Tại sao Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria?

20150926_blp509

Nguồn: Why Russia is increasing its military presence in Syria”, The Economist, 22/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thiện Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một vài ngày qua, Nga đã đặc biệt tăng cường hiện diện quân sự tại Syria. Báo cáo từ các quan chức Mỹ (và bị chính quyền Nga phủ nhận) nhận định rằng nước này hiện đã triển khai ít nhất 28 chiến đấu cơ tại căn cứ không quân bên ngoài thành phố Lakatia nằm trên bờ biển Syria. Theo nguồn được tờ New York Times dẫn lại, những chiến đấu cơ này bao gồm cả các máy bay cường kích Su-24 và Su-25, và chúng sẽ tăng viện cho đội hình vốn được cho là chỉ gồm vỏn vẹn 4 chiếc phi cơ đã có mặt từ trước. Sự xuất hiện của các chiến đấu cơ được trang bị tên lửa không đối không là một việc đặc biệt dị thường vì không có bất kỳ một đối thủ Syria nào đối đầu với tổng thống Bashar-al Assad có lực lượng không quân. Continue reading “Tại sao Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria?”

Vì sao người Mỹ bầu cử vào một ngày thứ Ba của tháng 11?

2015-10-01

Nguồn: “Why do we vote on a Tuesday in November?”, History.com (truy cập ngày 1/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại được tổ chức vào ngày thứ Ba? Câu trả lời nằm ở những người nông dân Mỹ thế kỷ 19. Người Mỹ bắt đầu có thông lệ đi bầu cử vào một ngày làm việc trong tuần (chứ không phải ngày cuối tuần) từ năm 1845, khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật liên bang chỉ định ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 là Ngày Bầu cử. Trước đó, các tiểu bang được phép tổ chức bầu cử vào bất kỳ lúc nào họ muốn trong vòng 34 ngày kể từ ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 12, nhưng cách làm này có một số khiếm khuyết nghiêm trọng. Continue reading “Vì sao người Mỹ bầu cử vào một ngày thứ Ba của tháng 11?”

Magellan có phải là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới?

2015-09-30-1

Nguồn: “Was Magellan the first person to circumnavigate the globe?”, History.com (truy cập ngày 30/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan (Ma-gien-lăng) thường được cho là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới qua đường biển, nhưng trên thực tế thì hành trình của ông hơi phức tạp một chút. Magellan khởi hành vào tháng 9 năm 1519 với nỗ lực lớn nhằm tìm ra một tuyến đường biển đi từ phương Tây tới vùng Đông Ấn giàu hương liệu, mà ngày nay là vùng Indonesia. Mặc dù đã đưa thành công thủy thủ đoàn của mình vượt qua Đại Tây Dương, đi qua eo biển phía nam Nam Mỹ và vượt qua vùng biển Thái Bình Dương rộng lớn, song ông đã chết khi mới đi được nửa hành trình trong một trận giao chiến với thổ dân trên đảo Mactan thuộc Philippines. Cái chết của Magellan nghĩa là cá nhân ông đã không đi được trọn vòng quanh thế giới, nhưng thủy thủ đoàn của ông đã tiếp tục hành trình mà không có ông. Vào tháng 9 năm 1522, một con tàu trong đoàn đã trở về Tây Ban Nha an toàn sau khi đi trọn vẹn một vòng quanh thế giới. Trong số 260 thủy thủ ban đầu của đoàn thám hiểm, chỉ có 18 người còn sống sót sau chuyến hành trình gian khổ kéo dài ba năm.

Nếu người đầu tiên đi vòng quanh thế giới không phải là Magellan, thì đó là ai? Continue reading “Magellan có phải là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới?”

Tượng thần Mặt trời thành Rhodes ra đời như thế nào?

