Đúng, trật tự thế giới hiện nay là đa cực!

Nguồn: Emma Ashford và Evan Cooper, “Yes, the World Is Multipolar,” Foreign Policy, 05/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!

Nhưng đó không phải là tin xấu đối với Mỹ.

Một thuật ngữ học thuật ít được mọi người biết đến đột nhiên trở nên thịnh hành trong các vấn đề quốc tế. Trật tự đa cực – ý tưởng cho rằng có nhiều cường quốc quan trọng trên toàn cầu, chứ không phải chỉ một vài siêu cường – đang được các nhà lãnh đạo, CEO, và học giả coi là tương lai. Tin tức khắp nơi đang gợi ý tầm quan trọng ngày càng tăng của các cường quốc tầm trung, từ Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil đến Hàn Quốc và Australia. Continue reading “Đúng, trật tự thế giới hiện nay là đa cực!”

Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Cuộc chiến tại Ukraine đã phục vụ như một lời nhắc nhở đối với các nhà quan sát phương Tây rằng có một thế giới rộng lớn tồn tại bên ngoài các cường quốc và đồng minh cốt lõi của họ. Thế giới này, chủ yếu bao gồm các quốc gia Châu Phi, Trung Đông, Châu Á, và Mỹ Latinh, đã tránh chọn phe rõ ràng trong cuộc xung đột này. Từ đó, cuộc chiến này đã có một hậu quả bất ngờ – làm nổi bật Phương Nam toàn cầu (Global South) như một nhân tố chính trong bối cảnh địa chính trị thế kỷ 21. Bối cảnh địa chính trị ngày nay không chỉ được xác định bởi những căng thẳng giữa Mỹ và hai cường quốc đối thủ chính là Trung Quốc và Nga, mà còn bởi những quyết định của các cường quốc bậc trung như Việt Nam và Argentina, hay các tiểu cường như Serbia và Kenya. Continue reading “Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu”

Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!

Nguồn: Jo Inge Bekkevold, “No, the World Is Not Multipolar,” Foreign Policy, 22/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một thế giới đa cực với các trung tâm quyền lực mới nổi là một ý tưởng phổ biến nhưng không chính xác, và có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng về chính sách.

Một trong những lập luận được các chính trị gia, nhà ngoại giao, và nhà quan sát chính trị quốc tế lặp đi lặp lại nhiều nhất là thế giới đang hoặc sẽ sớm trở thành đa cực. Trong những tháng gần đây, lập luận này đã được đưa ra bởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Josep Borrell, Cao uỷ đặc trách đối ngoại của Liên minh châu Âu, lập luận rằng thế giới đã trở thành một hệ thống “đa cực phức tạp” kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Continue reading “Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!”

Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây

Nguồn: Gideon Rachman, “The real reasons for the west’s protectionism,” Financial Times, 18/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và EU tin rằng không chỉ nền kinh tế mà cả sự ổn định chính trị và xã hội của họ đang bị đe dọa.

“Hãy trao đổi thương mại tự do với Trung Quốc và thời gian đang đứng về phía chúng ta.” Đó là quan điểm đầy tự tin của George W. Bush, cựu tổng thống Mỹ, trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001. Một thế hệ sau, nhiều người ở phương Tây đã đi đến kết luận rằng, trên thực tế, thời gian đã đứng về phía Trung Quốc. Continue reading “Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây”

Friendshoring là gì?

Nguồn: “What is friendshoring?” The Economist, 30/08/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại hội nghị thường niên Jackson Hole vào tuần trước, các lãnh đạo ngân hàng trung ương toàn cầu đã thảo luận về mối đe dọa của tiến trình phi toàn cầu hóa và các vấn đề khác. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde lưu ý rằng các chính phủ phương Tây đang ngày càng áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy friendshoring (chuyển sản xuất sang các nước bạn bè thân thiện) đối với các ngành công nghiệp chiến lược. Vậy friendshoring có nghĩa là gì? Continue reading “Friendshoring là gì?”

Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Biden administration detects red flags in Xiconomics,” Nikkei Asia, ngày 14/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Mỹ nhận xét ‘nguyên lý’ kinh tế của Trung Quốc ‘hoàn toàn không hiệu quả’

Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra bình luận về nền kinh tế Trung Quốc với giọng điệu chắc chắn đến mức nhiều người phải nhướng mày.

