Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?

Nguồn: David A. Andelman, “Trump tariffs only a weak blow to China”, Reuters, 18/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đã sẵn sàng chuẩn bị để chiến thắng mọi kiểu chiến tranh thương mại mà Donald Trump có thể tung ra với một số kế sách đơn giản gói gọn dưới tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản chuyên quyền (Autocratic Capitalism).

Sau khi thị trường Mỹ đóng cửa vào ngày thứ Hai, Trump tuyên bố rằng ông ta sẽ áp 10% thuế lên các mặt hàng xuất khẩu giá trị 200 tỷ đô của Trung Quốc tới Mỹ – một nửa số lượng dự tính trước đây, nhưng được thiết kế để thuyết phục Bắc Kinh hướng tới đàm phán song phương. Như một cách khuyến khích thêm để Trung Quốc đến bàn đàm phán, Trump công bố rằng mức thuế sẽ tăng lên 25% vào cuối năm, sau đợt mua sắm Giáng sinh của Mỹ. Continue reading “Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?”

Sự bối rối kéo dài của Trump về vấn đề tiền tệ

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Trump’s Currency Confusion Continues”, Project Syndicate, 20/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Donald Trump đã vu khống Trung Quốc về việc định giá đồng nhân dân tệ thấp một cách nhân tạo. Trong thực tế, chính chính sách kinh tế của Trump đang đẩy giá đồng đô la Mỹ – một kết quả có thể nhận thấy bởi bất kỳ cá nhân nào có hiểu biết cơ bản về kinh tế.

Tháng tới, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ phải nộp bản báo cáo sáu tháng một lần tới Quốc hội Mỹ về những quốc gia, nếu có, đang thao túng đồng tiền của mình để nhận được lợi thế thương mại không công bằng. Về phía bản thân mình, Tổng thống Trump đang cáo buộc Trung Quốc làm như vậy như ông đã từng làm trong cuộc tranh cử năm 2016. Và có nhiều báo cáo cho rằng Trump đang cố gắng gây tác động đến báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Continue reading “Sự bối rối kéo dài của Trump về vấn đề tiền tệ”

Chiến tranh thương mại: Hết đạn rồi, Trung Quốc làm gì đây?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay cả nước Trung Quốc đều quan tâm tình hình cọ xát thương mại Trung-Mỹ. Giáo sư Ngụy Kiệt ở Học viện Thương mại Trường Giang cho rằng chiến tranh thương mại Trung-Mỹ chủ yếu có ba vấn đề: 1) Vì sao vào lúc này Mỹ gây ra chiến tranh thương mại? 2) Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ có ảnh hưởng gì đối với Trung Quốc? 3) Trung Quốc cần hành động như thế nào?

Dưới đây là ý kiến của GS Ngụy Kiệt.

Vì sao Mỹ gây ra chiến tranh thương mại vào lúc này?

Nhìn bên ngoài là do buôn bán Trung-Mỹ không cân bằng gây ra. Theo Mỹ, năm 2017 Mỹ nhập siêu 400 tỷ USD; theo cách tính của Trung Quốc thì chỉ có 200 tỷ. Cách tính của Mỹ không chính xác, vì có một nửa là các công ty đa quốc gia sản xuất tại Trung Quốc sau đó bán sang Mỹ. Chính phủ Trung Quốc có thái độ tích cực nhằm giảm nhập siêu vào Mỹ, sẵn sàng tăng nhập khẩu nông phẩm và năng lượng từ Mỹ. Nhưng vì sao Mỹ vẫn tiếp tục đánh thuế? Có 4 mục đích thực sự. Continue reading “Chiến tranh thương mại: Hết đạn rồi, Trung Quốc làm gì đây?”

Chính trị tốt, kinh tế tồi

Nguồn: Robert Skidelsky, “Good Politics, Bad Economics”, Project Syndicate, 20/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế xấu sẽ dẫn đến nền chính trị xấu. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự hồi phục khó khăn sau đó đã tạo thuận lợi cho chủ nghĩa chính trị cực đoan. Từ năm 2007 đến 2016, sự ủng hộ dành cho các đảng cực đoan ở Châu Âu đã tăng gấp đôi. Các đảng như Đại hội Quốc gia Pháp (National Rally) tiền thân là Mặt trận Quốc gia (National Front), đảng Sự Lựa chọn cho Nước Đức [Alternative für Deutschland (AfD)], đảng Liên hiệp Italia (Italy’s League), đảng Tự do Áo [Freedom Party of Austria (FPÖ)], và đảng Dân chủ Thụy Điển (Sweden Democrats) đều giành được các bước tiến trong bầu cử hai năm qua. Đấy là còn chưa kể đến Donald Trump hay Brexit. Continue reading “Chính trị tốt, kinh tế tồi”

Lợi và hại của mô hình Đối tác Công – Tư

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The PPP Concerto”, Project Syndicate, 30/04/2018.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có câu chuyện xưa kể rằng có một cuộc so tài giữa hai nghệ sĩ dương cầm. Sau khi nghe người nghệ sĩ đầu tiên biểu diễn, ban giám đã khảo trao giải ngay cho người thứ hai. Chẳng cần phải nghe thêm, bởi liệu ai có thể chơi tệ hơn người thứ nhất?

Một logic giống như vậy dường như cũng đang được áp dụng cho mô hình đối tác công – tư (PPP) nhằm cung cấp các cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước, sân bay hoặc phát triển các khu du lịch lớn. Trên thực tế, việc lắng nghe cả hai thí sinh, và đánh giá điểm mạnh điểm yếu của họ, là vô cùng cần thiết. Continue reading “Lợi và hại của mô hình Đối tác Công – Tư”

Thực hư chuyện ‘Trung Quốc vượt Mỹ’

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 2010 tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc vượt Nhật, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu chỉ sau Mỹ, và tăng trưởng tiếp với tốc độ nhanh hơn Mỹ. Dư luận bắt đầu bàn về thời điểm kinh tế Trung Quốc sẽ soán ngôi số một. Theo một dự báo của phương Tây, đó là khoảng năm 2030. Nhật báo Kinh tế Trung Quốc ngày 13/12/2017 đưa ra dự đoán lạc quan hơn: trước năm 2028.

Khoảng hơn chục năm nay dư luận Trung Quốc ngày càng bàn thảo sôi nổi về vấn đề vượt Mỹ. Dường như từ sau ngày Tập Cận Bình lên cầm quyền, một số học giả và viện nghiên cứu chính sách nhà nước Trung Quốc càng hăng hái đưa ra các kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh sức mạnh của Trung Quốc trên một số mặt đã vượt Mỹ từ rất sớm. Những công bố đó làm nức lòng dân chúng trong nước, hình thành “Thuyết Trung Quốc vượt Mỹ”. Nhân vật tiêu biểu của thuyết này là Giáo sư Hồ An Cương, một trong các học giả khoa học xã hội uy tín nhất ở Trung Quốc hiện nay. Continue reading “Thực hư chuyện ‘Trung Quốc vượt Mỹ’”

Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ gần đây đã chỉ thị cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan chính phủ có liên quan tìm cách kiểm soát các dịch vụ ví điện tử của Trung Quốc như WeChat Pay và AliPay, cũng như các điểm chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng bất hợp pháp tại các điểm tham quan thường xuyên có khách du lịch Trung Quốc lui tới. Chính phủ lo ngại rằng việc sử dụng các phương thức thanh toán như vậy, trong đó các giao dịch được thực hiện giữa các tài khoản ngân hàng tại Trung Quốc của khách du lịch và chủ doanh nghiệp, có thể đi vòng qua hệ thống ngân hàng và quy định của Việt Nam, dẫn đến thất thoát nguồn thu thuế và các vấn đề tiềm tàng khác.

Đây là một trong nhiều thách thức mà chính quyền Việt Nam phải xử lý để gặt hái được những lợi ích từ sự gia tăng số lượng du khách Trung Quốc trong khi giảm thiểu các tác động không mong muốn mà họ có thể tạo ra cho đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Trong nửa đầu năm 2018, 2,5 triệu du khách Trung Quốc đã đến Việt Nam, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 32% tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam. Tuy nhiên, những lợi ích mà du khách Trung Quốc mang lại cho Việt Nam có thể không thực sự lớn như vẻ bề ngoài. Continue reading “Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN”

