Hình hài của cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á

Nguồn: Yoon Young-Kwan, “The Shape of Asia’s New Cold War”, Project Syndicate, 10/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu nhìn lại, quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về việc áp đặt một luật an ninh mới lên Hồng Kông dường như đã được định trước. Trong lịch sử, các cường quốc đanglên luôn cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng địa chính trị của họ một khi họ vượt qua một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc sẽ xoá bỏ hệ thống “một quốc gia, hai chế độ” và áp đặt luật pháp, quy tắc của mình lên Hồng Kông – một lãnh thổ mà họ coi là một thành phần không thể tách rời của tổ quốc.

Từ quan điểm của Trung Quốc, sự mục ruỗng và và suy tàn của Mỹ trong 12 năm qua – kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho tới nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump – đã mang lại cho Trung Quốc một cơ hội để tăng tốc sự bành trướng chiến lược. Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ lâu đảm bảo với thế giới rằng Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, chính sách thực tế của ông thường cho thấy những điều khác. Ngoài quân sự hóa Biển Đông, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cũng nhằm mục đích biến Trung Quốc thành điểm nút trung tâm cho toàn bộ lục địa Á – Âu. Continue reading “Hình hài của cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á”

Không chỉ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình đang ‘thổi lửa’ ở các nơi khác như thế nào?

Nguồn: Jeremy Page & Chun Hang Wong, “Beyond Hong Kong, an Emboldened Xi Jinping Pushes the Boundaries”, The Wall Street Journal, 29/5/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Chưa đầy bốn tháng trước, Tập Cận Bình đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong nhiệm kỳ lãnh đạo của mình khi ông hứng chịu nhiều chỉ trích vì những phản ứng lúng túng ban đầu trong cách xử lý dịch bệnh do coronavirus gây ra.

Kể từ lúc đó, ông Tập đã đảo ngược tình thế một cách ngoạn mục khi khống chế được sự lây lan của virus theo như báo cáo của Bắc Kinh trong khi Hoa Kỳ và nhiều nền dân chủ khác vẫn đang vật lộn với nó. Ông Tập đã nắm bắt được thời cơ để thúc đẩy một số khía cạnh quan trọng đối với “giấc mộng Trung Hoa” của ông về một Trung Quốc ở vị trí trung tâm trong tư cách một quốc gia thống nhất và hùng mạnh, sánh ngang hoặc vượt qua Hoa Kỳ, trong khi gạt qua một bên những thiếu sót của chính quyền trong việc đối phó dịch bệnh. Continue reading “Không chỉ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình đang ‘thổi lửa’ ở các nơi khác như thế nào?”

Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo

Nguồn: Jonathan Spyer, “Turkey, Pakistan, Malaysia and Qatar form troubling new alliance”, The Jerusalem Post, 27/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Nhà truyền giáo đạo Hồi dòng Salafi người Ấn Độ hiện đang bị truy nã Zakir Naik gần như không được biết đến ở phương Tây. Naik, người sáng lập Quỹ Nghiên cứu Hồi giáo hiện đặt trụ sở tại Mumbai, đang bị chính quyền Ấn Độ truy nã vì tội rửa tiền và sử dụng ngôn ngữ thù địch nhằm gây kích động.

Naik là một nhà truyền giáo đạo Hồi có tiếng ở quê hương mình. Ông được coi là người theo đạo Salafi có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ và là “tín đồ phúc âm Salafi hàng đầu thế giới”. Quan điểm của ông về các chủ đề như đồng tính luyến ái, bội giáo hay về người Do Thái đều có nhiều ảnh hưởng (hai loại “tội” đầu đáng chịu án tử hình còn người Do Thái thì theo ông đang “kiểm soát nước Mỹ”). Continue reading “Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo”

Chuyện người gốc Phi ở Mỹ: Đôi dòng lịch sử

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

1. Ngạn ngữ Châu Phi có một câu rất hay: “Mỗi một buổi sáng ở châu Phi, khi con linh dương thức dậy nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con báo nếu không sẽ bị con báo ăn thịt.

Mỗi buổi sáng khi con báo thức dậy nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chạy chậm nhất nếu không nó sẽ bị chết đói.

Dù bạn là con linh dương hay con báo, mỗi khi mặt trời mọc thì bạn buộc phải chạy.”

Đây là câu ngạn ngữ rất hay và đã được Thomas Friedman, tác giả cuốn “Thế giới phẳng” trích dẫn. Và ở trụ sở của Viettel (Hà Nội), câu này cũng được treo trang trọng ngay trước lối vào để nhắc nhở mỗi nhân viên có động lực phấn đấu đưa Viettel ngày một lớn mạnh hơn như hiện nay. Continue reading “Chuyện người gốc Phi ở Mỹ: Đôi dòng lịch sử”

Phân tích tác động của luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông

Nguồn: Joyu Wang, “Hong Kong’s Security Law: What China Is Planning, and Why Now”, The Wall Street Journal, 04/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hồng Kông đã trở thành điểm nóng quan trọng trong một cuộc chiến tranh lạnh đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc. Bằng chứng là quyết định của Bắc Kinh về việc áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông mà không thông qua cơ quan lập pháp của thành phố này nhằm dập tắt phong trào biểu tình phản đối kéo dài một năm nay. Chính quyền Trump đã đe dọa trả đũa, cảnh báo rằng động thái này có nghĩa là Hồng Kông không còn đủ tự chủ trước Bắc Kinh để được hưởng quy chế đặc biệt về thương mại và các biện pháp hợp tác khác. Dưới đây là lời giải đáp cho câu hỏi: Tại sao mọi chuyện lại trở nên như vậy?

Câu hỏi: Tại sao Trung Quốc lên kế hoạch thiết lập luật an ninh cho Hồng Kông? Continue reading “Phân tích tác động của luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông”

Giải mã chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc đối với các nước láng giềng

Nguồn: Suyash Desai, “Flashpoints on the Periphery: Understanding China’s Neighborhood Opportunism”, The Diplomat, 28/05/2020.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại như thế nào?

Căng thẳng ở vùng ngoại vi xung quanh Trung Quốc trong vài tháng gần đây đã gia tăng đáng kể khi Bắc Kinh tăng cường sử dụng các công cụ quân sự và ngoại giao trong khu vực lân cận. Tần suất các sự kiện có liên quan các tác nhân Trung Quốc, đặc biệt vào nửa cuối tháng Ba, đã tăng lên khi tình trạng bình thường quay lại đại lục sau sự bùng phát COVID-19.

Điều này làm dấy lên một vài câu hỏi. Thứ nhất, phải chăng đây là bằng chứng về chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc khi Hoa Kỳ đang lúng túng duy trì sự hiện diện của mình tại các khu vực Đông và Đông Nam Á? Thứ hai, có phải Bắc Kinh đã theo đuổi một cách tiếp cận hung hăng hơn cho giai đoạn hậu đại dịch? Thứ ba, sự gia tăng đột biến các hoạt động gần đây có ảnh hưởng đến trật tự khu vực hay không? Continue reading “Giải mã chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc đối với các nước láng giềng”

Cái kết buồn của quan hệ Mỹ – Trung

Tác giả: Orville Schell | Giới thiệu: Minh Anh

Tám đời Tổng thống Mỹ kế tiếp nhau đã theo đuổi chính sách can dự với Trung Quốc, dù đôi lúc bị gián đoạn. Đây là một kỷ lục đáng kinh ngạc về tính tiếp nối chính sách. Cách tiếp cận này ra đời vào năm 1972, khi Tổng thống Mỹ khét tiếng chống Cộng Richard Nixon và Cố vấn an ninh quốc gia của ông, Henry Kissinger, lên đường tới Bắc Kinh với một đề xuất có khả năng làm thay đổi cuộc chơi: Mỹ và Trung Quốc nên chấm dứt tình trạng thù địch kéo dài hàng thập kỷ của họ bằng việc liên minh với nhau chống lại Liên Xô. Như Nixon đã tuyên bố với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, người từng bị cựu Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles từ chối bắt tay tại hội nghị Geneva năm 1954: “Nếu hai dân tộc chúng ta là kẻ thù của nhau, thì tương lai của thế giới này quả thực sẽ rất tăm tối”. Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng hai nước vẫn có lợi ích chung dù có nhiều khác biệt, và rằng trong khi không thể xóa bỏ khoảng cách tạo nên sự khác biệt đó thì hai nước vẫn có thể tìm cách thu hẹp nó, để có thể ngồi lại với nhau. Nixon đưa ra kết luận hùng hồn rằng thế giới sẽ theo dõi bước đi tiếp theo của hai nước. Continue reading “Cái kết buồn của quan hệ Mỹ – Trung”

Việt Nam có thể biến nguy thành cơ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Cho đến cuối tháng 5/2020, Việt Nam đã thành công trong việc “chống dịch như chống giặc”, như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, với 328 ca lây nhiễm và không có ca nào tử vong, trong khi cả thế giới vẫn đang vận lộn với dịch.

Nhưng có một nguy cơ khác đang lởn vởn ở Biển Đông, là không gian sinh tồn không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước khác. Để đối phó với nguy cơ đó, Việt Nam bắt đầu công khai hợp tác với “Bộ Tứ”, trên danh nghĩa để đối phó với dịch Covid-19. Nhưng Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, đã lập ra “Bộ Tứ” năm 2007 để đối phó với một Trung Quốc trỗi dậy. Continue reading “Việt Nam có thể biến nguy thành cơ”

Đòn rồng: Khi Trung Quốc muốn cai trị Hồng Kông bằng sự sợ hãi

Nguồn: China has launched rule by fear in Hong Kong”, The Economist, 28/05/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Người dân Hồng Kông muốn hai điều: được chọn cách chính quyền quản lý họ, và nền pháp quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thấy cả hai ý tưởng này đều đáng sợ đến mức nhiều người nghĩ họ sẽ cho quân đội vào nghiền nát cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông năm ngoái. Thay vào đó, đảng đã kiên nhẫn chờ thời cơ. Bây giờ, trong khi thế giới bị phân tâm bởi Covid-19 và các cuộc biểu tình rầm rộ khó xảy ra vì giãn cách xã hội, đảng đã chọn một cách âm thầm hơn để thể hiện ai là ông chủ thực sự của Hồng Kông. Điều đó mang lại một mối đe dọa rộng lớn hơn cho thế giới, và không chỉ ở Hồng Kông, mà còn ở Biển Đông và Đài Loan.

Vào ngày 21 tháng 5, Trung Quốc tuyên bố trên thực tế rằng người Hồng Kông nào được coi là gây ra mối đe dọa cho đảng sẽ trở thành đối tượng trừng phạt của đảng. Một luật an ninh mới, được viết tại Bắc Kinh, sẽ tạo ra những tội danh sẽ được định nghĩa cụ thể sau, như lật đổ và ly khai, những thuật ngữ được sử dụng ở những nơi khác của Trung Quốc để bỏ tù những người bất đồng chính kiến, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng. Hồng Kông sẽ không có tiếng nói trong việc soạn thảo luật, vốn sẽ cho phép Trung Quốc đưa cảnh sát mật nằm vùng ở đó. Thông điệp là rất rõ ràng. Nền cai trị thông qua sự sợ hãi của người dân sắp bắt đầu. Continue reading “Đòn rồng: Khi Trung Quốc muốn cai trị Hồng Kông bằng sự sợ hãi”

Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Tháng 9/1982 người đàn bà thép Margaret Thatcher, thủ tướng Anh lúc đó, tới Bắc Kinh để bàn về tương lai Hong Kong sau 1997 khi thời hạn thuê 99 năm sắp hết. Người đàn bà thép, được tiếp sức sau khi Anh giành chiến thắng trước Argentina trong cuộc chiến đảo Falklands (Falklands War) trước đó 3 tháng, hy vọng có thể giành ưu thế trước nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trong việc gia hạn quản lý Hồng Kông. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lời cảnh báo tới Thatcher rằng “Trung Quốc có thể đưa quân tiến vào Hồng Kông và lấy lại chỉ trong vòng 1 ngày” nếu nước Anh có ý định nào khác đối với Hồng Kông.