Tập “đang vô cùng bận rộn,” Biden nói trong một cuộc họp báo ở Hà Nội.

“Ông ấy đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp khổng lồ trong giới trẻ. Một trong những nguyên lý kinh tế chính trong kế hoạch của ông ấy hoàn toàn không còn hiệu quả nữa. Tôi không mừng vì điều đó. Nhưng đúng là nó không hiệu quả.” Continue reading “Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập”

Mỹ là một đế chế đang đi xuống nhưng không có nghĩa nó phải sụp đổ

Nguồn: John Rapley, “America Is an Empire in Decline. That Doesn’t Mean It Has to Fall.,” New York Times, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Mỹ thích nghĩ về mình bằng những cái tên thật bóng bẩy. Thành phố tỏa sáng trên ngọn đồi. Dân tộc không thể thiếu. Vùng đất của tự do. Tất nhiên, mỗi cái tên đều có phần đúng. Nhưng còn một cụm từ khác, không phải lúc nào cũng có tính tâng bốc như vậy, có thể áp dụng cho Mỹ: đế chế toàn cầu.

Không giống như những tên gọi khác, vốn bắt nguồn từ thuở khai sinh của nền Cộng hòa, “đế chế toàn cầu” xuất hiện từ sau giai đoạn cuối của Thế chiến II. Tại Hội nghị Bretton Woods nổi tiếng, Mỹ đã phát triển một hệ thống tài chính và thương mại quốc tế mà trên thực tế hoạt động như một nền kinh tế đế quốc, mang những thành quả của tăng trưởng toàn cầu đến tay người dân phương Tây một cách không cân xứng. Continue reading “Mỹ là một đế chế đang đi xuống nhưng không có nghĩa nó phải sụp đổ”

Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi reprimanded by elders at Beidaihe over direction of nation,” Nikkei Asia, 05/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc ở G-20 đã gợi ý về tình trạng hỗn loạn trong chính trị nội bộ nước này.

Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.

Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.

Đây sẽ là lần đầu tiên Tập bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20, sự kiện mà ông luôn coi trọng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách”

Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Bret Stephens, “How Do We Manage China’s Decline?,” New York Times, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mấy năm trước, nhà khoa học chính trị của trường Harvard Graham Allison đã đặt ra thuật ngữ “bẫy Thucydides.” Khái niệm này dựa trên quan sát của nhà sử học thời cổ đại Thucydides, rằng nguyên nhân thực sự của Chiến tranh Peloponnese “là sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà điều này đã gieo rắc ở Sparta.” Allison nhận thấy mô hình căng thẳng thường xuyên – và chiến tranh thường xuyên – giữa các cường quốc đang trỗi dậy và các cường quốc bá quyền luôn lặp đi lặp lại suốt lịch sử. Và ông tin rằng ví dụ gần đây nhất là thách thức mà một Trung Quốc đang trỗi dậy đặt ra cho bá quyền của Mỹ. Continue reading “Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào?”

BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc

Nguồn: C. Raja Mohan, “BRICS Expansion Is No Triumph for China,” Foreign Policy, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng là phát súng cảnh báo để phương Tây chấm dứt giấc ngủ chiến lược ở thế giới phương Nam.

Những người tin rằng thế giới đang dịch chuyển sang trật tự toàn cầu hậu phương Tây đã tìm thấy bằng chứng cho niềm tin của mình vào tuần trước. Tại thượng đỉnh thường niên ở Johannesburg, diễn đàn BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi lớn – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi – đã công bố mở rộng quy mô bằng cách mời thêm sáu thành viên mới. Sang tháng 1 năm sau, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ tham gia tổ chức. Nếu dùng sức nặng kinh tế làm thước đo quyền lực, thì đây sẽ là một khối có sức mạnh phi thường. Cùng nhau, 11 quốc gia BRICS sẽ có tỷ trọng GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương (purchasing power parity) cao hơn các nước công nghiệp G-7. Continue reading “BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc”

Trung Quốc đã thống trị thị trường công nghệ sạch như thế nào?

Nguồn: Edward White, “How China cornered the market for clean tech,” Financial Times, 09/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới

Phần thứ hai của loạt bài về năng lượng tái tạo cho thấy rằng Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất thế giới về nhiều nguyên liệu quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng, từ đó mang lại cho nước này đòn bẩy địa chính trị.

