Thông điệp kép từ Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á của Mỹ

Tác  giả: Anh Huy

Đạo luật mới là nỗ lực lập pháp cân bằng và giám sát của Quốc hội trong bối cảnh nhân sự và chính sách ngoại giao, quốc phòng với khu vực của Chính quyền Trump tiếp tục khó lường.

Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á (ARIA) được Tổng thống Donald Trump ký ban hành hôm 31/12/2018 là ví dụ hiếm hoi về đồng thuận cao giữa chính quyền và Quốc hội Mỹ trong xử lý những thách thức an ninh lớn nhất tại một khu vực quan trọng nhất với Mỹ là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Đây cũng là nỗ lực lập pháp cân bằng và giám sát của Quốc hội trong bối cảnh nhân sự và chính sách ngoại giao, quốc phòng với khu vực của chính quyền Trump tiếp tục nhiều biến động khó lường. Mặt khác, Quốc hội Mỹ cũng không để TT Trump phá bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực và trên thế giới – thế mạnh mà Washington đã thiết lập kể từ sau Thế chiến II. Continue reading “Thông điệp kép từ Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á của Mỹ”

Vì sao khủng bố bỏ cuộc?

Tác giả: Quinton Temby | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Why Terrorists Quit: The Disengagement of Indonesian Jihadists. Tác giả: Julie Chernov Hwang. Ithaca, New York: Cornell University Press, 2018. Bìa cứng: 206 trang.

Theo một đề tài nghiên cứu nổi tiếng của David C. Rapoport, khủng bố có nhiều thế hệ. Tuy nhiên thế hệ “Tôn giáo cực đoan” sẽ khó phân tích hơn. Các phần tử Hồi giáo Thánh chiến của các thế hệ trước, bao gồm những kẻ không tặc trong vụ 11 tháng 9, dần được thay thế bởi thế hệ iGeneration. Với những phần tử trẻ này, những vụ khủng bố kiểu như 11 tháng 9 đã lỗi thời giống như buồng điện thoại và mạng dial-up. Thế hệ “Tôn giáo cực đoan” này dường như không có hồi kết.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng có những phần tử khủng bố cực đoan đã từ bỏ phong trào này. Đây là đề tài của cuốn sách Why Terrorists Quit: The Disengagement of Indonesian Jihadists (Vì sao khủng bố Bỏ cuộc: Từ bỏ Phong trào Hồi giáo Cực đoan ở Indonesia) của Julie Chernov Hwang. Cuốn sách của Hwang dựa nhiều vào tội phạm học hơn là khủng bố học với việc nghiên cứu tại sao tội phạm tự giác ngừng phạm tội. Tuy nhiên, nghiên cứu vì sao các phần tử khủng bố bỏ phong trào lại rất hiếm mặc dù những năm gần đây đã có nhiều tài trợ cho các chương trình thử nghiệm nhằm chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Continue reading “Vì sao khủng bố bỏ cuộc?”

Căng thẳng Mỹ-Trung: Tại sao lúc này?

Tác giả: Phạm Phú Khải

Bài nói chuyện của ông Trump trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, của PTT Mike Pence tại Viện Hudson, của Bolton trên chương trình phát thanh Hugh Hewitt Show, hay chuyến viếng thăm Việt Nam và Singapore của Mattis, tất cả những hành động nhắm tới Trung Quốc này đều diễn ra chỉ hơn hai tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (6 tháng 11 năm 2018).

Điều này cho thấy tính quan trọng của thời điểm thi hành chiến lược. Một chiến lược hay ho đến mấy vẫn chưa đủ. Kế hoạch thi hành, trong đó chi tiết thực hiện từng bước, từng nước cờ, khi nào bắt đầu hay chấm dứt, liên tiếp hay song hành,vv…, mang tính quyết định sự thành bại. Continue reading “Căng thẳng Mỹ-Trung: Tại sao lúc này?”

Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi Phó Tổng thống Mỹ Pence ngày 4/10 đọc bài diễn văn lên án toàn diện Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hudson – một think-tank của Washington, có rất nhiều người Trung Quốc  ở trong và ngoài nước đối chiếu bài này với bài “Diễn văn Bức Màn sắt” của Churchill đọc năm 1946 và cho rằng bài nói của Pence có thể trở thành dấu hiệu khởi đầu “Cuộc Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ”.

Nếu Trung Quốc đứng trên tư thế có tính chiến đấu trả đũa các trò khiêu khích của Mỹ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây và xác định bài nói của Pence là “Lời hịch Chiến tranh Lạnh” mà Mỹ phát ra đối với Trung Quốc, từ đó triển khai sự đối đầu với Mỹ, thì cuộc “Chiến tranh Lạnh” sẽ có thể thực sự mở màn và dần dần trở thành sự thật. Continue reading “Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ”

Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.

Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ – Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa. Continue reading “Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới”

Cơn tức giận nhất thời hay Chiến tranh Lạnh 2.0?

Tác giả: Nguyễn Phú Trường

Có nghi ngờ rằng mối quan hệ bắt đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây đang chuyển từ biểu hiện của tranh chấp thương mại sang bóng dáng của một chiến lược ngăn chặn toàn diện. Từ suy nghĩ chủ quan ban đầu của ngay cả người Trung Quốc rằng chiến tranh thương mại đến từ tính cách bốc đồng của một Tổng thống thiếu tầm nhìn, những đánh giá gần đây đã có sự chuyển hướng, coi Tổng thống Donald Trump như một tay chơi có khả năng dàn trận đến mức lão luyện.

Những hành động của Mỹ nếu được khâu nối lại sẽ cho thấy một mặt trận khá chỉnh thể đang giăng ra với Trung Quốc. Từ việc đánh thuế hàng hóa cho tới nay là 250 tỷ đô la và có khả năng sẵn sàng nâng lên mức hơn 500 tỷ đô la, tranh chấp Mỹ Trung đang mở rộng sang các mặt trận kinh tế và thậm chí là ngoại giao và quân sự. Continue reading “Cơn tức giận nhất thời hay Chiến tranh Lạnh 2.0?”

Vì sao Nga và Trung Quốc tăng cường quan hệ an ninh?

Nguồn: Alexander Gabuev, “Why Russia and China Are Strengthening Security Ties”, Foreign Affairs, 24/09/2018.

Biên dịch: Huỳnh Văn Hoa

Đầu tuần trước, Nga kết thúc Phương Đông-2018 (Vostok-2018), cuộc diễn tập quân sự lớn nhất của Nga kể từ khi Liên xô sụp đổ. Nhưng không chỉ quy mô lớn là điều làm cho những trò chơi chiến tranh gần đây có tính đột phá. Lần đầu tiên trong lịch sử có 3.000 binh lính Trung Quốc tập trận bên cạnh 300.000 lính Nga ở miền đông Siberia. Trước đó, Kremlin chỉ mời các đồng minh quân sự chính thức như Belarus tham gia những cuộc tập trận như vậy. Thế nhưng, khi được hỏi tại một buổi họp báo rằng cuộc tập trận có làm ông lo ngại về khả năng hình thành một liên minh quân sự Nga-Trung hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis tỏ ra coi thường: “Tôi thấy về lâu dài ít có khả năng Nga và Trung Quốc đứng cùng nhau”. Continue reading “Vì sao Nga và Trung Quốc tăng cường quan hệ an ninh?”

Trung Quốc đang thua cuộc Chiến tranh Lạnh Mới

Nguồn: Minxin Pei, “China is Losing the New Cold War”, Project Syndicate, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trở nên bị ám ảnh với việc tìm hiểu nguyên nhân của sự kiện này. Các viện nghiên cứu của nhà nước quy trách nhiệm cho Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cải cách đơn giản là đã không đủ tàn nhẫn để giữ cho Liên Xô được toàn vẹn. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhấn mạnh các yếu tố quan trọng khác, nhưng không phải yếu tố nào cũng được các nhà lãnh đạo Trung Quốc chú ý đến ngày ngày nay.

Chắc chắn là ĐCSTQ đã nằm lòng bài học quan trọng đầu tiên: thành tích kinh tế mạnh mẽ là điều cần thiết cho tính chính danh của Đảng. Và việc ĐCSTQ tập trung thúc đẩy tăng trưởng GDP trong vài thập niên qua đã mang lại “phép màu kinh tế”, với thu nhập bình quân đầu người tăng vọt từ 333 đô la năm 1991 lên 7.329 đô la vào năm ngoái. Đây là lý do quan trọng nhất giúp ĐCSTQ giữ vững quyền lực. Continue reading “Trung Quốc đang thua cuộc Chiến tranh Lạnh Mới”

Trung Quốc cần gấp rút tăng cường lực lượng hạt nhân?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 20/07/2018 ra xã luận dưới tiêu đề “Gợi ý từ việc Trump kính trọng siêu cường hạt nhân Nga”. Toàn văn như sau:

Cơn giận của dư luận Mỹ đối với cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Nga tại Helsinki còn chưa tan hết thì Nhà Trắng lại công bố tin Trump mời Putin thăm Washington. Trên vấn đề cải thiện quan hệ Mỹ – Nga, Trump có thái độ rất kiên quyết, bác bỏ tất cả mọi ý kiến khác. Cho dù chính sách đối với Nga của ông bị kiềm chế nhiều nhưng trong nhiệm kỳ của Trump, mối quan hệ Mỹ – Nga đã ngừng xuống dốc, về cơ bản có xu thế hòa dịu.