Chủ nghĩa tư bản nhà nước 2.0

Nguồn: Alissa Amico, “State Capitalism 2.0”, Project Syndicate, 05/09/2018

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Sự sụp đổ của Bức tường Berlin gần 30 năm trước là một dấu ấn tiêu biểu cho thấy sự rút lui của nhà nước khỏi nền kinh tế toàn cầu, báo hiệu sự thất bại của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Từ nền kinh tế nhà nước chỉ đạo (dirigiste) ở  Pháp đến nhà nước Trung Quốc cộng sản, các quốc gia với các mô hình kinh tế rất khác biệt đã bắt đầu cùng áp dụng một cách tiếp cận chính sách theo hướng tự do (laisez-faire) hơn, dựa trên ý tưởng rằng sự can thiệp của nhà nước càng ít thì càng tốt cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh thoái lui trên toàn cầu của mô hình kinh tế nhà nước và xã hội chủ nghĩa này, một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được tư nhân hóa hoàn toàn. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp lớn chủ chốt vẫn nằm một phần trong tay chính phủ, với một đối tác chiến lược tư nhân hoặc các nhà đầu tư tư nhân mua cổ phần thông qua thị trường vốn. Bất kể hình thức của nó là gì, tư nhân hóa không chỉ thể hiện một xu hướng tư duy; nó còn gây ra những hậu quả kinh tế rộng lớn, ít nhất là trên các sàn giao dịch chứng khoán vốn được hồi sinh thông qua việc niêm yết các DNNN ở các nước rất khác nhau như Ý và Ai Cập. Continue reading “Chủ nghĩa tư bản nhà nước 2.0”

Sự cần thiết của ‘Chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm’

Nguồn: Simon Johnson, “Saving Capitalism from Economics 101”,  Project Syndicate, 31/08/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Trên khắp nước Mỹ sinh viên đang nhập học tại các trường đại học – và bắt đầu làm quen với môn “Econ 101” (Nhập môn Kinh tế học). Khóa học đại cương này thường được giảng dạy với một thông điệp khiến người ta yên tâm: nếu thị trường được phép làm việc thì những kết quả tốt – chẳng hạn như tăng trưởng năng suất, tăng tiền lương, và nói chung là thịnh vượng chung – chắc chắn sẽ được tạo ra.

Thật không may, như đồng tác giả James Kwak của tôi chỉ ra trong cuốn sách gần đây của ông, Economism: Bad Economics and the Rise of Inequality, Econ 101 quá xa thực tế đến mức nó thực sự có thể bị coi là gây hiểu lầm – ít nhất là trong vai trò một hướng dẫn cho việc hoạch định chính sách hợp lý. Thị trường có thể tốt, nhưng nó cũng rất dễ bị lạm dụng, bao gồm cả những chủ thể nổi bật trong khu vực tư nhân. Đây không phải là một mối quan ngại về mặt lý thuyết; nó đã là trung tâm trong các cuộc tranh luận chính sách hiện tại của chúng ta, bao gồm cả các dự luật mới quan trọng của Hoa Kỳ vừa mới được đề xuất. Continue reading “Sự cần thiết của ‘Chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm’”

Tại sao Marx sai?

Nguồn: Carl Bildt, “Why Marx Was Wrong”, Project Syndicate, 09/05/2018.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx đã làm cho nhiều người quan tâm tới các tác phẩm của ông, cùng với việc khánh thành bức tượng tại quê nhà của ông ở Trier, Đức.

Tại lễ kỷ niệm chủ nghĩa Marx ở Bắc Kinh vào tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, “như ánh mặt trời ló rạng, học thuyết này đã soi sáng con đường cho nhân loại khám phá quy luật của lịch sử và tìm đường giải phóng chính mình.” Ông còn tuyên bố rằng Marx “đã chỉ ra con đường lý thuyết khoa học để tiến tới một xã hội lý tưởng nơi mọi người được hưởng sự bình đẳng và tự do, không còn áp bức hay bóc lột.” Continue reading “Tại sao Marx sai?”

Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia?

Nguồn: Pheakdey Heng, “Are China’s gifts a blessing or a curse for Cambodia?”, East Asia Forum, 29/08/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia – Trung Quốc, và mối quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ gần gũi như hiện nay. Trung Quốc ngày càng trở thành đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất của Campuchia. Chỉ riêng trong hai năm qua, Campuchia đã ký hơn 30 hiệp định song phương với Trung Quốc.

Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Campuchia trong 5 năm liên tiếp từ năm 2013 đến năm 2017, với tổng giá trị đầu tư đạt 5,3 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn đó. Trong năm 2017, Campuchia đã thu hút 1,4 tỷ USD đầu tư vào tài sản cố định từ Trung Quốc, tương đương 27% tổng giá trị đầu tư vào Campuchia. Continue reading “Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia?”

Mỹ có thể thua cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The US is at Risk of Losing a Trade War with China”, Project Syndicate, 30/07/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Điều thoạt tiên là một mâu thuẫn thương mại – với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm – dường như đã nhanh chóng biến thành một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc. Nếu “thỏa thuận ngừng bắn” giữa châu Âu và Mỹ được duy trì, Mỹ sẽ chủ yếu chiến đấu với Trung Quốc, chứ không phải cả thế giới (tất nhiên, xung đột thương mại với Canada và Mexico sẽ tiếp tục âm ỉ nếu xét các đòi hỏi của Hoa Kỳ mà cả hai nước đều không thể hoặc không nên chấp nhận).

Ngoài nhận định chính xác nhưng giờ đã thành nhàm chán rằng tất cả các bên đều sẽ là người thua cuộc, chúng ta có thể nói gì về những kết quả có thể có từ cuộc chiến thương mại của Trump? Continue reading “Mỹ có thể thua cuộc chiến thương mại với Trung Quốc”

Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 01/08/2018, Thời báo Hoàn Cầu phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: “Phải chăng Trung Quốc-Mỹ sẽ đối kháng chiến lược và [điều đó] sẽ ảnh hưởng tới cả một thế hệ?” nhằm xoa dịu nỗi lo của giới trẻ Trung Quốc sợ rằng do Trung Quốc – Mỹ chống nhau toàn diện mà họ sẽ không được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống khấm khá hiện nay. Bài báo phản ánh tâm trạng bất an của Bắc Kinh trước quyết tâm sắt đá của TT Trump đòi lập lại sự công bằng trong buôn bán Trung – Mỹ. Nên nhớ rằng Thời báo Hoàn Cầu từng đăng những bài với giọng lưỡi khoa trương kiểu hảo hán thời xưa, nói Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc thì chỉ có thua, Trung Quốc sẽ trị cho Mỹ nhớ đời… Bài xã luận viết:  Continue reading “Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P4)

Biên dịch: Việt Xuân

TIỀN TRUNG QUỐC LẠI TRỞ VỀ TÚI NGƯỜI TRUNG QUỐC

Nếu ước muốn của giới lãnh đạo Trung Quốc trở thành hiện thực thì chẳng mấy chốc 300 triệu người Trung Quốc sẽ trượt tuyết hoặc trượt băng. Cả Thụy Sĩ và Lapland của Phần Lan đều muốn họ đến với mình. Nhưng, lợi nhuận thu được sẽ rơi vào túi người dân địa phương hay người Trung Quốc?

Jungfrau. Nhân viên soát vé Stefan Ritschard bắt đầu gắn những tấm biển nam châm vào thành các toa tàu để đánh dấu chỗ ngồi, mặc dù tàu đang chạy chậm lại.

Từ ga tàu Lauterbrunnen dưới chân núi Jungfrau có tàu chạy thẳng đến sông băng nổi tiếng của Thụy Sĩ, dọc theo con đường ngầm được đào sâu trong lòng núi. Chuyến tàu tiếp theo sẽ có một nhóm người Trung Quốc và một nhóm người Hàn Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P4)”

Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 04/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Trung Quốc đã cố hết sức, chúng tôi sẽ đáp trả việc Mỹ gây sức ép”. Nguyên văn như sau:

Tại Trung Quốc ngày càng có nhiều học giả chuyên về quan hệ quốc tế cho rằng chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ đang từ tiếp xúc và hòa hợp chuyển biến sang chiến lược ngăn chặn, hơn nữa quá trình chuyển biến ấy đã không thể đảo ngược. Điều đó sẽ tạo ra sự thách thức xưa nay chưa từng có đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các học giả nói trên cho rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ tiến hành chống Trung Quốc chỉ là sự khởi đầu chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Washington, sau đây giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ có thể xảy ra những xung đột ác liệt hơn. Trung Quốc cố gắng ngăn ngừa những xung đột ấy, song việc này rất khó. Continue reading “Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)

Người dịch: Việt Xuân

TRUNG QUỐC TRÊN NHỮNG MẢNH ĐẤT HOANG TÀN CỦA HY LẠP

Athen. Tiền đến từ phương Đông, nhưng bây giờ không phải từ Nga mà từ Trung Quốc.

