taylor Fravel[1] (2003). “China’s New Diplomacy”, Foreign Affairs (November-December), pp. 22-35. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Kiều Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không còn là nạn nhân

Mùa hè này, khi cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên lên cao, hầu hết mọi con mắt đều đổ dồn về những đối thủ ở Washington và Bình Nhưỡng. Không được chú ý nhiều nhưng Bắc Kinh là một chủ thể thứ ba đóng vai trò quan trọng không kém. Trung Quốc, từ lâu kín tiếng về các vấn đề chính sách đối ngoại, nay đã mạnh dạn bước chân vào cuộc đối đầu bằng việc đình chỉ các chuyến tàu chở dầu thiết yếu đến Triều Tiên, gửi các đại diện cấp cao đến Bình Nhưỡng và di chuyển quân quanh biên giới Trung- Triều. Continue reading “#10 – Chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc”

#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á

east_asia_151930f

Nguồn: Acharya, Amitav. “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers, 2008), pp. 57-82.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bất kì cuộc tranh luận nào về những quan điểm lý thuyết quan hệ quốc tế (QHQT) ở khu vực châu Á đều vấp phải một nghịch lí là phần lớn những tài liệu hiện có về chủ đề này đều mang tính phi lý thuyết. Bất kể là từ bên trong hay bên ngoài khu vực, các nhà nghiên cứu và nhà phân tích của Châu Á phần lớn đều không cho rằng lý thuyết có thể cần thiết và hữu ích trong việc nghiên cứu QHQT ở khu vực này.1 Mặc dù mối quan tâm đối với vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế đang gia tăng trong khu vực, đặc biệt là ở Trung Quốc,2 lý thuyết vẫn bị cho rằng quá trừu tượng hoặc quá xa rời những mối quan tâm hiện nay của các chính phủ và người dân  để có thể được nghiên cứu một cách nghiêm túc và liên tục. Continue reading “#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á”

#6- Nước Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương

japan-us-troops-transfer

Nguồn: Dosch, Jörn (2004). “The United Sates in the Asia Pacific”, in M.K. Connors, R. Davison, & J. Dosch, The New Global Politics of the Asia Pacific (New York: RoutledgeCurzon), pp. 12-22.

Biên dịch: Lý Thụy Vi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lịch sử quan hệ Mỹ – Đông Á

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người tiên đoán rằng khu vực Thái Bình Dương sẽ chuẩn bị thế chỗ Châu Âu để trở thành trọng tâm và ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ mới nói đến một phần của câu chuyện. Mỹ từ lâu đã là một cường quốc Thái Bình Dương trước khi trở thành một cường quốc Đại Tây Dương. Hoạt động thương mại đầu tiên của Mỹ là vào năm 1784, khi mà con tàu Empress of China thả neo tại cảng Quảng Châu. Empress là thương thuyền Mỹ đầu tiên băng qua Thái Bình Dương. Đầu những năm 1840, Mỹ tăng cường cam kết thương mại tại Đông Á. Theo điều khoản trong hiệp ước Wanghia (1844), Mỹ đã giành quyền giao thương tại các cảng Trung Quốc. Continue reading “#6- Nước Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương”