Chế độ dân chủ chết như thế nào?

Nguồn: Steven Levitsky & Daniel Ziblatt, “This is how democracies die”, Guardian, 21/01/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Chế độ độc tài trần trụi – dưới hình thức chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản hoặc chế độ quân quản – đã biến mất gần như khắp thế giới. Những vụ đảo chính quân sự hoặc cướp chính quyền bằng bạo lực ít khi xảy ra. Đa số các quốc gia đều tổ chức tuyển cử định kỳ. Các nền dân chủ chết nhưng theo những cách thức khác.

Từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, phần lớn những vụ sụp đổ của các chế độ dân chủ đều không do các tướng lãnh và binh lính gây ra mà do chính các chính phủ được bầu lên. Giống như ông Hugo Chávez ở Venezuela, các nhà lãnh đạo được bầu lên đã làm băng hoại các thiết chế dân chủ (democratic institutions)ở Gruzia, Hungary, Nicaragua, Peru, Philippines, Ba Lan, Nga, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine. Continue reading “Chế độ dân chủ chết như thế nào?”

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Đừng đọc những gì họ viết, hãy xem những gì họ làm

Tác giả: Ngô Di Lân

Việc chính quyền Trump công bố bản Chiến lược an ninh quốc gia (National Security Strategy) vào tháng 12 vừa qua đã lập tức thu hút được sự quan tâm chú ý của giới quan sát. Gần như tất cả các tờ báo lớn nhỏ và các tạp chí đối ngoại ngay sau đó đã chạy loạt bài đưa tin về bản Chiến lược này cùng nhiều bình luận về ý đồ chiến lược của chính quyền Trump đằng sau các câu chữ mà họ sử dụng để mô tả các ưu tiên chính sách cũng như các đối thủ và đối tác của Mỹ. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu các nhà nghiên cứu chính sách và cán bộ ngoại giao ở nhiều nước đã phải làm việc hết công suất trong khoảng thời gian đó để “giải mã” cái mà nhiều người đang gọi là “học thuyết Trump” (Trump doctrine). Continue reading “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Đừng đọc những gì họ viết, hãy xem những gì họ làm”

Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Socialism Fails”, Hoover Institution, 10/01/2018.

Biên dịch: Hiếu Chân

Khi Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận định năm 1989 của ông, Điểm tận cùng của Lịch sử?. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Liên Xô quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về Liên minh Âu châu. Trung Quốc có một nền kinh tế thị trường cho dù đất nước vẫn bị cai trị bởi một đảng duy nhất. Còn các nhà nước “xã hội chủ nghĩa” Bắc Hàn, Cuba và Venezuela đang trong đống đổ nát về kinh tế. Giờ đây, ít ai ủng hộ việc “quay lại Liên Xô”. Nhưng đồng thời, nhiều người vẫn coi chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế hấp dẫn. Hãy xem trường hợp ông Bernie Sanders[1] – một người công khai thừa nhận ủng hộ một nước Mỹ xã hội chủ nghĩa – và rất nhiều người trẻ trưởng thành vào điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ ưa thích chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?”

Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc

Nguồn: Andrew Preston, “The rise and fall of great powers“,  The Globe and Mail, 29/12/2017.

Biên dịch: Văn Cường

Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số một thế giới. Nhưng cuộc soán ngôi này sẽ diễn ra như thế nào là câu hỏi không dễ trả lời và cũng khó xảy ra trên thực tế.

