Tìm hiểu logic của cưỡng ép kinh tế trong quan hệ quốc tế

Nguồn: Youngseok Park, “Understanding economic coercion”, East Asia Forum, 10/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng 12 năm 2020, Trung Quốc đã chặn nhập khẩu than đá của Australia sau cuộc đối đầu chính trị ngày càng căng thẳng giữa hai nước. Hồi tháng 8 năm 2019, Nhật Bản cũng đã tăng cường các hạn chế đối với xuất khẩu sang Hàn Quốc sau phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc về các vấn đề lịch sử tranh cãi giữa hai nước. Sự cưỡng ép kinh tế như vậy gây hại cho cả hai bên vì nó làm gián đoạn trao đổi kinh tế.

Các biện pháp của Trung Quốc chống lại Úc tạo ra sự bất định và làm tăng chi phí kinh doanh. Các biện pháp hạn chế của Nhật phần lớn phản tác dụng sau khi các công ty Nhật chuyển hoạt động sản xuất sang Hàn Quốc và Châu Âu để cung cấp cho thị trường Hàn Quốc. Việc triển khai các biện pháp cưỡng ép kinh tế có thể không thực tế khi đối mặt với những chi phí này. Continue reading “Tìm hiểu logic của cưỡng ép kinh tế trong quan hệ quốc tế”

Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?

Nguồn: What is a SPAC, Grab’s path to a $40bn listing?”, The Economist, 12/04/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Đầu tư vào các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (special-purpose acquisition companies, hay SPAC), một loại hình công ty chỉ tồn tại trên giấy tờ gây tranh cãi, ngày càng bùng nổ lên một tầm cao mới. Vào ngày 13 tháng 4, một kỷ lục mới đã được thiết lập khi Grab, công ty Đông Nam Á có hoạt động giống Uber cung cấp các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và thanh toán kỹ thuật số, đồng ý sáp nhập với một SPAC do công ty quản lý đầu tư của Mỹ Altimeter thành lập trong một thỏa thuận định giá Grab vào khoảng 40 tỷ đô la. Điều này giúp Grab có một lối tắt để được niêm yết trên sàn Nasdaq và là giao dịch mới nhất trong chuỗi các giao dịch tương tự (Lucid, một nhà sản xuất ô tô điện, là một ví dụ đáng chú ý khác). Continue reading “Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?”

Niêm yết trực tiếp khác IPO như thế nào?

Nguồn: How does a direct listing differ from an IPO?”, The Economist, 02/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những doanh nhân nào muốn biến công ty thành công ty đại chúng, và có thể tạo ra một gia tài khổng lồ cho mình trong quá trình này, đều thường nghĩ về việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Mặc dù đây là con đường phổ biến nhất để biến một công ty thành công ty đại chúng có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán, đó không phải là con đường duy nhất. “Công ty mua lại có mục đích đặc biệt” (special-purpose acquisition company, hay SPAC) là một trong những lựa chọn thay thế ngày càng phổ biến. Hay “niêm yết trực tiếp” là một lựa chọn khác. Coinbase, một công ty khởi nghiệp tiền điện tử của Mỹ, đang lên kế hoạch niêm yết trực tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở New York trong tháng này, và Roblox, một nền tảng trò chơi điện tử, đã lên sàn giao dịch chứng khoán New York theo cách tương tự vào tháng trước. Nhưng chính xác thì niêm yết trực tiếp là gì và tại sao nó ngày càng phổ biến? Continue reading “Niêm yết trực tiếp khác IPO như thế nào?”

Tại sao Kênh đào Suez đối mặt với áp lực gia tăng?

