Mục đích các cuộc tranh luận bầu cử ở Mỹ là gì?

tranh luan bau cu

Nguồn:The point of America’s election debate?”, The Economist, 09/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mục đích bề ngoài của một cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử là nhằm mang lại cho các ứng cử viên một cơ hội để chia sẻ quan điểm của họ và thu hút các cử tri tiềm năng. Các cuộc tranh luận chính trị có một truyền thống lâu đời: năm 1858, một luật sư tên là Abraham Lincoln đã thách thức Thượng nghị sĩ Stephen Douglas để giành ghế của ông [tại Quốc hội] trong một loạt bảy cuộc tranh luận ở Illinois. Mỗi ứng viên sẽ bắt đầu với một bài phát biểu 60 phút, và người còn lại sẽ đưa ra phản hồi trong vòng 90 phút. Ứng viên đầu tiên sau đó sẽ kết thúc cuộc tranh luận với một bài phát biểu 30 phút. Mặc dù Lincoln liên tục thua trong cuộc đua vào Thượng viện, các cuộc tranh luận này đã nâng cao vị thế của ông ở tầm quốc gia và chuẩn bị cho ông có một cuộc chạy đua thành công vào ghế tổng thống khi cạnh tranh với Douglas hai năm sau đó. Continue reading “Mục đích các cuộc tranh luận bầu cử ở Mỹ là gì?”

Vai trò của các Hồng y là gì?

20140201_blp514

Nguồn:What Carinals do”, The Economist, 19/02/2014.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức Giáo Hoàng Francis sẽ thăng chức cho nhóm các Hồng y đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình vào ngày 22/2 (2014). 19 vị tân Hồng y sẽ tham gia cùng với 200 vị khác làm thành viên của Hồng y Đoàn. Họ sẽ mặc phẩm phục màu đỏ bao gồm một mũ sọ màu đỏ gọi là zucchetto và một mũ màu đỏ có bốn chóp gọi là biretta. Họ sẽ được gọi là “Đức Hồng y” và thường được mô tả như là các “hoàng tử của Giáo Hội.” Đây không phải là một lời nịnh nọt: Giáo Hoàng Urban VIII đã tuyên bố vào năm 1630 rằng cấp bậc thế tục của họ tương đương với một hoàng tử. Continue reading “Vai trò của các Hồng y là gì?”

Tại sao chuyến thăm Cuba của Obama là một đột phá?

Obama-tham-Cuba

Nguồn:Why Obama’s visit to Cuba is groundbreaking“, The Economist, 20/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ông Obama đã có một hành động làm ấm mối quan hệ của hai quốc gia. Ban nhạc The Rolling Stones sẽ trình diễn trong một buổi hòa nhạc miễn phí ở Havana vào ngày 25/03 trước một lượng khán giả dự kiến là 400.000 người. Năm ngày trước đó, ông Obama đã có một chuyến thăm hữu nghị ngắn. Dù ông nói hay làm bất cứ điều gì, thì đây cũng là một chuyến thăm lịch sử – chuyến thăm Cuba đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm kể từ năm 1928, khi Tổng thống Calvin Coolidge khởi hành từ nước Mỹ đến tham dự Hội nghị Liên Mỹ tại Havana. Ông Obama có thể trông chờ một sự chào đón nồng nhiệt ở Cuba. Theo một cuộc thăm dò năm ngoái, ông Obama còn nổi tiếng hơn cả Chủ tịch Cuba Raúl Castro, hay Fidel, anh trai của ngài Chủ tịch và cha đẻ của cuộc Cách mạng Cuba. Nhiều người dân Cuba đã nói về sự phấn khởi của họ đối với sự xuất hiện của một vị tổng thống da màu tại đất nước của mình, nơi mà các cư dân không phải người da trắng chiếm đa số. Continue reading “Tại sao chuyến thăm Cuba của Obama là một đột phá?”

Các bức họa Đức Quốc xã cướp được trả lại ra sao?

tac pham nghe thuat, phat xit Duc

Nguồn: How is Nazi-looted art returned?”, The Economist, 12/01/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan  | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 11/2013, các nhà chức trách Đức tiết lộ rằng hơn 1.400 tác phẩm nghệ thuật có giá trị đã được tịch thu từ một căn hộ ở Munich của Cornelius Gurlitt,[1] một cụ già tám mươi tuổi sống ẩn dật. Kho tàng này bao gồm đầy đủ các loại hình nghệ thuật tiên phong mà phát xít Đức coi là “thoái hóa” và dỡ khỏi các bảo tàng quốc gia Đức, chẳng hạn như các tác phẩm của Picasso, Chagall, Matisse và Beckmann, cũng như những tác phẩm quý lâu đời hơn, chẳng hạn như các bản khắc của Albrecht Dürer. Một số tác phẩm có thể là của những người Do Thái bị buộc phải chạy trốn hoặc bị đưa đến các trại tập trung. Những người thừa kế còn sống sót và các viện bảo tàng nói rằng họ là chủ sở hữu hợp pháp của những bức tranh này. Vậy, các tác phẩm nghệ thuật bị phát xít Đức cướp sẽ được trả lại như thế nào? Continue reading “Các bức họa Đức Quốc xã cướp được trả lại ra sao?”

Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ được bổ nhiệm ra sao?

tham phan, toa an toi cao

Nguồn: How a Supreme Court justice is appointed”, The Economist, 23/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan  | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc thẩm phán Antonin Scalia qua đời vào ngày 13/2 vừa qua đã làm trống một ghế tại Tòa án Tối cao của Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2010. Sáu năm trước, chỉ sáu tuần sau ngày nghỉ hưu của John Paul Stevens sau 35 năm tại chức, Elena Kagan đã tuyên thệ nhậm chức Thẩm phám (Tòa án Tối cao) thứ 112 của đất nước này. Một trận chiến lâu hơn và gây tranh cãi hơn đang chờ đợi người kế nhiệm thứ 113. Ngay sau khi có tin về cái chết của Scalia, cuộc chạy đua chính trị về vấn đề bổ nhiệm người kế nhiệm ông đã bắt đầu. Các đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện và trong chiến dịch chạy đua đã nhấn mạnh rằng chiếc ghế đó nên được bỏ trống cho đến khi tổng thống tiếp theo bước vào Nhà Trắng vào năm 2017. Continue reading “Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ được bổ nhiệm ra sao?”

Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?

publishable

Tác giả: Cù Thăng

Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan, coi đây như một căn cứ địa mới để “phản công đại lục, phục hưng quốc đảng”. Tuy nhiên, để lựa chọn Đài Loan trở thành nơi sinh tồn cuối cùng của mình, Tưởng Giới Thạch đã có một quá trình chuẩn bị rất dài cùng với rất nhiều những tính toán…

Lần đầu tiên Tưởng Giới Thạch đặt chân tới Đài Loan chính là lúc Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Nhật, thu về đất Đài Loan. Đó là vào ngày 25/10/1946, một năm sau ngày Đài Loan được trả về cho Trung Quốc, Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng đang trong gian đoạn đàm phán cực kỳ căng thẳng sau chiến tranh. Buổi trưa ngày 21, Tưởng Giới Thạch vội vàng tiếp Chu Ân Lai, Trương Quân Mại, Hồ Chính… rồi ngay buổi chiều hôm đó đã cùng với Tống Mỹ Linh bay sang Đài Bắc. Continue reading “Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?”

Quá trình phong thánh diễn ra như thế nào?

20131207_blp519

Nguồn: What is Sainthood”, The Economist, 09/12/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong những lời ca tụng dành cho Nelson Mandela những ngày vừa qua, người ta cho rằng ông không phải là thánh. Phần lớn hiểu rằng theo ngôn ngữ thông thường, khi nói ai đó không phải là thánh, họ muốn bày tỏ sự thán phục. Nó có nghĩa là ngoài những đức tính và khả năng vĩ đại, cá nhân này có những khuyết điểm rất con người, và điều đó chỉ làm họ thực hơn và đáng quý hơn. Nhưng nếu Mandela không phải là thánh, vậy thì ai xứng đáng làm thánh? Continue reading “Quá trình phong thánh diễn ra như thế nào?”

Vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ

4-vai-tro-ton-giao

Nguồn:The role of religion in America’s presidential race”, The Economist, 25/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù theo tiêu chuẩn của bất kỳ quốc gia phương Tây nào khác thì vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ dường như cũng là rất lớn. Một cuộc thăm dò vào tháng trước do Trung tâm Nghiên cứu Pew khẳng định rằng, là một người vô thần sẽ là một trở ngại chết người cho bất cứ ai mong muốn bước vào Nhà Trắng. Khoảng 51% cử tri có khả năng sẽ không bỏ phiếu cho một ứng cử viên không tin vào Thiên Chúa, và chỉ có 6% cử tri có khả năng sẽ bỏ phiếu bầu. Hãy so sánh với các nền dân chủ khác, nơi các chính trị gia hàng đầu (như Francois Hollande của Pháp và cựu thủ tướng Úc Julia Gillard) có thể vô tình bác bỏ bất kỳ quyền lực nào cao hơn. Continue reading “Vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ”

Tại sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại tốn kém?

03-American elections cost

Nguồn: Why American elections cost so much”, The Economist, 09/02/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan  | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hầu như sau mỗi kỳ bầu cử tại Mỹ, các kỷ lục về chi tiêu mới lại được phá vỡ. Còn gần chín tháng nữa mới tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào mùa thu này, nhưng các ứng cử viên trong cuộc đua vào Thượng viện của bang Kentucky đã thu được 19,4 triệu USD và đã chi 7,3 triệu USD. Trong kỳ bầu cử năm 2012, chỉ riêng các ứng cử viên trong cuộc đua vào Thượng viện của bang Massachusetts đã chi hơn 85 triệu USD. Đó chỉ là con số lẻ khi so với cuộc đua vào chức tổng thống năm đó, với chi phí lên tới 2 tỷ USD (tổng chi phí của cuộc bầu cử năm 2012, bao gồm cả các cuộc đua vào Quốc hội, lên tới 7 tỷ USD). Không phải quốc gia nào cũng chi nhiều như vậy cho nền dân chủ của mình: ví dụ, ở Pháp, chi tiêu cho chiến dịch của các ứng cử viên tổng thống được giới hạn ở mức 30 triệu USD. Vậy tại sao các cuộc bầu cử của Mỹ lại đắt đỏ như vậy? Continue reading “Tại sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại tốn kém?”

Tại sao một số nhà kinh tế phản đối mức lương tối thiểu?

Nguồn:Why some economists oppose minimum wages“, The Economists, 22/01/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người lao động tại các quốc gia giàu có đã phải chịu đựng mức tiền lương trì trệ trong nhiều thập kỷ qua, cả trong thời điểm (nền kinh tế) tốt lẫn xấu. Các chính phủ đang nỗ lực phản ứng mạnh hơn bằng cách gia tăng mức lương tối thiểu. Chính quyền các bang và địa phương tại Hoa Kỳ đang thông qua chính sách tăng lương, còn Barack Obama thì ủng hộ tăng lương tối thiểu liên bang từ 7,25 USD/giờ lên 10,10 USD/giờ. Chính phủ mới của bà Angela Merkel đã đưa ra tín hiệu về việc ủng hộ một mức lương tối thiểu quốc gia mới; và vào ngày 16/01, George Osborne, Bộ trưởng Tài chính Anh, đã bày tỏ ủng hộ một mức tăng cao hơn lạm phát cho mức lương tối thiểu. Một mức lương tối thiểu cao hơn dường như là một cách đơn giản và hợp lý để cải thiện đời sống của người lao động. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế chống lại điều đó: chẳng hạn, các viện kinh tế hàng đầu của Đức đã thúc đẩy bà Merkel chống lại các yêu cầu về một mức lương tối thiểu. Vậy tại sao các nhà kinh tế thường phản đối mức lương tối thiểu? Continue reading “Tại sao một số nhà kinh tế phản đối mức lương tối thiểu?”

Tại sao việc Áo hạn chế người tị nạn gây tranh cãi?

20160305_blp503

Nguồn: “Why Austria’s asylum cap is so controversial“, The Economist, 29/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Châu Âu được chia làm hai nửa theo cách mà các quốc gia ở châu lục này đối xử với lượng người người tị nạn lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, động thái của Áo nhằm giới hạn lượng người tị nạn được tiếp nhận tại biên giới phía nam của mình ở mức 80 người mỗi ngày và hạn chế số lượng người mỗi ngày được đi qua Áo để xin tị nạn tại Đức ở mức 3.200 người đã làm dấy lên sự phẫn nộ.

Sau khi Áo, một quốc gia nằm trên tuyến đường di cư từ vùng Balkan vào Đức, công bố kế hoạch của mình, Dimitris Avramopoulos, Ủy viên Châu Âu phụ trách Di cư, Nội vụ và Quyền công dân, đã viết thư cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Áo để phản đối. Động thái này, theo ông, là “rõ ràng không phù hợp” với luật pháp EU. Ngài Bộ trưởng đã trả lời trên truyền hình rằng: “Họ có cố vấn pháp lý của họ và tôi có cố vấn pháp lý của tôi”. Continue reading “Tại sao việc Áo hạn chế người tị nạn gây tranh cãi?”

Khái niệm ‘cộng hòa chuối’ đến từ đâu?

20131123_blp509

Nguồn:Where did banana republics get their name?”, The Economist, 21/11/2013.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bạo lực, nghèo túng và lộn xộn về chính trị, Honduras đạt tiêu chuẩn của một “cộng hòa chuối” (banana republic) theo định nghĩa của đa số mọi người. Vào Chủ nhật tới, nước này sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống với sự cạnh tranh sát sao bốn năm sau cuộc đảo chính mà trong đó vị tổng thống lúc bấy giờ bị trói gô ra khỏi dinh tổng thống trong bộ đồ ngủ và bị đưa lên máy bay quân sự tới Costa Rica. Tỉ lệ giết người ở đây nằm ở mức cao nhất thế giới; nền kinh tế thì lung lay. Vấn đề của quốc gia này không mới: quốc gia hỗn loạn này có một vinh dự không ai muốn là nơi truyền cảm hứng đầu tiên cho cụm từ “cộng hòa chuối” hơn một thế kỷ trước. Tuy nhiên cụm từ này đến từ đâu, và nó thực sự nghĩa là gì? Continue reading “Khái niệm ‘cộng hòa chuối’ đến từ đâu?”

Công giáo và Chính thống giáo khác nhau ra sao?

20160213_blp533

Nguồn:The differences between the Catholic and Orthodox churches”, The Economist, 12/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với một người không phải là Ki-tô hữu, thậm chí với một tín hữu Ki-tô giáo mong muốn tối giản giáo lý và việc thờ phụng, thì giáo hội Công giáo và Chính thống giáo có thể rất giống nhau. Cả hai đều sử dụng những nghi lễ phức tạp với nguồn gốc xa xưa và có nhiều hàng ngũ tu sĩ mặc áo choàng dài; cả hai bên đều cho rằng họ duy trì tính liên tục từ buổi bình minh của thời đại Ki-tô, cả hai đều có truyền thống thần học và học thuật phong phú, và nói chung là có ký ức tổ chức lâu dài. Chỉ có một khác biệt dường như rất nhỏ phân biệt các phiên bản kinh tin kính của họ, qua đó đặt ra những đức tin cơ bản về Chúa ba ngôi Cha, Con và Thánh Thần. Như vậy thì tại sao hai nhóm tôn giáo không thống nhất với nhau? Vào ngày 12/2, Giáo Hoàng Francis và Thượng Phụ Kirill của Moskva, lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga, sẽ gặp nhau ở Cuba. Dù sự kiện này không phải là không có tiền lệ trong 10 thế kỷ qua, nhưng cuộc gặp như thế vẫn rất bất thường. Tại sao? Continue reading “Công giáo và Chính thống giáo khác nhau ra sao?”