Khi thế giới ngày càng chia rẽ về vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm những việc mà một người ở vị trí của ông cần phải làm: phô trương sức mạnh cơ bắp của nước Mỹ. Vào tháng 10/2017, ông đã ra lệnh triển khai 3 nhóm tàu sân bay đến vùng Tây Thái Bình Dương, đặt dưới sự chỉ huy của Hạm đội 7 đóng quân tại Nhật Bản. Đây là hạm đội hùng mạnh gấp nhiều lần so với hải quân của các nước khác. Một lần nữa, quân đội Mỹ lại giữ vai trò đội quân bảo vệ thế giới để trấn an các nước trong khu vực rằng mọi hành động hung hăng sẽ bị kiểm soát và khu vực xung quanh họ vẫn an toàn.  Continue reading “Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc”

Tử huyệt của châu Phi trước chủ nghĩa cực đoan bạo lực

Nguồn: Mohamed Yahya, “Africa’s Unique Vulnerability to Violent Extremism”, Project Syndicate, 09/01/2017.

Biên dịch: Phạm Thị Xuân Hồng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Châu Phi phải gánh chịu hậu quả về tổn thất nhân mạng, nền kinh tế suy sụp, và các mối quan hệ gãy đổ vì chủ nghĩa khủng bố. Đây là châu lục mà al-Qaeda khơi mào cuộc chiến chống Mỹ vào năm 1998 bằng cách đánh bom các tòa đại sứ nước này tại Nairobi, Kenya và Dar es Salaam, Tanzania; nơi tổ chức khủng bố Boko Haram bắt cóc 276 nữ sinh người Nigeria vào năm 2014; và nơi 147 học sinh bị giết khi đang ngủ tại trường Đại học Garissa ở Kenya vào năm 2015.

Trong khi những sự vụ tấn công này khiến thế giới phải chú ý, phần lớn công chúng không nhận ra rằng chỉ trong năm năm qua, 33.000 người đã chết vì bạo lực liên quan đến khủng bố tại châu Phi. Chủ nghĩa cực đoan bạo lực cùng các phe nhóm ủng hộ nó đang đe dọa làm đảo ngược những nỗ lực phát triển của châu Phi không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong nhiều thập niên tới. Continue reading “Tử huyệt của châu Phi trước chủ nghĩa cực đoan bạo lực”

Tại sao biểu tình bùng phát ở Iran?

Nguồn: Hassan Hakimian, “What’s Driving Iran’s Protests?”, Project Syndicate, 06/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Tú | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự lan tỏa nhanh chóng của các cuộc bạo động dân sự bắt đầu vào cuối tháng 12 tại các thị xã và thành phố ở Iran đã làm hầu hết mọi người ngạc nhiên, từ chính phủ mang tư duy cải cách của Tổng thống Hassan Rouhani cho tới nhiều người dân và các nhà quan sát. Bắt đầu tại Mashhad, một thành phố tôn giáo lớn ở Đông Bắc nước này và cũng là thành trì của các đối thủ theo đường lối bảo thủ chống lại Tổng thống Rouhani, các cuộc biểu tình đã nuốt chửng một vài thị trấn nhỏ với tốc độ và sự khốc liệt mà ít người có thể dự đoán được.

Ban đầu nổ ra bởi chi phí sinh hoạt tăng cao và sự gia tăng bất bình đẳng kinh tế và xã hội, các cuộc biểu tình nhanh chóng trở thành một sự phủ nhận đối với bản thân chế độ cầm quyền. Trong khi phần lớn sự giận dữ là nhằm vào giới tăng lữ nắm quyền do Lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cầm đầu, thì các nhà cải cách cũng đang bị đe dọa không kém các đối thủ theo đường lối cứng rắn của họ. Continue reading “Tại sao biểu tình bùng phát ở Iran?”

Sự trả thù của địa lý

Nguồn: Robert Kaplan, The Revenge of Geography: What the Map Tells Us About Coming Conflicts and the Battle against Fate, (New York: Random House, 2012), Chapter 2.

Biên dịch: Đào Đình Bắc

Thất bại của những năm đầu ở Iraq đã củng cố thêm lời nhận xét hiện thực từng bị những người duy tâm gièm pha, miệt thị trong những năm 1990, đó là việc những di sản về địa lý, lịch sử và văn hóa thực sự tạo ra những giới hạn xác định cho những gì có thể được thực hiện ở bất kỳ địa điểm cụ thể nào. Tuy nhiên, những người phản đối Iraq cũng nên thận trọng trong việc vận dụng hiện tượng tương tự Việt Nam quá xa. Bởi vì hiện tượng tương tự này có thể hấp dẫn, đưa tới chủ nghĩa biệt lập, cũng như vì nó đang được xoa dịu, và theo cách diễn đạt của nhà nghiên cứu Trung Đông Fouad Ajami, đang ở phía thiên kiến dễ dàng với những kỳ vọng thấp, nghĩa là cứ để cho thế giới vận hành bình thường, thay vì cố gắng làm nó thay đổi. Hãy nhớ rằng hội nghị München đã diễn ra chỉ 20 năm sau việc giết người hàng loạt trong Thếchiến I, nên có thể thông cảm được việc những chính khách hiện thực như Neville Chamberlain đã mong muốn tránh một cuộc xung đột tương tự bằng mọi giá. Kiểu tình huống như vậy thực sự là lý tưởng cho những mưu đồ của những nhà nước độc tài không biết đến những nỗi sợ hãi như thế: Đức Quốc xã và đế quốc Nhật. Continue reading “Sự trả thù của địa lý”

Tại sao Kim Jong Un muốn đối thoại với Hàn Quốc?

Nguồn: Peter Apps, “Why Kim Jong Un wants the Korea talks“, Reuters, 12/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm ngoái, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã làm cả thế giới kinh động với tốc độ phát triển tên lửa hạt nhân, việc đàn áp các đối thủ cũng như nghi ngờ rằng ông đã ra lệnh ám sát người anh trai cùng cha khác mẹ của mình. Năm nay đến lượt các cuộc tấn công ngoại giao. Nhưng điều này không có nghĩa là đã diễn ra một sự thay đổi về mặt chiến lược.

Các quan chức Triều Tiên đã gặp các quan chức Hàn Quốc vào hôm thứ ba. Đây là lần đầu tiên các cuộc đối thoại như vậy diễn ra trong vòng 2 năm qua. Kết quả đạt được là một thỏa thuận cho phép Triều Tiên gửi một đoàn vận động viên tới dự Olympics Mùa đông tại Hàn Quốc vào tháng tới cũng như việc tiến hành các cuộc đối thoại quân sự song phương. Continue reading “Tại sao Kim Jong Un muốn đối thoại với Hàn Quốc?”

‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc

Nguồn: Joseph Nye, “China’s Soft and Sharp Power”, Project Syndicate, 04/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc gia tăng quyền lực mềm nhưng gần đây nước này đã vấp phải một làn sóng phản ứng ở các quốc gia dân chủ. Một báo cáo mới của Quỹ Quốc gia vì Dân chủ lập luận rằng chúng ta cần suy nghĩ lại về quyền lực mềm bởi vì nội hàm khái niệm vốn được sử dụng kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh dường như không còn đủ để mô tả tình hình hiện tại nữa.

Bản báo cáo gọi các ảnh hưởng mang tính chuyên chế được cảm nhận khắp thế giới này là “quyền lực sắc nhọn” (sharp power). Một bài viết trang bìa gần đây của tờ The Economist định nghĩa “quyền lực sắc nhọn” là việc dựa vào “lật đổ, bắt nạt và áp lực, những yếu tố kết hợp nhau để khiến các quốc gia phải tự kiểm duyệt hành vi của mình”. Trong khi quyền lực mềm sử dụng sức hấp dẫn của văn hóa và các giá trị để nâng cao sức mạnh quốc gia, quyền lực sắc nhọn giúp các chế độ chuyên chế cưỡng ép hành vi của người dân trong nước và thao túng công luận ở nước ngoài. Continue reading “‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc”

Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh

 

Nguồn: Graham Allison, “China vs. America”, Foreign Affairs, Sept-Oct 2017.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Khi người Mỹ  tỉnh ngộ trước một Trung Quốc đang trỗi dậy và giờ đây đang đối địch với Mỹ trên mọi đấu trường, nhiều người đã tự trấn an bằng niềm tin rằng khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, hùng mạnh hơn thì nước này sẽ đi theo dấu chân của Đức, Nhật và nhiều nước khác từng trải qua những cuộc chuyển hóa sâu sắc và nổi lên thành những nền dân chủ tự do tiên tiến. Theo cách nhìn này, một hỗn hợp kỳ diệu của toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu dùng dựa trên thị trường và sự hội nhập vào một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cuối cùng sẽ đưa Trung Quốc trở thành một nền dân chủ ở trong nước và phát triển thành cái mà cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Zoellick có lần gọi là “một cổ đông có trách nhiệm” ở nước ngoài. Continue reading “Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh”

Lý do Trung Quốc sẽ không cứu Triều Tiên

Nguồn: Oriana Skylar Mastro, “Why China Won’t Rescue North Korea, Foreign Affairs, January/February 2018.

Biên dịch: Văn Cường

Giới chức Mỹ từ lâu đã thừa nhận công thức mà Mao Trạch Đông đưa ra đối với quan hệ Trung-Triều: Hai nước tựa như “môi và răng”. Trung Quốc là đối tác cung cấp năng lượng, lương thực chủ chốt và là thị trường trung gian để Triều Tiên duy trì kết nối giao thương với bên ngoài. Đó là lý do mà nhiều nhiệm kỳ chính phủ Mỹ luôn tìm cách thúc ép Trung Quốc thể hiện vai trò lớn hơn nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump cũng đi theo lôgích này, vừa kêu gọi sự trợ giúp từ Trung Quốc, đồng thời đe dọa trừng phạt nếu Bắc Kinh không hành động quyết liệt hơn. Cũng theo cách tiếp cận này, giới hoạch định chính sách Mỹ từng nhận định nếu Triều Tiên sụp đổ hoặc bị kéo vào cuộc chiến với Mỹ, Trung Quốc sẽ ra tay trợ giúp, không để Bình Nhưỡng tan rã, thậm chí sẽ cho triển khai lực lượng quân sự ở dọc tuyến biên giới nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng người tị nạn tràn vào Trung Quốc. Continue reading “Lý do Trung Quốc sẽ không cứu Triều Tiên”

Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ

Nguồn: Euan Graham,What the Philippines and Australia can learn from Vietnam about living with China”, The Interpreter, 05/10/2016.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù còn quá sớm để nhận định, nhưng Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte ngày càng tỏ rõ ý định đảo ngược chính sách Biển Đông mạnh bạo và xu hướng thân Mỹ của người tiền nhiệm để  nghiêng về phía Trung Quốc.

Khuynh hướng quay ngoắt 180 độ trong lập trường của Philippines trong mối quan hệ với các cường quốc cho thấy nhiều yếu tố. Một là sự vắng mặt của một truyền thống chiến lược. Điều này thể hiện rõ ràng trong ưu tiên của ông Duterte đối với những thách thức trong nước so với an ninh bên ngoài, thậm chí kể cả khi đó là vấn đề liên quan tới sự xâm lấn chiến lược của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, một hành động vi phạm pháp luật đã bị phán quyết trọng tài The Hague cảnh báo rõ ràng. Hai là sự quan tâm quá mức của Philippines dành cho Mỹ, đồng minh quân sự của Manila. Việc này có hiệu ứng “bóp méo” thực tế, dù đó là theo lập trường ủng hộ hay phản đối liên minh. Continue reading “Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ”

Cái chết của các đảng chính trị

Nguồn: John Lloyd, “The death of political parties”, Reuters, 03/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Không khó để chỉ ra rằng một số đảng chính trị đáng kính trọng nhất của thế giới dân chủ có thể đang đối mặt với các cao trào khủng hoảng. Điều khó khăn là xác định liệu chính phủ của một đảng hay liên minh các đảng đó có thể kéo dài sự tồn tại lâu dài hay không.

Thế giới đang trở nên tốt đẹp hơn về hầu hết các phương diện vật chất, nhưng mọi thứ không được như vậy đối với các đảng chính trị lâu đời vốn giúp mang lại điều đó. Đây là bởi các chính đảng này đang phải chấp nhận để cho số phận mình được định đoạt bởi một loạt các phong trào rộng lớn ở quy mô toàn cầu thay vì trong phạm vi các quốc gia – dân tộc. Continue reading “Cái chết của các đảng chính trị”

Mảng tối sau sự lật đổ Nhà nước Hồi giáo

Nguồn: Yassin al-Haj Saleh, “A Wary Return to Raqqa”, Project Syndicate, 13/11/2017

Biên dịch: Đinh Tỵ ~ Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào trung tuần tháng 10, Lực lượng Dân chủ Syria do Hoa Kỳ hậu thuẫn, gồm chủ yếu dân quân người Kurd có quan hệ mật thiết với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) Thổ Nhĩ Kỳ, “đã giải phóng” thành phố Raqqa, nơi chôn rau cắt rốn của tôi, khỏi các tay súng Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Trong khi đó, người Ả Rập vốn chiếm đa số ở đây, lại đóng góp không nhiều vào việc lật đổ ISIS. Tại một thành phố nơi cư dân bản địa từ lâu bị nếm mùi đày ải và bị xem như công dân hạng hai, việc Đảng Liên đoàn Dân chủ (PYD) – chi nhánh Syria của PKK – ca khúc khải hoàn chiến thắng đã làm người dân tại đây nơm nớp lo âu bi kịch lịch sử sẽ lặp lại. Continue reading “Mảng tối sau sự lật đổ Nhà nước Hồi giáo”

Kéo và đẩy: Quan hệ Việt-Trung nhìn từ chuyến thăm của CT Tập Cận Bình

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hà Nội vào ngày 12-13/11/2017 sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Đà Nẵng. Theo một nghĩa nào đó, chuyến thăm là một sự kiện quan trọng vì đó là chuyến thăm thứ hai của ông Tập tới Hà Nội trong vòng 2 năm. Hồi tháng 11/2015, khi ông Tập tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam trong vai trò lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, quan hệ song phương mới chỉ phục hồi sau sự kiện khủng hoảng giàn khoan tháng 5/2014 vốn đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong vòng hai thập niên. Ít nhất là trên bề mặt, chuyến thăm năm 2017 dường như giúp củng cố xu hướng tăng cường quan hệ song phương. Tuy nhiên, bối cảnh chiến lược và các động lực của quan hệ song phương đã có những thay đổi quan trọng trong vòng 2 năm qua khiến cho việc đánh giá tầm quan trọng thực sự của chuyến thăm đối với quan hệ song phương cũng như bối cảnh chiến lược khu vực trở nên khó khăn hơn. Continue reading “Kéo và đẩy: Quan hệ Việt-Trung nhìn từ chuyến thăm của CT Tập Cận Bình”

Đánh giá tác động chuyến thăm Việt Nam của TT Trump

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Năm 2017 là một năm có nhiều sự kiện quan trọng đối với quan hệ Việt Mỹ. Hồi tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump. Sáu tháng sau, vào ngày 11-12/11, Tổng thống Trump đã tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam sau khi tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC tại Đà Nẵng. Kể từ sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm 1995, tất cả các Tổng thống Hoa Kỳ đều đã thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ của mình nhưng ông Trump là người đầu tiên làm việc này trong năm đầu tiên sau khi lên nắm quyền. Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà ông Trump viếng thăm kể từ khi nhậm chức. Điều này càng có ý nghĩa hơn nếu xét việc Tổng thống Barack Obama đã thăm Hà Nội hồi tháng 5/2016, đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á duy nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh đón tiếp hai tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm trong 2 năm liên tiếp. Continue reading “Đánh giá tác động chuyến thăm Việt Nam của TT Trump”

Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc

Nguồn: Anne-Marie Brady, “Resisting China’s magic weapon”, Lowy Institute, 27/09/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bộ phim kinh điển thời Chiến tranh Lạnh Invasion of the Body Snatchers, người ngoài hành tinh lặng lẽ xâm lăng trái đất bằng cách nhân bản thân thể của mỗi người mà họ gặp phải. Kết quả là “những bản sao” (pod people) hình thành đặc điểm thân thể, trí nhớ và tính cách của những con người mà họ thay thế. Vào thời đó, bộ phim được ngầm hiểu như câu chuyện ngụ ngôn cho các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị. Điều này phản ánh nỗi lo sợ hiện hữu lúc ấy về tính dễ bị tổn thương của các xã hội dân chủ, cởi mở trước các ảnh hưởng nước ngoài vốn làm suy yếu chủ quyền và nền chính trị của họ. Continue reading “Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc”

Cân bằng lợi ích Mỹ-Trung thời Trump-Tập

Nguồn: David Lampton, “Balancing US–China interests in the Trump–Xi era”,
East Asia Forum, 10/12/2017

Người dịch: Huỳnh Hoa

Từ năm 1945 đến 2016, Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự và hệ tư tưởng để xây dựng các thiết chế, các liên minh và các chế độ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tránh né một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc. Để làm được như vậy, Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng sự trỗi dậy của một “chòm sao” các cường quốc mới; trong đó đáng chú ý có Trung Quốc – quốc gia mà giờ đây Hoa Kỳ phải thương lượng. Nếu Hoa Kỳ muốn lợi ích của mình được đáp ứng, Washington phải giành được sự hợp tác của Bắc Kinh hơn là thúc ép họ. Continue reading “Cân bằng lợi ích Mỹ-Trung thời Trump-Tập”

Tầm quan trọng của ‘Bộ Tứ’ trong an ninh châu Á

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s New Entente”, Project Syndicate, 03/11/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến công du tới các nước châu Á trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang diễn biến hết sức nóng bỏng. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người đã công nhận rằng “trọng  tâm của thế giới đang dịch chuyển dần về trung tâm khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, đã kêu gọi các cường quốc dân chủ trong khu vực này cần tiếp tục theo đuổi một chính sách “can dự và hợp tác chặt chẽ hơn”. Những cường quốc này, bao gồm cả nước Mỹ của Donald Trump, cần lưu tâm đến lời kêu gọi này. Trên thực tế, chỉ có một liên minh các nền dân chủ  mới có thể bảo đảm sự hình thành một trật tự dựa trên luật lệ và một sự cân bằng quyền lực ổn định tại khu vực năng động nhất thế giới về kinh tế này. Continue reading “Tầm quan trọng của ‘Bộ Tứ’ trong an ninh châu Á”

Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?

Nguồn: Francis Fukuyama, “Why Populist Nationalism Now?”, The American Interest, 30/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Có ba lý do tại sao chúng ta đang chứng khiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc dân túy vào nửa sau của thập niên 2010: kinh tế, chính trị và văn hóa.

Những nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa dân túy đã được chú ý và bàn luận rộng rãi. Lý thuyết thương mại nói với chúng ta rằng, tính gộp lại tất cả các quốc gia tham gia vào cơ chế thương mại tự do đều giàu có lên; nhưng cũng chính lý thuyết ấy nói với chúng ta rằng không phải mọi cá nhân ở mỗi quốc gia đó đều khá giả lên: những người lao động kỹ năng thấp ở các nước giàu sẽ thua thiệt trước những công nhân cũng có kỹ năng thấp nhưng được trả công thấp hơn ở các nước nghèo. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?”