Quốc gia này đã mua và xé vụn châu Âu từng mảnh một. Chính vì vậy châu Âu không nên cả tin. Trung Quốc đã xử sự gần như một ông chủ thực dân mới ở châu Phi.

Những tiếng nói lo lắng giờ đây vang lên khắp châu Âu. Liệu ông chủ thực dân mới Trung Quốc đáng sợ kia có tới châu Âu không?

Wan Qian đang đi qua quảng trường Syntagma ở trung tâm Athen. Bên rìa quảng trường có một quán cà phê rất được yêu thích, nép mình bên tòa nhà nghị viện của Hy Lạp. Anh ta gọi 1 cốc cappuccino bằng một câu tiếng Anh rất lưu loát. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)

Người dịch: Việt Xuân

ĐỒNG TIỀN TRUNG QUỐC ĐÁNH HƠI ĐƯỢC SỰ THÀNH CÔNG

Dee Scarano bảo chúng tôi để giày ở phía ngoài và đưa cho chúng tôi dép đi trong nhà có thêu logo của công ty. Nhưng thời tiết quá nóng bức khiến đồng nghiệp của cô cũng chỉ đi chân trần.

Hiện trạng này khiến ta có cảm giác đây là một căn hộ sang trọng chứ không phải là một văn phòng làm việc. Một tấm thảm yoga được quấn lại để bên ghế salon. Trên tường treo bức ảnh chụp diễn viên Pierce Brosnan trong chiếc quần lót có hình con báo.

Scarano đến từ Australia, song cô đã sống ở Berlin năm năm nay. Scarano dự định cung cấp các dịch vụ số và các sản phẩm khác cho các công ty theo đơn đặt hàng. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)”

Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Why There Is No “Beijing Concensus””, Project Syndicate, 27/2/2018.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn thập niên trôi qua dường như là đủ để nhận ra logic ẩn sau mô hình phát triển của Trung Quốc. Nhưng 40 năm sau khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng “cải cách và mở cửa”, “Đồng thuận Bắc Kinh”, tức mô hình phát triển đối lập với “Đồng thuận Washington”, vẫn chưa được định ra rõ ràng.

Qua nhiều năm, Trung Quốc đã chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy đóng cửa sang một nền kinh tế với độ mở lớn hơn dựa trên cơ chế thị trường. Công nghiệp và dịch vụ dần thay thế nông nghiệp trở thành động lực tăng trưởng chính và Trung Quốc chuyển từ quốc gia bắt chước phương Tây về công nghệ thành quốc gia sáng tạo toàn cầu. Trong thời gian này, Trung Quốc giải quyết được nhiều thách thức lớn từ nợ quá mức, dư thừa công suất tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tham nhũng. Continue reading “Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)

Biên dịch: Việt Xuân

Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố chùm bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” châu Âu của Trung Quốc trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Quốc đã đánh hơi sự thành công, Trung Quốc trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, Cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Quốc? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả Nghiên cứu Quốc tế.

Bài 1: Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ[1]

Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion. Cô gái trẻ Trung Quốc gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không? Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)”

Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?

Nguồn: Minxin Pei & Kishore Mahbubani, “Should the West worry about the threat to liberal values posed by China’s rise?”, The Economist, 06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Minxin Pei: Trung Quốc là một mối đe dọa đối với hệ tư tưởng tự do

Có thể khó thuyết phục độc giả của tờ The Economist rằng họ nên lo lắng về mối đe dọa đối với ý thức hệ tự do xuất phát từ sự trỗi dậy của Trung Quốc khi mà mối đe dọa sống còn đối với ý thức hệ đó, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, lại đến từ sự pha trộn độc hại của phân cực chính trị, rối loạn thể chế và chủ nghĩa dân túy đang hoành hành ở các nền dân chủ phương Tây. Thật vậy, không nhiều người sẽ phản bác lập luận rằng hệ tư tưởng tự do, theo nghĩa là một tập hợp các tư  tưởng coi trọng quyền cá nhân, tự do và pháp quyền, sẽ khó lấy lại được ánh hào quang của mình trừ khi hệ thống chính trị thể hiện nó – nền dân chủ tự do – được phục hồi sau sự suy giảm hiện nay. Continue reading “Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?”