Trump không chỉ một lần nhấn mạnh Nga và Mỹ là hai quốc gia hạt nhân lớn nhất thế giới, số vũ khí hạt nhân (VKHN) của hai nước này chiếm 90% tổng số VKHN toàn cầu, Mỹ phải hòa hợp chung sống với Nga. Trên vấn đề phát triển mối quan hệ Mỹ – Nga đúng là Trump có sự tỉnh táo. Continue reading “Trung Quốc cần gấp rút tăng cường lực lượng hạt nhân?”

Trách nhiệm của ASEAN với các vấn đề an ninh khu vực

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Năm 2017 đánh dấu cột mốc 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN). Đây là tổ chức quốc tế lâu đời và lớn nhất tại khu vực này với tất cả 10 nước thành viên, bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đến năm 2020, theo dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), ASEAN rất có thể sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 toàn cầu.[1] Bên cạnh các mục tiêu phát triển về kinh tế, ASEAN còn là một tổ chức chính trị quan trọng tại khu vực với tham vọng giữ gìn nền hoà bình và an ninh Đông Nam Á.[2] Tuy nhiên, với vai trò này ASEAN đang hứng chịu nhiều chỉ trích, đặc biệt khi đề cập đến hai vấn đề nổi bật tại khu vực là tranh chấp Biển Đông và cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya. Các chỉ trích tập trung vào việc ASEAN trở nên thụ động, không đưa ra được các hành động hay biện pháp giải quyết khủng hoảng hiệu quả để giải quyết các vấn đề trên, và cho rằng ASEAN phải thể hiện vai trò của mình nhiều hơn nữa. Continue reading “Trách nhiệm của ASEAN với các vấn đề an ninh khu vực”

Thế giới đối mặt với biến động lớn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 03/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Có lẽ chúng ta đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn của thế giới”. Nguyên văn như sau:

Phải chăng thế giới đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn? Xem ra rất có khả năng như vậy. Xác suất cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do chính phủ Trump gây ra cuối cùng sẽ trở thành hiện thực đang ngày càng cao, điều này sẽ làm thay đổi nhận thức của các nước về trật tự thế giới và tính chất mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21, tiếp đến sẽ đem lại một loạt phản ứng dây chuyền. Continue reading “Thế giới đối mặt với biến động lớn?”

Nghệ thuật lật đổ chế độ

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Art of the Regime Change”, Foreign Policy, 08/05/2018.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai

Như đã được dự đoán từ lâu, Donald Trump cuối cùng đã cúi đầu trước cái tôi của mình, trước sự ghen tị vặt vãnh với Obama, trước những nhà tài trợ cứng rắn, trước đội ngũ tư vấn hiếu chiến, và trên hết trước sự ngu xuẩn của chính ông ấy để quay lưng lại với Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) – thỏa thuận quốc tế cấm Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Bên cạnh quyết định rời bỏ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương đầy ngu ngốc, đây có thể là sai lầm nặng nề nhất của Trump trong chính sách ngoại giao.

Điều quan trọng là chúng ta cần hiểu những gì đang diễn ra ở đây. Quyết định của Trump không dựa trên mong muốn giữ bom hạt nhân khỏi tầm với của Iran; nếu thế, Mỹ phải trung thành với thỏa thuận và đàm phán để kết quả có hiệu lực vĩnh viễn. Sau tất cả, cả Cơ quan Hạt nhân Quốc tế (nơi quản lí và giám sát nhà máy ở Iran) và tình báo Mỹ đều nhất trí rằng Iran đã tuân thủ nghiêm ngặt JCPOA từ khi nước này đặt bút kí. Như Peter Beinart chỉ ra, thực tế Mỹ mới là quốc gia thiếu tôn trọng những cam kết của mình. Continue reading “Nghệ thuật lật đổ chế độ”

Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa

Nguồn: Javier Solana, “The Dangers of Militarization”, Project Syndicate, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu  | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trật tự đa cực đang trở lại cùng với sự ganh đua chiến lược giữa các cường quốc. Sự tái trỗi dậy của Trung Quốc và sự trở lại của Nga trong nền chính trị toàn cầu là hai trong số các động lực quốc tế quan trọng nhất của thế kỷ tính đến nay. Trong năm đầu tiên của Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng, căng thẳng giữa Mỹ và hai quốc gia này đã tăng lên đáng kể. Do môi trường chính trị nước Mỹ đã xấu đi nên mối quan hệ của Hoa Kỳ với những nước được coi là những đối thủ chính của nước này cũng có xu hướng tương tự.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây hơn năm năm, ông đã trình bày ý tưởng về “quan hệ nước lớn kiểu mới” dựa trên sự hợp tác và đối thoại, cũng như tôn trọng lợi ích quốc gia lẫn nhau. Nhưng Trung Quốc không phải lúc nào cũng tuân theo những gì mà họ đề ra trong vấn đề hợp tác, như có thể thấy qua hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, ảnh hưởng của ngành ngoại giao Trung Quốc cũng sụt giảm tương đối, tương phản với sự gia tăng quyền lực đồng thời của cả ông Tập và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Chủ tịch Tập thậm chí còn thể hiện sự thiên lệch đáng ngạc nhiên này bằng việc khoác lên mình bộ quân phục. Continue reading “Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa”

Một nước Mỹ thất thường

Biên dịch: Văn Cường

Việc Trump rời bỏ thỏa thuận Iran cho thấy cách thức ra quyết định chính sách đối ngoại về cơ bản đã thay đổi sau năm 2008.

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) (hay còn gọi là Thỏa thuận Iran) vào ngày 8/5 vừa qua đã làm dấy lên một loạt suy đoán đầy giận dữ giữa các học giả và chuyên gia về tác động của động thái này. Có nhiều biến số đang diễn ra. Các đồng minh châu Âu của Mỹ đều cảm thấy bất an, trong khi Israel, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Saudi Arabia đã chào đón tuyên bố này trong hân hoan. Continue reading “Một nước Mỹ thất thường”

Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai

Nguồn: Richard N. Haass, “Cold War II”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài bốn thập kỷ, xét về nhiều mặt thì cả khởi đầu và kết thúc của nó đều diễn ra ở Berlin. Tin tốt lành là cuộc chiến đó là cuộc chiến “lạnh”, phần lớn là do vũ khí hạt nhân đã đưa ra một thứ kỷ luật mà các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường trước đây không có, và vì Hoa Kỳ cùng với các đồng minh châu Âu và châu Á của nước này đã chiến thắng nhờ vào các nỗ lực chính trị, kinh tế và quân sự được duy trì liên tục khiến một Liên Xô dễ chao đảo cuối cùng không thể bì kịp.

Một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai. Nó vừa khác vừa quen thuộc. Nga không còn là siêu cường, mà chỉ là một quốc gia của khoảng 145 triệu người với một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, và không có một hệ tư tưởng quyến rũ thế giới. Mặc dù vậy, nước này vẫn là một trong hai nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và sẵn sàng sử dụng các khả năng quân sự, năng lượng và công nghệ mạng để hỗ trợ các đồng minh và làm suy yếu các nước láng giềng và đối thủ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai”

Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Getting to Yes With Kim Jong-un”, Project Syndicate, 08/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Có phải lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra quyết định chiến lược loại bỏ chương trình hạt nhân của mình, hay ông chỉ tham gia vào một vòng ngoại giao lừa dối khác, giả vờ sẽ phi hạt nhân hóa để đổi lấy những lợi ích vật chất cho đất nước nghèo khổ của mình?

Đây có lẽ là một câu hỏi quan trọng trong cuộc gặp giữa Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào ngày 12 tháng 6. Cho đến lúc đó, không ai biết rõ câu trả lời, có lẽ kể cả chính Kim.

Những người lạc quan có xu hướng tin rằng ý định phi hạt nhân hóa mà Kim tuyên bố là chân thành. Họ nhấn mạnh thực tế rằng nền kinh tế của Triều Tiên đã thay đổi cơ bản kể từ khi ông kế nhiệm người cha của mình là Kim Jong-il vào năm 2011. Continue reading “Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim”

Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Trần Quang

Tránh thất bại thê thảm và thành công thảm họa

Các Tổng thống Mỹ mới đắc cử có được nhiều quyền tự do hành động, nhưng họ không có lựa chọn khi đề cập đến những vấn đề mà họ kế thừa. Bạn không thể lựa chọn công việc cần xử lý, chỉ là phải làm gì với nó.