Cuối năm ngoái tại Bắc Kinh, các quan chức từ một số cơ quan công nghệ, thương mại, và quốc phòng của Trung Quốc đã được triệu tập tới một loạt các cuộc họp bí mật với một mục đích duy nhất: phản ứng trước những hạn chế sâu rộng của Mỹ về bán chip máy tính cho các công ty Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc đã thống trị thị trường công nghệ sạch như thế nào?”

Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới

Nguồn: Leslie Hook, Harry Dempsey, và Ciara Nugent, “The new commodity superpowers,” Financial Times, 08/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phần đầu tiên của loạt bài này sẽ trình bày về các quốc gia sản xuất kim loại quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, những nước đang muốn viết lại các quy tắc khai thác khoáng sản.

Khu mỏ nhuộm màu nâu đỏ ở Tenke-Fungurume, một trong những mỏ đồng và cobalt lớn nhất thế giới ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đang bị che phủ bởi hàng chục nghìn bao tải bụi bặm.

Những bao tải này – được xếp chồng lên nhau bên lề đường và chất đống bên cạnh các tòa nhà – chứa một lượng bột cobalt hydroxide tương đương với gần 1/10 lượng tiêu thụ hàng năm của thế giới và trị giá khoảng nửa tỷ đô la. Continue reading “Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới”

Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo luật liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTTC) vào tháng 10 này. TTTTC, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất và được các quốc gia thành viên G7 thông qua vào năm 2021, yêu cầu các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hàng năm trên 750 triệu euro (800 triệu USD) phải nộp mức thuế tối thiểu là 15% trên tổng lợi nhuận của họ. Biện pháp này, sẽ có hiệu lực từ năm tới, là nhằm giảm bớt sự cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia và ngăn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang những nơi có mức thuế thấp. Đến nay, đã có 142 quốc gia, bao gồm Việt Nam, bày tỏ ủng hộ đối với TTTTC. Continue reading “Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?”

Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Jude Blanchette và Christopher Johnstone, “The Illusion of Great-Power Competition,” Foreign Affairs, 24/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao các cường quốc tầm trung – và các nước nhỏ – lại quan trọng đối với chiến lược của Mỹ?

Thời điểm hiện tại có thể là một thời điểm khó hiểu và không thể đoán trước trong nền chính trị toàn cầu, nhưng chúng ta không thiếu những khuôn khổ và quan điểm nhằm giải thích, hoặc chí ít là mô tả, những diễn biến chính. Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin và thái độ ngày càng hung hăng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã chia thế giới thành nhiều khối, kéo Mỹ và các đồng minh vào một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” đối đầu Bắc Kinh và Moscow. Những người khác lại xem đây là kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc, với nhân vật chính là Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia mới nhất của Mỹ phản ánh quan điểm này, kết luận rằng “một cuộc cạnh tranh đang diễn ra giữa các cường quốc để định hình những gì sẽ xảy ra tiếp theo”. Continue reading “Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

Cuộc chiến đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: Yifan Yu, “The US-China rare earths battle”, Nikkei Asia, 05/07/2023

Biên dịch: Gia Linh

Ở vùng sa mạc phía Nam California, một mỏ lộ thiên rộng lớn đã trở thành chiến trường trong cuộc đấu tranh toàn cầu để giành ưu thế vượt trội về công nghiệp.

Những chiếc xe tải khổng lồ màu vàng vận chuyển quặng từ mỏ đất hiếm Mountain Pass, mỏ đất hiếm từng có một thời gian đóng cửa. Sự hồi sinh đã diễn ra với cú hích là tinh thần yêu nước đang lên tại Mỹ.

Các bản can hình quốc kỳ Mỹ được trang trí trên đồng phục của công nhân khu mỏ. Những khối tinh thể quặng đất hiếm màu cam lưu niệm được tặng cho du khách có dòng chữ “Made in U.S.A” trên chứng nhận bảo hành. Một tuyên bố trên trang web của MP Materials, chủ sở hữu của mỏ, có nội dung: “Sứ mệnh của chúng tôi là khôi phục toàn bộ chuỗi cung ứng đất hiếm cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Continue reading “Cuộc chiến đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc”

Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC): Thực tế hay ảo tưởng?

Nguồn: Nima Khorrami, “INSTC: Pipeline Dream or a Counterweight to Western Sanctions and China’s BRI?,”The Diplomat, 21/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc thảo luận về Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế đã trở lại, nhưng liệu dự án này có thể vượt qua những khác biệt giữa Ấn Độ, Iran, và Nga hay không?

Đã có nhiều bài viết về tiềm năng của Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC) như một yếu tố thay đổi cuộc chơi địa chính trị, và, chí ít là đối với một số nhà bình luận Ấn Độ, nó còn là giải pháp thay thế tốt hơn và công bằng hơn cho Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mà Trung Quốc dẫn đầu. INSTC sẽ chạy từ Nga qua Biển Caspi, có một trạm dừng ở Azerbaijan, sau đó đến Iran, và cuối cùng qua Biển Ả Rập để đến Ấn Độ. Dù INSTC khá tham vọng, nhưng tiến độ hoàn thành các dự án đường sắt và đường bộ liên quan đến tuyến đường thương mại khổng lồ này hiện vẫn còn rất chậm. Continue reading “Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC): Thực tế hay ảo tưởng?”

Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm

Nguồn: 韩国联手越南开发稀土,意欲何为?韩媒炒“降低对华依赖”,Thời báo Hoàn Cầu, 26/06/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 26/6, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đăng bài viết của Trương Tĩnh, phóng viên tại Hàn Quốc của báo này dưới tiêu đề “Hàn Quốc bắt tay Việt Nam khai thác đất hiếm nhằm mục đích gì? Truyền thông Hàn Quốc làm rùm beng vấn đề “Để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”. Nguyên văn bài báo như sau.

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã kết thúc bằng việc “củng cố quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và mở ra một kỷ nguyên hợp tác hướng tới tương lai mới” — báo Korea Herald ngày 25/6 bình luận. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm”

“Đội tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt

Nguồn: Elisabeth Braw, “Mongolia’s Paper Fleet Is Helping Russia Dodge Sanctions,” Foreign Policy, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một quốc gia không giáp biển đang giúp mang lại cho các quốc gia khác một lựa chọn thuận tiện trên biển.

Mông Cổ là quốc gia không giáp biển lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, trên giấy tờ, nước này có đến hơn 3.000 con tàu. Đất nước Bắc Á này đã thành lập một cơ quan đăng ký tàu biển, mà giống như cơ quan của các quốc gia khác, chuyên lợi dụng các quy tắc sơ sài của ngành vận tải biển, nay trở thành lựa chọn ưa thích của một nhóm chủ tàu đáng ngờ. Continue reading ““Đội tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt”

Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?

Nguồn:Why a new UN treaty to safeguard the “high seas” matters”, The Economist, 08/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Các vùng biển quốc tế bị lãng quên từ lâu cuối cùng sẽ nhận được nhiều sự bảo vệ hơn

Biển cả, thứ bao phủ gần ba phần tư bề mặt Trái đất, có vai trò duy trì và điều hòa sự sống trên hành tinh. Mỗi năm, nó hấp thụ khoảng một phần tư lượng carbon dioxide do nhân loại thải ra. Ngoài ra nó cũng có giá trị kinh tế. Thực phẩm, vận tải biển, du lịch và các hoạt động khác trên đại dương có trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la hàng năm. Nhưng gần hai phần ba đại dương nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế, kéo dài 200 hải lý (370km) từ bờ biển của các quốc gia. Điều này có nghĩa là khoảng 219 triệu km vuông đại dương, được gọi là “biển cả”, nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào. Continue reading “Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?”

Giám sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu

Nguồn: Faizal Bin Yahya, “Singapore’s digital banking oversight lags behind demand”, East Asia Forum, 13/05/2023

Biên dịch: Lê Như Ngọc

Đông Nam Á có khoảng 687 triệu dân, tạo nên hệ sinh thái ngân hàng số vô cùng đa dạng. Năm nền kinh tế phát triển hơn (ASEAN-5) và Brunei có các lĩnh vực dịch vụ tài chính vững mạnh, trong khi ở những quốc gia khác – đặc biệt là khu vực nông thôn – có lượng lớn dân số chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng truyền thống và công ty khởi nghiệp fintech dần chuyển sang sử dụng ngân hàng số để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên phát sinh nhiều vấn đề khác nhau đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý. Continue reading “Giám sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu”