Vì sao Trung Quốc không thể cứu vãn nền kinh tế của Putin?

Nguồn: Paul Krugman, Why China Can’t Bail Out Putin’s Economy, New York Times, 07/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi quyết định xâm lược Ukraine, rõ ràng Vladimir Putin đã đánh giá sai mọi thứ. Ông đã phóng đại sức mạnh quân sự của quốc gia mình; điều mà tôi từng viết vào tuần trước, rằng Nga là một “siêu cường giả”, có sức mạnh kém hơn nhiều so với những gì chúng ta quan sát thấy, bây giờ lại càng đúng hơn nữa. Putin đánh giá thấp tinh thần và sức mạnh quân sự của Ukraine, cũng không lường trước được quyết tâm của các chính phủ dân chủ, nhất là chính quyền Biden, vốn đã làm được nhiều việc đáng chú ý trên tất cả mọi lĩnh vực, từ trang bị vũ khí cho Ukraine, đến tập hợp phương Tây ủng hộ các biện pháp trừng phạt tài chính. Continue reading “Vì sao Trung Quốc không thể cứu vãn nền kinh tế của Putin?”

Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ được săn đón ở châu Á

Nguồn: Sinan Tavsan, Turkish drone success in Ukraine sets stage for Asia roadshow, Nikkei Asia, 08/03/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các công ty sản xuất máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy khách hàng tiềm năng ở Nhật Bản, Indonesia, và Malaysia.

Một chú vượn cáo mới chào đời tại vườn thú Kiev ở thủ đô Ukraine đã được đặt tên là “Bayraktar,” theo thông báo trong một bài đăng trên Telegram vào thứ Sáu của Thị trưởng Vitali Klitschko, một nhà cựu vô địch quyền anh hạng nặng.

Chú vượn cáo đuôi vằn này được đặt theo tên một chiếc máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, thứ mà một lần nữa được chú ý trên toàn cầu vì thành công trên chiến trường. Giống như ở Azerbaijan, Syria, và Libya, những đoạn video cho thấy Bayraktar TB-2 hạ gục xe tăng, xe bọc thép, và hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không của Nga đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Continue reading “Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ được săn đón ở châu Á”

GS. TS. Phạm Quang Minh: Từ cuộc chiến này, thế giới thay đổi như thế nào?

Tác giả: Nhà báo Phan Đăng p/v GS Phạm Quang Minh

Chiến sự Nga – Ukraine đã diễn ra, không thể ngăn cản được. Nhưng, từ đây, nhân loại chắc chắn phải suy nghĩ về những định chế để ngăn ngừa chiến tranh và giải quyết tận cùng những mâu thuẫn giữa các cực quyền lực.

Việc không thể ngăn chặn chiến sự Nga – Ukraine khiến đời sống chính trị quốc tế diễn ra nhiều thay đổi, buộc tất cả các quốc gia, từ lớn đến nhỏ, phải có những nhìn nhận mới, thích ứng với những thay đổi mới. Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Minh, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu phát triển quốc tế, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng phân tích với ANTG GT-CT về hai vấn đề cốt lõi này. Continue reading “GS. TS. Phạm Quang Minh: Từ cuộc chiến này, thế giới thay đổi như thế nào?”

Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ tướng Scholz!

Nguồn: Mein Präsident hat mit Scholz telefoniert – als ob man mit einer Wand gesprochen hätte“, WELT, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Đại sứ Ukraine Andriy Melnyk nói, ông “bất chấp tất cả” nếu như ông có xúc phạm công chúng Đức qua những ứng xử của mình. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đưa ra những nhận xét nặng nề đối với nước Đức và giải thích lý do tại sao Putin nhìn thấu tâm can ông thủ tướng của đất nước này.

Hỏi: Thưa ông Melnyk, với tư cách là đại sứ Ukraine, từ nhiều tuần nay ông đã phát đi thông điệp : “Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn!” Người Đức phản ứng như thế nào, đoàn kết, thờ ơ, hèn nhát?

Đáp: Điều này phụ thuộc vào người Đức nào mà người ta đối diện. Các phương tiện truyền thông, hầu hết đều đứng về phía chúng tôi, cũng như rất, rất nhiều người giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn ! Với giới chính trị thì có phần khó khăn hơn ít nhiều. Continue reading “Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ tướng Scholz!”

Cuộc khủng hoảng Ukraine của Trung Quốc

Nguồn: Jude Blanchette và Bonny Lin, China’s Ukraine Crisis, Foreign Affairs, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập được gì — và mất gì — từ việc hậu thuẫn cho Putin?

Khủng hoảng Ukraine chủ yếu là cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, nhưng bên cạnh đó, còn có một người chơi khác đang lúng túng bên lề: Trung Quốc. Bắc Kinh đã cố gắng duy trì thế cân bằng trong vấn đề Ukraine. Một mặt, họ đứng về phía Nga, đổ lỗi rằng chính sự bành trướng của NATO đã gây ra khủng hoảng, và cáo buộc rằng những dự đoán của Mỹ về một cuộc xâm lược chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Mặt khác, đặc biệt là khi nguy cơ xung đột quân sự ngày càng gia tăng, nước này đã kêu gọi sử dụng con đường ngoại giao thay cho chiến tranh.

Nếu Bắc Kinh biết chơi đúng cách, họ sẽ duy trì quan hệ chặt chẽ với Moscow, bảo vệ quan hệ thương mại với Ukraine, giữ EU trong quỹ đạo kinh tế của mình, và tránh được hệ quả từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU lên Moscow – cùng lúc đó ngăn cản quan hệ với Mỹ xấu đi đáng kể. Tuy nhiên, việc đạt được bất kỳ một trong những mục tiêu này là khả thi, còn đạt được tất cả lại là điều bất khả. Continue reading “Cuộc khủng hoảng Ukraine của Trung Quốc”

Nga động viên cả nước ‘nghênh chiến’ đòn trừng phạt của Phương Tây

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), 10/3/2022.

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nga còn chưa trả đũa. Đòn đáp trả của Moskva còn chưa được tung ra”. Ngày 9/3, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga đang chuẩn bị các biện pháp phản đòn sự trừng phạt của phương Tây. Các quan chức Nga nói rõ: sự trả đũa của Nga sẽ “nhanh chóng, toàn diện và sẽ được cảm nhận rõ ràng”. Đồng thời, để đối phó với áp lực trừng phạt và việc các công ty phương Tây rút khỏi Nga, một nửa chủ thể Liên bang Nga đang được động viên. Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nâng cấp đến nay, Mỹ và phương Tây tới tấp trừng phạt Nga, động tác lớn mới nhất là Mỹ và Anh ra lệnh cấm nhập năng lượng từ Nga. Nhưng lần này Đức, Pháp và EU không theo Mỹ, Anh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 9/3 nói, Trung Quốc kiên quyết phản đối sự trừng phạt đơn phương không có căn cứ luật quốc tế, chưa gì đã vung cây gậy trừng phạt, chẳng mang lại hòa bình và an ninh mà chỉ tạo ra khó khăn nghiêm trọng cho kinh tế và dân sinh của các nước liên quan, đem lại tình trạng hai bên hoặc nhiều bên cùng thua, làm cho chia rẽ và đối kháng càng tăng lên. Continue reading “Nga động viên cả nước ‘nghênh chiến’ đòn trừng phạt của Phương Tây”

Kiev thất thủ, NATO can thiệp: Các kịch bản tiếp theo cho Ukraine là gì?

Nguồn: “Warten auf den Großangriff: Wird Kiew fallen? Die Nato eingreifen? Szenarien zum Ukraine-Krieg”, WELT, 09/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Ngày thứ 13 sau khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra, một nỗ lực mới để sơ tán dân thường ra khỏi các thành phố đang bị Nga bao vây lại bắt đầu. Moscow thông báo một lệnh ngừng bắn mới vào hôm thứ Tư. Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết người dân nên được đưa ra khỏi các khu vực tranh chấp qua sáu hành lang nhân đạo.

Ngoại trưởng Ukraine và Nga, Dmytro Kuleba và Sergei Lavrov, dự kiến ​​gặp nhau tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, vào thứ Năm này. Điều đó có thể giúp làm dịu tình hình không? Sau đây là tóm tắt các câu hỏi và câu trả lời quan trọng nhất cho những ngày sắp tới. Continue reading “Kiev thất thủ, NATO can thiệp: Các kịch bản tiếp theo cho Ukraine là gì?”

Hiệu ứng domino: Sau Ukraine, mục tiêu tiếp theo của Nga là ai?

Nguồn: Ukraine-Krieg: Die Angst vor dem Domino-Effekt, WELT, 07/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nếu cuộc chiến tranh xâm lược của Putin không bị chặn lại, Cộng hòa Moldova có nguy cơ trở thành quốc gia tiếp theo gặp nguy hiểm. Giống như ở Kiev, chính phủ nước này thân với EU, nhưng phe ly khai thân Nga đang kiểm soát Transnistria, ở khu vực biên giới giáp với Ukraine. Tuy nhiên, đây cũng không phải là khu vực bị đe dọa duy nhất.

Cuộc chiến ở Ukraine tất nhiên chủ yếu là việc của người Ukraine và quyền tự quyết của họ. Nhưng không chỉ có vậy. Liên minh châu Âu ngày càng lo ngại Tổng thống Nga Putin có thể không dừng lại ở cuộc xâm lược này. Continue reading “Hiệu ứng domino: Sau Ukraine, mục tiêu tiếp theo của Nga là ai?”

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị

Nguồn: The war in Ukraine is going to change geopolitics profoundlyThe Economist, 05/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có nhiều điều quen thuộc, nhưng cũng có những điều chưa có tiền lệ.

Thứ Sáu ngày 25/02, một ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, tuyên bố, “Ngày hôm nay, chúng ta đơn độc bảo vệ đất nước mình.” Đó là “khởi đầu của cuộc chiến chống lại châu Âu.” Tuy nhiên, những người châu Âu duy nhất tiến ra chiến trường là người Ukraine.

Phần còn lại của châu Âu đã phải xấu hổ. Sau những ngày cuối tuần, kinh hoàng trước hành động xâm lược vô căn cứ của Putin, được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của những người lính Ukraine, được thúc đẩy bởi những người biểu tình trên đường phố, và cảm động trước những lời nói cũng như hành động của Zelensky, lục địa này đã có những bước đi mà chỉ vài ngày trước đó là không thể tưởng tượng được. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị”

Tại sao Israel muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine?

Nguồn: “Ukraine-Krieg: Israels neue Rolle als Friedensvermittler in Europa”, WELT, 06/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cho đến nay, người châu Âu luôn cố gắng xây dựng, gìn giữ hòa bình cho Trung Đông. Nay diễn ra điều ngược lại: Israel muốn đóng vai trò trung gian hòa giải ở châu Âu để chấm dứt cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Liệu điều này có thành công hay không vẫn là một câu hỏi mở. Nhưng có một tia hy vọng.

Chuyến thăm vào tối thứ Bảy vừa qua chứng minh trật tự thế giới đã bị đảo lộn như thế nào. Thủ tướng Israel Naftali Bennett bay tới Moscow để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Naftali Bennett là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Putin tiếp kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Hai ông đã nói chuyện trong ba giờ đồng hồ. Continue reading “Tại sao Israel muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine?”

Khởi đầu cho kết thúc của Putin?

Nguồn: Andrea Kendall-Taylor và Erica Frantz, The Beginning of the End for Putin?, Foreign Affairs, 02/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chế độ độc tài thường có vẻ ổn định – cho đến khi chúng không còn như thế nữa.

Cuộc tấn công của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Ukraine có thể xem như một thời khắc làm sáng tỏ nhiều điều. Kể từ khi Putin lên nắm quyền vào năm 2000, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã cố gắng hợp tác, hòa hợp, hoặc đàm phán với ông ta. Nhưng bằng cách dấn thân vào một cuộc chiến chống lại một quốc gia mà ông cho là không có quyền tồn tại, Putin đã buộc cộng đồng quốc tế phải nhìn nhận ông đúng bản chất: một nhà lãnh đạo hiếu chiến với khả năng hủy diệt đáng kể. Kết quả là đã có hàng loạt các biện pháp mới được thiết kế nhằm kiềm chế ông – từ các lệnh trừng phạt nhắm vào các thể chế tài chính Nga, đến việc cấm máy bay Nga bay qua không phận EU, đồng thời tăng cường vận chuyển vũ khí tới Ukraine. Ngay cả Đức, đất nước lâu nay vẫn chỉ miễn cưỡng đối đầu với Putin, cũng đã đồng ý loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống liên lạc tài chính SWIFT, đảo ngược lệnh cấm cung cấp vũ khí cho các khu vực xung đột – vốn đã tồn tại từ lâu, và gia tăng đáng kể chi tiêu quân sự. Việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra thay đổi to lớn trong nhận thức quốc tế về Putin và những gì cần phải làm để đối đầu với ông ta. Continue reading “Khởi đầu cho kết thúc của Putin?”

Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về xung đột Nga – Ukraine

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trò chuyện với phóng viên Tuổi Trẻ xung quanh tình hình chiến sự Nga – Ukraine, sự can dự của các bên, dự báo kết cục của xung đột và Việt Nam cần làm gì trong bối cảnh này.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng) cho rằng việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine thời điểm này là sự kiện lạ thường xảy ra trong một thế giới hiện đại, giữa kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hóa. Đây là một bất ngờ với cả thế giới, dù trước đó có thể có rất nhiều “thuyết âm mưu”. Continue reading “Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về xung đột Nga – Ukraine”

Putin tình cờ mở đường cho một cuộc cách mạng ở Đức

Nguồn: Jeff Rathke, Putin Accidentally Started a Revolution in Germany, Foreign Policy, 27/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược Ukraine đã vô tình làm đảo ngược đại chiến lược của Berlin.

Nền chính trị Đức thường được đặc trưng bởi sự liên tục thận trọng, khéo léo cân bằng, và chậm chạp trong thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi. Nhưng nó vẫn có thể gây bất ngờ. Trong tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz và chính phủ của ông đã tiến hành một cuộc cách mạng trong chính sách đối ngoại của Đức: chỉ trong vài ngày, họ loại bỏ những giả định đã lỗi thời về giấc mơ hậu Chiến tranh Lạnh của Berlin, và đặt ra một lộ trình cho cuộc đối đầu với Nga, mà theo đó sẽ mang lại sự gia tăng đáng kể về nguồn lực, và giúp hiện đại hóa lực lượng vũ trang của nước này. Continue reading “Putin tình cờ mở đường cho một cuộc cách mạng ở Đức”

Chiến tranh Ukraine kết thúc như thế nào: Một vài ví dụ từ lịch sử

Nguồn: Bruno Tertrais, “Ein Blick in die Geschichte zeigt, wie der Ukraine-Krieg enden könnte”, WELT, 04/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mọi chiến dịch đều khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều bài học lịch sử điển hình. Một trong những nhà tư tưởng chiến lược nổi tiếng nhất giải thích các tình huống mà người ta nên biết để hiểu rõ hơn về cuộc xung đột hiện nay. Ở đây có một số tương đồng đáng ngạc nhiên.

Các cuộc chiến không bao giờ diễn ra theo kế hoạch. Và những cuộc chiến của những nhà độc tài bị cô lập, những kẻ cứng đầu không còn chịu nghe phần còn lại của thế giới thì càng ít có khả năng diễn ra theo kế hoạch hơn. Trước sự thật đó, tình hình Ukraine sẽ ra sao? Chiếu theo lịch sử, người ta có thể thấy cuộc chiến này có thể kết thúc như thế nào? Sau đây là những kịch bản có thể xảy ra: Continue reading “Chiến tranh Ukraine kết thúc như thế nào: Một vài ví dụ từ lịch sử”

Đại kế hoạch của Vladimir Putin đang dần sụp đổ

Nguồn: Gideon Rachman, Vladimir Putin’s grand plan is unravelling, Financial Times, 28/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một tổng thống Nga bị dồn vào đường cùng có thể trở nên tàn nhẫn và nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Vladimir Putin là một “thiên tài”, Donald Trump cười nói. Cựu tổng thống Mỹ phát biểu ngay trước thềm cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ người đàn ông “hiểu sâu biết rộng” ở Điện Kremlin.

Vậy thiên tài này đã đạt được những gì? Bốn ngày sau cuộc xâm lược và quân đội Nga vẫn không thể giành được chiến thắng nhanh chóng mà Putin trông đợi. Sự kháng cự của Ukraine mãnh liệt hơn nhiều so với dự đoán của nhà lãnh đạo Nga, quân đội thì liên tục chống trả, trong khi toàn dân nhanh chóng huy động lực lượng. Những người lính Nga bị quay phim lại đã phàn nàn rằng họ chỉ được thông báo tham gia một nhiệm vụ huấn luyện. Continue reading “Đại kế hoạch của Vladimir Putin đang dần sụp đổ”

Lý do Putin cũng phải bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của châu Âu

Nguồn: Ukraine-Konflikt: „Wir haben etwas getan, womit Putin nicht gerechnet hat“, WELT, 02/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thế giới phương Tây đang dốc toàn bộ sức mạnh kinh tế của mình vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Tomas Sedlacek (45 tuổi) là một nhà kinh tế học người Séc, nổi tiếng với cuốn sách “Kinh tế học của cái thiện và ác”. Ông từng là cố vấn cho cựu tổng thống Séc Vaclav Havel. Sau đó, ông có giúp cải tổ hệ thống thuế của Cộng hòa Séc.

Sedlacek từng theo học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Ông hiện giảng dạy tại Đại học Charles ở Praha. Trong cuộc trò chuyện với báo WELT (Thế giới), ông đã tính toán cuộc chiến này tốn kém như thế nào, và vì sao đã đến lúc phải giải phóng người Nga khỏi Putin. Continue reading “Lý do Putin cũng phải bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của châu Âu”

Toàn văn phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại LHQ về tình hình Ukraine

Ngày 1-3 (theo giờ địa phương), tại phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam – Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã có phát biểu, bày tỏ quan điểm của Việt Nam về tình hình Ukraine.

Báo Pháp Luật TP HCM giới thiệu toàn văn bản dịch tiếng Việt:

“Thưa Ngài Chủ tịch,

1. Hơn 70 năm trước, những nhà sáng lập Liên hợp quốc đã gửi gắm trong Hiến chương bao hy vọng và khát vọng mong thế hệ tương lai tránh được hiểm họa chiến tranh. Họ đã đưa vào Hiến chương các nguyên tắc cơ bản, nay đã trở thành nền tảng cho luật pháp quốc tế và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Continue reading “Toàn văn phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại LHQ về tình hình Ukraine”

Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?

Nguồn: Ukraine-Krieg: Anders Aslund erklärt das aggressive Vorgehen Putins, Tuần báo Kinh tế Đức, 26/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cuộc chiến của Putin ở Ukraine tốn kém đến mức nào? Nga có động cơ kinh tế để sáp nhập Ukraine không? Nhà kinh tế và chuyên gia về Nga Anders Aslund giải thích về cách tiếp cận hung hăng của Putin.

Anders Aslund (70 tuổi) là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, một viện nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Washington. Nhà kinh tế người Thụy Điển này từng là cố vấn cho chính phủ Nga dưới thời Boris Yeltsin, cùng với Jeffrey Sachs và David Lipton, vào đầu những năm 1990. Ông đã làm việc với Phó Chủ tịch hiện tại của Ủy ban EU, Valdis Dombrovskis, trong thời gian ông này làm Thủ tướng Latvia. Aslund được coi là một trong những chuyên gia am hiểu nhất về sự kết thúc của nền kinh tế kế hoạch của Nga. Continue reading “Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?”

Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?

Nguồn: Ukraine-Invasion: “Der Verlustschmerz eines KGB-Agenten kann keinen Angriffskrieg rechtfertigen”, DER SPIEGEL, 24/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Giáo sư luật quốc tế Daniel-Erasmus Khan coi cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ông giải thích liệu Putin có thể bị đưa ra xét xử vì điều này tại Tòa án quốc tế La Hay hay không.

SPIEGEL: Thưa ông Khan, có thể nào biện minh cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hay không?

Khan: Hiếm khi trong các cuộc xung đột quốc tế, lại có thể dễ dàng có một câu trả lời như vậy, đó là không. Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền, thậm chí còn là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Người ta khó có thể tưởng tượng một trường hợp rõ ràng hơn. Việc cấm một cuộc tấn công như vậy có lẽ là điều then chốt, quan trọng nhất của trật tự pháp lý quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và Nga cũng đang vi phạm nhiều hiệp ước quốc tế khác, bao gồm cả những hiệp ước liên quan đến mối quan hệ của nước này với Ukraine. Continue reading “Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?”

Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What if Russia Wins?”, Foreign Affairs, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một Ukraine do Điện Kremlin kiểm soát sẽ thay đổi hoàn toàn châu Âu.

Mùa hè năm 2015, khi Nga tham gia cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, họ đã gây chấn động cho Mỹ và các đối tác. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Syria sẽ trở thành một “vũng lầy” đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Syria sẽ là Việt Nam của Nga, hay Afghanistan của Putin, một sai lầm đáng tiếc mà cuối cùng sẽ phản lại lợi ích của Nga.

Nhưng Syria đã không là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại nhãn tiền, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Họ giữ cho chi phí và thương vong ở mức chấp nhận được, và giờ đây, Nga trở thành tiếng nói không thể bị bỏ qua ở Syria. Không có một dàn xếp ngoại giao nào. Thay vào đó, Moscow đã gầy dựng được tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, trải rộng từ Israel đến Libya, và tìm được đối tác trung thành – Assad – cho việc phát huy sức mạnh của Nga. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?”