Khi bước ra khỏi tòa Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, bà Thatcher đã vấp ngã (xem clip). Sự kiện này được 1 số người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc hả hê. Ngay sau đó, tờ Đại Công Báo (Ta Kung Pao) thân đại lục Trung Quốc ở Hồng Kông đã chạy dòng chữ “Người đàn bà thép đã không chịu nổi thép của ông Đặng bé nhỏ”. Ông Đặng chỉ cao 1m52. Continue reading “Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?”

Lộ diện Maximator, liên minh tình báo bí mật của châu Âu

Nguồn: Maximator, a European spy pact to rival the Five Eyes, comes to light”, The Economist, 26/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một người Đan Mạch, một người Thụy Điển, một người Đức và một người Hà Lan bước vào một quán bar. Đó là năm 1979 và bốn điệp viên đến từ bốn quốc gia đang gặp gỡ ở Munich bên những vại bia đen. Trong nhiều năm, họ đã hợp tác trong lĩnh vực tình báo tín hiệu (signals intelligence, còn gọi là SIGINT), tức việc chặn và giải mã các thông điệp, và muốn đặt tên cho liên minh tình báo vừa chớm nở của họ. “Họ nhìn vào các vại bia của mình, chứa đầy bia Doppelbock của thương hiệu địa phương Maximator”, theo Bart Jacobs, một giáo sư khoa học máy tính người Hà Lan. “Và họ đã đưa ra quyết định”. Continue reading “Lộ diện Maximator, liên minh tình báo bí mật của châu Âu”

Con đường tới thế giới bền vững

Tác giả: Lê Trung Kiên & Lê Đình Tĩnh

Trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng trở nên bất định, chủ nghĩa bảo hộ, dân túy gia tăng, tác động nhiều mặt tới quá trình  toàn cầu hóa, hội nhập và liên kết kinh tế, đồng thời đặt ra những vấn đề cơ bản về quản trị và mô hình phát triển của từng quốc gia. Sự xung đột giữa các mô hình phát triển khác nhau không chỉ ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế toàn cầu mà còn liên quan tới đời sống của hảng tỷ người dân của các quốc gia liên quan. Tháng 1/2020, Tạp chí Foreign Affairs xuất bản Chuyên san “Con đường tới thế giới bền vững” tổng hợp hơn 20 bài báo đáng chú ý nhất đã xuất bản trên Tạp chí liên quan tới các chủ đề thảo luận của Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos 2020. Bài viết này giới thiệu tóm lược các nội dung của Chuyên san trên liên quan đến chủ đề  mô hình phát triển kinh tế thế giới, các vấn đề đặt ra và giải pháp để ứng phó. Continue reading “Con đường tới thế giới bền vững”

An ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho VN

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Hàn Lam Giang**

 Tóm tắt: Năng lượng là nhân tố trọng yếu đối với an ninh – kinh tế của mỗi quốc gia. Đảm bảo an ninh năng lượng vì thế cũng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu và ngoại giao năng lượng cũng được chú trọng hơn bao giờ hết. Đây được xem là lựa chọn chính sách đối ngoại phù hợp và cần thiết, đóng góp tích cực cho lợi ích quốc gia – dân tộc trên cả ba khía cạnh an ninh, phát triển và nâng cao vị thế.Với thế và lực của từng quốc gia kết hợp với những vận động của bối cảnh quốc tế, mức độ, hình thức triển khai các chiến lược năng lượng và ngoại giao năng lượng có thể linh hoạt, sáng tạo, từ đơn giản đến phức tạp, từ song phương đến đa phương, chủ yếu xoay quanh hai dạng: ngoại giao vì năng lượng và ngoại giao bằng năng lượng. Việt Nam đã xác định bảo đảm vững chắc, lâu dài an ninh năng lượng quốc gia mang tầm quan trọng chiến lược hàng đầu đối với phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc gia, và nhấn mạnh vai trò của ngoại giao và đối ngoại năng lượng trong việc hiện thực hóa mục tiêu đó. Continue reading “An ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho VN”

Tác động của COVID-19 đến quan hệ Trung-Mỹ

Tác giả: Wang Jisi (Vương Tập Tư) ~ Giới thiệu: Minh Anh

Dịch COVID-19 đã đẩy mối quan hệ Trung-Mỹ vào một giai đoạn tồi tệ mới. Quan hệ thương mại song phương trên đà suy thoái, rơi vào trạng thái dường như đóng băng; sự thiếu hụt lòng tin chiến lược ngày càng nghiêm trọng; bầu không khí giữa hai bên ngột ngạt chưa từng có.

Sau khi Donald Trump lên cầm quyền, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn. Từ năm 2009, quan hệ Trung-Mỹ dần phát triển theo chiều hướng tiêu cực, nghĩa là quan hệ hai nước bắt đầu thay đổi dưới thời Barack Obama, tuy nhiên nó đã không được thể hiện một cách rõ ràng như sau khi Donald Trump lên làm tổng thống. Các vấn đề trong quan hệ Trung-Mỹ hiện nay bao gồm va chạm kinh tế-thương mại, Hong Kong, Đài Loan, nhân quyền, Biển Đông, tách rời công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ… trên thực tế những vấn đề này đã xuất hiện trước khi Donald Trump lên cầm quyền. Continue reading “Tác động của COVID-19 đến quan hệ Trung-Mỹ”

Thế mạnh và hạn chế của Trung Quốc khi vươn lên lãnh đạo toàn cầu

Nguồn: Ian Buruma, “Confronting China“, Project Syndicate, 11/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thay vì sử dụng tất cả các quyền lực của chính phủ liên bang để hạn chế sự tàn phá của COVID-19, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lãng phí thời gian và năng lượng quý giá vào việc đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lây lan của virus. Các chuyên gia đang nói về một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nếu Hoa Kỳ thực sự có ý định đối đầu với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo toàn cầu thì Trump đang làm hỏng nỗ lực đó một cách tồi tệ.

Khi chính phủ Trung Quốc đang gửi cho các nước nguồn tiếp tế để chống lại đại dịch và thậm chí cử cả các đội y tế, Trump lại cắt đứt việc đi lại bằng hàng không từ châu Âu mà không thèm thông báo cho các đồng minh của mình. Kể từ tháng 3, chính phủ Trung Quốc đã đóng góp 50 triệu đô la cho Tổ chức Y tế Thế giới, trong khi Trump tuyên bố rằng WHO “thiên vị Trung Quốc”, đồng thời đóng băng tài trợ của Hoa Kỳ. Continue reading “Thế mạnh và hạn chế của Trung Quốc khi vươn lên lãnh đạo toàn cầu”

Hợp tác và bất đồng trong quan hệ Nga – Trung

Nguồn: Elizabeth Wishnick, “Sino-Russian Consolidation at a Time of Geopolitical Rivalry”, China Leadership Monitor, 01/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Quan hệ Nga – Trung đã được củng cố đáng kể trong hai năm qua. Mặc dù điều này diễn ra đồng thời với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và căng thẳng Mỹ-Nga gia tăng, quan hệ đối tác Trung-Nga đã bắt đầu trở nên sâu sắc ngay trước khi Mỹ có những thay đổi trong chính sách đối với mỗi nước, như được chứng thực trong một cuộc thảo luận về hợp tác Trung-Nga trong nông nghiệp, công nghệ, các vấn đề quân sự và Bắc Cực. Tuy nhiên, hợp tác trong tất cả các lĩnh vực này có những giới hạn và các nhà phân tích Trung Quốc hiện đang tranh luận về mức độ mong muốn và tính khả thi của một mối quan hệ đối tác như vậy. Mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin cho phép họ điều khiển quan hệ này, vốn được củng cố hơn nữa bằng cách tiếp cận tương đồng của họ với sự lãnh đạo độc đoán. Tuy nhiên, những thay đổi tiềm tàng trong chính sách của Mỹ và đặc biệt là những diễn biến ở Trung Á và Bắc Cực có thể thách thức mối quan hệ đối tác Trung-Nga trong tương lai. Continue reading “Hợp tác và bất đồng trong quan hệ Nga – Trung”

Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Tác giả: Bùi Tài Kiên

Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt để nghiên cứu tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Là quốc gia nằm tại tiền tuyến của cạnh tranh, Nhật Bản ở vị thế khó xử bởi vừa là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ lại vừa có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Vấn đề giới nghiên cứu quan tâm là Nhật Bản ứng xử thế nào giữa Mỹ và Trung Quốc khi quan hệ giữa hai nước này căng thẳng. Do đó, bài viết này sẽ phân tích về phản ứng của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh Mỹ Trung trên ba phương diện: chính trị – ngoại giao, kinh tế và quốc phòng- an ninh, để làm sáng tỏ hai câu hỏi trên.

Nghiên cứu cho thấy Nhật Bản phản ứng tương đối linh hoạt, vừa củng cố quan hệ chính trị và an ninh với Mỹ, trong khi duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chính sách của Nhật Bản phụ thuộc vào ba nhân tố chính, đó là (i) quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ; (ii) tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và lo ngại hành động của Trung Quốc tại Biển Đông; và (iii) sự gia tăng phụ thuộc của Nhật vào chuỗi cung ứng và thị trường của Trung Quốc. Continue reading “Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung”

Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế

Nguồn: Anthony Glees, “Is Huawei’s 5G national security threat or economic opportunity?”, East Asia Forum, 06/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hồi tháng Giêng, chỉ vài tuần trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát gây chết người ở Anh, Hội đồng An ninh Quốc gia đã trao cho công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei một hợp đồng phát triển mạng 5G của Anh. Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã tuyên bố rằng đây là “một chiến thắng chiến lược rất quan trọng” sẽ thúc đẩy nền kinh tế, và hứa rằng nó sẽ “không gây hại cho cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia”.

Nhưng các cơ hội kinh tế có lớn hơn các rủi ro đối với an ninh quốc gia hay không? Liệu cuộc khủng hoảng COVID-19 có bổ sung thêm một khía cạnh mới và thậm chí đáng sợ hơn vào việc hợp tác với một công ty hàng đầu của Trung Quốc không? Continue reading “Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế”

Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19

Nguồn: Michael J. Green, “Geopolitical Scenarios for Asia after COVID-19“, CSIS, 31/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Tác động dài hạn của đại dịch COVID-19 đối với địa chính trị châu Á là gì? Vài tuần sau khi khủng hoảng bắt đầu, các dự báo ban đầu nhìn chung lạc quan về chủ nghĩa cơ hội bá quyền của Trung Quốc và bi quan về tương lai vị trí lãnh đạo của Mỹ trong khu vực. Washington chắc chắn sẽ phải trả giá đắt về sinh mạng và uy tín sau những thất bại ban đầu của mình ở trong và ngoài nước, trong khi Bắc Kinh tích cực nỗ lực củng cố các lợi ích ngoại giao sau khi hồi phục từ cú sốc ban đầu ở Vũ Hán. Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán rằng một cú sốc ngắn hạn đối với nền kinh tế toàn cầu theo cách nào đó sẽ đưa Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo khu vực hoặc toàn cầu trong một thời gian dài. Continue reading “Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19”

Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Một dân tộc tìm cách né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc ấy sẽ lãnh đủ cả hai thứ: cả chiến tranh và sự nhục nhã” -Winston Churchill

Câu hỏi “Trung Quốc định làm gì ở Biển Đông” và “Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông” đã được đặt ra từ sau khủng hoảng Biển Đông “lần thứ nhất” (5/2014) và “lần thứ hai” (7-10/2019). Nay câu hỏi đó lại được đặt ra trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát HD-8 và nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông, đe dọa gây ra khủng hoảng “lần thứ ba”.

Bối cảnh mới

Năm ngoái, tàu khảo sát HD-8 và các tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính và biển Miền Trung (7-10/2019), sử dụng căn cứ hậu cần tại Trường Sa để tiếp liệu. Họ vừa khảo sát vừa ngăn cản Việt Nam và các đối tác thăm dò dầu khí, và chỉ rút sau khi Nhật rút giàn khoan Hakuryu khỏi mỏ Lan Đỏ (lô 06-1). Continue reading “Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?”