Điều không thể tránh khỏi là tổng thống thứ 45 của Mỹ sắp phải đối mặt với một Triều Tiên vốn đã tích lũy được một kho vũ khí hạt nhân nhỏ, cùng với các tên lửa đạn đạo có khả năng đem chúng đi xa. Trong năm đầu giữ chức tổng thống của Donald Trump, Bình Nhưỡng đã khiến thực tế này trở nên sáng tỏ bằng việc tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu (và cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất) và một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo. Trump phản ứng bằng cách chỉ trích những người tiền nhiệm đã để cho mối đe dọa được nhận thấy rõ này phát triển; có lời lẽ cứng rắn (và đôi khi là miệt thị) nhằm vào nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un, trong khi vẫn bày tỏ sẵn sàng gặp mặt trực tiếp với ông; và tổ chức thúc đẩy thành công các biện pháp trừng phạt do Liên hợp quốc hậu thuẫn được thiết kế nhằm đưa Triều Tiên hoặc quay trở lại bàn đàm phán, hoặc phải đầu hàng. Continue reading “Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?”

Kỷ nguyên bất định của vấn đề vũ khí hạt nhân

Nguồn: Javier Solana, “A New Era of Nuclear Uncertainty”, Project Syndicate, 11/05/2018

Biên dịch: Phan Nguyên

Với quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran – được gọi chính thức là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) – chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chứng minh một lần nữa quyết tâm hủy bỏ các cấu trúc và thỏa thuận toàn cầu quan trọng. Quyết định này sẽ là một tổn thất lớn đối với thỏa thuận năm 2015, khiến cả thế giới đối mặt với rủi ro.

Giờ đây, các công ty và ngân hàng từ các quốc gia tuân thủ các cam kết theo quy định của JCPOA sẽ bị ảnh hưởng đáng kể do chính mối quan hệ làm ăn hợp pháp của họ với Iran. Nói cách khác, đất nước đang phá vỡ lời hứa của mình đã quyết định trừng phạt những người đã giữ các lời hứa đó. Continue reading “Kỷ nguyên bất định của vấn đề vũ khí hạt nhân”

Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc?

Tác giả: Ngô Đại Huy (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Giới thiệu của người dịch: Việc Trung Quốc (TQ) nhanh chóng trỗi dậy đã gây ra ở người Nga những tâm lý trái ngược. Mối quan hệ Nga- TQ hiện đang phát triển ổn định. Nga chủ trương vừa hợp tác vừa đề phòng, vừa nhờ vả vừa nghi ngại. Đồng thời ở Nga cũng xuất hiện luận điệu “TQ đe doạ” và “TQ sụp đổ”.  Bài viết rất công phu dưới đây của tiến sĩ Ngô Đại Huy, công tác tại Viện Nghiên cứu Nga-Đông Âu-Trung Á đăng trên tạp chí “Ngoại giao TQ” số 2/2006 phân tích kỹ thái độ của Nga đối với TQ. Bài rất dài, khi dịch đã rút gọn. 

Mối quan hệ Nga-TQ phát triển tốt kể từ năm 1992, khi hai nước coi nhau là quốc gia hữu hảo, năm 1994 xác lập quan hệ bạn bè có tính xây dựng, năm 1996 nâng lên quan hệ hợp tác chiến lược, năm 2001 ký “Hiệp ước hợp tác hữu hảo láng giềng” và năm 2004 nguyên thủ hai nước giải quyết vấn đề biên giới cuối cùng. Continue reading “Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc?”

Iran: Bá chủ không móng vuốt

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Iran, the Hollow Hegemon”, Project Syndicate, 24/01/2018.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lãnh đạo Israel và Ả Rập đã cảnh báo về sự trỗi dậy của một đế chế Hồi Giáo Shia do Iran lãnh đạo bao trùm phần lớn Trung Đông trong nhiều năm qua. Giờ đây, khi Iran được kết nối với Địa Trung Hải nhờ một hành lang xuyên qua Iraq, Syria, và Lebanon, nhiều lãnh đạo trong số đó đã cho rằng mình đúng. Nhưng những mối lo ngại về một Iran làm bá chủ khu vực thực ra đã bị thồi phồng quá mức.

Không thể phủ nhận rằng Trung Đông là nơi đầy rẫy những xung đột cục bộ, thường bị thúc đẩy bởi những xung khích giữa các lãnh đạo phiến quân. Nhưng một cuộc xung đột lớn không phải là điều có lợi cho bất kỳ một phe phái nào trong khu vực. Điều này đặc biệt đúng với Iran, vì họ không đủ năng lực triển khai sức mạnh quân sự ra ngoài biên giới. Continue reading “Iran: Bá chủ không móng vuốt”