Nguồn: Why the Suez Canal and other choke-points face growing pressure”, The Economist, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tuần này, Shoei Kisen Kaisha, một công ty Nhật Bản, đã phải đưa ra thông cáo báo chí xin lỗi sau khi con tàu của họ, Ever Given, bị mắc kẹt trên kênh đào Suez. Gió lớn được cho là đã làm con tàu chệch hướng vào thứ Ba, ngăn các tàu khác đi qua con kênh. Việc Ever Given bị mắc kẹt kéo dài đã dẫn tới sự hình thành hàng nghìn tranh ảnh biếm họa, nhưng thiệt hại về kinh tế không phải chuyện đùa. Kênh đào này chuyên chở 12% khối lượng thương mại toàn cầu và chỉ có một tuyến đường thay thế giữa châu Á và châu Âu là đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, vốn làm hành trình kéo dài thêm hơn một tuần. Kênh đào Suez là một trong nhiều tuyến đường biển hẹp mà giao thương hàng hải quốc tế phải dựa vào. Các tuyến khác còn có Kênh đào Panama nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, và eo biển Hormuz nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Oman. Ngay cả khi không có tàu nào dài cỡ Tòa nhà Empire State chắn ngang, những tuyến đường biển này cũng đang chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Continue reading “Tại sao Kênh đào Suez đối mặt với áp lực gia tăng?”

Tác động từ thử nghiệm tiền điện tử của các ngân hàng trung ương

Nguồn: Gillian Tett, “Central bankers’ crypto experiments should put investors on alert”, Financial Times, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Năm nay, bitcoin đã mê hoặc nhiều nhà đầu tư. Bitcoin đã tăng giá gấp đôi, sau khi tăng gấp ba lần trong năm 2020; và những nhân vật như Elon Musk đã ủng hộ nó – tuần này, ông tweet rằng người dùng có thể mua xe Tesla bằng bitcoin. Điều đáng chú ý hơn nữa là một số ngân hàng chính thống như Citigroup hiện cho rằng bitcoin “có thể được định vị tối ưu để trở thành loại tiền tệ toàn cầu ưa thích cho thương mại” trong tương lai, một vai trò hiện đang được đồng đô la nắm giữ.

Nhưng trong khi những điều này đang gây chú ý thì có một câu chuyện tiền mã hóa thứ hai đang diễn ra mà hầu hết mọi người ít chú ý hơn: các thử nghiệm của các ngân hàng trung ương. Tuần này, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã tổ chức một hội nghị “đổi mới”, tại đó Jay Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), giải thích rằng các quan chức Fed đang làm việc với Viện Công nghệ Massachusetts để tìm hiểu tính khả thi của tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) dựa trên đồng đô la. Continue reading “Tác động từ thử nghiệm tiền điện tử của các ngân hàng trung ương”

Mỹ không nên ảo tưởng khi tìm cách hợp tác với Trung Quốc

Nguồn: Rana Foroohar, “Wishful thinking on China will not serve American interests”, Financial Times, 07/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cách đây nhiều năm tại Bắc Kinh, tôi đã phỏng vấn giám đốc điều hành của một công ty công nghệ sạch châu Âu, lúc đó đang là công ty dẫn đầu thị trường tại Trung Quốc. Tôi hỏi vị giám đốc điều hành ông thấy công việc kinh doanh tiến triển như thế nào, và ông ấy nói rằng cảm thấy lạc quan – công ty sẽ ở vị trí thứ tư trong vòng 5 năm tới. Tôi giật mình. Tại sao tụt từ vị trí dẫn đầu xuống vị trí thứ tư là một tin tốt? Và làm thế nào ông ấy có thể biết chính xác như vậy về tương lai? Đó là bởi vì theo vị giám đốc điều hành, đây là điều mà các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đã nói với ông ấy là sẽ xảy ra khi các đối thủ cạnh tranh địa phương tiến vào thị trường.

Đó là một trong nhiều khoảnh khắc trong hai thập niên qua khiến tôi tự hỏi tại sao các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ từng nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đơn giản chấp nhận vị trí của mình trong hệ thống thương mại và trật tự thế giới hiện có. Tại sao một quốc gia rộng lớn, với lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, hệ thống chính trị độc đáo và thị trường khổng lồ lại không tạo ra các quy tắc riêng của mình? Continue reading “Mỹ không nên ảo tưởng khi tìm cách hợp tác với Trung Quốc”

Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng mới của Việt Nam ngày càng tăng trong những năm qua. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư của Việt Nam đối với các dự án cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến năm 2040 lên tới 605 tỷ USD, trong đó các nhà máy điện chiếm 265 tỷ USD. Do tiến độ chậm trễ của các dự án điện hiện tại và khó khăn trong việc tìm vốn cho các dự án mới, tình trạng thiếu điện của Việt Nam được dự báo sẽ lên tới 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 15 tỷ kWh vào năm 2023, tương đương 5% tổng nhu cầu điện của cả nước. Nếu kéo dài, vấn đề này có thể gây cản trở phát triển kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc lẽ ra là một nguồn vốn hấp dẫn đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam nhìn chung vẫn không mặn mà với các khoản vay BRI. Thay vào đó, Việt Nam đang làm việc với các nhà đầu tư Mỹ để phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng của mình. Đến cuối năm 2020, ít nhất hai nhà máy điện lớn do các nhà đầu tư Hoa Kỳ tài trợ sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã được phê duyệt và ít nhất năm dự án tương tự đang được đề xuất. Continue reading “Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam”

Thương mại tự do sẽ giúp Mỹ chiến thắng Trung Quốc?

Nguồn: Henry M. Paulson Jr., “How American Free Trade Can Outdo China”, WSJ, 22/2/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của tổng thống Biden rằng nước Mỹ đã trở lại và sẵn sàng tham gia vào các tiến trình ngoại giao là sự trở về với phong cách lãnh đạo đặc trưng của chúng ta suốt nhiều thế hệ. Đây cũng là tin vui cho những người tin rằng sự dẫn dắt của Hoa Kỳ là cần thiết đối với trật tự toàn cầu. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại lại không có tên trong danh sách các ưu tiên ngoại giao của tổng thống. Điều này cần suy nghĩ lại.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trong một cuộc cạnh tranh chiến lược sẽ định hình bối cảnh chính trị thế giới trong thế kỷ này. Tuy vậy trên một mặt trận quan trọng của cuộc cạnh tranh đó là lĩnh vực thương mại thì nước Mỹ lại đang mất dần đi lợi thế. Continue reading “Thương mại tự do sẽ giúp Mỹ chiến thắng Trung Quốc?”

Khó khăn của Trung Quốc trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn

Nguồn: Yvette To, “China chases semiconductor self-sufficiency”, East Asia Forum, 22/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ưu tiên trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021–25) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là tăng cường sự tự chủ của Trung Quốc trong sản xuất chip bán dẫn. Điều này là nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ hạn chế cung cấp chip chứa công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc. Chiến tranh thương mại là một lời nhắc nhở đối với giới lãnh đạo Trung Quốc rằng nước này không thể phụ thuộc vào nhập khẩu nữa mà phải phát triển công nghệ cốt lõi trong nước và theo đuổi các bước nhảy vọt về công nghệ, đặc biệt là trong các ngành thiết yếu như thiết bị bán dẫn.

Nhu cầu của Trung Quốc đối với các công nghệ hiện đại và mới nổi đang gia tăng. Nhập khẩu chip bán dẫn đã tăng lên hơn 300 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019 và là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của nước này. Trung Quốc chỉ cung cấp 30% chip trong nước. Continue reading “Khó khăn của Trung Quốc trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn”

Trung Quốc có đáng sợ không?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc trỗi dậy là sự kiện quan trọng nhất thế giới kể từ cuối thế kỷ 20 và sự kiện đó đang khiến người ta e sợ hoặc ít nhất là e ngại. Tờ Washington Post ngày 14/9/2011 viết: Điều chúng ta thực sự cần lo sợ là Trung Quốc.

Lịch sử loài người cho thấy khi một cường quốc toàn cầu ra đời thì tình hình thế giới sẽ khác trước, vì cường quốc đó sẽ đòi hỏi thay đổi trật tự quốc tế hiện hành về phía có lợi cho mình. Khi ấy, các nước lớn và các láng giềng của tân cường quốc cần có cách ứng xử khéo léo để tránh xảy ra xung đột quân sự. Hai cuộc Thế chiến đã qua là minh chứng không ai quên được.

Từ ngày trở thành siêu cường, nước Mỹ nhạy cảm hơn hết với bất kỳ cường quốc nào mới xuất hiện và luôn tìm cách “cân bằng” quyền lực của tân cường quốc đó. Sách “Giấc mơ Trung Quốc” của Lưu Minh Phúc cho biết: ngay từ năm 1942, Mỹ đã chủ trương cân bằng [kiềm chế] quyền lực của Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo, dù Tưởng thân Mỹ. Continue reading “Trung Quốc có đáng sợ không?”

Chính quyền Biden cần làm gì để đáp lại chiến lược BRI của Trung Quốc?

Nguồn: Jim Webb, “An American Belt and Road Initiative?”, WSJ,  17/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tổng thống Biden tuần trước đã thông báo thành lập một nhóm công tác thuộc Lầu Năm Góc nhằm xem xét lại chính sách quân sự đối với Trung Quốc, tuyên bố rằng Mỹ sẽ “đối mặt với thách thức Trung Quốc” và “giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trong tương lai.” Nếu xét thành phần của nhóm, rõ ràng nhóm sẽ tìm cách chuyển chính sách của Hoa Kỳ theo hướng chú trọng hơn vào các giải pháp ngoại giao. Nhưng khi xác định chiến lược quốc gia tương lai của Mỹ, chính quyền mới nên tiến thêm một bước nữa.

Chiến lược dài hạn của Trung Quốc vượt ra ngoài các vấn đề về chính sách thương mại, cạnh tranh nước lớn, phổ biến vũ khí hạt nhân và mở rộng quân sự. Điều quan trọng nhất trong cuộc tranh luận mở là việc Trung Quốc theo đuổi các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ ở các nước đang phát triển, nơi họ tìm cách củng cố các mối quan hệ lâu dài. Các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao này là sự mở rộng quyền lực — trong đó sự can dự của quân đội và an ninh Trung Quốc được biện minh là nhằm bảo vệ lợi ích của nước này. Continue reading “Chính quyền Biden cần làm gì để đáp lại chiến lược BRI của Trung Quốc?”

Tại sao đồng đô la Mỹ giảm giá giữa đại dịch?

Nguồn: Why has the dollar weakened during the pandemic?”, The Economist, 04/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Kể  từ khi lên đỉnh cao nhất vào tháng 3 năm 2020, đồng đô la Mỹ đã mất hơn một phần mười giá trị so với đồng euro, cũng như giảm giá so với các đồng tiền nổi bật khác (như đồng yên Nhật và bảng Anh). Điều gì giải thích cho sự sụt giảm này trong khi các tài sản khác của Mỹ, đặc biệt là cổ phiếu, đã hoạt động rất tốt?

Giá trị của đồng đô la được quan tâm bên ngoài Hoa Kỳ vì nó vẫn là đồng tiền thống trị thế giới. Khoảng một nửa hàng hóa xuất khẩu của thế giới được lập hóa đơn bằng đồng đô la Mỹ mặc dù Mỹ chỉ chiếm một phần mười thương mại quốc tế. Các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ hơn 60% dự trữ ngoại hối của họ bằng đô la Mỹ. Quan trọng hơn, khoảng một nửa số khoản vay ngân hàng xuyên biên giới và một phần tương tự trái phiếu quốc tế được định danh bằng đồng đô la. Continue reading “Tại sao đồng đô la Mỹ giảm giá giữa đại dịch?”

Nhận thức mới về chủ nghĩa tư bản của Marx và Engels thời kỳ cuối đời

Tác giả: Dương Kim Hải (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong nửa sau của thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản thế giới mà đại diện là Anh và Mỹ đã có một loạt biến đổi mới. Không những các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, tức cách mạng động lực máy hơi nước, được áp dụng phổ biến ở các nước này, mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 mới xuất hiện, tức cách mạng động lực máy điện, cũng lan ra nhiều nước phương Tây. Khắp nơi nhà máy công xưởng mọc lên như nấm, đường sắt đan xen như mạng lưới, xe lửa và tàu biển chạy như mắc cửi trên đất liền và trên đại dương, đèn điện xuất hiện và nhanh chóng được áp dụng, đêm đêm nơi nơi sáng rực. Đúng như Engels nói, đó là thời đại phát triển nhanh chóng của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Continue reading “Nhận thức mới về chủ nghĩa tư bản của Marx và Engels thời kỳ cuối đời”

Không dễ hóa giải sự thống trị của Trung Quốc ở Campuchia?

Nguồn: Heimkhemra Suy, “No simple solution to China’s dominance in Cambodia”, East Asia Forum, 26/12/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Quan hệ Campuchia – Trung Quốc bắt nguồn từ thế kỷ 13 khi một sứ giả Trung Quốc đến thăm Angkor Wat, nhưng chỉ trong thập niên qua mối quan hệ này mới được củng cố một cách mạnh mẽ. Cuộc “hôn nhân vị lợi” này giữa Trung Quốc và Campuchia mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho Campuchia.

Campuchia đã thu hút 3,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2019, trong đó 43% đến từ Trung Quốc. Năm đó, thương mại song phương giữa hai nước đạt 9 tỷ USD. Trung Quốc đã tài trợ cho khoảng 70% các dự án xây đường và cầu rất cần thiết đối với Campuchia – và tới năm 2017, Campuchia đã nhận 4,2 tỷ đô la Mỹ từ các khoản viện trợ và cho vay của Trung Quốc. Trung Quốc cũng hứa sẽ cung cấp viện trợ 4 tỷ RMB (588 triệu USD) cho Campuchia trong giai đoạn 2019–2021. Continue reading “Không dễ hóa giải sự thống trị của Trung Quốc ở Campuchia?”

Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU

Nguồn: Robert Shrimsley, “The Brexit deal is just the end of the beginning”, Financial Times, 24/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Cuối cùng Anh và EU cũng đạt được một thỏa thuận thương mại – và trước hạn chót cả một tuần. Chỉ sau khi văn bản thỏa thuận được công bố chúng ta mới có thể hiểu đầy đủ về việc bên nào đã đưa ra nhượng bộ và trên những vấn đề gì. Nhưng sau bốn năm rưỡi hỗn loạn, căng thẳng và thường đi kèm những rối loạn chính trị đáng xấu hổ, Vương quốc Anh cuối cùng đã có một hình dung ổn định về việc Brexit sẽ trông như thế nào.

Thực tế là việc đạt được thỏa thuận là một tin tốt. Hậu quả của việc không đạt được thoả thuận sẽ là tồi tệ cho cả hai bên, nhưng còn tồi tệ hơn đối với Anh. Continue reading “Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU”

Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) là một mỏ neo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2013. Sáng kiến này ​​thúc đẩy kết nối giữa các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng cácmạng lưới đường bộ, cầu, đường sắt, hải cảng, sân bay, năng lượng, đường ống và các dạng cơ sở hạ tầng khác, trong đó Trung Quốc được hình dung là trung tâm. Mặc dù BRI ​​chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất nhưng nó cũng được thiết kế như một phương tiện để tăng cường kết nối về mặt chính sách, thương mại, tài chính và giao lưu nhân dân. Đến năm 2019, hơn 60 quốc gia đã tham gia BRI, và Trung Quốc được cho là đã đầu tư khoảng 127,7 tỷ đô la Mỹ vào các dự án khác nhau, biến BRI thành kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử. Continue reading “Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong”

Trung Quốc và tham vọng thống trị thị trường tài chính toàn cầu

Nguồn: Henry M. Paulson Jr., “China Wants to Be the World’s Banker”, WSJ, 9/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ có nguy cơ đánh mất vị trí thống lĩnh trong ngành dịch vụ tài chính quốc tế.

Hoa Kỳ hiện vẫn là thế lực thống trị trong ngành dịch vụ tài chính, dẫn đầu gần như tất cả các địa hạt của ngành này, từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư nhân đến lĩnh vực ngân hàng và quản lý tài sản. Quy mô và tính thanh khoản của thị trường vốn Hoa Kỳ là bệ đỡ duy trì vị thế ưu việt của đồng đô-la (USD), cho phép người Mỹ chi trả ít hơn khi mua hàng hóa nước ngoài cũng như tài trợ cho việc chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vị trí thống lĩnh trong ngành tài chính của nước Mỹ đang ngày càng bị thách thức bởi sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài cùng các chính sách thiếu tầm nhìn và phản tác dụng từ trong nước. Duy trì tính ưu việt của Hoa Kỳ trong lĩnh vực tài chính nên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden. Continue reading “Trung Quốc và tham vọng thống trị thị trường tài chính toàn cầu”

Tại sao đừng quá kỳ vọng vào Hiệp định RCEP?

Nguồn: Salvatore Babones, “Cutting Through the Hype on Asia’s New Trade Deal”, Foreign Policy, 02/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

RCEP thực chất là một hiệp định thương mại mang đậm phong cách Trung Quốc: sáo rỗng và kém hiệu quả.

Tháng trước, 15 quốc gia đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại đáng chú ý ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ “tạo ra các cơ hội việc làm mới, nâng cao mức sống, và cải thiện phúc lợi chung cho người dân”. RCEP được khởi xướng bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bên đóng góp 10 nước trong số các quốc gia tham gia hiệp định. Tuy vậy, chỉ hai quốc gia là Trung Quốc và Nhật Bản đã chiếm khoảng 80% trên tổng GDP 25 nghìn tỷ USD của khối. Các nước ASEAN đóng góp 3 nghìn tỷ USD và phần còn lại đến từ Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Continue reading “Tại sao đừng quá kỳ vọng vào Hiệp định RCEP?”

Nhìn lại RCEP: Những ẩn ý với Mỹ và Việt Nam 

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Tám năm qua, RCEP là ván cờ của Trung Quốc để đối trọng lại TPP (Trans-Pacific Partnership, nay là CPTPP – Comprehensive Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) do Mỹ cầm đầu. Việc Donald Trump rời bỏ TPP vào đầu năm 2017 là cơ hội vàng cho Trung Quốc. Mấy tháng qua, Mỹ và thế giới đã bị lôi cuốn vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ quá nhiều nên sao nhãng các vấn đề khác, trong đó có Hiệp định RCEP.

Khi Trump và Biden tranh giành quyết liệt để xác định ai là chủ Nhà Trắng thì đó là thời điểm không thể tốt hơn để Trung Quốc thúc đẩy việc ký kết RCEP tại Hà Nội ngày 15/11. Trong khi Ấn Độ đã rút khỏi đàm phán RCEP năm ngoái vì lý do riêng thì 10 nước ASEAN và 5 đối tác Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, và New Zealand) không thể cưỡng lại RCEP vì tổn thương do đại dịch. Continue reading “Nhìn lại RCEP: Những ẩn ý với Mỹ và Việt Nam “

Vai trò của dầu mỏ qua dòng chảy thời gian

Tác giả: Lê Khánh Công

Cho đến gần giữa thế kỷ 19, mỡ động vật và dầu thực vật là nguồn thắp sáng chủ yếu cho tầng lớp giàu có trong xã hội. Mặc dù nhiều loại dầu đã được phát triển nhưng giá của chúng vẫn rất cao và chất lượng kém. Phần còn lại của thế giới vì thế vẫn chìm trong đêm tối.

Dòng sông dầu ở Pennsylvania (Mỹ) đã giới thiệu một loại nhiên liệu mới làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống con người: dầu hoả. Ngày 27 tháng 8 năm 1859, đại tá Drake đã khoan thấy dầu lần đầu tiên. Từ đây, thành thị và nông thôn nước Mỹ đã không còn phải đi ngủ sớm do thiếu ánh sáng. Dầu hoả trở thành nhiên liệu thắp sáng phổ biến và đưa John Davison Rockefeller Sr. thành người siêu giàu của thế giới. Nhu cầu thắp sáng trong tương lai lúc đó dự kiến sẽ làm nhu cầu dầu hoả tăng mạnh. Continue reading “Vai trò của dầu mỏ qua dòng chảy thời gian”