Những hậu quả từ chính sách kinh tế sai lầm của Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Deficit Economy”, Project Syndicate, 09/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong thế giới mới do Tổng thống Mỹ Donald Trump tạo ra, nơi hết cú sốc này lại đến cú sốc khác, không bao giờ chúng ta có đủ thời gian để suy nghĩ đầy đủ về tác động của các sự kiện mà chúng ta phải đối mặt. Vào cuối tháng 7, Hội đồng điều hành Cục Dự trữ Liên bang đã đảo ngược chính sách đưa lãi suất về mức bình thường hơn, sau một thập kỷ lãi suất cực thấp kể từ sau cuộc Đại suy thoái. Sau đó, Hoa Kỳ chứng kiến thêm hai vụ giết người hàng loạt trong vòng chưa đến 24 giờ, nâng tổng số vụ xả súng hàng loạt trong năm lên 255 – nhiều hơn một vụ một ngày. Và cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, thứ Trump đã tweet là “tốt, và dễ chiến thắng”, đã bước vào một giai đoạn mới nguy hiểm hơn, làm náo loạn thị trường và đặt ra mối đe dọa từ một cuộc chiến tranh lạnh mới. Continue reading “Những hậu quả từ chính sách kinh tế sai lầm của Trump”

11 câu hỏi quanh khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc về Bãi Tư Chính

Trung Quốc khảo sát và uy hiếp bên trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam – Bản đồ Phan Van Song

Tác giả: Dương Danh Huy

“Tránh sao khỏi tai họa về sau”

Từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019, với một sự leo thang lấn lướt kép, Trung Quốc vừa điều tàu cảnh sát biển Hải Cảnh 35111 uy hiếp các tàu tiếp tế giàn khoan hoạt động tại mỏ Lan Đỏ trong Lô 06-01, vừa điều tàu Hải Dương Địa Chất 8, với một đội tàu hộ tống hùng hậu đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép đơn phương khảo sát tài nguyên hay nghiên cứu khoa học biển trong EEZ của nước khác. Continue reading “11 câu hỏi quanh khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc về Bãi Tư Chính”

Lý do và tác động của việc đồng nhân dân tệ rớt giá

Nguồn: Why a weakening yuan is rattling markets“, The Economist, 05/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Milton Friedman từng nói hồi những năm 1960 rằng tỷ giá hối đoái tự do có thể dẫn đến “thương mại quốc tế tự do hơn … và giảm thuế quan”. Trong trường hợp Trung Quốc, logic của ông đang bị đảo ngược. Việc áp thuế quan đang dẫn đến tỷ giá hối đoái tự do hơn. Vào ngày 1 tháng 8, Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo rằng ông sẽ sớm áp thuế 10% đối với lượng hàng hóa trị giá khoảng 300 tỷ đô la của Trung Quốc vốn chưa bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại. Bốn ngày sau, Trung Quốc đáp trả bằng cách cho tỷ giá đồng nhân dân tệ được giảm tự do, một điều rất hiếm khi xảy ra. Đồng nhân dân tệ đã xuống dưới ngưỡng bảy nhân dân tệ đổi một đô la Mỹ, một ngưỡng tâm lý quan trọng, lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua. Và giá cổ phiếu ở Mỹ cũng đã giảm theo, với Chỉ số Công nghiệp Trung bình Dow Jones giảm 2%. Continue reading “Lý do và tác động của việc đồng nhân dân tệ rớt giá”

Thương chiến và ‘sóng thần’ địa chính trị Mỹ – Trung

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 01/08/2019 chứng kiến đợt leo thang mới nhất trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khi Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ áp thuế 10% lên 300 tỉ USD hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc kể từ ngày 1-9.

Có thể rút ra một số nhận định từ động thái mới này của Mỹ.