GettyImages-464435747

Nguồn:What was the Colossus of Rhodes?“, History.com, 25/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, tượng Thần mặt trời thành Rhodes (Colossus of Rhodes) là tượng một người đàn ông khổng lồ được xây dựng khoảng năm 280 TCN trên đảo Rhodes của Hy Lạp. Nhiều điều về di tích này vẫn còn nằm trong bí ẩn vì nó đã bị phá hủy trong một trận động đất vào năm 226 TCN. Tuy nhiên, các tài liệu cổ đại cho rằng bức tượng đã được xây dựng để tôn vinh thần mặt trời Helios và để kỷ niệm cuộc phòng thủ thành công của người dân Rhodes trước cuộc bao vây bởi lãnh đạo xứ Macedonia là Demetrius Poliorcetes vào năm 305 TCN. Truyền thuyết kể rằng người dân Rhodes bán các đồ đạc, thiết bị bỏ lại phía sau bởi binh lính Macedonia để có tiền xây dựng bức tượng này. Continue reading “Tượng thần Mặt trời thành Rhodes ra đời như thế nào?”

Đâu là nền dân chủ cổ đại nhất thế giới?

2015-09-27-022

Nguồn: “What is the world’s oldest democracy?”, History.com (try cập ngày 28/09/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Thuật ngữ dân chủ, nghĩa là “cai trị bởi nhân dân”, được tạo nên bởi những người Hy Lạp thành Athens cổ đại để mô tả hệ thống tự trị thành bang của họ, hệ thống vốn đã đạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 430 TCN dưới sự dẫn dắt của nhà hùng biện và chính trị gia lỗi lạc Pericles. Song có lẽ người Athens không phải là những người đầu tiên đi theo mô hình này (một số nơi ở Ấn Độ có truyền thống dân chủ địa phương được cho là xuất hiện từ sớm hơn thế) nhưng vì người Hy Lạp đặt ra tên gọi này, họ có thể dễ dàng tuyên bố rằng mình là nền dân chủ “đầu tiên”, mặc dù một phần lớn người dân ở Athens – đặc biệt là phụ nữ và nô lệ – không có quyền gì trong hệ thống đó. Continue reading “Đâu là nền dân chủ cổ đại nhất thế giới?”

Biểu tượng của Đảng Cộng hòa và Dân chủ có từ đâu?

2015-09-27-02

Nguồn: “How did the Republican and Democratic parties get their animal symbols?”, History.com (truy cập ngày 27/09/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: 07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam

Hai biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ và con voi của Đảng Cộng hòa đã hiện diện trên chính trường Mỹ từ thế kỷ 19. Biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ có nguồn gốc từ
chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1828 của Andrew Jackson. Trong cuộc chạy đua đó, những đối thủ của Jackson gọi ông là “đồ con lừa”[1]. Tuy nhiên, thay vì chối bỏ tên gọi này, Jackson – vốn là một người hùng trong cuộc Chiến tranh năm 1812 và sau này là Nghị sỹ trong cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ – lại thấy thích thú với tên gọi đó và đã cho thêm hình ảnh con lừa vào những tấm áp phích tranh cử của mình. Jackson đã chiến thắng trước Tổng thống đương nhiệm John Quincy Adams và trở thành Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ đầu tiên của nước Mỹ. Trong những năm 1870, Thomas Nast, một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa chính trị có ảnh hưởng lớn, đã giúp hình ảnh con lừa trở nên nổi tiếng như là biểu tượng của toàn Đảng Dân chủ. Continue reading “Biểu tượng của Đảng Cộng hòa và Dân chủ có từ đâu?”

Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?

20150912_blp505

Nguồn:Why the Pope is making it easier for Catholics to separate“, The Economist, 09/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 8 tháng 9, Giáo hoàng Francis xuất hiện trên mặt báo toàn thế giới khi Ngài nói rằng Giáo hội Công giáo sẽ làm cho việc ly hôn của những đôi vợ chồng không hạnh phúc trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Các điều luật mới này chính là sự cải cách đáng kể nhất trong luật giải hôn, và rộng hơn là trong quan điểm của Giáo hội về hôn nhân kể từ nhiệm kỳ của Giáo hoàng Benedict XIV thời thế kỷ 18. Xét đến niềm tin của Giáo hội vào sự thiêng liêng của hôn nhân, thì tại sao Đức Giáo hoàng lại quyết định khiến việc ly hôn của các tín đồ Công giáo La Mã trở nên dễ dàng hơn? Continue reading “Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?”

Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?

20150905_blp507

Nguồn:Why Kazakhstan is building a uranium bank,”The Economist, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới đang không thiếu nguồn uranium, nguyên liệu thô cho năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân. Lượng điện được tạo ra trên toàn cầu từ năng lượng hạt nhân đã đạt đỉnh từ gần một thập niên trước. Chưa có lò phản ứng hạt nhân nào từng bị đóng cửa vì thiếu nhiên liệu. Tuy nhiên, Warren Buffett đã đầu tư 50 triệu USD đầu tiên trong một dự án trị giá 150 triệu USD được thống nhất vào ngày 27 tháng 8 nhằm xây dựng một ngân hàng uranium ở Kazakhstan, nhà sản xuất quặng uranium lớn nhất thế giới. Điều này nghe có vẻ giống như ý tưởng của một nhân vật phản diện trong loạt phim điệp viên James Bond hơn là của một tỷ phú nhân ái người Mỹ. Vậy logic ở đây là gì? Continue reading “Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?”

Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?

time-zone

Nguồn:Why North Korea is turning back its clocks,” The Economist, 13/08/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đây có vẻ là điều thích hợp cho một quốc gia vẫn luôn tôn kính lịch sử của mình và đang mắc kẹt trong quá khứ: kể từ ngày hôm nay (15 tháng 8), mọi người dân Triều Tiên sẽ đi ngược thời gian khi chỉnh đồng hồ sớm hơn nửa giờ. Vương quốc bí ẩn này đã có hệ thống lịch riêng với số năm tính từ 1912, năm sinh của người sáng lập và là “chủ tịch vĩnh cửu” Kim Il Sung [Kim Nhật Thành]. Sự thay đổi trong tuần này cũng đồng nghĩa với việc đất nước này sẽ có một múi giờ riêng, giờ Bình Nhưỡng. Vậy tại sao Triều Tiên lại đổi múi giờ? Continue reading “Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?”

Tại sao giá vàng lại giảm?

20150725_blp501

Nguồn: “Why the gold price is falling”, The Economist, 20/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giá vàng, chạm đáy thấp nhất trong vòng 5 năm vào ngày 20 tháng 7 vừa qua, phản ánh thực tế cung và cầu hiện tại và kỳ vọng về tương lai. Kim loại màu vàng này phục vụ hai mục đích: nó là một loại hàng hóa (ví dụ như sử dụng trong đồ điện tử, nữ trang và nha khoa) và là nơi tích trữ giá trị – đặc biệt như một loại bảo hiểm đề phòng các biến động chính trị. Nhưng vàng không giống như những tài sản khác: nó không đem lại thu nhập, và phải mất chi phí để tích trữ nó. Vào thời điểm hiện tại, thứ kim loại ánh vàng này và những nhà đầu tư trung thành với nó đang gặp rắc rối. Giá vàng phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính, nhưng chạm đỉnh vào năm 2011 và kể từ đó liên tục giảm. Một số người tin rằng giá vàng có thể xuống dưới mức 1.000 đô-la Mỹ một ounce trong năm nay. Continue reading “Tại sao giá vàng lại giảm?”

Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?

20150704_blp503

Nguồn:How capital controls work”, The Economist, 29/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 6, thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras công bố kế hoạch cho phép lấy ý kiến người dân về lời đề nghị cứu trợ gần đây nhất của Châu Âu, trong cuộc trưng cầu dân ý được lên kế hoạch vào ngày 5 tháng 7. Kế hoạch này nhanh chóng châm ngòi cho một chuỗi những sự kiện: các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu từ chối gia hạn cho chương trình cứu trợ hiện thời cho Hy Lạp sau ngày 30 tháng 6, thời điểm chương trình này sẽ hết hạn, và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ đặt hạn mức  đối với các khoản vay khẩn cấp của các ngân hàng Hy Lạp.

Trợ giúp thanh khoản khẩn cấp” (emergency liquidity assistance) đã thay thế dòng tiền đang chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng Hy Lạp do những người dân lo lắng rút các khoản tiết kiệm của mình. Đối mặt với việc mất những khoản cứu trợ bổ sung từ ECB – và viễn cảnh những két tiền gửi trống rỗng tại các ngân hàng — chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố ngày thứ hai, 29 tháng 6, vừa qua là ngày ngân hàng tạm đóng cửa và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Vậy những biện pháp đó sẽ hoạt động như thế nào? Continue reading “Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?”

Vì sao thế giới nghiện vay nợ?

debt

Nguồn:  “Why the world is addicted to debt”, The Economist, 17/05/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

NỢ là “không khí cần cho sự sống của thương mại hiện đại”. Những lời này được Daniel Webster, một thượng nghị sĩ Mỹ phát biểu vào năm 1834 khi thị trường trái phiếu của Mỹ vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Ngày nay thế giới đang bị tê liệt bởi quá nhiều nợ. Các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính tăng từ 246% GDP năm 2000 lên 286% ngày nay.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2007, tỉ lệ nợ trên GDP của 41 trong 47 nền kinh tế lớn đã tăng lên, theo theo dõi của McKinsey, một công ty tư vấn. Với mỗi một đô la tăng thêm của sản lượng, thế giới lại tạo ra một khoản nợ lớn hơn một đô la. Khi mạng lưới các khoản nợ dày đặc hơn bao giờ hết này co lại quá một mức độ nào đó thì điều đó là không tốt đối với tăng trưởng, làm cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình dễ bị tổn thưởng trước những cú sốc và tình trạng vỡ nợ gây thiệt hại lớn. Vì sao thế giới lại nghiện vay nợ đến vậy? Continue reading “Vì sao thế giới nghiện vay nợ?”

Tại sao bỏ phiếu là bắt buộc ở một số quốc gia?

polling-station

Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng

Bầu cử là một trong những cơ chế phổ biến nhất ở các nền dân chủ để người dân, thông qua những lá phiếu của họ, có thể bầu ra đại diện cho mình trong các vị trí lãnh đạo nhà nước. Ở hầu hết các nước trên thế giới, bầu cử là không bắt buộc. Người dân có thể chọn tham gia hoặc không tham gia bỏ phiếu.

Vì không bắt buộc nên tỉ lệ cử tri đi bầu ở mỗi quốc gia này là rất khác nhau. Chẳng hạn, trong cuộc Bầu cử Quốc hội Việt Nam lần thứ 13, diễn ra vào năm 2011, tỉ lệ cử tri đi bầu trên cả nước là 99,51%; thậm chí ở một số tỉnh, con số này còn lên tới 99,99%. Trong khi đó, trong cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 57, diễn ra vào năm 2012, tỉ lệ này chỉ đạt 58,2%. Cuộc tổng tuyển cử của Vương quốc Anh năm 2015 diễn ra tuần trước có tỉ lệ cử tri đi bầu cao hơn khi 66,1% số cử tri đã đi bỏ phiếu. Continue reading “Tại sao bỏ phiếu là bắt buộc ở một số quốc gia?”

Thế nào mới được coi là diệt chủng?

4066366_orig

Nguồn: “The Economist explains: What counts as a genocide?”, The Economist, 23/4/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đúng một trăm năm trước, vào ngày 24/4/1915, chính quyền đế chế Ottoman đã vây bắt hàng loạt các nhà trí thức Armenia ở Istanbul, đa số họ đều đã bị giết hại ngay sau đó. Những gì đã diễn ra về sau vẫn còn là chủ đề tranh cãi gay gắt. Theo phiên bản (lịch sử) chính thức do Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, có khoảng 500.000 người Armenia đã chết, trong đó một số người chết khi chiến đấu trong lực lượng xâm lược của Nga chống lại đế chế Ottoman, trong khi cái chết của một số khác lại là do hậu quả phụ đáng tiếc của việc trục xuất [người Armenia] khỏi đế chế Ottoman, điều dễ hiểu nếu đặt vào bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó. Continue reading “Thế nào mới được coi là diệt chủng?”

Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?

11Election-2015

Nguồn:How British elections work,” The Economist, 12/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày mùng 7 tháng 5 sắp tới, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ mới. Đất nước này có một trong những hệ thống bầu cử lâu đời nhất trên thế giới, đã tồn tại và dần phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhưng ngày nay nó diễn ra như thế nào?

Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, vì vậy cử tri sẽ chỉ đi bỏ phiếu để bầu ra nghị sĩ của địa phương mình thay vì bầu trực tiếp ra người đứng đầu nhà nước (chẳng hạn như Tổng thống ở Hoa Kỳ). Thủ tướng mới là người có khả năng chỉ huy đa số nghị sĩ ở Hạ viện và sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia không qua bầu cử là Nữ hoàng Elizabeth. Continue reading “Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?”

Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?

nato2

Nguồn:How NATO’s Article 5 works,” The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự quan trọng nhất thế giới. Nó được hình thành trong vai trò một thành lũy chống lại sự xâm lược của Liên Xô trong thời kỳ đầu sau Thế chiến II, song vẫn được duy trì và hoạt động khá tích cực trong nhiều thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ . Những can thiệp của nó gần đây đều là các cuộc chiến mà nó lựa chọn; NATO dẫn đầu cuộc can thiệp vào Afghanistan và giúp lật đổ chính quyền Slobodan Milošević ở Nam Tư. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, thể hiện trong điều khoản số 5 quan trọng của Hiệp ước Washington 1949 (còn gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NHĐ). Continue reading “Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?”

Nới lỏng định lượng là gì?

20101106_fnd001

Nguồn:What is quantitative easing?The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Đào Quỳnh Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã khởi động chương trình nới lỏng định lượng (Quantitative easing – QE) vốn được chờ đợi từ lâu, bổ sung thêm nhiều khoản nợ công vào số các khoản nợ tư nhân mà nó đã mua trước đây. Tới ít nhất là tháng 9 năm 2016, khối lượng mua vào hàng tháng sẽ tăng từ khoảng 13 tỉ euro (gần 14 tỉ đô la Mỹ) lên đến 60 tỉ euro. ECB chỉ là ngân hàng trung ương mới nhất ủng hộ chương trình nới lỏng định lượng. Hầu hết ngân hàng trung ương của các nền kinh tế giàu có đã bắt đầu in tiền để mua tài sản trong thời kỳ Đại suy thoái, và một số, ví dụ như Ngân hàng Nhật Bản, vẫn đang áp dụng phương pháp này. Nhưng chính xác thì nới lỏng định lượng là gì, và nó hoạt động ra sao? Continue reading “Nới lỏng định lượng là gì?”

Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?

20150117_blp518

Nguồn:Why Islam prohibits images of Muhammad?”, The Economist, 19/01/2015.

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngước đầu nhìn lên trần của một đền thờ nguy nga ở Istanbul, nơi hiện nay là Bảo tàng Hagia Sophia (ảnh), bạn sẽ thấy hai cách tiếp cận đối với thần thánh khác nhau, phản ánh những thời kỳ khác nhau trong lịch sử của tòa nhà. Trên đó có những bức tranh khảm đẹp nhất trong số các bức tranh khảm Cơ-đốc về Chúa Jesus, mẹ của ngài và những nhân vật thần thánh khác; và những bức thư pháp Hồi giáo uốn lượn phản ánh quan niệm cho rằng Thượng đế giao tiếp với con người thông qua ngôn ngữ, nói hoặc viết, thay vì thông qua hình ảnh hay những hình thức vật chất khác. Continue reading “Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?”