Vì sao Super Tuesday quan trọng?

640x360_getty_nocredit

Sau chiến thắng vang dội của ông Donald Trump ở Nevada, các ứng viên nay chuyển sự chú ý sang ngày thứ Ba đầu tiên của tháng Ba, hay Super Tuesday (Thứ Ba Trọng đại) – khi bầu cử hàng loạt ứng viên trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ được dồn vào một ngày.

Super Tuesday có thể là ngày các chiến dịch lượng sức mình – sẽ lộ ra những ứng viên không với tới được vòng bầu cử quốc gia và ngay lập tức họ được thay thế bằng các ứng viên mới.

Super Tuesday được phát triển từ năm 1988 nhằm tránh “hội chứng Iowa”. Iowa là bang bỏ phiếu đầu tiên trong cuộc chạy đua tổng thống, bị chỉ trích là không mang tính đại diện cho cử tri Mỹ. Đây là bang nhỏ và ứng viên thường dành nhiều tháng quảng bá chiến dịch ở đây. Continue reading “Vì sao Super Tuesday quan trọng?”

Người Kurd là ai?

Kurdistan-768x448

Nguồn: Matthew Barbari, “Who Are The Kurds?, Foreign Policy Association, 25/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Gần đây, phương Tây đặt phần lớn sự chú ý của mình vào cuộc xung đột Syria và sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo (ISIS), gạt sang một bên những nguyện vọng hình thành nhà nước của người Kurd. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ từ lâu đã coi người Kurd là một trong những đồng minh mạnh nhất của họ, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại ISIS.

Người Kurd là một nhóm dân tộc sống chủ yếu trên bốn quốc gia: Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria và Iran. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd được đại diện bởi cả Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP). Tuy đều nỗ lực chấm dứt bạo lực giữa người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, cả hai sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Continue reading “Người Kurd là ai?”

Ứng viên Tổng thống Mỹ được lựa chọn như thế nào?

us-election-white-_3471492b

Nguồn:How America’s presidential candidates are chosen”, The Economist, 26/01/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa bầu cử sơ bộ ở Mỹ đã khai mạc vào ngày 1 tháng 2, khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ở Iowa tiến hành các cuộc bỏ phiếu kín (caucus) để bầu cử ứng cử viên tổng thống của đảng họ. New Hampshire tiếp nối với một cuộc sơ bầu cử vào ngày 9 tháng 2 và các cuộc bầu cử sơ bộ ở các bang khác diễn ra sau đó cho đến tháng Sáu. Tại hầu hết các tiểu bang, bầu cử sơ bộ sẽ được tiến hành giống như các cuộc bầu cử bình thường, với những người dân đi bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu hoặc bằng đường bưu điện. Các cuộc bỏ phiếu kín thì phi chính thức hơn, thu hút số lượng cử tri đi bầu nhỏ hơn và bị chi phối bởi các nhà hoạt động của mỗi đảng. Các quy tắc áp dụng cho cả hai loại hình bầu cử này khác nhau tùy vào từng bang và từng đảng. Continue reading “Ứng viên Tổng thống Mỹ được lựa chọn như thế nào?”

Thông luật và Dân luật khác nhau như thế nào?

20130713_blp511

Nguồn: “What is the difference between common and civil law, The Economist, 16/07/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 2013, những người Anh theo phái bảo hoàng nóng lòng chờ đón đứa con đầu lòng của vợ chồng Công tước xứ Cambridge (tức Hoàng tử William) chào đời. Nếu con đầu của họ là một công chúa, thay vì một  Hoàng tử George xinh xắn nào đó, cô bé sẽ là công chúa đầu tiên thừa kế ngai vàng Hoàng gia trước cả những người em trai là hoàng tử của mình. Điều đó có thể xảy ra là nhờ một đạo luât được ban hành vào năm 2011, làm thay đổi việc thừa kế ngôi báu Hoàng gia tại Anh quốc. Luật trước đó vốn quy định các hoàng tử được ưu tiên thừa kế ngôi báu, chứ không phải các công chúa chị của họ, chưa bao giờ được ghi thành văn bản chính thức, song đó là một phần của thông luật Anh, nền tảng của hệ thống pháp luật nước này. Vậy thông luật (common law) là gì, và nó khác biệt thế nào so với hệ thống dân luật (civil law) đang được áp dụng ở các nước khác? Continue reading “Thông luật và Dân luật khác nhau như thế nào?”

Tại sao nhiều cử tri Mỹ không tin tưởng bà Clinton?

20160206_blp538

Nguồn:Why the Clinton Foundation is so controversial“, The Economist, 07/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Một trong những vấn đề chính của bà Hillary Clinton trong quá trình tìm cách trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là sự thiếu tin tưởng của cử tri vào bà. Một cuộc thăm dò của The Economist / YouGov hồi tháng 12 cho thấy 53% số người được hỏi xem bà là không trung thực và không đáng tin cậy. Chỉ Donald Trump là ứng cử viên tổng thống khác có hơn 50% số người được khảo sát xem là không trung thực và không đáng tin cậy. Trong khi đó, đối thủ chính của bà Clinton, Bernie Sanders, được 41% số người trả lời coi là trung thực và đáng tin cậy. Đây là tỉ lệ cao nhất mà bất kỳ ứng cử viên chính nào đạt được, và chỉ có 27% số người trả lời nói rằng họ không tin tưởng ông. Đặc biệt, các cử tri trẻ tuổi có xu hướng không tin tưởng bà Clinton và tin vào tất cả mọi thứ ông Sanders, một thượng nghị sĩ đến từ bang Vermont, nói với họ. Continue reading “Tại sao nhiều cử tri Mỹ không tin tưởng bà Clinton?”

Tại sao Gibraltar là lãnh thổ của Anh?

gibraltar

Nguồn:Why is Gibraltar British territory”, The Economist, 07/08/2013.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tây Ban Nha đang một lần nữa phản đối Anh về một dải đá nằm ở lối vào Địa Trung Hải. Gibraltar, một bán đảo có diện tích 6,7 km vuông, nơi sinh sống của khoảng 30.000 người, vốn là một lãnh thổ thuộc Anh mà Tây Ban Nha từ lâu đã tuyên bố chủ quyền. Tuần này, cuộc tranh cãi cũ lại nổi lên khi các quan chức Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát biên giới, làm giao thông ở khu vực biên giới chậm lại và Thủ tướng Tây Ban Nha cảnh báo áp đặt mức phí đi qua biên giới lên tới 67 USD, khiến người dân ở cả hai bên biên giới lo lắng. Các biện pháp này dường như là để phản ứng lại quyết định của chính quyền Gibraltar cho thả các khối bê tông có đinh nhọn xuống biển để ngăn chặn những ngư dân Tây Ban Nha bị cáo buộc đánh trộm cá của Gibraltar. Continue reading “Tại sao Gibraltar là lãnh thổ của Anh?”

Tại sao bầu cử sơ bộ diễn ra đầu tiên ở bang Iowa?

iowa

Nguồn:Election 101: Why is Iowa first?”, History.com, 01/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Kể từ năm 1972, bầu cử sơ bộ ở bang Iowa đã trở thành cuộc tranh cử đầu tiên của các ứng viên trên con đường giành được đề cử (làm ứng viên tổng thống chính thức) của mỗi đảng. Nhưng tại sao lại là Iowa? Nguyên nhân  bắt nguồn từ hội nghị của đảng Dân chủ năm 1968.

Các sự kiện dẫn tới hội nghị này đã rất biến động. Chiến tranh Việt Nam bước vào năm thứ 14, cả Martin Luther King, Jr. và ứng cử viên tổng thống Robert Kennedy đều bị ám sát vào mùa xuân năm đó, và Tổng thống Lyndon Johnson đã rút lui khỏi cuộc đua vào hồi tháng 3, quyết định không tìm cách ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Tháng 4 năm đó, Hubert Humphrey – phó tổng thống của Johnson – đã nhảy vào cuộc đua. Continue reading “Tại sao bầu cử sơ bộ diễn ra đầu tiên ở bang Iowa?”