Thứ nhất, trái với nhận định của một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng trong bối cảnh nước Mỹ chuẩn bị bước vào mùa bầu cử tổng thống năm 2020, ông Trump sẽ muốn đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, hoặc chí ít không leo thang cuộc chiến, bởi nếu không có thỏa thuận hoặc cuộc chiến leo thang thì nền kinh tế Mỹ sẽ bị tổn thương, qua đó ảnh hưởng tới triển vọng tái đắc cử của ông Trump. Continue reading “Thương chiến và ‘sóng thần’ địa chính trị Mỹ – Trung”

Tiền Trung Quốc tạo rủi ro cho các nước đang phát triển

Giới thiệu: Trần Quang

Tuyến đường sắt tương lai có hơn 400 km cắt ngang qua các khu rừng nhiệt đới của Lào. Những con tàu sẽ sớm lăn bánh – qua những cây cầu, những đường hầm và những con đập được xây dựng riêng cho tuyến đường sắt, chạy từ biên giới phía Bắc của Trung Quốc cho đến thủ đô Viêng Chăn của Lào bên bờ sông Mekong này.

Sau 5 năm xây dựng, tuyến đường sắt dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021. Trưởng bộ phận phía Trung Quốc chắc chắn rằng nó sẽ được hoàn thành đúng hạn. Ông nói: “Riêng văn phòng của chúng tôi tuyển 4.000 công nhân”. Ngân sách cũng không thiếu: Chính phủ Trung Quốc đã dành khoảng 6 tỷ USD cho dự án này và gần đây đã trở thành chủ nợ lớn nhất cũng như nhà cung cấp viện trợ phát triển quan trọng nhất của Lào. Continue reading “Tiền Trung Quốc tạo rủi ro cho các nước đang phát triển”

Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?

Nguồn: Stephen S. Roach, “China’s Long View“, Project Syndicate, 26/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một vài tháng trước, khi đi thăm tỉnh Giang Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập đến một cột mốc cách mạng cũ. “Bây giờ lại có một cuộc Trường Chinh mới, và chúng ta nên bắt đầu một khởi đầu mới”, ông nói như vậy về cuộc xung đột kinh tế gia tăng với Hoa Kỳ.

Ở Trung Quốc, tính biểu tượng thường quan trọng hơn việc giải thích theo nghĩa đen các phát biểu của các nhà lãnh đạo. Phát biểu tại cùng một tỉnh nơi cuộc Vạn lý trường chinh bắt đầu vào năm 1934, cuối cùng dẫn đến chiến thắng của Mao trước Quốc dân Đảng 15 năm sau đó, lời nhắc nhở của Tập nhấn mạnh sức mạnh lớn nhất của Trung Quốc, đó là tầm nhìn dài hạn. Continue reading “Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?”

Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?

Nguồn: Relations between Japan and South Korea are fraying alarmingly“, The Economist, 18/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là hai nền dân chủ trưởng thành, một điều hiếm có ở khu vực của họ. Về mặt lịch sử và văn hóa, họ có những điểm tương đồng. Trên hết, trong một khu vực đầy rủi ro, họ là những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã hành động giống như kẻ thù hơn là bạn bè của nhau.

Đầu tháng này, Nhật Bản đã áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu lên các hóa chất quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn và điện thoại thông minh của Hàn Quốc – một sự leo thang lớn trong tiến trình đối địch giữa hai bên. Mặc dù Hàn Quốc chỉ nhập khẩu một lượng tương đối ít ỏi là 400 triệu đô la mỗi năm, nhưng nguồn cung thay thế rất khan hiếm, do đó tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu có thể là rất lớn. Continue reading “Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?”

Tại sao Trump cần giải thích chính sách Trung Quốc cho người dân Mỹ?

Nguồn: Min Xinpei, “The US Needs to Talk About China”, Project Syndicate, 22/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong tất cả những thay đổi chính sách đối ngoại Mỹ mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thực hiện, thay đổi hệ trọng nhất là việc áp dụng một lập trường mang tính đối đầu với Trung Quốc. Cách tiếp cận của Trump đã thay thế cho một chính sách hợp tác kéo dài hàng thập niên, không chỉ dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mà còn làm dấy lên nỗi ám ảnh về xung đột vũ trang ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã gán cho Trung Quốc tên gọi “đối thủ” cạnh tranh chiến lược và “cường quốc đối địch”. Nhưng đó không chỉ là quan điểm của Trump: đối với giới chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ và các nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa – cũng như một số nghị sĩ Đảng Dân chủ – Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với vị thế vượt trội toàn cầu và lợi ích sống còn của nước Mỹ. Continue reading “Tại sao Trump cần giải thích chính sách Trung Quốc cho người dân Mỹ?”

Diễn biến tại Bãi Tư Chính và lô 06-01 qua góc nhìn Luật quốc tế

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Hôm 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã cho công luận biết rằng nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

“Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên,” bà Thu Hằng phát biểu, theo truyền thông Việt Nam. Continue reading “Diễn biến tại Bãi Tư Chính và lô 06-01 qua góc nhìn Luật quốc tế”

Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn

Nguồn: Keyu Jin, “The Art of Wait and See”, Project Syndicate, 11/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những người hiện đang hy vọng về một thỏa thuận thương mại cuối cùng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không nên hồi hộp nín thở. Trái ngược với những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang nghĩ, người Trung Quốc vẫn chưa bước vào đường cùng, và sẽ không đột nhiên nhượng bộ trước các đòi hỏi của Trump.

Một cuộc đàm phán thành công thường đòi hỏi mỗi bên phải hiểu được quan điểm của bên còn lại. Người ta có thể nghi ngờ về sự khôn ngoan trong cách tiếp cận cuộc tranh chấp của Trung Quốc cho đến lúc này, nhưng nếu không có sự hiểu biết sâu sắc hơn về tư duy ngắn hạn và dài hạn của Trung Quốc thì sẽ có rất ít tiến triển. Continue reading “Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn”

Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ

Tác giả: Felix K. Chang | Biên dịch: Văn Cường

Khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại Hội nghị G20 vào tháng 6/2019, nhiều người hy vọng rằng họ sẽ đi đến một thỏa thuận nào đó nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng những hy vọng như vậy nhiều lần được khơi dậy rồi lại bị dập tắt kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm 2018. Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn đặt câu hỏi rằng cuộc chiến này có thể kéo dài bao lâu. Nền kinh tế của hai quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi nhà sử học Niall Ferguson đã đặt ra thuật ngữ “Chimerica” để mô tả chúng. Một cuộc chiến thương mại kéo dài hẳn sẽ gây tốn kém cho cả hai. Đó hẳn đã là một sự khích lệ đủ lớn để hai bên giải quyết những bất đồng giữa họ trước khi cuộc xung đột trở nên dữ dội hơn nữa. Continue reading “Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ”

Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump

Nguồn: Joseph S. Nye, “Power and Interdependence in the Trump Era”, Project Syndicate, 03/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị cáo buộc “vũ khí hóa” tình trạng toàn cầu hóa kinh tế. Các biện pháp trừng phạt, thuế quan và hạn chế tiếp cận đồng đô la là những công cụ chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Trump, và ông ta đã không bị ràng buộc gì bởi các đồng minh, các thể chế hoặc các quy tắc trong quá  trình sử dụng các công cụ này. Theo tờ The Economist, Mỹ có được ảnh hưởng không chỉ nhờ quân đội và hàng không mẫu hạm, mà còn từ địa vị là trung tâm trong mạng lưới làm bệ đỡ cho toàn cầu hóa. “Mạng lưới các công ty, ý tưởng và các tiêu chuẩn này phản ánh và nhân rộng sức mạnh của người Mỹ”. Nhưng cách tiếp cận của Trump có thể “gây ra một cuộc khủng hoảng, và nó đang làm xói mòn tài sản quý giá nhất của Mỹ – đó là tính chính danh của nó”. Continue reading “Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump”

Rủi ro của các nhà đầu tư khi chuyển nhà máy từ TQ sang Đông Nam Á

Nguồn: Chen Gong, “Moving factories from China to Southeast Asia? Watch out for rising costs and strikes”, South China Morning Post, 01/07/2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi thời kỳ dân số vàng của Trung Quốc dần qua đi, chi phí sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã tăng lên đáng kể. Vấn đề này, cùng với áp lực bảo vệ môi trường ngay càng tăng cao, đã khiến nhiều công ty đa quốc gia chuyển nhà máy của họ đến Đông Nam Á. Quan trọng hơn, họ đang tìm cách để hạn chế tổn thất từ cuộc chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy vậy, sẽ là quá đơn giản hóa vấn đề khi cho rằng môi trường kinh doanh ở các nước Đông Nam Á là tuyệt vời đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đúng là một số báo cáo gần đây của các hãng tư vấn và viện nghiên cứu cho thấy Đông Nam Á hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại, nhưng các báo cáo ấy không hề đề cập những rủi ro kinh doanh ở các nền kinh tế này. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là ở Campuchia và Việt Nam. Continue reading “Rủi ro của các nhà đầu tư khi chuyển nhà máy từ TQ sang Đông Nam Á”

Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20

Nguồn: America and China resume talks in a bid to end their trade war”, The Economist, 29/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tập Cận Bình và Donald Trump tuyên bố là quý mến nhau. Nhưng sau một năm sóng gió dâng cao giữa Mỹ và Trung Quốc, khó ai có thể tin vào những thổ lộ tình cảm của họ nữa. Nhưng sự thật là bất cứ khi nào họ gặp nhau, thì quan hệ giữa hai nước thường ổn định trở lại, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Cuộc họp của họ vào ngày 29 tháng 6 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka dường như cũng có tác dụng như vậy.

Hai siêu cường đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại và Mỹ sẽ không áp thuế thêm nữa. Đó là một sự thở phào đáng mừng cho các thị trường và công ty trên toàn cầu, và thực sự là điều tốt cho bất cứ ai hy vọng rằng Trung Quốc và Mỹ có thể tìm ra cách để tránh một cuộc chiến tranh lạnh mới. Continue reading “Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20”

Trung Quốc nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?

Nguồn: Andrew J. Nathan “How China Really Sees The Trade War”, Foreign Affairs, 27/06/2019

Khi chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka vào cuối tuần này để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại, Tập có thể sẽ làm mềm hình thức thông thường của ngoại giao Trung Quốc bằng cách gọi tổng thống Mỹ là ‘bạn của tôi’. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt thân mật, Tập sẽ chẳng nhường nhịn gì sất. Trump sau đó phải quyết định chấp nhận lời đề nghị của Trung Quốc đã có trên bàn đàm phán kể từ đầu năm 2017 và chấm dứt chiến tranh thương mại, hay cứ để cho các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trôi xa ra hơn về phía tách rời nhau.

‘Chúng tôi sẽ giành chiến thắng bằng mọi cách’, Trump thích nói thế. Tuy nhiên  theo hai đồng nghiệp Trung Quốc đã đóng góp cho bài viết này nhưng không thể đính kèm tên của họ, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh tin rằng ông ta đang hiểu sai hoặc đang bịp bợm mà thôi. Continue reading “Trung Quốc nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?”

Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Bản kế hoạch 10 năm đầy tham vọng

Năm 2015, Bắc Kinh công bố dự án “Chế tạo tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025). Đây là bản kế hoạch 10 năm phát triển ngành công nghiệp chế tạo, một sáng kiến chiến lược đầy tham vọng nhằm biến TQ thành siêu cường chế tạo cạnh tranh được với Mỹ. Sau khi công bố, “Chế tạo tại TQ 2025” đã trở thành chủ đề khiến cho các doanh nghiệp và chính phủ trên thế giới lo ngại, bởi lẽ như nhà bình luận người Australia N. O’Connor nói “Kế hoạch này rất táo bạo vì nó nhằm tới việc đưa TQ thống trị toàn thế giới”. Nó được cho là đang làm tăng sự căng thẳng trong cuộc chiến tranh thương mại TQ-Mỹ. Báo Mỹ gần đây đưa tin dường như TQ đang soạn thảo một kế hoạch mới thay cho “Chế tạo tại TQ 2025”, hoãn một số mục tiêu nhằm giảm căng thẳng thương mại. Continue reading “Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc”

Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ

Nguồn: Mark Leonard, “The End of “Chimerica””, Project Syndicate, 25/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực. Những thập niên qua đã được định hình chủ yếu bởi sự hợp tác giữa các cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng một vài thập niên tiếp theo sẽ được đánh dấu bằng sự cạnh tranh một mất một còn. Như đã diễn ra, toàn cầu hóa và tăng cường quan hệ giữa các nước đang nhường chỗ cho cái gọi là sự tách rời giữa họ với nhau. Các quốc gia và khu vực đang phân tách thành các nhóm kinh tế và địa chính trị nhỏ hơn dưới danh nghĩa “giành lại sự kiểm soát”.

Tất cả những xu hướng này đã được thể hiện trong cuộc chiến chống lại gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, một công ty đa quốc gia mua linh kiện từ Mỹ, Châu Âu, Brazil và các nơi khác, rồi bán sản phẩm của mình ở 170 quốc gia và đang dẫn đầu việc mở rộng mạng 5G tại nhiều nơi trên thế giới. Cho đến gần đây, các doanh nghiệp phương Tây vẫn chào đón các sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ của Huawei; sự hiện diện của Huawei khiến các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu phải luôn nỗ lực. Continue reading “Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ”

Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?

Nguồn: Katharina Pistor, “Facebook’s Libra Must Be Stopped”, Project Syndicate, 20/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Facebook vừa tiết lộ nỗ lực mới nhất của mình nhằm thống trị thế giới: Libra, một loại tiền điện tử được thiết kế để hoạt động như một đồng tiền tư nhân ở bất cứ đâu trên hành tinh. Trong quá trình chuẩn bị cho dự án này, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã đàm phán với các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý và 27 công ty đối tác, mỗi công ty sẽ đóng góp ít nhất 10 triệu đô la. Vì sợ làm tăng sự lo ngại về tính an toàn, Facebook đã tránh làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại.

Zuckerberg dường như hiểu rằng chỉ sự sáng tạo công nghệ thôi sẽ không đủ đảm bảo cho thành công của đồng Libra. Ông còn cần một sự cam kết từ các các chính phủ để thực thi mạng lưới các quan hệ hợp đồng làm nền tảng cho đồng tiền, và chấp nhận việc sử dụng đồng tiền của các chính phủ làm tài sản đảm bảo cho đồng Libra. Nếu đồng Libra phải đối mặt với một sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt, các ngân hàng trung ương sẽ có nghĩa vụ cung cấp thanh khoản. Continue reading “Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?”

Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’

Biên dịch: Trần Quang

Liệu Bắc Kinh có thực sự tìm cách mua ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài hay không?

Trung Quốc đang có một trong những dấu ấn phát triển toàn cầu lớn nhất. Nước duy nhất có các dòng chảy tài chính quốc tế chính thức lớn hơn là Mỹ.

Tuy nhiên, Washington chi cho Hỗ trợ phát triển chính thức nhiều gấp 4 lần so với Bắc Kinh. Phần lớn nhất của các dòng tiền chính thức của Trung Quốc được xếp vào khoản Tài chính chính thức khác và gần như chi cho các khoản vay để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng và liên lạc. Continue reading “Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’”

Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện

Tác giả: Mai Nhật Dương

Kế từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 1/10/1949 đến nay, chưa từng có một nhà lãnh đạo nước ngoài nào đưa ra “ tối hậu thư” với lời lẽ “trịch thượng” như Tổng thống Donald Trump tuyên bố cách đây ít ngày với lãnh đạo Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình cần phải dự và gặp ông Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka cuối tháng 6/2019. Nếu không gặp, ông Trump sẵn sàng đánh thuế “ngay và luôn” đối với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc chưa bị đánh thuế trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Continue reading “Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện”